Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Thực tiễn ký kết hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.93 KB, 105 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập trở thành xu thế cơ bản, kéo theo
đó công việc của người lao động trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc
trước tiên và nhiều nhất vào những quan tâm, học vấn và kỹ năng của họ.
Mọi người đều tự do theo đuổi bất kỳ nghề nghiệp gì mà họ lựa chọn,
nhưng chỉ những người có khả năng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản
của công việc mà họ chọn mới được người sử dụng lao động tuyển chọn.
Trong các thị trường cạnh tranh, các công ty đơn giản là không thể tiếp
tục trả lương cho những người không thể hoặc sẽ không thể làm những
công việc mà họ được thuê để làm. Nhưng cũng với quan điểm tương tự,
những người lao động có đóng góp nhiều cho việc sản xuất hoặc dịch vụ
của một công ty sẽ là những người lao động rất có giá trị và sẽ có rất
nhiều công ty muốn tuyển dụng họ.
Để giữ cho người lao động tiếp tục làm việc cho mình, các công ty
phải dành những mức lương và điều kiện lao động có thể cạnh tranh với
các công ty khác. Sự cạnh tranh giữa những người lao động đi tìm việc
làm tốt và các công ty đi tìm người lao động giỏi là một hoạt động không
ngừng trong hầu hết các thị trường lao động.
Như vậy, có thể thấy lao động đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho hoạt động sống của con người cũng
như sự phát triển xã hội. Vấn đề đặt ra là người lao động sẽ dùng sức lao
động như thế nào để đáp úng nhu cầu của bản thân và xã hội. Điều đó có
nghĩa là người lao độn sẽ tham gia vân hành hoạt động trong nền kinh tế
thông qua việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như người sự
- 1 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng lao động thì cần phải có chế định pháp luật quy định cụ thể quá
trình trao đổi sức lao động giữa người lao động và người sử dụng lao
động, đó chính là hợp đồng kinh tế


Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý để xác lập quan hệ lao động
tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền làm việc, tự do chọn
lựa công việc, nơi làm việc phù hợp với khả năng của bản thân và cũng là
cơ sở để người sử dụng lao động tuyển chọn lao động phù hợp với yêu
cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Để hiểu rõ thêm về chế định hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng
chế định này, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thực tiễn ký kết hợp
đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ”
Tôi hy vọng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Văn Nam, TS
Vũ Trọng Lâm và sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ
phần Bánh kẹo Hải Hà đặc biệt là các cán bộ phòng kinh doanh sẽ giúp
tôi hoàn thành tốt bài viết này
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
I Khái quát chung về hợp đồng lao động
1. Lao động và quan hệ lao động

1.1. Khái niệm lao động và vai trò của lao động
1.1.1 Khái niệm lao động
- 2 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
1.1.2 Vai trò của lao động
Lao đông là quá trình hoạt động tự giác, hợp lí của con người, nhờ
đó con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho chúng thích
ứng để thỏa mãn nhu cầu của mình. LĐ là điều kiện và cơ bản của sự tồn
tại của con người. Nhờ LĐ, con người đã tách khỏi giới động vật, có thể
chế ngự lực lượng tự nhiên và bắt nó phục vụ lợi ích của mình; biết chế
tạo công cụ lao động, có thể phát huy khả năng và kiến thức của mình

ngày càng cao để chế ngự thiên nhiên. Tất cả những điều đó gộp lại đã
quyết định sự phát triển tiến bộ hơn nữa của loài người và của xã hội
1.2. Khái niệm quan hệ lao động
Là quan hệ xã hội hình thành trong quá trình sử dụng sức lao động
giữa một bên là người có sức lao động (người lao động) và một bên (cá
nhân hoặc pháp nhân) là người sử dụng sức lao động đó. Trong QHLĐ,
người lao động phải thực hiện một nội dung hoạt động lao động nào đó,
còn bên sử dụng sức lao động phải trả công, hoặc trả lương và đảm bảo
những điều kiện lao động cần thiết khác cho họ. Hợp đồng lao động là
hình thức pháp lí chủ yếu và phổ biến nhất của các QHLĐ.
2. Hợp đồng lao động
* Điều 26 Bộ Luật Lao Động đã quy định: "hợp đồng lao động là sự
thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm
- 3 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động".
Trong nền kinh tế thị trường, người lao động có quyền sở hữu đối
với sức lao động của mình, có quyền sử dụng sức lao động đó vào bất
cứ việc gì có ích cho xã hội để có thu nhập, có quyền làm việc cho bất
kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ nơi nào mà pháp luật không
cấm.
Với tư cách là người sử dụng lao động, các chủ doanh nghiệp hoặc cá
nhân, tổ chức, cơ quan... có quyền lựa chọn lao động phù hợp với yêu
cầu sản xuất kinh doanh của mình, có quyền tăng, giảm số lao động khi
cần thiết...
Như vậy, hợp đồng lao động là hình thức pháp lý để xác lập quan hệ
lao động tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền làm việc, tự
do chọn lựa công việc, nơi làm việc phù hợp với khả năng của bản thân
và cũng là cơ sở để người sử dụng lao động tuyển chọn lao động phù

hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
* Những trường hợp sau đây không áp dụng hợp đồng lao động :
- Công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp nhà
nước.
- Người được nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, Phó giám đốc,
Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
- 4 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đại biểu Quốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách,
người giữ các chức vụ trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được
Quốc Hội hoặc hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.
- Người thuộc đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, xã viên
hợp tác xã, kể cả các cán bộ chuyên trách công tác Đảng, công tác đoàn
thanh niên.
- Người làm việc trong một số ngành nghề hoặc địa bàn đặc biệt thuộc
Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội vụ do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ hướng dẫn
sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động Thương binh xã hội
* Mẫu hợp đồng lao động
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- 5 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
---oOo---
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chúng tôi một bên là ông, bà:
Chức vụ:
Đại diện cho:
Địa chỉ:
Và một bên là ông, bà:

Sinh ngày: tháng: năm:
Nghề nghiệp:
Thờng trú tại:
Mang CMND hoặc sổ lao động số:
Cấp ngày tháng năm tại
Thỏa thuận ký kết HĐLĐ và cam kết làm đúng những điều khoản sau
đây:
Điều 1: Ông, Bà làm việc theo loại HĐLĐ:
Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
Tại địa điểm
Chức vụ: và công việc phải làm:
Điều 2: Chế độ làm việc:
- Thời giờ làm việc:
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:
- 6 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền lợi Người lao động đợc hởng
nh sau:
1. Nghĩa vụ: Trong công việc chịu sự điều hành trực tiếp của ông, bà:
Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động. Chấp
hành nghiêm túc nội dung quy chế của đơn vị, kỷ luật lao động, an toàn
lao động và các quy định trong thỏa ước lao động tập thể.
2. Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc
- Mức lương chính hoặc tiền công: Hưởng lương theo Bảng lương A.15.
Chế biến lương thực- Thực phẩm, nhóm II; bậc 1/6; Hệ số 1,35
- Hình thức trả lương: Theo lương sản phẩm
- Phụ cấp gồm:

- Đợc trang bị bảo hộ lao động gồm:
- Số ngày nghỉ hàng năm đợc hởng lơng (nghỉ lễ, phép, việc riêng):
- Bảo hiểm xã hội:
- Đợc hởng các phúc lợi:
- 7 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đợc các khoản thởng, nâng lương, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện
nhiệm vụ hợp tác khoa học, công nghệ với các đơn vị ở trong hoặc ngoài
nước:
- Được hưởng các chế độ ngừng việc, bồi thường theo quy định của pháp
luật lao động.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của Người sử dụng lao động:
1. Nghĩa vụ: Thực hiệnn đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết
trong HĐLĐ để Người lao động làm việc đạt hiệu quả. Bảo đảm việc làm
cho Người lao động đã ký. Thanh toán đầy đủ, dứt điểm các chế độ và
quyền lợi của Người lao động đã cam kết trong HĐLD.
2. Quyền hạn: có quyền điều chuyển tạm thời người lao động, tạm
ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ và áp dụng các biện
pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động.
Điều 5: Điều khoản chung:
1. Những thỏa thuận khác:
2. Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày tháng
năm đến ngày tháng năm
Điều 6: Hợp đồng lao động này làm thành hai bản.
- Một bản do Người lao động giữ.
- Một bản do Người sử dụng lao động giữ làm tại
- 8 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Người lao động Người sử dụng lao động
(ký tên) (Ký tên, đóng dấu)

2.1 Đặc trưng của hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động có đối tượng là việc làm
- Hợp đồng lao động được xác lập một cách bình đẳng, song phương, sự
giao kết có tính chất đích danh vì vậy nó có tính ấn định về mặt chủ thể
- Hợp đồng lao đọng phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất dịnh
hay không xác định với những yêu cầu về điều kiện lao động cho việc
thực hiện đó
2.2 Vai trò của hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu làm phát sinh quan hệ
pháp luật lao động trong nền kinh tế thị trường
- Hợp đồng lao động là hình thứ pháp lý đáp ứng nguyên tắc tự do khế
ước của nền kinh tế thị trường trong đó có thị trường sức lao động
- Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết
tranh chấp lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động
- Hợp đồng lao động là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý
2.3 Đối tượng và phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động
Theo quy định của Điều 1 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ và
Hợp đồng lao động và Thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ
- 9 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định 198/CP thì đối tượng, phạm vi áp dụng hợp đồng lao động
được quy định như sau:
Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã (với người laom động không
phải là xã viên), cá nhân và hộ gia đình có thuê lao động;
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
chính trị, xã hội khác có sử dụng lao động không phải là công chức, viên
chức Nhà nước;

- Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân
dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan hạ sĩ quan và chiến sỹ;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công
nghiệp; cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế
đóng tại Việt Nam;
- Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam
sử dụng người lao động nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
nước CHXHCN Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác;
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nghỉ hưu, người giúp
việc gia đình, công chức, viên chức làm những công việc quy chế công
chức không cấm.
Các trường hợp không thuộc phạm vi phải ký kết hợp đồng lao động
gồm:
- Công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà
nước;
- 10 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Người được Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc,
kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước như Tổng giám đốc, phó
tổng giám đốc, Giám đốc, kế toán trưởng của công ty nhà nước, doanh
nghiệp Nhà nước độc lập hoặc doanh nghiệp khác; Giám đốc, Phó giám
đốc, kế toán trưởng các đơn vị thành viên của tổng công ty Nhà nước
theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20.4.1995; người
được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng
trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể quản
lý; Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý
thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách;
người giữ các chức vụ trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được

Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ lực lượng quân đội nhân dân, công an
nhân dân;
- Người làm việc trong một số ngành nghề hoặc ở địa bàn đặc biệt thuộc
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, sau khi thoả thuận với Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội;
- Người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác,
xã viên hợp tác xã, kể cả các cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Công
đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp.
2.4 Phân loại hợp đồng lao động
- 11 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Theo Điều 27 Bộ luật lao động 2003 sửa đổi và bổ sung Bộ luật lao
động năm 1994, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các
loại sau đây:
* Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
* Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng
thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
* Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng.
- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng
lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao
kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai
bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng

chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục
làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- 12 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có
tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời
thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản
hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
II. Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động
1.Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng lao động
1.1Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động
1.1.1Nguyên tắc ký kết HĐLĐ
Hợp đồng lao động được giao kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện,
bình đẳng, không trái với pháp luật và thoả ước lao động tập thể ở những
nơi có ký kết thoả ước lao động tập thể.
- Hợp đồng lao động được giao kết trên cơ sở hai bên phải tự
nguyện, bình đẳng:
Hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên
tham gia quan hệ lao động, do đó việc giao kết Hợp đồng lao
động phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của hai bên. Nghĩa là các
bên tham gia quan hệ lao động có quyền tự do bày tỏ ý chí của
- 13 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mình một cách tự nguyện, không do sự áp đặt của bất kỳ ai.
Quan hệ pháp luật lao động chỉ hình thành và có giá trị nếu
các bên thống nhất ý chí với nhau một cách tự nguyện.
Nếu một bên dùng những thủ đoạn để ép buộc bên kia giao kết
Hợp đồng lao động khi họ không muốn thì hợp đồng lao động
sẽ không có hiệu lực.

- Những thỏa thuận trong Hợp đồng lao động không được trái
với pháp luật và trái với thỏa ước lao động tập thể ở những nơi
có ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Để tránh việc thỏa thuận tùy tiện (nhất là những thỏa thuận
bất
lợi cho người lao động), pháp luật quy định hai bên tự do thỏa
thuận nhưng phải tôn trọng pháp luật. Có nghĩa là sự thỏa
thuận đó không được trái pháp luật.
Ví dụ: Nhà nước đã quy định mức lương tối thiểu/tháng. Vậy
về nguyên tắc hai bên muốn thỏa thuận mức lương thế nào thì
thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu.
Với những nơi đã ký kết thỏa ước lao động tập thể thì về
nguyên tắc khi thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động, các
điều khoản mà hai bên cam kết không được thấp hơn mức quy
định đã được công đoàn cơ sở và giám đốc doanh nghiệp ký kết
- 14 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong thỏa thuận với lao động tập thể.
- Nhà nước khuyến khích hai bên thỏa thuận những vấn đề có
lợi cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Để tạo điều kiện tốt cho người lao động khi tham gia quan hệ
lao động, nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động và
người lao động có những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao
động so với quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ngoài việc thỏa thuận các chế độ cho người lao động
theo các mức đã được vă bản pháp luật quy định, hai bên có
thể thỏa thuận mức cao hơn quy định đó. Hoặc vấn đề: hiếu,
hỷ sinh nhật..., giữ con nhà trẻ cho lao động nữ...
1.1.2 Nguyên tắc thực hiện HĐLĐ
- Thực hiện đầy đủ, đúng các vấn đề đã cam kết trong hợp đồng trên

phương diện bình đẳng. Ngoài ra, mỗi bên của hợp đồng còn phải tạo
điều kiện cho bên kia thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Nếu một
bên không thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trong hợp đồng thì bên
kia có quỳen yêu cầu phải thực hiện hoặc sử dụng các biện pháp mà pháp
luật cho phép, chẳng hạn như đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm những
công việc không được thoả thuânk trong hợp đồng hoặc ép buộc họ làm
việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
- 15 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện,
không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử
dụng lao động.
- Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển
quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh
nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục
thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp
không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao
động theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Chủ thể ký kết hợp đồng lao động
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có
giao kết hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân,
nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả
công lao động.
1.1.4 Hình thức giao kết hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành
hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải
tuân theo các quy định của pháp luật lao động.

- 16 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong những trường sau có thể giao kết HĐLĐ bằng miệng:
- Người lao động làm công việc có tính chất tạm thời có thời hạn dưới ba
tháng;
Tuy nhiên cần phải chú ý, nếu người lao động là vũ nữ, tiếp viên làm
việc ở cơ sở vũ trường, điểm karoke, dịch vụ xoa bóp, khách sạn thì dù là
công việc có tính chất tạm thời, thời hạn dưới ba tháng vẫn phải ký kết
HĐLĐ bằng văn bản.
- Người lao động giúp việc gia đình (trừ người được thuê mướn để trông
coi tài sản).
HĐLĐ miệng được pháp luật thừa nhận khi có các điều kiện sau:
- Đảm bảo nội dung quy định tại Điều 29 Bộ Luật Lao động;
- Áp dụng cho công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng,
là giúp việc gia đình, người lao động không phải là vũ nữ, tiếp viên làm
việc ở các cơ sở vũ trường, điểm karaoke, dịch vụ xoa bóp, khách sạn.
Trong khi giao kết HĐLĐ miệng, nếu cần có người làm chứng thì hai
bên có thể thoả thuận.
1.2. Nội dung hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc
phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm
việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao
động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy
định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao
động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của
- 17 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi,

bổ sung.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, bên nào muốn thay đổi
những nội dung trong hợp đồng, thì phải báo trước cho bên kia. Việc sửa
đổi hợp đồng lao động phải theo đúng những nguyên tắc như khi giao kết
hợp đồng lao động.
Trong trường hợp có thay đổi một trong những nội dung chủ yếu trong
hợp đồng thì người lao động có quyền yêu cầu giao kết hợp đồng lao
động mới
1.3 Phương thức ký kết hợp đồng lao động
Theo điều 30 khoản 1 BLLĐ
- Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với
người sử dụng lao động.
- Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với
người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động; trong
trường hợp này hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người.
- Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với
một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện
đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.
2.Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng lao động
2.1 Thay đổi hợp đồng lao động
- 18 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
HĐLĐ đã ký kết có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào ý chí của người lao
động và người sử dụng lao động. HĐLĐ được giao kết trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng, và do đó, khi cần thiết hai bên có thể thoả thuận để
thay đổi những điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Theo quy định tại
Điều33 Bộ Luật Lao động và Điều 6 Nghị định 198/Cp, nếu hai bên nhất
trí về việc thay đổi có thể tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung HĐLĐ đã
giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới. Nếu một bên có yêu cầu mà bên kia
không chấp thuận thì HĐLĐ đã giao kết được tiếp tục thực hiện hoặc

chấm dứt việc thực hiện theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 BLLĐ.
Cần chú ý là khi một bên có yêu cầu thay đổi nội dung HĐLĐ thì phải
báo trước cho bên kia ít nhất là ba ngày.
Trong khi thực hiện HĐLĐ, người sử dụng lao động có thể chuyển
người lao động sang làm công việc khác trái nghề không được thoả thuận
trong HĐLĐ. Theo quy định tại Điều 34 BLLĐ và Điều 7 Nghị định
198/CP, thì người sử dụng lao động chỉ được phép chuyển người lao
động sang công việc khác khi Doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất; do
khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; do áp dụng biện pháp ngăn ngừa,
khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; do sự cố điện nước hoặc
do nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Việc chuyển người lao động sang làm công việc khác phải bảo những
điều kiện sau đây:
- Việc chuyển chỉ là tạm thời, không được quá 60 ngày trong một năm
(cộng dồn).
- Phải báo cho người lao động biết trước ba ngày và báo rõ thời hạn làm
việc tạm thời.
- Đảm bảo bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ , giới tính của người lao
- 19 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động.
- Phải trả lương cho người lao động theo công việc mới, nếu lương của
công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức
tiền lương cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. tiền lương công việc mới
ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn
mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Cần chú ý là trong trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển
người lao động làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong
một năm thì phải có sự thoả thuận của người lao động, nếu người lao
động không chấp thuận mà phải ngừng việc thì người lao động được

hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 BLLĐ.
2.2 Tạm hoãn hợp đồng lao động
*Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLLĐ và Khoản 1 Điều 8 Nghị
định 198/CP thì HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp
sau:
- Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác
do pháp luật quy định;
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận, bao gồm:
+ Người lao động xin đi học trong nước hoặc ngoài nước;
+ Người lao động xin đi làm việc có thời hạn cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân ở trong nước hoặc ngoài nước;
+ Người lao động được chuyển làm cán bộ chuyên trách trong các Hội
đồng của doanh nghiệp nhà nước;
- 20 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Người lao động xin nghỉ không hưởng lương để giải quyết những
công việc khác của bản thân.
Khi hết thời hạn tạm hoãn đối với các trường hợp nói trên (trừ trường
hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam), HĐLĐ được tiếp tục thực hiện
như sau:
- Người lao động phải có mặt tại nơi làm việc. Nếu quá 7 ngày kể từ ngày
hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ mà người lao động không đến địa điểm làm
việc mà không có lý do chính đáng thì bị sử lý kỷ luật theo quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 85 BLLĐ.
- Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, có
trách nhiệm sắp xếp việc làm cho người lao động. Nếu người lao động
đến đơn vị để làm việc đúng thời hạn quy định mà phải nghỉ chờ việc thì
được hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 BLLĐ.
Đối với người lao động bị tạm giữ, tạm giam, HĐLĐ được tiếp tục

thực hiện như sau:
+ Việc tạm giữ, tạm giam liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động:
- Khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc khi toà án xét xử kết luận là
người lao động bị oan thì người sử dụng lao động phải nhận họ trở lại
làm việc cũ, trả đủ tiền lương và các quyền lợi khác trong thời gian người
lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Nghị định 197/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của BLLĐ về tiền lương.
- Trường hợp đương sự là người phạm pháp nhưng Toà án xét xử cho
miễn tố không bị tù giam hoặc không bị Toà án cấm làm công việc cũ, thì
tuỳ theo tính chất sai phạm, người sử dụng lao động bố trí cho người đó
làm việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới.
- 21 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Việc tạm giữ, tạm giam không liên quan trực tiếp đến qua hệ lao
động thì khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, người sử dụng lao động bố
trí cho người đó làm việc cũ hoặc sắp xếp việc mới.
* Người lao động có quyền tạm hoãn Hợp đồng lao động
- 22 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việc tạm hoãn Hợp đồng lao động nhằm mục đích đảm bảo chỗ làm
việc cho người lao động trong một số trường hợp nhất định.
Điều 35 Bộ Luật Lao Động và Điều 8 Nghị định 198 CP ngày
31/12/1994 quy định người lao động có quyền tạm hoãn Hợp
đồng lao động trong các trường hợp sau:
-Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ
công dân khác do pháp luật quy định (Ví dụ: Đi tham gia lao
động công ích, làm chứng trước tòa...)
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam.
- Các trường hợp do hai bên thỏa thuận gồm:

- Người lao động xin đi học ở nước ngoài hoặc trong nước.
- Người lao động xin đi làm việc cho các tổ chức cơ quan, cá
nhân trong và ngoài nước.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng tiền lương để giải
quyết những công việc khác của bản thân.
2.3 Chấm dứt hợp đồng lao động
2.3.1 Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
- Hết hạn hợp đồng;
- 23 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo
quyết định của Toà án;
- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.
2.3.2 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
* Những trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm
dứt HĐLĐ:
- Những người lao động làm việc theo loại HĐLĐ không xác
định thời hạn có quyền đơn phường chấm dứt HĐLĐ nhưng
phải tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước cho người sử
dụng lao động(tối thiểu là 45 ngày trước khi chấm dứt) để đảm
bảo kế hoạch lao động cho người sử dụng lao động và phải bồi
thường phí học nghề (nếu có) cho người sử dụng lao động.
- Những người lao động làm việc theo loại HĐLĐ xác định thời
lao động từ 1 năm đến 3 năm, hoặc theo mùa, vụ, theo một công
việc nhất định mà thời hạn dưới một năm, có quyền đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều
37 BLLĐ. Đồng thời, người lao động phải tuân thủ thời hạn báo
trước cho người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 37

BLLĐ. Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ được coi là hợp
pháp khi tuân thủ đủ cả hai điều kiện về lý do chấm dứt và thời
gian báo trước cho người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:
- 24 -
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Khi người sử dụng lao động không sắp xếp đúng công việc hay
nơi làm việc hoặc được đảm bảo các điều kiện làm việc đã thoả
thuận trong hợp đồng;
- Khi người sử dụng lao động không trả công đầy đủ và đúng
thời hạn theo hợp đồng;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động như
bị đối sử tàn nhẫn, bị xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự;
trong ba trường hợp nêu trên, người lao động cần phải báo trước
cho người sử dụng lao động ít nhất 3 ngày.
- Khi bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Khi người lao động được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các
cơ quan dân cử hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà
nước.
Trong hai trường hợp này, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động 30
ngày (đối với loại HĐLĐ xác định từ một năm đến ba năm) và ít
nhất là ba ngày (đối với loại hợp đồng theo vụ mùa hoặc theo
công việc dưới một năm).
- Khi người lao động có thai phải nghỉ việc theo yêu
cầucủathầythuốc.Trường hợp này thời hạn báo trước tuỳ theo
thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
2.3.3 Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động
- 25 -

×