Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lý 8 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.91 KB, 34 trang )

Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 1:
VL0801CSB
Một học sinh đang đi xe đạp đến trường. Học sinh đó được coi là chuyển động so với vật mốc
nào sau đây ?
A. Chiếc xe đạp của học sinh đó.
B. Trường học.
C. Cặp sách của học sinh đó.
D. Chiếc mũ đội trên đầu của học sinh đó.
PA: B
Câu 2:
VL0801CSB
Một học sinh ngồi trên xe buýt đang đi đến trường. câu mô tả nào sau đây đúng ?
A. Học sinh đó chuyển động so với người lái xe.
B. Học sinh đó đứng yên so với hàng cây bên đường.
C. Học sinh đó chuyển động so với hành khách ngồi trên xe.
D. Học sinh đó đứng yên so với hành khách ngồi trên xe.
PA: D
Câu 3:
VL0801CSH
Một chiếc ô tô đang đỗ bên đường. Vật mốc nào chứng tỏ hành khách ngồi trên xe đang chuyển
động?
A. Chính chiếc ô tô đó.
B. Cột điện bên đường.
C. Một ô tô khác đang chạy trên đường.
D. Người lái xe.
PA: C
Câu 4:
VL0801CSH
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuyển động và đứng yên ?
A. Khi vị trí của vật A thay đổi ta nói vật A chuyển động.


B. Khi vị trí của vật A thay đổi theo thời gian so với vật B ta nói vật A chuyển động so với
vật B.
C. Khi khoảng cách của vật A thay đổi theo thời gian so với vật B ta nói vật A chuyển động
so với vật B.
D. Khi vị trí của vật A không thay đổi theo thời gian so với vật B ta nói vật A chuyển động
so với vật B.
PA: B
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 5:
VL0801CSH
Một đoàn tầu đang từ từ vào ga, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Người lái tầu chuyển động so với đầu tầu.
B. Người lái tầu đứng yên so với nhà ga.
C. Đoàn tầu chuyển động so với người lái tầu.
D. Đoàn tầu đứng yên so với hành khách ngồi trên tầu.
PA: D
Câu 6:
VL0801CSVD
Một người ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Người đứng yên so với thuyền.
B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.
C. Người chuyển động so với dòng nước.
D. Thuyền đứng yên so với dòng nước.
PA: C
Câu 7:
VL0802CSB
Một học sinh đạp xe đến trường, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Học sinh chuyển động đối với xe đạp và đứng yên đối với hàng cây bên đường.
B. Học sinh đứng yên đối với xe đạp và đứng yên đối với cặp sách trên xe.
C. Học sinh chuyển động đối với các người khác đang đi trên đường và đứng yên đối với xe

đạp.
D. Học sinh đứng yên đối với người đứng chờ xe buýt và chuyển động đối với hàng cây bên
đường.
PA: C
Câu 8:
VL0802CSH
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tính tương đối của chuyển động ?
Chuyển động có tính tương đối vì
A. mọi vật đều chuyển động tương đối so với nhau.
B. mọi vật đều có tính tương đối khi chuyển động hay đứng yên.
C. một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
D. một vật có thể đứng yên mãi mãi mà không chuyển động.
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 9:
VL0802CSH
Một đoàn tầu đang chuyển động trên đường ray, người lái tầu ngồi trong buồng lái, nhân viên
soát vé đang đi lại trên tàu. Hàng cây bên đường đứng yên đối với vật nào sau đây ?
A. Đường ray.
B. Người lái tầu.
C. Nhân viên soát vé trên tầu.
D. Hành khách trên tầu.
PA: A
Câu 10:
VL0802CSVD
Dạng quĩ đạo nào thẳng trong các chuyển động sau đây ?
A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
B. Chuyển động của viên bi đang lăn trên bàn rồi rơi xuống đất.
C. Chuyển động của một chiếc xe đạp đang đi đến trường.
D. Chuyển động của một viên bi được thả rơi xuống đất.

PA: D
Câu 11:
VL0802CSVD
Dạng quĩ đạo nào tròn trong các chuyển động sau đây ?
A. Chuyển động của quả bóng tenít khi hai cầu thủ đang chơi.
B. Chuyển động của một điểm trên cánh quạt trần đang chạy.
C. Chuyển động của đầu van xe đạp khi em đang đi đến trường.
D. Chuyển động của một điểm trên cánh quạt bàn đang chạy tuốc năng.
PA: B
Câu 12:
VL0802CSVD
Dạng quĩ đạo nào cong trong các chuyển động sau đây ?
A. Chuyển động của viên bi trong ống thép thẳng khi đặt nghiêng.
B. Chuyển động của viên đạn đại bác khi ra khỏi nòng súng.
C. Chuyển động của viên đạn đại bác trong nòng súng.
D. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.
PA: B
Câu 13:
VL0803CSB
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là
A. m/s;
B. km/h;
C. kmh;
D. m/s và km/h.
PA: D
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 14:
VL0803CSB
Biết quãng đường một vật đi được là s, thời gian vật đi quãng đường đó là t thì vận tốc của vật
được tính như thế nào ?

A. v = s/t;
B. v = s.t;
C. v = t/s;
D. v = t.s.
PA: A
Câu 15:
VL0803CSB
Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ?
A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường.
B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga.
C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay.
D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội.
PA: D
Câu 16:
VL0803CSH
Nói vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8km/h điều đó cho biết gì ?
A. Người đó đi xe đạp trong một giờ được 10,8km/h.
B. Người đó đi xe đạp một km hết thời gian được 10,8giờ.
C. Người đó đi xe đạp trong một giờ được 10,8km.
D. Người đó đi xe đạp một km được 10,8km/h.
PA: C
Câu 17:
VL0803CSH
Một vật chuyển động trên một quãng đường gồm hai đoạn. Nếu đoạn đường đầu dài s
1
với vận
tốc v
1
trong thời gian t
1

, đoạn đường sau dài s
2
với vận tốc v
2
trong thời gian t
2
, thì vận tốc trung
bình v
tb
của vật trên cả quãng đường được tính như thế nào?
A. v
tb
= (v
1
+ v
2
) : 2;
B. v
tb
= (v
1
+ v
2
) : (t
1
+ t
2
);
C. v
tb

= (s
1
+ s
2
) : (t
1
+ t
2
);
D. v
tb
= (s
1
: t
1
) + (s
2
: t
2
).
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 18:
VL0803CSH
Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động đều ?
A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ còn tốt.
B. Chuyển động của cánh diều trước gió.
C. Chuyển động của đầu cánh quạt đang chạy.
D. Chuyển động của trái đất tự quay quanh mình nó.
PA: B

Câu 19:
VL0803CSVD
Một ôtô đi quãng đường 20km trong thời gian 25 phút. Phát biểu nào về vận tốc ôtô sau đây sai ?
A. Vận tốc của ôtô là 0,8 km/ph.
B. Vận tốc của ôtô là 800 m/ph.
C. Vận tốc của ôtô là 8333 m/h.
D. Vận tốc của ôtô là 48 km/h.
PA: C
Câu 20:
VL0803CSVD
Ba người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường dài 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng
đường dài 7530m hết 0,5 giờ, người thứ ba đi quãng đường dài 12km hết 1 giờ. Thứ tự sắp xếp từ
người đi nhanh nhất đến người đi chậm nhất lần lượt như thế nào ?
A. Người thứ nhất, người thứ hai, người thứ ba.
B. Người thứ nhất, người thứ ba, người thứ hai.
C. Người thứ hai, người thứ nhất, người thứ ba.
D. Người thứ ba, người thứ hai, người thứ nhất.
PA: A
Câu 21:
VL0804CSB
Biết quãng đường một vật đi được là s, thời gian vật đi quãng đường đó là t và vận tốc của vật là
v hệ thức nào sau đây đúng ?
A. s = v / t ;
B. t = v . s ;
C. s = v . t ;
D. t = v / s.
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 22:
VL0804CSB

Biết quãng đường một vật đi được là s, thời gian vật đi quãng đường đó là t và vận tốc của vật là
v hệ thức nào sau đây sai ?
A. t = s : v ;
B. s = v : t ;
C. v = s : t ;
D. s = v . t .
PA: B
Câu 23:
VL0804CSB
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự liên quan giữa vận tốc và quãng đường vật đi được:
A. Nếu vận tốc của vật càng lớn thì quãng đường vật đi được càng dài.
B. Trong cùng một khoảng thời gian nếu vận tốc của vật càng lớn thì quãng đường vật đi
được càng dài.
C. Nếu vận tốc của vật càng lớn thì quãng đường vật đi được càng ngắn.
D. Trong cùng một khoảng thời gian nếu vận tốc của vật càng lớn thì quãng đường vật đi
được càng ngắn.
PA: B
Câu 24:
VL0804CSH
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự liên quan giữa vận tốc và thời gian vật đi:
A. Nếu vật đi càng nhanh thì thời gian vật đi càng ít.
B. Nếu vật đi với vận tốc càng lớn thì thời gian đi càng ít.
C. Trên cùng một quãng đường nếu vật đi với vận tốc càng lớn thì thời gian đi càng ít.
D. Trên cùng một quãng đường nếu vật đi với vận tốc càng lớn thì thời gian đi càng nhiều.
PA: C
Câu 25:
VL0804CSH
Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh với đường bay dài
1400km thì thời gian bay là bao nhiêu ?
A. 1,75 giờ .

B. 1750 ph.
C. 105 ph.
D. 175 ph.
PA: A
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 26:
VL0804CVD
Ba học sinh trong cuộc chạy thi trên cùng một quãng đường có kết quả như sau: An chạy với vận
tốc 6m/s, Bình chạy với vận tốc 6,5m/s, Thắng chạy với vận tốc 5,8m/s. Hãy sắp xếp thứ tự thời
gian chạy lần lượt từ ít nhất đến nhiều nhất.
A. An ; Bình ; Thắng.
B. Thắng ; Bình ; An.
C. Bình ; An ; Thắng.
D. An ; Thắng ; Bình.
PA: C
Câu 27:
VL0804CSVD
Trong cuộc chạy thi trên cùng một quãng đường. Ba học sinh, Cao chạy với vận tốc 6m/s, Việt
chạy với vận t ốc 400m/ph và Hùng chạy với vận tốc 18km/h. Hỏi xếp hạng giải nhất nhì ba lần
lượt là học sinh nào?
A. Cao, Việt, Hùng.
B. Việt, Cao, Hùng.
C. Việt, Hùng, Cao.
D. Hùng, Việt, Cao.
PA: B
Câu 28:
VL0805CSB
Lực là gì ?
A. Lực là vật này đẩy vật kia.
B. Hai vật đẩy nhau gọi là lực.

C. Lực là vật nặng nhẹ khác nhau.
D. Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
PA: D
Câu 29:
VL0805CSB
Thế nào là hai lực cân bằng ?
A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào
một vật.
B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào
một vật.
C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
PA: A
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 30:
VL0805CSB
Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng ?
A. Vật đang đứng yên sẽ không tiếp tục đứng yên.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
C. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh lên.
D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
PA: D
Câu 31:
VL0805CSH
Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ?
A. Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
B. Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
C. Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
D. Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
PA: D

Câu 32:
VL0805CSH
Phát biểu nào sau đây không đúng về lực ?
A. Lực là nguyên nhân của chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật biến dạng.
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật biến dạng hoặc thay đổi vận tốc hoặc cả hai.
PA: A
Câu 33:
VL0805CSH
Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì vật sẽ như thế nào ?
A. Vật sẽ chuyển động nhanh lên.
B. Vật sẽ chuyển động chậm đi.
C. Chuyển động của vật không bị thay đổi.
D. Vật có thể chuyển động nhanh lên cũng có thể chuyển động chậm đi.
PA: D
Câu 34:
VL0805CSVD
Phát biểu nào sau đây sai khi nhận định về lực tác dụng lên vât ?
A. Vật đang đứng yên có thể không chịu tác dụng của lực nào.
B. Vật đang đứng yên có thể chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
C. Vật đang đứng yên có thể lúc đó vật vẫn chịu tác dụng của một lực nhỏ.
D. Vật đang đứng yên có thể không đứng yên nữa nếu lúc đó có hai lực tác dụng vào nó.
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 35:
VL0805CSVD
Một quả dọi được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả dọi có chịu tác dụng của lực nào
không? Tại sao quả dọi đứng yên?
A. Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên.

B. Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên.
C. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên.
D. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực đây là hai lực cân bằng nên quả
dọi đứng yên.
PA: D
Câu 36:
VL0806CSB
Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?
A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.
B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
PA: C
Câu 37:
VL0806CSB
Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị
cường độ của lực theo tỉ xích cho tr ước.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu
thị cường độ của lực.
PA: B
Câu 38:
VL0806CSH
Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trong hình vẽ sau:
A. Lực kéo
Fk
có phương nằm ngang, cường độ
150N.

B. Lực kéo
Fk
có phương thẳng đứng, cường độ 150N.
C. Lực kéo
Fk
có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái cường độ 150N.
D. Lực kéo
Fk
có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải cường độ 150N.
PA: D
50N
Fk
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 39:
VL0806CSH
Hình vẽ nào dưới đây diễn tả vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng ?
A. Hình a);
B. Hình b);
C. Hình c);
D. Hình d).
PA: B
Câu 40:
VL0806CSH
Lực
Fk
kéo một vật có cường độ 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải . Hình nào
sau đây biểu diễn đúng ?
A. Hình a);
B. Hình b);
C. Hình c);

D. Hình d).
PA: D
Câu 41:
VL0806CSCVD
Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng
yên ?
A. Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy.
B. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ.
C. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn.
D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng.
PA: C
a) b) c) d)
Fc
Fk
Fk
P
1F
2F
2F
1F
Fk
1000N
Fk
500N
500N
Fk
400N
Fk
a) b) c) d)
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI

Câu 42:
VL0806CSCVD
Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F
1
và F
2
. Các lực F
1
và F
2
phải có
đặc điểm gì ? Vào thời điểm nào đó lực F
1
mất đi, vật sẽ chuyển động như thế nào ?
A. F
1
và F
2
cùng cường độ, cùng phương. Nếu F
1
mất đi vật vẫn chuyển động thẳng đều.
B. F
1
và F
2
cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều. Nếu F
1
mất đi vật vẫn chuyển động
thẳng đều.
C. F

1
và F
2
cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều. Nếu F
1
mất đi vật thay đổi vận tốc.
D. F
1
và F
2
cùng cường độ, phương trên cùng đường thẳng, ngược chiều. Nếu F
1
mất đi vật
thay đổi vận tốc.
PA: D
Câu 43:
VL0807CSCB
Phát biểu nào sau đây đúng về quán tính ?
A. Ôtô, tàu hoả, xe máy khi bắt đầu chuyển động đều đạt ngay được vận tốc lớn do có quán
tính.
B. Ôtô, tàu hoả, xe máy khi đang chuyển động nếu được phanh gấp sẽ dừng lại ngay do có
quán tính lớn.
C. Ôtô, tàu hoả, xe máy khi đang chuyển động nếu được phanh gấp không thể dừng lại ngay
do có quán tính.
D. Những vật nhẹ như xe đạp, ôtô đồ chơi khi bắt đầu chuyển động đều đạt được ngay vận
tốc lớn do không có quán tính.
PA: C
Câu 44:
VL0807CSCB
Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao?

A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh.
B. Do mọi vật đều có quán tính.
C. Do có lực khác cản lại.
D. Do giác quan của mọi người bị sai lầm.
PA: B
Câu 45:
VL0807CSH
Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng ?
A. Vật đang đứng yên lại chuyển động.
B. Vật đang chuyển động lại chuyển động nhanh lên.
C. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, vật đang chuyển đ ộng sẽ chuyển động mãi.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, vật đang chuyển đ ộng sẽ chuyển động thẳng đều
mãi.
PA: D
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 46:
VL0807CSH
Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị dính chặt vào ghế. Tại sao?
A. Do ôtô đột ngột tăng vận tốc.
B. Do ôtô đột ngột giảm vận tốc.
C. Do ôtô đột ngột rẽ phải.
D. Do ôtô đột ngột rẽ trái.
PA: A
Câu 47:
VL0807CSVD
Trên một đoạn đường ray thẳng một đoàn tầu đang chuyển động thẳng đều. Đầu tầu vẫn phải tác
dụng một lực kéo, đáng lẽ đoàn tầu phải chuyển động nhanh lên mới phải. Lời giải thích nào sau
đây đúng ?
A. Do đầu tầu tác dụng một lực vừa đủ để đoàn tầu chuyển động thẳng đều ?
B. Do một nguyên nhân nào đó mà không phải tại lực tác dụng.

C. Do lực kéo của đầu tầu cân bằng với lực cản nên tầu chuyển động theo quán tính.
D. Do lực kéo của đầu tầu được thêm lực cản vừa đủ để đoàn tầu chuyển động đều.
PA: C
Câu 48:
VL0807CSVD
Tại sao khi ngồi trên một ôtô đang chuyển động, nếu xe phanh gấp, ngưòi có thể lao ra phía trước
nếu không thắt giây an toàn ?
A. Do chân người đạp vào sàn xe làm cho người lao ra phía trước.
B. Do nửa người phía trên nặng hơn nửa người phía dưới làm cho người lao ra phía trước.
C. Do phần trên cơ thể người vẫn chuyển động theo quán tính còn chân và phần dưới cơ thể
bị giữ lại cùng sàn xe và ghế.
D. Do phần trên cơ thể nhẹ hơn phần d ưới nên bị trượt đi.
PA: C
Câu 49:
VL0808CSB
Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào là lực ma sát ?
A. Lực đẩy ra của lò xo khi nó bị nén lại.
B. Lực giữ của mặt đất làm cho khối gỗ không bị trượi khi bị đẩy đi.
C. Lực giữ của sợi dây treo tác dụng làm cho quả dọi không rơi xuống đất.
D. Lực giữ của mặt bàn làm cho quyển sách không rơi xuống đất.
PA: B
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 50:
VL0808CSB
Lực ma sát xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Quả bóng đang lăn trên cỏ.
B. Quả bóng bị xẹp hơi dần.
C. Quả bóng cũ bị phai màu.
D. Quả bóng nằm trong rổ.
PA: A

Câu 51:
VL0808CSB
Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt.
A. Bánh xe đạp bị phanh dừng lại.
B. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại.
C. bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi.
D. Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.
PA: A
Câu 52:
VL0808CSH
Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ?
A. Lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn.
D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
PA: B
Câu 53:
VL0808CSH
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có lợi ?
A. Lực ma sát giữa các viên bi với thành trong của ổ bi.
B. Lực ma sát làm mòn đế giày dép.
C. Lực ma sát khi bánh xe lăn trên mặt đường.
D. Lực ma sát giữa mặt đường và đế giày khi ta đi lại.
PA: D
Câu 54:
VL0808CSVD
Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ?
A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
C. Tra dầu mỡ bôi trơn.

D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
PA: D
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 55:
VL0808CSVD
Để kéo được cả đoàn tầu, ng ười ta phải chế tạo đầu tầu nặng hơn mỗi toa tầu nhiều. Tại sao phải
làm như thế ?
A. Để tăng ma sát giữa các bánh xe đầu tầu với đường ray.
B. Để giảm ma sát giữa các bánh xe đầu tầu với đường ray.
C. Để tăng áp suất của đầu tầu lên đường ray.
D. Để giảm áp lực của đầu tầu lên đường ray.
PA: A
Câu 56:
VL0809CSB
Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ?
A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
PA: C
Câu 57:
VL0809CSB
Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ?
A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo.
B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó.
C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường.
D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt.
PA: C
Câu 58:
VL0809CSH

Muốn tăng áp lực của một chồng sách lên mặt bàn nằm ngang ta có thể chọn cách nào sau đây ?
A. Đặt thêm một vật nặng lên chồng sách.
B. Lấy bớt sách của chồng sách đi.
C. Đặt thêm chồng sách bên cạnh chồng sách cũ.
D. Kê nghiêng mặt bàn đi.
PA: A
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 59:
VL0809CSH
Một thùng đựng nước đặt trên mặt sàn nằm ngang, có thể giảm áp lực của thùng xuống mặt sàn
bằng cách nào trong các cách sau ?
A. Đổ thêm nước vào thùng.
B. Đặt thêm một chồng gạch lên nắp thùng.
C. Kê thùng đè lên ba viên gạch.
D. Múc bớt nước ra khỏi thùng.
PA: D
Câu 60:
VL0809CSH
Một người đứng trên mặt đất muốn tăng áp lực lên mặt đất. Người đó có thể chọn cách nào trong
các cách sau ?
A. Co một chân lên.
B. Ngồi xổm xuống.
C. Hít thật nhiều khí vào phổi.
D. Bê thêm một vật nặng.
PAD
Câu 61:
VL0809CSVD
Một chiếc tủ được đặt trên sàn nhà và kê sát tường. Phát biểu nào sau đây đúng về áp lực của tủ.
A. Áp lực của tủ ép lên t ường bằng trọng lượng của tủ.
B. Áp lực của tủ ép lên sàn nhà bằng 0 N.

C. Áp lực của tủ ép lên sàn nhà nhỏ hơn trọng lượng của tủ.
D. Áp lực của tủ ép lên tường bằng 0 N.
PA: D
Câu 62:
VL0810CSB
Nếu gọi F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S thì áp suất p tác dụng lên diện tích bị
ép được tính bằng công thức nào ?
A. p = F . S
B. p = S / F
C. p = F / S
D. p = F + S
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 63:
VL0810CSB
Đơn vị đo áp suất là gì ?
A. Niutơn (N).
B. Niutơn mét (Nm).
C. Niutơn trên mét (N/m).
D. Niutơn trên mét vuông (N/m
2
).
PA: D
Câu 64:
VL0810CSB
Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ?
A. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
B. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
C. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn.
D. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn.

PA: A
Câu 65:
VL0810CSH
Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B. Tăng diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
PA: D
Câu 66:
VL0810CSH
Một chiếc xe tăng đi dễ dàng trên nền đất mềm, nhưng một chiếc ôtô du lịch nhỏ lại có thể bị sa
lầy trên chính đoạn đường đó ?
A. Vì xe tăng chạy bằng bánh xích nên lướt nhanh qua chỗ đất mềm, khiến đất không kịp
lún.
B. Vì xe ôtô chạy bằng bánh lốp ma sát ít thường trơn hay bị trượt nên dễ xa lầy.
C. Vì xe tăng chạy bằng bánh xích ghồ ghề bám chắc vào đất, bánh xe không bị trượt trên
đất.
D. Vì áp xuất của xe tăng lên mặt đường nhỏ hơn nhiều áp suất của ôtô du lịch lên mặt
đường đó.
PA: D
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 68:
VL0810CSVD
Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m
2
lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai
bàn chân với mặt đất là 0,03 m
2
thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ?

A. 540N.
B. 54kg.
C. 600N.
D. 60kg.
PA: B
Câu 69:
VL0811CSB
Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất,
việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ?
A. Vót nhọn đầu cọc.
B. Tăng lực đóng búa.
C. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.
D. Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.
PA: C
Câu 70:
VL0811CSH
Khi tác dụng một áp lực và gây ra áp suất trên mặt vật rắn, áp suát đó được vật rắn truyền đi theo
hướng nào ?
A. Theo hướng vuông góc với hướng của áp lực.
B. Theo hướng xiên góc với hướng của áp lực.
C. Theo mọi hướng trong vật rắn.
D. Theo một hướng của áp lực tác dụng.
PA: D
Câu 71:
VL0811CSH
Một học sinh có khối lượng 36kg đứng thẳng trên hai bàn chân có tổng diện tích khoảng 1,8dm
2

thì áp suất của học sinh đó tác dụng lên mặt sàn là bao nhiêu ?
A. 200N/m

2
.
B. 20000 N/m
2
.
C. 20N/m
2
.
D. 648 N/m
2
.
PA: B
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 72:
VL0811CSVD
Một xe tải khối lượng 8 tấn có 6 bánh xe, diện tích tiếp xúc mỗi bánh xe với mặt đường là
7,5cm
2
. Áp suất của xe lên mặt đường nằm ngang khi xe đứng yên là bao nhiêu ?
A. 1 777 777,8 N/m
2
.
B. 17 777 777,8 N/m
2
.
C. 17 777,8 N/m
2
.
D. 106 666 666,7 N/m
2

.
PA: A
Câu 73:
VL0811CSVD
Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m
2
.
Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất.
A. 36N/m
2
.
B. 36 000N/m
2
.
C. 360 000N/m
2
.
D. 18 000N/m
2
.
PA: C
Câu 74:
VL0812CSB
Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
PA: C
Câu 75:

VL0812CSB
Viết hệ thức liên hệ giữa áp suất p trong chất lỏng, trọng lượng riêng chất lỏng d và độ sâu so với
mặt thoáng h ?
A. p = d / h
B. p = h / d
C. p = d . h
D. d = p . h
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 76:
VL0812CSB
Phát biểu nào sau đây đúng về độ lớn của áp suất chất lỏng ?
A. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất.
B. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng.
C. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa.
D. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng và độ sâu từ mặt
thoáng đến điểm tính áp suất.
PA: D
Câu 77:
VL0812CSH
Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên tại mọi điểm
trong nó.
B. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới tại mọi điểm
trong nó.
C. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương ngang lên mọi vật trong nó và thành bình.
D. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên cả đáy bình, thành bình và mọi vật trong nó.
PA: D
Câu 78:
VL0812CSH

Một chiếc tầu ngầm đang di chuyển dưới mặt biển. Áp kế trên tầu chỉ áp suất nước tác dụng vào
vỏ tầu giảm dần cho biết tầu đang di chuyển thế nào ?
A. Tầu đang lặn xuống.
B. Tầu đang nổi lên.
C. Tầu đang đi ngang.
D. Tầu đang vòng lại.
PA: B
Câu 79:
VL0812CSVH
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ?
A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng , các mặt thoáng của chất lỏng ở các
nhánh đều ở cùng một độ cao.
B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng
ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh
đều bằng nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các
nhánh đều ở cùng một độ cao.
PA: B
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 80:
VL0812CSVD
Một thùng cao 0,8m chứa đầy nước. Tính áp suất tại một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng
lượng riêng của nước là 10 000N/m
3
.
A. 8 000 N/m
2
.
B. 6 000 N/m

2
.
C. 2 000 N/m
2
.
D. 1 000 N/m
2
.
PA: B
Câu 81:
VL0812CSVD
Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm
nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất.
B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.
C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.
D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất.
PA: C
Câu 82:
VL0813CSB
Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất khí ?
A. Mọi vật trên trái đất không phải chịu một áp suất nào của chất khí.
B. Chúng ta sống thoải mái trên mặt đất vì không phải chịu một áp suất nào như ngâm mình
trong nước.
C. Mọi vật trên trái đất phải chịu tác dụng của áp suất khí quyển còn trái đất không phải chịu
áp suất này.
D. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
PA: D
I
H

K
R
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 83:
VL0813CSB
Áp suất khí quyển tại một nơi trên trái đất được xác định bằng cách nào trong các cách sau ?
A. Tính trực tiếp bằng cách nhân trọng lượng riêng chất khí với chiều cao cột không khí tại
đó theo công thức p = d . h.
B. Đổ thuỷ ngân v ào ống thuỷ tinh tới một độ cao nào đó rồi tính áp suất cột thuỷ ngân.
C. Tính áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xen-li.
D. Tính áp suất của cột nước trong ống Tô-ri-xen-li.
PA: C
Câu 84:
VL0813CSH
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển ?
A. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước.
B. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng.
C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng.
D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng.
PA: B
Câu 85:
VL0813CSH
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển ?
A. Lốp xe đạp được bơm căng phơi ngoài nắng có thể bị nổ.
B. Hút nước từ cốc vào một xy lanh.
C. Bơm hơi vào lốp xe cho lốp xe căng phồng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay cho quả bóng căng phồng.
PA: B
Câu 86:
VL0813CSH

Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có ý nghĩa thế nào ?
A. Áp suất khí quyển bằng 76cm thuỷ ngân.
B. Áp suất khí quyển bằng áp suất cột thuỷ ngân cao 76cmHg.
C. Áp suất khí quyển bằng áp suất cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xen-li cao 76cm.
D. Áp suất khí quyển bằng áp suất cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xen-li cao 76cmHg.
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 87:
VL0813CSVD
Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ ?
A. Để nước nóng bay hơi bớt cho đỡ nóng.
B. Để trang trí cho đẹp.
C. Để dễ đổ nước ra chén do lợi dụng áp suất khí quyển.
D. Để cho đúng mốt.
PA: C
Câu 88:
VL0813CSVD
Tại sao để lấy sữa đặc trong hộp sữa ông thọ ra cốc, người ta phải đục hai lỗ trên mặt hộp sữa nếu
không muốn mở toang cả nắp hộp ?
A. Vì sữa đặc khó chảy khi đổ.
B. Lợi dụng áp suất khí quyển để sữa dễ chảy ra khi đổ.
C. Để dễ quan sát được lượng sữa còn lại trong hộp.
D. Để không khí lọt vào nhiều sẽ tăng trọng lượng, sữa dễ chảy ra.
PA: B
Câu 89:
VL0814CSB
A. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy theo phương ngang.
B. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy thẳng đứng hướng từ
dưới l ên.
C. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực thẳng đứng hướng từ trên

xuống.
D. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy xiên hướng từ dưới
lên.
PA: B
Câu 90:
VL0814CSB
Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A. Trọng lượng riêng và thể tích của v ật.
B. Trọng lượng và thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng.
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng.
D. Thể tích của vật và thể tích chất lỏng trong bình chứa.
PA: C
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 91:
VL0814CSH
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng tác dụng và một vật nhúng trong nó là F
A
= d.V.
Hãy nêu ý nghĩa của các ký hiệu ?
A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.
B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật.
C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của chất lỏng trong bình chứa.
PA: C
Câu 92:
VL0814CSH
Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn.
B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ.
C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước.

D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu.
PA: D
Câu 93:
VL0814CSH
Ba quả cầu bằng nhôm được nhúng trong
nước ở ba vị trí khác nhau (hình vẽ). Hỏi lực
đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào lớn
nhất?
A. Quả cầu 3 vì nó to nhất.
B. Quả cầu 1 vì nó ở sâu nhất.
C. Quả cầu 2 vì nó gần mặt nước nhất.
D. Bằng nhau vì cả ba quả cầu cùng bằng nhôm và cùng nhúng trong nước.
PA: A
1
2
3
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 94:
VL0814CSVD
Một miếng sắt thể tích 0,002m
3
, được nhúng trong bình chứa 0,005m
3
nước.
Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt biết trọng lượng riêng của sắt và nước lần lượt là
7 800N/m
3
và 10 000N/m
3
.

A. 20N.
B. 156N.
C. 390N.
D. 50N.
PA: A
Câu 95:
VL0814CSVD
Ba vật bằng sắt, nhôm, sỏi, hình dạng khác nhau nhưng khối lượng bằng nhau. Khi nhúng vào
trong nước lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật nào lớn nhất? Vào vật nào nhỏ nhất ?Hãy sắp xếp
từ lớn đến nhỏ. Biết trọng lượng riêng của sắt, nhôm, sỏi lần lượt là 78 000 N/m
3
; 27 000 N/m
3
;
25 000 N/m
3
.
A. Sắt, nhôm, sỏi.
B. Sỏi, nhôm, sắt.
C. Nhôm, sỏi, sắt.
D. Nhôm, sắt, sỏi.
PA: B
Câu 96:
VL0815CSB
Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật
và lực đẩy Ác-si-mét F
A
. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Vật sẽ nổi lên khi F
A

= P.
B. Vật sẽ nổi lên khi F
A
> P.
C. Vật sẽ nổi lên khi F
A
< P.
D. Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực.
PA: B
Câu 97:
VL0815CSB
Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì kết kuận nào sau đây đúng ?
A. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.
B. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng phần vật chìm trong chất lỏng.
D. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật.
PA: A
Bùi Hữu Gia_VL8TNKQ_HKI
Câu 98:
VL0815CSH
Khi vật đang nổi trên mặt chất lỏng, nếu dùng tay ấn cho vật ngập hẳn vào trong chất lỏng đó thì
có hiện tượng gì? Vì sao?
A. Vật sẽ chìm xuống đáy vì lúc đó trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét.
B. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng vì lúc đó trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-si-mét.
C. Vật sẽ nổi lên vì lúc đó trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét do thể tích chiếm
chỗ trong chất lỏng tăng.
D. Vật sẽ chìm xuống do bị ngấm chất lỏng.
PA: C
Câu 99:
VL0815CSH

Một miếng gỗ có thể nổi được trên mặt nước và trên mặt dầu. Hỏi trong chất lỏng nào vật ngập
sâu hơn? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m
3
và 8 000 N/m
3
.
A. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của
nước.
B. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của dầu.
C. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của
dầu.
D. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
PA: D
Câu 100:
VL0815CSVD
Một vật bằng gỗ nổi trên mặt nước, phần chìm trong nước khoảng 2dm
3
. Hỏi thể tích miếng gỗ là
bao nhiêu biết trọng lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 10 000 N/m
3
và 8 000 N/m
3
.
A. 2 dm
3
.
B. 2,5 dm
3
.
C. 1,6 dm

3
.
D. 4 dm
3
.
PA: B

×