Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi
Môn Ngữ Văn lớp 9
Thời gian: 150 phút
Câu 1. (1điểm).
Gii thớch ngha ca t chõn tri trong cỏc cõu sau:
a. C non xanh tn chõn tri
Cnh lờ trng im mt vi bụng hoa.
b. t nc ta ang bc vo mt vn hi mi nh hng ụng. Nhng
chõn tri kin thc mi ó m ra trc mt th h tr chỳng ta.
Cõu 2. (2,5 im)
on kt thỳc bi th "nh trng"cú cõu : Trng c trũn vnh vnh
a/ Hóy chộp tip cỏc cõu cũn li hon chnh on th.
b/ Hỡnh nh vng trng trong bi th cú ý ngha nh th no ?
c/ Mi tỏc phm vn hc l mt thụng ip ca ngi ngh s gi ti bn
c. Suy ngh ca em v bc thụng ip m Nguyn Duy mun gi n bn
c qua bi "nh trng"?
Câu 3: (1,5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
- Miệng cời buốt giá.
(Chính Hữu)
- Nhìn nhau mặt lấm cời ha ha.
(Phạm Tiến Duật)
Cõu 4: (5 im)
Về truyện ngắn "Làng" của kim Lân có ý kiến cho rằng:
"Truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến của con ngời thời kì
kháng chiến: tình cảm quê hơng đất nớc. Đây là một tình cảm mang tính
cộng đồng. Nhng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm tâm lí
chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con ngời trở thành một
nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Vì thế, nó là tình cảm chung mà lại
mang rõ màu sắc riêng, cá nhân, in rõ cá tính của nhân vật".
Em hãy làm rõ ý kiến trên.
Biểu điểm chấm Văn 9 - Thời gian 150 phút
Câu 1: 1điểm
a.Từ “chân trời” trong câu thơ “Cỏ non xanh tận chân trời”, nghĩa là:
Đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp liền với
mặt đất hay mặt biển.
b.Từ “chân trời” trong câu văn “Những chân trời kiến thức mới đã mở ra
trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.” Có nghĩa là: giới hạn cao xa của nhận thức,
phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động trí tuệ, học tập.
Câu 2: 2,5 điểm
a/ Chép hoàn chỉnh khổ thơ (0,5 đ)
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
b/ Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng
trưng: (1 đ)
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn
suốt thời tuổi thơ, rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ
đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể
phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà
thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng
thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt.
c/Điều nhà thơ muốn "gửi" đến: (1 đ)
+ Nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian
lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu
+ Nhắc nhở thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thuỷ chung với
thiên nhiên và quá khứ.
+ Trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống….
Câu 3 : 1,5 điểm
Về kĩ năng: Cần viết thành một bài văn ngắn, trình bày cảm nhận về nét
chung và riêng ở hai câu thơ.
Về nội dung: Cảm nhận được điểm chung:
Cùng miêu tả nụ cười của người chiến sĩ
- Đều biểu hiện niểm lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm => Nét đẹp
phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến.
Cảm nhận nét riêng:
- Trong câu thơ của Chính Hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm
nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm
không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó.
- Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười
sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ
trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn.
- Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình
ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ
giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Câu 4: (5 đ)
- Kiểu bài: Nghị luận
- Nội dung: Cần làm rõ:
+Tình yêu quê hương đất nước trong truyện ngắn Làng là tình cảm có tính
chất cộng đồng. Có nghĩa là đây là nét tình cảm chung của bất cứ người dân
Việt Nam trong kháng chiến.
- Điều đó được thể hiện qua một số nhân vật trong truyện như: người đàn bà
tản cư, người chủ nhà, đứa con út của ông Hai.
+Nhân vật ông Hai vừa thể hiện được tình cảm chung vừa thể hiện được nét
riêng, nét cá tính.
- Ông Hai có nét chung đó là tình yêu làng, yêu nước: tự hào về làng, ko
muốn rời xa làng, đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng theo giặc, sung sướng
vui mừng khi tin đó được cải chính…
- Ông Hai có nét riêng: từ việc kể chuyện về làng, cách khoe làng, lời ăn,
tiếng nói… chỉ của riêng ông, ko lẫn với bất cứ người nào.
+ Khái quát, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
*Tùy theo mức độ bài viết gv cho điểm phù hợp.