Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Quản lý hành chính nhà nước: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở XÃ ĐIỆN DƯƠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.94 KB, 33 trang )

Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
LỜI MỞ ĐẦU
0O0
Nông nghiệp, Nông thôn có vị trí , vai trò rất quan trọng trong tiến trình
phát triển của lịch sử xã hội . Đó là khu vực sản xuất vật chất chủ yếu đảm
bảo nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội loài người, là thị trường rộng lớn,
đảm bảo môi trường sinh thái cho nhân loại.
Ở Việt Nam từ sau đổi mới đã có những biến đổi đáng mừng. Trong sự
biến đổi đó, thành tựu về phát triển Nông nghiệp, Nông thôn đặc biệt là sản
xuất lương thực, được xem là khâu đột phá quan trọng. Từ chỗ thiếu ăn,
chúng ta đã có lương thực xuất khẩu và đã trở thành một trong những nước
xuât khẩu lương thực lớn trên thế giới. Phải khẳng định đó là một thành tựu
nổi bật. Thế nhưng đủ ăn rồi mà nông dân Nông thôn vẫn còn nghèo và hộ
dân có mức sống dưới trung bình chiếm 40%. Đi liền với tình trạng nghèo nàn
mà thị trường Nông thôn kém phát triển, các hoạt động ở khu vực Nông thôn
vẫn còn kém sôi động, hiệu quả kinh tế của kinh tế Nông thôn vẫn còn thấp,
nguồn tài nguyên và nhân lực vẫn còn tiếp tục bị lãng phí. Nguyên nhân đó
chủ yếu là do cơ cấu kinh tế nông thôn chậm biến đổi, trong Nông nghiệp còn
mang nặng tính độc canh và thuần nông chưa phát triển mạnh theo hướng
sản xuất hàng hoá gắn với phát triển Nông thôn.
Từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà Nước ta đã có những nghị quyết và các
chủ trương, biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp, nông thôn nói riêng theo tinh thần nghị Quyết hội nghị Ban
chấp hành Trung ương lần thứ 5 ( Khoá VII). Tư tưởng cốt lõi của nghị quyết
là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp , Nông thôn nước ta từ thuần
nông sang một nền kinh tế đa dạng phong phú theo hướng tăng dần tỷ trọng
Nông nghiệp và Dịch vụ , khai thác và sử dụng hợp lý nhất mọi nguồn lực của
đất nước.
Quán triệt tinh thần Nghị Quyết Trung ương V, tất cả các ngành , các
cấp, các địa phương đã triển khai chỉ đạo quá trình chuyển dịch này. Chính vì
xu hướng đó, việc xác định những cơ sở khoa học để quá trình chỉ đạo và thực


hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng của Đảng là một
vấn đề đang được đặt ra cấp thiết. Đặc biệt trong điều kiện Đảng và Nhà Nước
ta đang chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội Chủ nghĩa trong đó việc phát huy vai trò động lực của nền kinh tế thị
trường trong quá trình quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà Nước có ý nghĩa quan
trong.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 1
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Với những kinh nghiệm còn rất khiêm tốn trong việc điều hành nền
kinh tế theo mô hình mới, chúng ta cũng khó tránh khỏi những vướng mắc
trong chỉ đạo và thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ
cấu kinh Nông thôn nói riêng.
Việc đề ra những định hướng đúng một mặt thúc đẩy nhanh chóng quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn nước ta, tạo điều
kiện tốt cho việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong
nền kinh tế quốc dân nói chung và trong Nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Mặt khác , trên cơ sở những vấn đề lý luận có căn cứ khoa học để chỉ đạo và
thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp,
nông thôn ở xã Điện Dương, theo hướng sản xuất hàng hoá ở trình độ cao
hơn, tạo ra những điều kiện, tiền đề huy động, khai thác và sử dụng các
nguồn lực trong nông thôn một cách hiệu quả nhất, đảm bảo sự tăng trưởng,
phát triển ổn định và bền vững cho kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế
xã nói chung.
Dựa trên cơ sở lý luận và kiến thức được thầy giáo trường chính trị
Tỉnh Quảng Nam hướng dẫn học tập, nhất là thầy giáo Hoàng Hối, đồng thời
kết hợp qua tìm hiểu và qua thực tiễn cuộc sống. Do vậy, bản thân chọn viết đề
tài: "MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở XÃ ĐIỆN
DƯƠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" làm đề tài tốt nghiệp cuối khoá
lớp Bồi dưỡng Quản lý Nhà nước- Chương trình Chuyên viên năm 2008.

Bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương.
Chương I: Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp và sự cần thiết phải chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá.
Chương II: Thực trạng sản xuất Nông nghiệp và cơ cấu kinh tế Nông
nghiệp ở xã Điện Dương.
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và những biện pháp để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn của Xã Điện Dương theo hướng
Công nghiệp hoá , Hiện đại hoá.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 2
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
PHẦN: I
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
I/ MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP
1/ Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là nền tảng cốt lõi của cơ cấu xã hội, liên quan đến chế độ
xã hội . Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội Các Mác nhấn mạnh:"
Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá
trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất" (Các Mác góp
phần phê phán kinh tế chính trị học- NXB sự thật Hà Nội 1964, trang 7).
Quá trình sản xuất xã hội bao gồm toàn bộ những quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất cũng có
nghĩa là cơ cấu kinh tế thể hiện những quan hệ về quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ kinh tế đó không phải chỉ là những quan
hệ riêng lẻ từng bộ phận kinh tế, mà phải là những quan hệ tổng thể của các bộ
phận cấu thành nền kinh tế, bao gồm các yếu tố kinh tế mà trước hết là các yếu tố
của quá trình tái sản xuất, bao gồm cả 4 khâu: sản xuất- phân phối- lưu thông-
tiêu dùng, các yếu tố của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ tác động của quan

hệ sản xuất gắn liền với điều kiện không gian và thời gian nhất định. Những quan
hệ cơ cấu trong kinh tế chính là quan hệ nói lên trình độ phát triển của phân công
lao động xã hội của sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá sự trao đổi lao động cho
nhau dưới hình thức này hay hình thức khác cơ cấu kinh tế càng phức tạp, phát
triển cả chiều rộng và chiều sâu càng nói lên trình độ phát triển của phân công lao
động xã hội . Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng ở trong điều kiện không gian và thời
gian nhất định, trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thích hợp với điều kiện
mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương. Do đó, việc duy trì quá lâu hoặc thay đổi
cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng
và phát triển kinh tế, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nào, nhanh
hay chậm không phải do ý muốn chủ quan, mà phải dựa vào mục tiêu đạt hiệu
quả kinh tế xã hội như thế nào.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm về cơ cấu kinh tế như sau: Cơ cấu kinh tế là
tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng, tương đối ổn định của các
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 3
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
bộ phận kinh tế trong điều kiện thời gian và không gian nhất định, nhằm đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Cơ cấu kinh tế thuộc phạm trù khách quan. Các Mác nói: "Trong sự phân
công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một sự tất yếu không sao tránh khỏi , một
sự tất yếu thầm kín yên lặng" (Các Mác, Tư bản- quyển I, tập 2 NXB Sự Thật
1962- trang 65). Cũng có nghĩa là không thể áp đặt một cách chủ quan một cơ
cấu kinh tế nào, do đó không thể nóng vội hoặc kìm hãm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo ý muốn chủ quan không phù hợp với yêu cầu và khả năng khách quan của
tình hình tự nhiên, Kinh tế- Xã hội. Phải bảo đảm mối quan hệ cân đối và đồng
bộ giữa các bộ phận kinh tế nằm trong một tổng thể bao gồm hệ thống lớn, hệ
thống vừa, hệ thống nhỏ gắn bó với nhau chặt chẽ. Việc xây dựng co cấu kinh tế
vùng nông thôn phải gắn với các vùng kinh tế khác, cũng như giữa các ngành
kinh tế phải có sự gắn bó với nhau trong một cơ cấu kinh tế thống nhất.
Cơ cấu kinh tế phải có sự biến đổi, điều chỉnh và chuyển dịch cho thích

hợp với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội và tiến bộ khoa học công
nghệ để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển kinh tế. Mặt khác, cơ cấu kinh tế
tương đối ổn định, đảm bảo sự phù hợp với quá trình hình thành và phát triển của
nó một cách khách quan. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi không dựa vào một cơ sở
khoa học sẽ tạo nên tình hình không ổn định trong sản xuất, trong trang bị cơ sở
vật chất, kỹ thuật, gây lên nhiều lãng phí, tổn thất.
Một cơ cấu kinh tế phù hợp càng tạo điều kiện mở rộng quá trình sản xuất,
phân công và hợp tác lao động giữa các ngành, các vùng, các đơn vị kinh tế trong
nước và trên phạm vi quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mang tính tự túc, tự cấp, tự sản,
tự tiêu là một cơ cấu kinh tế lạc hậu, kìm hãm đi ngược lại quá trình sản xuất,
phân công hợp tác lao động và tất nhiên sẽ kém hiệu quả không phù hợp với nền
kinh tế thị trường.
Cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều bộ phận kinh tế, bộ phận chủ yếu (có thể gọi
là bộ phận kinh tế then chốt, mũi nhọn). Quyết định chiều hướng , quy mô và
nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nhưng nó cũng đòi hỏi sự ưu tiên về sự đầu tư
vốn, Khoa học và Công nghệ, các chính sách. Sự tồn tại của bộ phận kinh tế then
chốt, mũi nhọn là xuất phát từ nguyên tắc lợi thế so sánh của bộ phận kinh tế đó
so với bộ phận kinh tế khác trong điều kiện vốn đầu tư, cơ sở vật chất và kỹ
thuật, đất đai có hạng. Việc phân bổ vốn đầu tư dàn trải cho các bộ phận kinh tế
sẽ không mang lại hiệu quả. Ngược lại, tập trung quá mức vốn đầu tư cho một bộ
phận kinh tế gây nên tình trạng mất cân đối của cơ cấu kinh tế. Điều đó đòi hỏi
trong đầu tư vốn cần tính đến tính cân đối giữa các ngành, các bộ phận kinh tế để
phân bổ vốn hợp lý, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 4
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
2/ Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp , Nông thôn:
Kinh tế Nông thôn là một trong hai bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế quốc
dân. Kinh tế nông thôn được phân biệt với kinh tế thành thị không đơn thuần ở
tính đặc trưng ngành mà là đặc trưng lãnh thổ. Sự phận biệt đó gắn liền với điều

kiện địa lý tự nhiên và sự phân công lao động. Kinh tế nông thôn bao gồm các
hoạt động sản xuất và dịch vụ được thực hiện trên địa bàn nông thôn, bất kể đó là
Nông nghiệp hay Phi Nông nghiệp. Tất nhiên ở bất cứ lúc nào, khái niệm kinh tế
Nông thôn trước hết phải bao gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản sau
đó mới đến Công nghiệp- Xây dựng và Dịch vụ. Tuy nhiên cùng với tiến trình
lịch sử và sự phát triển của kinh tế, xu hướng chung của sự vận động kinh tế nông
thôn có thay đổi, tỷ trọng ngành Nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng ngành phi
nông nghiệp tăng lên. Sự vận động đó bắt nguồn từ thu nhập và đời sống của bộ
phận dân cư sống ở Nông thôn và đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông thôn.
Ở Việt Nam, Nông thôn là một địa bàn quan trọng, có 80 % dân cư sinh
sống, khoảng gần 70% lao động xã hội làm Nông nghiệp. Khái niệm kinh tế
Nông thôn Việt Nam trước hết chủ yếu là kinh tế Nông nghiệp( theo nghĩa rộng).
Hiện nay, nông nghiệp ở nước ta vẫn là ngành có vị trí quan trọng xét theo góc
độ tạo ra tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân về GDP của Việt Nam. Những
năm gần đây cùng với quá trình Công nghiệp hoá, tỷ trọng ngành Công nghiệp và
Dịch vụ ở nông thôn đã tăng lên, song Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật
chất chủ yếu của nền kinh tế Nông thôn Việt Nam.
Trong cơ cấu kinh tế Nông thôn, Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất.
Cùng với nông nghiệp là các hoạt động sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp. Vì
vậy, khái niệm cơ cấu kinh tế Nông thôn có thể được hiểu: Cơ cấu kinh tế Nông
thôn là một tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ được hình thành trong quá khứ và hiện
tại phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội nhất định.
Xác lập cơ cấu kinh tế Nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ tương
tác giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông thôn dưới sự tác
động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tự nhiên và con người
trong các điều kiện cụ thể về thời gian và không gian. Các mối quan hệ trong cơ
cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội,
của quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá, giữa sản xuất và tiêu dùng của xã
hội nói chung. Cơ cấu kinh tế nông thôn là thước đo trình độ phát triển của nền
kinh tế mỗi nước và chừng mực nhất định còn phản ảnh tính chất văn minh của

xã hội .
Cũng như khái niệm về cơ cấu kinh tế chung, khái niệm cơ cấu kinh tế
nông thôn bao gồm các nội dung: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 5
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
cấu vùng lãnh thổ, các loại cơ cấu này hình thành, phát triển theo hướng tăng các
ngành Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp và Dịch vụ nhằm sử dụng các nguồn
lực tại chỗ, nhất là nguồn lao động theo hướng tăng hiệu quả kinh tế và xã hội,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân Nông thôn. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế Nông thôn là một quá trình vận động của các bộ phận cấu thành tổng
thể cơ cấu kinh tế Nông thôn. Mục tiêu của sự chuyển dịch đó là đảm bảo sự hài
hoà trong tổng thể mà các bộ phận liên kết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát
triển và không ngừng hoàn thiện. Việc chuyển từ cơ cấu kinh tế Nông thôn cũ
sang cơ cấu kinh tế Nông thôn mới nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhân tố chủ
quan và khách quan, trong đó tác động của con người có ý nghĩa quan trọng là
nhân tố quyết định.
Trong điều kiện nông thôn Việt Nam hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nông thôn có mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Đó là chuyển dịch một nền kinh tế Nông
thôn thuần nông sang một nền kinh tế Nông thôn đa dạng, trong đó có Nông
nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự
phát triển đồng bộ của các vùng lãnh thỗ trong nước. Trong Nông nghiệp chuyển
dần lao động từ Nông nghiệp sang sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ Công nghiệp
và Dịch vụ. Hiện nay cơ cấu Nông nghiệp vẫn dừng lại tỷ lệ trồng trọt chiếm
75% chăn nuôi chiếm 25% vì vậy chăn nuôi vẫn còn là ngành phụ.
Cơ cấu kinh tế Nông thôn hình thành, tồn tại , phát triển và chuyển dịch
theo hướng ngày càng có hiệu quả nếu sự điều hành chỉ đạo của Nhà Nước với
các chính sách và giải pháp thích ứng ở tầm vĩ mô. Các bộ phận trong cơ cấu
kinh tế Nông thôn quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại lẫn nhau thúc
đẩy nhau cùng phát triển.
3/ Vai trò của Nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta:

3.1/ Nông nghiệp là ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu cho đời sống con
người (lương thực, thực phẩm ) là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành Công
nghiệp chế biến, cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, Nông nghiệp là ngành
xuất hiện đầu tiên và cũng là ngành cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho cuộc
sống con người, trước hết là lương thực, thực phẩm, mà như Mác nói: “Con
người trước hết phải có ăn, sau đó mới nói đến chuyện học hành và làm chính trị”
và cho đến nay chưa có một ngành sản xuất nào mà có thể thay thế được ngành
nông nghiệp để cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm
cho con người. Chính giải quyết được cái ăn sẽ làm cho xã hội ổn định, có điều
kiện để phát triển kinh tế xã hội và tham gia các hoạt động chính trị. Chính vì
vậy, mà trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ tổ quốc,
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 6
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Đảng ta đã có những Chủ trương, Nghị quyết về phát triển Nông nghiệp, coi
Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa Nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN.
Ngoài ra, Nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho Công
nghiệp chế biến, cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu có thể nói nhiều sản phẩm của
Nông nghiệp sản xuất ra là nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú cho ngành
Công nghiệp chế biến, như thuốc lá, mía đường, dầu thực phẩm, đồ uống, hoa
quả đóng hộp Nguồn nguyên liệu này không chỉ nuôi sống ngành Công nghiệp
chế biến, mà còn phát triển chính bản thân ngành Nông nghiệp.
3.2/ Nước ta đi lên CNXH từ một nước Nông nghiệp lạc hậu, nên Nông
nghiệp có vai trò quan trọng cho việc tích luỹ ban đầu của nền kinh tế, tạo tiền đề
cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh phát triển Nông nghiệp là vấn đề có tính chiến lược trong đường
lối phát triển nền kinh tế nước ta. Bởi lẽ, trước mắt cũng như lâu dài Nông nghiệp
và Nông thôn nước ta là thị trường lớn của đất nước, nơi có trên 80% dân cư sinh
sống, nơi tập trung nhiều nguồn lực, nhất là đất đai và lao động. Do đó, trong thời
kỳ đầu xây dựng CNXH không thể không quan tâm đến phát triển Nông nghiệp

nhằm một mặt giải quyết nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đảm bảo lương thực,
thực phẩm cho xã hội để ổn định cuộc sống, mặt khác với những sản phẩm do
ngành Nông nghiệp sản xuất ra, thông qua con đường xuất khẩu, tạo nguồn ngoại
tệ ban đầu để sản xuất máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho chính
bản thân ngành Nông nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân. Đây là bước đi phù
hợp với điều kiện nước ta để có tích luỹ ban đầu, tạo tiền đề cho CNH, HĐH đất
nước, quá độ đi lên CNXH không qua con đường phát triển Tư Bản Chủ Nghĩa.
3.3/ Nông nghiệp là ngành thu hút đại bộ phận lao động ở Nông thôn, tạo
công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, ổn
định xã hội , góp phần phân công lại lao động xã hội và lao động ở nông thôn nói
riêng.
Thực tiễn ở nước ta đã chứng minh, Nông nghiệp là ngành thu hút đại bộ
phận lao động ở nông thôn (trên 60%). Lực lượng lao động này chủ yếu là lao
động phổ thông, chưa được đào tạo nghề nhưng có sức khoẻ, cần cù lao động
Nên có vai trò quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp. Vì vậy, phát triển Nông
nghiệp, Nông thôn theo hướng CNH- HĐH sẽ là điều kiện và cơ hội để giải quyết
công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, nhằm giảm bớt áp lực người lao
động từ Nông thôn tập trung về đô thị để tìm việc làm, vừa gây khó khăn cho
công tác quản lý xã hội, vừa ảnh hưởng đến tình hình An ninh trật tự ở đô thị,
nhất là các đô thị lớn, cho nên phải quan tâm đến việc phát triển ngành nghề ở
nông thôn để tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp với phương châm
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 7
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
"ly nông bất ly hương". Một khi giải quyết tốt về vấn đề lao động ở nông thôn thì
sẽ hạn chế được tình hình dư thừa lao động, người nông dân có thu nhập, ổn định
cuộc sống, gắn bó với quê hương ruộng đồng ngành nghề, góp phần xây dựng
nông thôn mới văn minh, hiện đại.
4/ Những quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình chuyển biến phức tạp từ thấp

đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, trong đó bao gồm nhiều bước đi, biện
pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa
phương. Vì vậy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện
đại hoá cần phải quán triệt các quan điểm của Đảng sau đây:
Thứ nhất: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và
xây dựng một nền kinh tế mở theo hướng XHCN
Chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là một bước chuyển
cực kỳ quan trọng phù hợp quy luật phát triển của nền kinh tế. Quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là nhằm phá vỡ mô hình kinh tế cũ, kinh tế tự cung tự cấp,
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng XHCN.
Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, phát triển vững chắc với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục tiêu thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực
kinh tế phát triển đạt hiệu quả cao, gắn sản xuất với tiêu dùng, sản xuất với thị
trường tạo sự liên kết chặt chẽ, pháy triển xã hội đi đối với quá trình xây dựng
nông thôn mới. như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là để tạo điều kiện khai thác,
sử dụng các nguồn tài nguyên trong Nông nghiệp, nông thôn một cách có hiệu
quả, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phải đảm bảo việc lựa chọn và phát
triển quy mô sản xuất hợp lý, khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy
sự phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng mà còn phải phát huy được sức mạnh tổng
hợp của các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý phải làm sao tạo khả năng
phát triển thuận lợi cho cả tổng thể và từng bộ phận trong tổng thể. Một cơ cấu
kinh tế hợp lý phải thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, hài hoà giữa các ngành các
vùng, giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 8
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá

Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với điều kiện Kinh tế-
Xã hội của đất nước và quan hệ hợp tác quốc tế đa phương hoá, đa dạng hoá .
Phải căn cứ vào các nguồn lực như tài nguyên, nguồn lao động, vốn khoa
học công nghệ trên cơ sở đó mà hoạch định chiến lược quá trình phát triển kinh
tế cũng như việc hợp tác, liên kết, liên doanh, tranh thủ nguồn đầu tư của nước
ngoài và tiếp thu được quy trình khoa học, công nghệ tiên tiến. Trong phát triển
kinh tế, cần kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt, cũng như lâu dài việc khai
thác sử dụng các nguồn lực, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cần
phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ năm: chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo triển khai thành công
quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.
Sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội là một quá trình xây dựng quan hệ
sản xuất XHCN, xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa Xã hội, xây dựng nền
văn hoá mới và con người mới . Công nghiệp hoá chính là quá trình xây dựng cơ
sở vật chất của CNXH, tạo điều kiện từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới
tương ứng với trình độ đạt được của cơ sở vật chất ấy. Đối với Nông nghiệp và
Nông thôn, vấn đề cốt lõi là phải đẩy mạnh phát triển Nông nghiệp toàn diện,
trong đó chú trọng đến sự phát triển của ngành Nông nghiệp cung cấp nguyên
liệu cho Nông nghiệp chế biến, hạn chế nhập khẩu những nguyên liệu, vật tư mà
trong nước có điều kiện và khả năng sản xuất, đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế
trên cơ sở đảm bảo hoà bình, ổn định và theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
5/ Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Nông
thôn theo hướng CNH,HĐH:
Kinh tế Nông thôn nước ta trước mắt cũng như lâu dài vẫn giữ vị trí hết
sức quan trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải biến đổi cơ cấu kinh tế Nông
nghiệp- Nông thôn, tạo ra hiệu quả cao nhất, thoả mãn được những đòi hỏi ngày
càng tăng của nền kinh tế quốc dân. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông
nghiệp Nông thôn là một việc làm cần thiết để tạo ra bước phát triển, làm cho bộ
mặt Nông thôn ngày càng văn minh và tiến bộ. Sự cần thiết đó xuất phát từ
những vấn đề chủ yếu sau đây:

1.5/ Đảm bảo cho Nông nghiệp phát triển toàn diện, vững chắc, trước
hết là đảm bảo an ninh lương thực:
Ngày nay cùng với sự phát triển xã hội các hoạt động kinh tế trong nông
thôn ngày càng đa dạng và phức tạp, các quan hệ kinh tế chứa đựng trong đó
ngày càng phong phú. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông thôn là nhằm phát triển
kinh tế một cách toàn diện dựa trên cơ sở khai thác nguồn lực sẵn có trong Nông
thôn, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 9
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Đối với nước ta nông thôn là địa bàn kinh tế rộng lớn, cực kỳ quan trọng
trong quá trình phát triển, Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn nhằm mục
đích phát triển Nông thôn toàn diện chỉ có thể thực hiện được thông qua việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sớm chuyển kinh tế nông thôn từ cơ cấu
kinh tế Thuần nông - Công nghiệp- Dịch vụ hợp lý để khai thác tốt các điều kiện
tự nhiên Kinh tế- Xã hội ngay tại khu vực Nông thôn. Mặt khác, bản thân ngành
Nông nghiệp cũng phải chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, con vật
nuôi có hiệu quả kinh tế, phù hợp với lợi thế của từng địa phương trong nền kinh
tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
2.5/ Sử dụng có hiệu quả lao động, đất đai, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật trong sản xuất kinh doanh:
Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông thôn còn bắt nguồn từ
thực trạng cơ cấu kinh tế Nông thôn nước ta còn lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp,
nhưng còn rất nhiều tiềm năng. Ngay trong cơ cấu sản xuất Nông nghiệp thì
ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi chưa bao giờ vượt quá 25%.
Trong ngành trồng trọt thì cây lương thực còn chiếm tỷ trọng lớn cả về lao động
và đất đai với điều kiện cụ thể của một nước có nguồn lao động dồi dào, nhân
dân có đức tính cần cù, thông minh và sáng tạo, điều kiện tự nhiên đa dạng phong
phú, nhưng tất cả những tiềm năng đó vẫn chưa được khai thác một cách triệt để
đầy đủ và hợp lý. bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp- Nông thôn,
trước hết phải phá thế độc canh của nền kinh tế sản xuất nhỏ mang nặng tính

truyền thống chủ yếu còn tự cấp, tự túc. Phải trên cơ sở các điều kiện về tiềm
năng sẵn có mà hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm biến Nông thôn thuần
nông thành Nông thôn mới, văn minh và hiện đại, có cơ cấu Nông- Công nghiệp-
Dịch vụ với tỷ suất hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, nhằm biến
nước ta thành một nước có nền kinh tế phát triển.
3.5/ Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, có giá trị cao về
kinh tế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước:
Ở nước ta, nền kinh tế thị trường đang được thiết lập phát huy tác dụng tất
yếu chi phối đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông thôn. Theo đó, mọi
khu vực sản xuất mọi thành phần kinh tế khi tiến hành sản xuất đều phải được
giải quyết 3 vấn đề lớn: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Để giải đáp 3 vấn đề này, đòi hỏi người sản xuất phải theo sát và nắm bắt được.
Khi tất cả các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuất như đất
đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản
lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hoá.
Cơ cấu kinh tế nông thôn, trong cơ chế thị trường cũng phải tuân thủ và bảo đảm
các mối quan hệ đó. Trong nền kinh tế thị trường với quy luật vận động của nó,
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 10
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
giá cả sẽ điều tiết hành vi của người sản xuất, tạo ra một thiết chế làm nảy sinh
những mối quan hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế. Các cơ quan hoạch định
chính sách phải có những giải pháp điều chỉnh, thông qua hệ thống chính sách
kinh tế vĩ mô để định hướng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhất.
4.5/ Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh trên cơ sở áp dụng
rộng rãi các tiến bộ Khoa học Công nghệ vào sản xuất, nhất là Công nghệ
Sinh học.
Trên cơ sở xác định đặc điểm địa lý, đất đai thổ nhưỡng của từng vùng,
từng địa phương, nghiên cứu các loại cây con phù hợp để hình thành các vùng
sản xuất tập trung, chuyên canh. Việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học-
công nghệ vào sản xuất nhất là công nghệ sinh học một cách thuận lợi và đạt kết

quả chỉ khi làm tốt việc hình thành hoàn chỉnh các vùng sản xuất tập trung
chuyên canh.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là quá trình hình thành và phát
triển các vùng chuyên canh sử dụng có hiệu quả điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của từng vùng từng địa phương nhằm khai thác tốt các tiềm năng, tạo ra nhiều
sản phẩm hàng hoá, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Việc hình thành
và phát triển các vùng chuyên canh cũng là điều kiện để thực hiện quá trình
CNH, HĐH Nông nghiệp, Nông thôn, tạo môi trường để thu hút đầu tư, mở rộng
sản xuất, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất,
nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động trong nông
nghiệp.
6/ Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn ở
nước ta:
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn là tổng thể các bộ phận hợp thành
trong lĩnh vực Nông nghiệp, Nông thôn, bao gồm Nông- Lâm- Ngư, trồng trọt,
chăn nuôi, sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, hoạt động dịch vụ ở
nông thôn với vị trí tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương
tác giữa các bộ phận ấy. Trong quá trình phát triển kinh tế Nông nghiệp Nông
thôn.
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Nông thôn cần thực
hiện những nội dung chính sau:
Thứ nhất: Phát triển toàn diện Nông, Lâm, Ngư nghiệp, hình thành các
vùng tập trung chuyên canh có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm
hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảm đảm an toàn về lương thực
cho xã hội đáp ứng được yêu cầu của Công nghiệp chế biến và của thị trường
trong và ngoài nước.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 11
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Thứ hai: Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hóa sinh học hoá
trong sản xuất Nông nghiệp và Nông thôn.

Thứ ba: Phát triển mạnh mẽ ngành Công nghiệp và Dịch vụ nông thôn gắn
với nguồn nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, ưu tiên phát triển Công nghiệp chế biến
Nông , Lâm, Thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm.
Thứ tư: Đẩy nhanh sự đổi mới Công nghệ đào tạo áp dụng công nghệ
thích hợp, có hiệu quả, giải quyết được nhiều việc làm. Từng bước giải quyết tốt
vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
Thứ năm: Phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành
nghề mới bao gồm cả Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
Thứ sáu: Xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế- Xã hội từng bước xây dựng
nông thôn mới, văn minh và hiện đại. Phát triển Nông nghiệp phải đồng thời xây
dựng Nông thôn mới.
PHẦN II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU KNH TẾ
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐIỆN DƯƠNG
TRONG THỜI GIAN QUA
I/ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐIỆN DƯƠNG
1. Điều kiện tự nhiên:
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn Điện Dương đóng vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế địa phương. Với 95% dân số hoạt động lĩnh vực, Nông- Lâm-
Ngư nghiệp, vừa tạo ra các nguồn giá trị Kinh tế- Xã hội giải quyết được lao
động tại địa phương, tạo cho nông dân có tích luỹ, có đầu tư. Nông nghiệp Điện
Dương luôn luôn gắn bó với người nông dân và góp phần giải quyết các mối
quan hệ xã hội, đồng thời gắn liền giá trị đạo đức tình làng nghĩa xóm, giá trị văn
hoá tinh thần.
Để đáp ứng theo tình hình phát triển của xã hội trong thời kỳ đổi mới nhằm
nâng cao đời sống, để bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển tạo ra bức tranh
chung triển vọng cùng cả nước, trên cơ sở cùng giải quyết các vấn đề xã hội
khác. Đồng thời phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, tăng cường làm tốt các
mối quan hệ xã hội trong cộng đồng dân cư, đảm bảo An ninh trật tự, An toàn xã
hội, để cùng tiến bộ và phát triển .

Do vậy, Đảng bộ xã Điện Dương quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới dưới
sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, động viên mọi
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 12
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
tầng lớp trong xã hội với tinh thần tự lập tự cường và những truyền thống tốt đẹp,
những kinh nghiệm quý báo của địa phương phát huy nội lực của mình để thúc
đẩy sản xuất. Khai thác mọi tiềm năng nguồn lực của địa phương phát triển thật
tốt nguồn nhân lực sẳn có tạo cho các thành phần kinh tế trong lĩnh vực Nông-
Lâm- Ngư- Thương mại- Dịch vụ- Du lịch phát triển, củng cố và chú ý mối quan
hệ sản xuất XHCN, tiếp nhận xây dựng củng cố và nâng cấp các cơ sở hạ tầng đã
có, tạo ra động lực phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, giải quyết vấn
đề của xã hội để tạo ra đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện hơn. Trong đó,
đặc biệt quan tâm chăm lo các đối tượng chính sách xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã
hội xây dựng tổ chức cơ sở Đảng “Trong sạch vững mạnh”.
2/ Vị trí địa lý và những thành tựu Nông nghiệp Nông thôn của xã
Điện Dương trong những năm qua.
• Tình hình cơ bản và đặc điểm:
Điện Dương là một xã ven biển nằm phía đông huyện Điện Bàn cách
huyện luỵ 10 km về hướng tây, chiều dài bờ biển 07km.
* Vị trí địa lý: Phía Đông giáp: Biển đông.
Phía Tây giáp: xã Điện Nam Đông, Điện nam Trung
Phía Nam giáp: Đô thị cổ Hội An
Phía Bắc giáp: Điện Ngọc
Dân số 13.375 người
Với 2.283 hộ
Diện tích đất tự nhiên 1.563 ha
Diện tích đất nông nghiệp 463 ha
Diện đất xây dựng 143 ha
Diện tích đất lâm nghiệp 296 ha
Diện tích đất khác 664 ha

Giao thông với Tỉnh lộ 607B ngang xã và đường du
lịch ven biển chiều dài tổng giao thông xã có 100 km .
* Văn hoá – xã hội: Toàn xã có: 1230 liệt sĩ
158 bà Mẹ VNAH
330 Thương binh
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 13
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
* Diện tích gieo trồng có: 804 ha
Cây lương thực có 604 ha
Cây công nghiệp có 120ha
Cây thực phẩm có 80ha
Diện tích rừng (đất) có 360 ha
Diện tích rừng tập trung 55 ha
Diện tích nuôi trồng có 10 ha
* Ngư nghiệp:
Tàu gỗ có 06 chiếc
Thuyền nan 15 CV có 55 chiếc
Thuyền con 12 CV có 25 chiếc
Thuyền máy 20CV có 170 chiếc
Thúng bơi + Thúng máy có 113 chiếc
Điện mành có 71 dàn
* Cơ sở phúc lợi:
Đài truyền thanh xã công suất 600 KVA.
Bưu điện xã 01
Trạm Y tế tầng hoá 01
Trường mẫu giáo xây dựng trường chuẩn có 10 lớp
02 trường tiểu học tầng hoá trường chuẩn Quốc gia có 57 lớp.
01 trường THCS tầng hoá chuẩn Quốc gia có 26 lớp
Tổng học sinh ra lớp 2946 em
Giáo viên 106

Điện cao thế 14 km
Điện hạ thế 30 km
* Cơ sở Dịch vụ:
Tổng giá trị dịch vụ cố định 800 triệu
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 14
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
* Nhận xét một số điều kiện tự nhiên.
Xã Điện Dương có vị trí địa lý gần thềm lục địa, nơi đây có bốn mùa rõ
rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11: lượng mưa trung bình 1000-> 1200mm,
nhiệt độ từ 18-> 20
0
C; Mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 7 nhiệt độ trung bình 32->
34
0
C. Do vị trí gần Biển nên vào mùa Hè thời tiết mát mẽ, mùa Đông chịu sự ảnh
hưởng trực tiếp của mưa bão. Điều kiện tự nhiên đất đai là một vùng đất cát 80%
địa hình dốc về phía cửa Biển và bị chia cắt bởi cấu tạo tự nhiên nên có nhiều
cầu cống. Do đồi cát, nên giao thông nông thôn đi lại khó khăn.
Hằng năm, do vị trí gần cửa biển nên thường dễ bị nhiễm mặn gặp lúc
triều cường. Vì vậy, đất đai dễ thay đổi thành phần nông hóa thổ nhưỡng dinh
dưỡng hữu ích cây trồng thường bị rửa trôi.
Thực tại như vậy, trong những năm qua Đảng bộ xã Điện Dương trên cơ
sở cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Điện Dương đã tìm ra
những bước đi phát triển. Tìm những lợi thế để tạo đà khai thác tìm năng và phát
huy sức sản xuất của toàn dân.
Với cố gắng tích cực đó, Điện Dương đã đạt được một số chỉ tiêu:
Các chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2005
Sản lượng lương thực (tấn) 1639,7 1650 1743 1850 1902 1978
Lương thực bình quân người
(kg)

Năng xuất lúa (tạ/ha) 32 32,5 34 36 37 40
Giá trị SXCN–TTCN (tỉ đồng) 1 2 3 4 5 7
Đàn gia súc (con) 4200 4700 520
0
6000 6300 7200
Đầu tư XDCB (triệu) 240 340 620 1515 1734 6782
Xoá đói giảm nghèo (hộ) 30 129 259 371 390 485
Giá trị sản xuất (triệu) 150 2000 270
0
6500 7600 9860
Hộ dùng điện (hộ) 530 900 150 2000 2100 2250
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 15
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
0
Trồng rừng (ha) 45 45 55 75 85 93
Phát triển giao thông (km) 02 08 15 20 37
Qua các năm triển khai thực hiện đường lối của Đảng, Nghị quyết
06/NQ-TW của bộ chính trị, bộ mặt Nông thôn trên địa bàn xã có nhiều chuyển
biến, các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu của năm sau đều tăng so với năm trước, tốc độ
tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra, đảm bảo được
an toàn lương thực, sản xuất hàng hoá bước đầu đã hình thành, sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản tăng nhanh, các loại cây nguyên liệu được tổ chức sản xuất gắn
với Công nghiệp chế biến, việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ Khoa học kỹ
thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ
có tiến bộ. Kết cấu hạ tầng và đời sống văn hoá ở nông thôn được quan tâm đầu
tư và đem lại những thay đổi đáng kể.
3/ Những hạn chế:
Bên cạnh những thành tích đạt được trong quá trình triển khai thực hiện
các chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế Nông nghiệp- Nông
thôn còn một số tồn tại:

Nền Nông nghiệp và Ngư nghiệp của xã chưa thoát khỏi tình trạng sản
xuất nhỏ, còn mang tính thuần nông, cơ cấu lao động nông thôn chủ yếu là sản
xuất Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng
thấp.
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp- Nông thôn chuyển dịch chậm, trình độ sản
xuất- kinh doanh của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế, tính chất tự cấp, tự túc
còn phổ biến, mức độ sử dụng cơ giới hoá trong sản xuất còn thấp, các hoạt động
dịch vụ phục vụ Nông nghiệp chưa đáp ứng, giá cả nông sản thiếu ổn định.
Khâu triển khai ra diện rộng các mô hình kinh tế bị ách tắc, chậm chạp.
Các tiềm năng thế mạnh của các ngành nghề trong Nông thôn, nhất là các làng
nghề chưa được khai thác có hiệu quả, vẫn còn lúng túng trong triển khai các dự
án.
Thế mạnh về du lịch và hoạt động bãi tắm khai thác chưa được tốt, chưa
đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, các tác dụng kích cầu, thúc đẩy sản xuất
phát triển còn hạn chế.
Cơ chế tổ chức, điều hành sản xuất đối với mô hình HTX sau khi chuyển
đổi chưa rõ.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 16
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Việc quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo
hướng sản xuất hàng hoá còn thiếu đồng bộ và chưa được nhận ra diện rộng.
Các chủ trương, chính sách khuyến khích nông dân đầu tư vào sản xuất
chưa được phổ biến sâu rộng đến tận người dân.
Hệ thống tổ chức, quản lý ở cơ sở chưa hoàn thiện, chưa tạo được sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chuyên môn với cơ sở.
Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân song nổi cộm lên một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
Điểm xuất phát nền kinh tế của xã nói chung, trong Công nghiệp- Nông
thôn nói riêng còn thấp. Nền kinh tế mang đậm tính tự túc, tự cấp, thu nhập của
người nông dân nói chung chưa cao.

Kết cấu hạ tầng Nông thôn trong thời gian qua tuy được quan tâm xây
dựng đúng mức, nhưng xét tổng thể trên địa bàn vẫn còn yếu kém so với khu vực.
Trình độ dân trí chưa đạt theo yêu cầu của CNH- HĐH đất nước.
II/ THỰC HIỆN CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ QUÁ
TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN CỦA XÃ ĐIỆN DƯƠNG.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện
đại hoá trong những năm qua theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp –
Thương mại dịch vụ trong GDP và giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp. Thể hiện năm
1998 : CN 20,7%; TMDV 27,8%; NN 51,5%; đến năm 2005 : CN 30,35%;
TMDV : 39,22% ; NN 30,43%.
Bảng số 1: KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA XÃ
(Đvt: %)
Năm
Cơ cấu kinh tế
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nông, lâm, ngư nghiệp 47,0 43,4 41,6 40,9 33,44 3043
Công nghiệp, xây dựng 21,8 23,4 25,5 26,7 28,76 30,35
Thương mại , dịch vụ 31,2 33,2 32,9 32,4 37,8 39,2
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 17
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Điện Dương trong những năm
gần đây cho thấy, một mặt do sự phát triển nhanh của ngành Công nghiệp và
Dịch vụ, nhưng mặt khác là do sự phát triển kinh tế Nông thôn tại các cụm kinh
tế, Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Dương đặc biệt là Khu công nghiệp đã góp phần
tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn theo
hướng CNH- HĐH.
1/ Trên lĩnh vực Nông nghiệp:
Trong các năm qua, sản xuất Nông nghiệp của xã Điện Dương đã có
những bước chuyển biến nhất định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt

21,93%. Tổng giá trị Nông- Lâm- Ngư nghiệp- Thương mại- Dịch vụ năm 2005
đạt 5,130 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế- Nông- Lâm- Ngư nghiệp từng bước chuyển dịch theo
hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Trong sản xuất Nông nghiệp đã chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phần lớn diện tích lúa được chuyển từ sản xuất 3
vụ sang 2 vụ một năm, diện tích cây thực phẩm, cây công nghiệp tăng gần 07 ha.
Sản xuất lương thực và lúa giống, hàng hoá đã bước đầu hình thành ở xã, năng
suất lúa bình quân đạt trên 45tạ/ha/vụ, tăng so với năm 2000 là: 15 tạ/ha/vụ. Diện
tích một số loại cây trồng mới như điều ghép, bông vải giống mới, thuốc lá sợi
vàng, ngô lai… Có giá trị kinh tế cao được mở rộng theo hướng bố trí các loại
cây con nguyên liệu gắn với Công nghiệp chế biến. Tổng đàn gia súc, gia cầm
tăng ổn định. Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 27,2% tổng giá trị
sản lượng nông nghiệp đang có xu hướng tăng giống heo hướng nạc, bò lai sind,
chiếm từ 6% đến 12% tổng đàn. Đã hình thành các mô hình chăn nuôi gia cầm có
quy mô trang trại công nghiệp từ 3000-> 4000con/1trại. Chủ trương phát triển
kinh tế VAC, kinh tế trang trại đã có tác dụng thúc đẩy các hộ nông dân đầu tư
phát triển. Đến nay, đã có trên 120 trại tôm sú giống, 24 trang trại nuôi gà công
nghiệp và lợn siêu nạc, 53 vườn tạp được cải tạo, 80 trang trại vừa và nhỏ như
nuôi gà siêu trứng, gà tam hoàng, ba ba, cá sấu, ếch…. đã được hình thành.
Kinh tế thuỷ sản phát triển khá, sản lượng đánh bắt năm 2005 tăng 37%
so với năm 2000, diện tích nuôi tôm nước lợ: 06ha (đạt 100% chỉ tiêu đề ra và
tăng so với năm 2000 là 1 ha). Công tác trồng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng được
triển khai thường xuyên, từ năm 2000 đến 2005 đã trồng mới 147 ha rừng phòng
hộ ven biển.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 18
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được đẩy
mạnh, hàng năm đã xây dựng được nhiều mô hình thâm canh sử dụng giống mới,
các loại cây con mới có kết quả, từng bước được nông dân tiếp thu và ứng dụng
vào sản xuất. Đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất lương thực, chương trình cấp I hoá

giống lúa đã được phổ cập ở hầu hết các địa phương, diện tích ngô lai được mở
rộng ( năm 2000: 6 ha, năm 2005: 10 ha.). Đến nay, đã cơ bản khắc phục được
những tồn tại lớn trong sản xuất lúa của những năm trước đây, như việc bố trí
mùa vụ không thích hợp, gieo sạ sai lịch thời vụ và cơ cấu giống, sử dụng thóc
thịt làm giống.
Trong các năm qua, mức đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn
đã được quan tâm nhiều hơn so với năm 2000, nhờ đó các công trình hạ tầng đã
phát triển nhanh, công tác ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã được đẩy
mạnh. Việc sử dụng máy móc, nông cụ rộng rãi trong sản xuất nông nghịêp đã
góp phần tăng năng suất lao động một cách rõ rệt; kiến thức của nông dân ngày
càng được mở mang. Công tác giao đất cho hộ nông dân tiếp tục được xúc tiến,
đến nay đã có 1987/2283 hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Nhờ vậy, đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi
theo hướng tích cực công tác dồn điền đổi thửa đang được nhân dân đồng tình
hưởng ứng.
2/ Trên lĩnh vực Nông thôn :
Cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá
trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn tăng nhanh. Giá trị sản xuất
tiểu thủ công nghiệp năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Số cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ năm 2005 tăng gấp 4 lần so với năm 2000.
Hoạt động Thương mại, Dịch vụ ở các cụm kinh tế trong xã có nhiều
khởi sắc, thu hút nhiều khách tham quan môi trường sinh thái trang trại và tắm
biển ở khu du lịch Hà My. Từ đó, tạo thêm được việc làm và thu nhập cho người
dân địa phương. Cơ cấu vùng kinh tế Nông thôn dần dần được hình thành. Cơ
cấu thành phần kinh tế nông thôn chuyển dịch dần theo hướng CNH- HĐH, các
hộ cá thể, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng.
Kinh tế hộ và kinh tế hợp tác- HTX đã được coi trọng và có sự hỗ trợ của Nhà
nước về nhiều mặt, đã có ¼ HTX bước đầu có sự chuyển biến tích cực trong việc
đổi mới nội dung hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, từng bước gắn với các hoạt
động sản xuất, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ

ở các địa phương và tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho hộ xã viên. Nhất là
năm 2005 xã đã hổ trợ 100% giống lúa cấp 1 cho hộ xã viên gieo sạ, đầu tư 80%
vốn cho nông dân mua sắm máy móc nông cụ phục vụ sản xuất.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 19
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Hình thành các vùng cây Công nghiệp dài ngày, cây Lâm nghiệp ở phía
đông; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản được áp dụng công nghệ mới. Thương hiệu
làng nghề nước mắm Hà Quảng, được đầu tư và phát triển.
3/ Về xây dựng kết cấu hạ tầng Nông thôn:
Trong các năm qua xã Điện Dương đã lập dự án quy hoạch bố trí sản
xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến, phát triển ngành
nghề ở nông thôn, kiên cố hoá mạng lưới giao thông nông thôn, kênh mương và
các công trình thuỷ lợi, các cụm kinh tế kỹ thuật, chợ nông thôn, hệ thống điện và
thông tin liên lạc, cơ sở trường lớp, trạm xá… đã tạo thuận lợi cho việc chọn lựa
và bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm đạt hiệu quả.
Đến nay, toàn xã đã đổ bê tông hoá được 25km đường bê tông, 13km
đường giao thông cấp phối và hàng chục cầu cống bê tông kiên cố, tổng vốn đầu
tư là 5,9 tỷ đồng, tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, giao thông đi lại cho nhân
dân. Đặc biệt, tuyến đường du lịch ven biển thông suốt là cầu nối quan trọng nơi
giao lưu giữa Đô thị cổ Hội An và Thành Phố Đà Nẵng Từ năm 2000 đến năm
2005 đã đầu tư 400 triệu đồng nâng cấp cải tạo mở rộng mạng lưới lắp đặt hệ
thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường chính; hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ
là 16km kênh mương nội đồng, trong đó có 8km kênh mương được bê tông hoá,
bảo đảm cung cấp nước tưới cho hơn 463ha đất gieo trồng lúa và 64 ha đất rau
màu. Đặc biệt, xã đã xây dựng hệ thống điện và đưa điện đến tất cả các thôn trên
địa bàn 100% người dân trong xã được sử dụng điện, phục vụ sản xuất cho Tiểu
thủ công nghiệp, Nông nghiệp và ánh sáng. Toàn xã đã lắp đặt 520 máy điện
thoại.
Từ năm 2000 đến nay, xã Điện Dương đã đầu tư nâng cấp và xây dựng 2
chợ, trong đó tập trung xây dựng khu phố chợ trung tâm cụm kinh tế của xã. Sau

khi các chợ được hình thành, các khu dân cư mới cũng được xây dựng theo, hình
thành các khu dân cư tập trung có đầy đủ điện, nước, giao thông, góp phần thay
đổi diện mạo đô thị hoá nông thôn.
4/ Giải quyết các vấn đề xã hội gắn với phát triển kinh tế Nôngnghiệp-
Nông thôn:
Bảng số 2: BẢNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC QUA CÁC NĂM
Chỉ Tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005
1/ Dân số trung bình ng 9764 9860 9986 1030
9
1060
8
10757
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 20
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
2/ Tỷ lệ hộ đói nghèo
- Tiêu chuẩn cũ % 23,35 20,55 15,94
- Tiêu chuẩn mới % 12,37 10,1 8,86
3/ Giáo dục
A- Tiểu học
- Trường cái 5 5 5 5 5 5
- Lớp Học lớp 50 52 54 56 59 57
- Học sinh HS 1047 1124 1208 1288 1390 1644
B- Trung học cơ sở
- Trường cái 1 1 1 1 1 1
- Lớp lớp 1 14 16 18 21 24
- Học sinh Hs 460 540 620 800 920 1100
Số hộ dân khu vực Nông thôn được vay vốn từ các chương trình, dự án có
đến cuối năm 2005 là 24%, nhưng bình quân vay vốn còn ở mức thấp, chủ yếu
phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo, các trang trại có nhu cầu vốn lớn
nhưng cũng chỉ được đáp ứng ở mức tối thiểu từ 3-> 7 triệu đồng.

Các hoạt động Văn hoá thông tin Thể dục thể thao năm 2005 ở xã được
quan tâm hơn, đã ra mắt 10 thôn, văn hoá , được công nhận cấp tỉnh: 01, cấp
Huyện: 05. Các công trình văn hoá được đưa vào quản lý và từng bước đầu tư,
tôn tạo. Chương trình quốc gia về y tế đạt kết quả cao: có 1 trạm y tế được xây
dựng kiên cố tầng hoá đạt chuẩn Quốc gia, số hộ sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ
100%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 còn 3,71% (giảm 16% so với
năm 2000). Số trẻ em ở độ tuổi đi học đạt 99,9%, hoàn thành công trình phổ
cậpTHCS của xã. Các đối tượng chính sách được quan tâm. Số đối tượng chính
sách đang hưởng chế độ trên địa bàn xã 3006 đối tượng, chiếm 30,7% dân số trên
toàn xã. Xây dựng được 51% nhà tình nghĩa, xoá 56 nhà tạm cho đối tượng chính
sách và xoá được 16 nhà tình thương. Phong trào xoá đói giảm nghèo đã thực sự
đem lại hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo từ 505 năm 1995 (tiêu chí cũ) giảm còn
5,09% năm 2005 (tiêu chí mới). Đặc biệt, là xã đã xoá xong hộ đói, đây là thành
quả to lớn của Đảng bộ và nhân dân xã Điện Dương xây dựng góp phần phát
triển kinh tế- xã hội của địa phương trong thời kỳ đổi mới CNH- HĐH đất nước.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 21
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
5/ Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp, Nông thôn ở xã Điện Dương.
Mặc dù những năm gần đây trong lĩnh vực phát triển Nông nghiệp, nông
thôn xã có sự quan tâm hơn trước, như đã có các nghị quyết về Nông nghiệp,
nông thôn, nguồn kinh phí đầu tư cho nông nghiệp được chú ý, công tác cán bộ
được tăng cường…Tuy nhiên , do các nhu cầu bức xúc về đô thị hoá đã có sự chi
phối đến việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra của cấp uỷ, công tác chỉ
đạo kiểm tra phối hợp của chính quyền, đoàn thể và các ngành chức năng của xã
chưa thực sự sâu sát và kịp thời.
- Vai trò lãnh đạo, điều hành cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa thực sự
tập trung, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên ngành còn hạn chế.
Các chủ trương chính sách về phát triển Nông nghiệp, nông thôn chậm được phổ
biến rộng rãi và kịp thời đến nông dân, thiếu sự chăm lo, xây dựng hợp tác xã

Nông nghiệp. Công tác khuyến Nông, Khuyến ngư chưa tiếp cận đến từng hộ
dân.
- Chính sách đầu tư Nông nghiệp, nông thôn chưa mạnh và thiếu toàn diện,
thủ tục hành chính chưa được cải cách triệt để. Công tác quy hoạch chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH.
- Tâm lý của bộ phận nông dân chưa mạnh dạn tiếp thu tiến bộ kỹ thuật
chuyển hướng sản xuất theo hướng phục vụ thị trường, một bộ phận trông chờ
vào sự bao cấp của nhà Nước.
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN CỦA
XÃ ĐIỆN DƯƠNG THEO HƯỚNG CNH- HĐH
1/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA XÃ ĐIỆN DƯƠNG GIAI
ĐOẠN 2005- 2010:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn là vấn đề có tính chiến
lược, là nội dung và yêu cầu tất yếu của sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại
hoá đất nước. Đảng ta khẳng định đây là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy
phát triển Nông nghiệp và kinh tế nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới
văn minh hiện đại. Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khoá VIII) đã chỉ rõ: “Đẩy
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 22
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn phát triển Nông nghiệp với Công nghiệp
chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường hình thành sự liên kết Nông
nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn, gắn
Công nghiệp hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống, xoá đói giảm nghèo”.
Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn
quốc lần thứ X, Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, căn cứ tình hình

thực tế ở địa phương, phương hướng chung của Đảng Bộ xã Điện Dương đến
năm 2010 là: Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông
thôn, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển Nông nghiệp toàn
diện và vững chắc, từng bước thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, áp
dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, con vật nuôi. Phát triển chăn
nuôi, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp.
Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, nâng cao sản lượng hàng hoá và tăng
giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng cường xây dựng kết cấu hạ
tầng. Xây dựng các khu tái định cư, khu đô thị, các làng chài du lịch, các cụm
kinh tế- kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, du lịch, các Khu Công nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tại trung tâm cụm xã nhằm hỗ trợ cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn.
Chăm lo xây dựng đời sống văn hoá xã hội và phát triển nguồn nhân lực
cho khu vực Nông thôn, đẩy mạnh phong trào xây dựng thôn, tổ, gia đình văn
hoá, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục… Xây dựng các chương trình phát triển
kinh tế gắn với giải quyết tạo thêm việc làm mới và tăng thu nhập cho dân cư
nông thôn.
Không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng , xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố và nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy
nhà nước ở cơ sở, phát huy vai trò của UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở
nhằm động viên sức mạnh toàn dân tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá.
2/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA XÃ ĐIỆN DƯƠNG THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 23

Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
2.1/ Xây dựng quy hoạch, phân vùng kinh tế, xác định tiềm năng thế
mạnh của địa phương:
Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tiềm
năng kinh tế, xã hội, triển vọng phát triển của từng vùng có thể xác định các vùng
chính như sau:
- Vùng Nông nghiệp gồm các thôn như: Hà My Trung, Hà My Tây, Tân
Khai, Hà Bản, Hà Quảng Tây; Tập trung thâm canh cây lương thực, sản xuất
giống lúa hàng hoá, phát triển các loại cây Công nghiệp ngắn ngày như lạc, thuốc
lá, bông vải, lúa khoai lang, ngô lai, dưa… Trồng các loại cây ăn quả, cây thực
phẩm như đu đủ, cam, chanh,… chăn nuôi trâu, bò, gia cầm, nuôi cá nước ngọt.
- Vùng Ngư nghiệp gồm các thôn như: Hà Quảng Đông, Hà Quảng Bắc,
Hà My Đông; tranh thủ mở rộng diện tích nuôi tôm nước lợ, nuôi tôm sú giống,
đánh bắt thuỷ sản các loại, trồng các loại cây ăn quả, cây thực phẩm và cây công
nghiệp như điều ghép, rau đậu các loại, chăn nuôi lợn, gia cầm.
- Vùng đất trống xa trung tâm: Xúc tiến xây dựng các đề án quy hoạch:
Công nghiệp chế biến, vùng rau chuyên canh, phát triển kinh tế vườn, kinh tế
trang trại , thuỷ lợi hoá đất màu. Tiếp tục dự án cải tạo lai sind hoá đàn bò vàng,
heo hướng nạc.
Quy hoạch phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệ- Thương mại-
Dịch vụ các vùng ven trung tâm xã. Đẩy mạnh hình thành các cụm kinh tế- kỹ
thuật du lịch, dịch vụ như du lịch bãi tắm Hà My, cụm Công nghiệp Tân Khai,
Cụm Công nghiệp Nam- Dương, nhằm thúc đẩy Công nghiệp- Tiểu thủ công
nghiệp, Thương mại dịch vụ phát triển.
Quy hoạch triển khai kết cấu hạ tầng gắn với phát triển kinh tế VAC và
trang trại theo dự án đã quy hoạch.
2.2/ Xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng
sinh thái:
a/ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ:
Chuyển dịch co cấu cây trồng mùa vụ có ý nghĩa quan trọng góp phần

nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, tăng giá trị hiệu quả trên một đơn vị
diện tích canh tác.
Bảng số 3: Chỉ tiêu về sản xuất lương thực:
CHỈ TIÊU Đ V T 2003 2005 2010
Tổng diện tích gieo trồng ( ha) 605 628 658
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 24
Đề tài tốt nghiệp cuối khoá
Diện tích VAC (đất vườn, ha) ha 90 100 140
Diện tích lúa 3 vụ 90 20 0
Diện tích 2 vụ 120 135 30
Diện tích 1 vụ 40 30 0
Diện tích trồng ngô 30 50 60
Diện tích trồng thực phẩm 60 80 90
Diện tích trồng khoai lang 120 70 50
Diện tích trồng lạc 115 140 90
Diện tích trồng sắn 15 10 5
Diện tích trồng cây lâu năm (ha) 115 130 180
Diện tích trồng điều 30 35 35
Diện tích trồng cây ăn quả + lấy gỗ 30 50 40
Diện tích trồng rừng ( cây lấy gỗ) 50 75 80
Cần tiếp tục đầu tư thâm canh trên diện tích ăn chắc và hiệu quả cao. Đối
với cây lúa ổn định 120 ha gieo trồng. Giảm diện tích lúa bấp bênh hiệu quả thấp.
Chuyển diện tích lúa 3 vụ sang 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu. Đưa vào sản xuất
các giống lúa có năng suất cao, có chất lượng tốt, thích ứng với từng vụ và chống
chịu sâu bệnh để đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha/năm, đảm bảo100% diện tích
được gieo sạ bằng giống kỹ thuật. Sản lượng lương thực có hạt 80tấn vào năm
2005. Chuyển mạnh một số diện tích gieo trồng cây lương thực năng suất thấp
sang phát triển cây màu, cây Công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu khác.
Phát triển cây ngô đạt 50 ha, chủ yếu là ngô lai, với các giống Biosis,
LVN10. Ổn định diện tích sắn nguyên liệu.

Mở rộng phát triển các vùng chuyên canh một số loài cây mũi nhọn, có khả
năng tạo ra sản phẩm hàng hoá như đậu phộng. Chuyển diện tích lúa không chủ
động nước, năng suất thấp sang sản xuất các loại cây bông vải, đậu các loại, ớt.
Đồng thời trên cơ sở điều kiện đất đai từng vùng, khuyến khích trồng các loại cây
có giá trị như dưa gang, dưa leo, cà chua tăng thu nhập cho gia đình, phục vụ đời
sống. Cải tạo vườn tạp, hình thành các vùng cây ăn quả 50 ha. Bên cạnh việc đầu
Học viên thực hiện : NGUYỄN VĂN TUẤN Trang 25

×