Bộ môn : Luật Hành chính Việt Nam
Cấu trúc bài luận
trang
I. Đặt vấn đề. 2
II. Nội dung vấn đề. 2
1/ Khái niệm Khiếu nại, tố cáo. 2
2/ Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2
3/ Khái niệm quản lý hành chính nhà nước.3
4. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước 4
4.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. 4
4.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động
quản lý hành chính nhà nước. 4
5. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 5
5.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước. 5
5.2. Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo
pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 8
6. Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động
QLHCNN và giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo của công dân. 11
III. Tổng kết. 11
Bài tập lớn học kỳ Trương Văn Tân 3422291
Bộ môn : Luật Hành chính Việt Nam
I. Đặt vấn đề.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, nhiều vấn đề về quản lý hành chính
nhà nước của nước ta hiện nay cũng có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của nhân dân, đến đời sống pháp luật, một trong số đó là vấn đề về
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Sở dĩ vấn đề về khiếu nại, tố cáo
lại có diễn biến phức tạp vì cơ chế quản lý của nhà nước ta, đặc biệt là cơ chế hành
chính đang chưa theo kịp sự phát triển chung, chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp
và đặc biệt là đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân,
các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, chưa có
kiến thức về nghề nghiệp vững vàng, phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Xuất phát từ thực tại đó, ta nhận thấy rằng việc khiếu nại, tố cáo từ phía
nhân dân, các cơ quan, đoàn thể là có cơ sở, để lên án những hành vi bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, giải quyết khiếu nại, tố cáo là cán cân công lý đứng ra để bảo vệ lợi
ích hợp pháp cho chủ thể bị xâm phạm, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi gây
tác động xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp đó, hai mặt này đều có vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể vai
trò đó thể hiện như thế nào sau đây là phần phân tích cụ thể.
II. Nội dung vấn đề.
1/ Khái niệm Khiếu nại, tố cáo.
Trước hết, xét về khái niệm khiếu nại: theo quy định của Luật khiếu nại, tố
cáo(được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005) tại Điều 2: “Khiếu nại là việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình”.
Bên cạnh khái niệm mà luật quy định còn có nhiều cách định nghĩa khác
nhau về khiếu nại, vì khiếu nại là một hiện tượng xã hội phản ánh ý chí phản đối
của chủ thể khiếu nại đối với các hành vi của chủ thể bị khiếu nại. Khiếu nại nó
cũng là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật
khác ghi nhận, do vậy việc sử dụng quyền cơ bản đó để bảo vệ lợi ích của mình là
phù hợp với xu thế khách quan và là tất yếu, đây cũng chính là cơ sở để đảm bảo
pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, cùng với khái niệm khiếu nại, Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định
rõ tại Điều 2 khái niệm tố cáo: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật này
quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức, cá nhân”. Khái niệm tố cáo này khi chiếu vào thực tế đời sống ta thấy nó
được sử dụng rộng rãi, cũng như khái niệm khiếu nại thì khái niệm tố cáo được
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào những ngành riêng biệt liên
quan đến việc xem xét vấn đề này. Nói chung khiếu nại, tố cáo đều là hành vi của
chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc phát hiện các quyền, lợi ích của các
chủ thể khác bị xâm phạm bởi hành vi mà mình cho là không đúng.
2/ Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bài tập lớn học kỳ Trương Văn Tân 3422292
Bộ môn : Luật Hành chính Việt Nam
Tại khoản 13, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo có quy định: “Giải quyết khiếu
nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu
nại”. Hoạt động giải quyết khiếu nại là bước tiếp theo khi có yêu cầu giải
quyết(khi có khiếu nại), hoạt động này gồm có ba giai đoạn: xác minh tình tiết, nội
dung vụ việc khiếu nại; kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lý của nội dung khiếu
nại, của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; ra quyết định giải
quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước là các
cơ quan này tiến hành các hoạt động thuộc thẩm quyền của mình để có biện pháp
giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.
Cũng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, khái niệm giải quyết tố cáo
được quy định rõ tại khoản 14, Điều 2: “Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết
luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo”. Theo
đó hoạt động giải quyết tố cáo cũng bao gồm ba giai đoạn. Tuy nhiên, việc giải
quyết tố cáo có nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn so với giải quyết khiếu nại ở
chỗ: giải quyết tố cáo có liên quan đến quyền lợi của nhiều chủ thể bị xâm phạm
bởi hành vi trái pháp luật: lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của công dân... điều
này đòi hỏi khi giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thật kỹ.
3/ Khái niệm quản lý hành chính nhà nước.
Cùng với những khái niệm trên, trong phạm vi phân tích về vai trò của khiếu
nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản
lý hành chính nhà nước, chúng ta cũng cần chỉ rõ khái niệm quản lý hành chính nhà
nước. Bởi lẽ, những vấn đề này có mối quan hệ với nhau(phần sau trình bày), liên
quan đến chủ đề mà bài luận này phân tích, bàn luận.
Giáo trình Luật Hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra quan
điểm về quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên đây chỉ là những phân tích để có
cái nhìn tổng quan về hoạt động này của cơ quan hành chính nhà nước, chưa phải
là một khái niệm cụ thể, đó là: “Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt
của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà
nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ
quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường
xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói
cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của
nhà nước”. Như vậy, ta thấy rằng quan điểm này đã chỉ ra được hai điểm của
QLHCNN là “chấp hành” và “điều hành”. Thông qua quan điểm này của các thầy
cô trực tiếp giảng dạy môn Luật Hành chính, có thể đưa ra khái niệm Quản lý
Hành chính nhà nước theo quan điểm cá nhân như sau:
“Quản lý hành chính nhà nước là việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước,
cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan ấy, đặc biệt là cơ quan và cá nhân có
thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước(Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ và
Ủy ban nhân dân các cấp) tiến hành những hoạt động, việc làm cụ thể nhằm bảo
đảm sự thi hành và chấp hành những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền(cơ quan quyền lực nhà nước) để làm ổn định và phát triển tất cả các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa,...”. Như vậy,
trên đây là khái niệm về QLHCNN, nó kết hợp với khái niệm về khiếu nại, tố cáo
Bài tập lớn học kỳ Trương Văn Tân 3422293
Bộ môn : Luật Hành chính Việt Nam
và giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo nên mối quan hệ, chính mối quan hệ này có vai
trò quan trọng cho việc phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu
nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
4. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với
hoạt động quản lý hành chính nhà nước
4.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
Trước hết, khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức, cá
nhân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác ghi nhận, trong khi đó mọi
công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do vậy, khiếu
nại, tố cáo chính là việc công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham
gia vào giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình
thực hiện QLHCNN. Ngược lại, hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng tạo
ra môi trường tốt cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình, từ đó bảo đảm
tốt quyền lợi của công dân.
Thứ hai, hoạt động QLHCNN được tiến hành xuất phát từ nhu cầu quản lý
xã hội, từ lợi ích của nhân dân, nhằm làm cho đời sống xã hội được ổn định, quyền
lợi của công dân được bảo đảm, mà trong quá trình hiện nay vấn đề liên quan đến
quản lý hành chính nhà nước đang có nhiều vấn đề phức tạp, chủ yếu là khiếu nại,
tố cáo. Do vậy, để bảo đảm được quyền lợi của chính mình các công dân tất yếu
phải khiếu nại, tố cáo, theo đó hoạt động QLHCNN tất yếu phải bao trùm lên khía
cạnh này, nhằm bình ổn các khiếu nại, tố cáo từ phía các chủ thể khác nhau.
Thứ ba, khiếu nại, tố cáo càng diễn biến phức tạp, càng nhiều bao nhiêu, thì
đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần được đổi mới linh hoạt bấy
nhiêu để kịp thời kiểm soát, điều chỉnh vấn đề này, nhanh chóng giải quyết để
không xảy ra tình trạng bất ổn định trong xã hội, để bảo đảm tốt quyền lợi của các
chủ thể. Nói chung, khiếu nại, tố cáo có chi phối đến hoạt động QLHCNN và
ngược lại.
4.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước.
Một là, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của những cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền, trong khi đó hoạt động QLHCNN cũng là mặt chủ yếu trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước. Như
vậy, nếu tiến hành giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo thì có vai trò thúc đẩy hoạt động
QLHCNN tiến bộ và phù hợp với nhu cầu của xã hội hơn, nhưng ngược lại, nếu
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không được quan tâm, giải quyết triệt để thì
hậu quả kéo theo đó là hoạt động QLHCNN sẽ không theo kịp nhu cầu của xã hội,
không thể làm ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, từ đó làm cho nền hành chính quốc gia không thể phát triển được,
không theo kịp khu vực và thế giới.
Hai là, hoạt động QLHCNN thực chất là hoạt động chấp hành và điều hành,
do vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt, thể hiện được hoạt động chấp
hành trong việc làm đúng những quy định mà các văn bản pháp luật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã đặt ra được các cơ quan có thẩm quyền QLHCNN áp
dụng vào hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, công tác giải quyết
Bài tập lớn học kỳ Trương Văn Tân 3422294
Bộ môn : Luật Hành chính Việt Nam
khiếu nại, tố cáo còn thể hiện được hoạt động điều hành, điều này thể hiện ở chỗ:
khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan có thẩm quyền trong QLHCNN đã
trực tiếp tác động lên các hành vi bị khiếu nại, tố cáo đồng thời cũng làm thỏa mãn
nhu cầu của chủ thể kiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo cũng đảm bảo được sự tồn tại và ổn định của hoạt động QLHCNN, bởi lẽ: nếu
hoạt động chấp hành được sử dụng khi giải quyết khiếu nại, tố cáo không được
tuân thủ một cách nghiêm minh thì sẽ vi phạm những quy định của văn bản pháp
luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều này dẫn đến việc những
người trực tiếp tiến hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử lý theo pháp
luật, nhằm trả lại công minh cho hoạt động QLHCNN. Mặt khác, nếu hoạt động
điều hành không được tiến hành theo đúng thủ tục luật định thì khi giải quyết khiếu
nại, tố cáo sẽ không bảo đảm được các quyền lợi của các chủ thể liên quan, một
khi các quyền lợi đó, nhất là của người khiếu nại, tố cáo không được bảo đảm thì
chính những người có thẩm quyền tiến hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật vì đã không tiến hành đúng trình tự, thủ tục giải
quyết mà pháp luật đã quy định…
5. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
5.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản
lý hành chính nhà nước.
Về vai trò của khiếu nại: Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, khiếu nại là
quyền hiến định của công dân, việc khiếu nại chỉ phát sinh khi có hành vi xâm
phạm quyền, lợi ích của chủ thể nào đó. Trong trường hợp này, khiếu nại có vai trò
quan trọng để bảo vệ và khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị
xâm phạm bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan hoặc
người có thẩm quyền, việc này người khiếu nại không thể tự họ làm bởi họ không
được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cho nên họ
phải đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành theo
thủ tục do pháp luật quy định.
Thứ hai, sở dĩ vai trò thứ nhất của khiếu nại là bảo vệ quyền, lợi ích của chủ
thể bị xâm phạm vì trong mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn bao hàm sự
phê phán các chủ thể: những người có chức vụ, các chủ thể khác mà hành động
hoặc không hành động của họ theo quan điểm của người khiếu nại dẫn đến vi
phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đây chính là vai trò thứ
hai của khiếu nại, nhằm làm cho những người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích
của các chủ thể khiếu nại phải tuân theo pháp luật trong hoạt động của mình, từ đó
sẽ bảo đảm được pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, thông qua việc khiếu nại của các chủ thể, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền không chỉ được cung cấp những thông tin về những quyết định và việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó
mà còn phê phán những cơ quan, tổ chức, cá nhân có những hành vi gây tác động
xấu đến hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan
hành chính nhà nước nói riêng, mà các cơ quan này hoạt động là nhằm bảo đảm
pháp chế của đời sống xã hội, cho nên việc phát hiện và xử lý những hành vi này là
Bài tập lớn học kỳ Trương Văn Tân 3422295