Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Khảo sát kỹ thuật trồng hành lá (hành hương) (Allium fistulosum Linn.) ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 66 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục bảng và hình 3
Phần MỞ ĐẦU 5
Phần NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1. Giá trị và tình hình trồng hành hương ở Việt Nam và trên thế giới 9
1.1.1. Giá trị cây hành 9
1.1.1.1. Giá trị kinh tế 9
1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng 9
1.1.2. Tình hình trồng hành hương ở Việt Nam 12
1.1.3. Tình hình trồng hành hương trên thế giới 12
1.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại 12
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố 12
1.2.2. Phân loại 12
1.3. Hình thái thực vật của hành hương 12
1.4. Yêu cầu ngoại cảnh đối với hành hương 13
1.4.1. Nhiệt độ và ánh sáng 14
1.4.1.1. Nhiệt độ 14
1.4.1.2. Ánh sáng 15
1.4.2. Đất 15
1.4.3. Dinh dưỡng 15
1.4.4. Nước 19
1
Trang
1.5. Kỹ thuật canh tác 19
1.5.1. Chuẩn bị giống 19
1.5.2. Chuẩn bị đất trồng 20


1.5.3. Kĩ thuật trồng 21
1.5.3.1. Trồng bằng hạt 21
1.5.3.2. Trồng bằng củ 21
1.5.4. Chăm sóc 21
1.5.4.1. Bón phân 21
1.5.4.2. Tưới nước 23
1.5.4.3. Trừ cỏ dại 24
1.5.5. Phòng trừ sâu, bệnh 24
1.5.5.1. Sâu hại 24
1.5.5.2. Bệnh hại 31
1.6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ 37
1.6.1. Thu hoạch 37
1.6.2. Bảo quản 38
1.6.3. Tiêu thụ 39
Chương II. Khảo sát kỹ thuật
trồng hành hương (Allium fistulosum Linn.) ở các hộ sản xuất
2.1. Mục đích khảo sát 40
2.2. Đối tượng và nội dung khảo sát 40
2.2.1. Đối tượng 40
2.2.2. Nội dung 40
2.3. Phương pháp khảo sát 40
2.4. Kết quả khảo sát 40
2.4.1. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Tẩn 40
2.4.2. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Sết 44
2.4.3. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Em 48
2.4.4. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Tâu 51
2
2.5. Nhận xét chung 55
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 1.1 Phân loại cây hành 12
Hình 1.1 Hình thái cây hành 14
Hình 1.2 Thành trùng sâu xanh da láng 25
Hình 1.3 Thành trùng, trứng và ấu trùng sâu ăn tạp trong đất 26
Hình 1.4 Ấu trùng và thành trùng sâu vẽ bùa 31
Hình 1.5 Triệu chứng trên lá và bào tử nấm 32
Hình 1.6 Triệu chứng thán thư trên bẹ lá 35
4
Trang
Phần Mở Đầu
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta vốn xuất phát từ một nước nông nghiệp, với khoảng 75% dân số là nông dân.
Đời sống của họ gắn liền với nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Để tạo ra sự chuyển
dịch mạnh mẽ cây trồng tăng thêm thu nhập, trong mấy năm qua nhiều bà con nông
dân đã mạnh dạn chuyển sang các loại cây trồng khác, có thời gian sinh trưởng, phát
triển ngắn, chi phí đầu tư thấp, nhằm tăng thêm thời vụ, tăng thêm thu nhập cải thiện
đời sống người dân. Trong nhiều loại cây trồng đó có các cây rau màu, đặc biệt là cây
hành hương, nhờ cây hành mà trong nhiều năm liền đời sống người dân nhiều vùng
nông thôn đã trở nên khấm khá hơn, nhiều nơi đã thoát nghèo vươn lên khá giả. Theo
một số hộ trồng hành cho biết lợi nhuận thu được từ cây hành hương gấp 3 - 4 lần so
với trồng lúa. Chính vì vậy, ở nhiều vùng cây hành hương đã trở thành cây trồng chủ
lực trong cơ cấu cây trồng của địa phương.
Với nhiều ưu thế vượt trội như vậy, cây hành đã thu hút được sự chú ý của nhiều
người, trong đó vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm đến là quy trình kĩ thuật trồng hành
hương. Làm sao tạo ra được môi trường sống thích hợp cho chúng sinh trưởng, phát
triển tốt nhất và đem lại năng suất cao như mong đợi.
Là sinh viên ngành KTNN - KTGĐ thì việc tìm hiểu kỹ thuật trồng hành hương là rất

cần thiết. Để từ đó có thể truyền đạt toàn bộ kiến thức đã lĩnh hội được về cách chọn
giống, làm đất, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch hành hương cho các em hiểu.Vì
phần lớn các em đều xuất thân từ nông dân, nên các kiến thức em học được sẽ là nền
tảng để có thể áp dụng vào thực tế sau này.
Đồng thời qua đề tài này, chúng tôi có thể áp dụng kỹ thuật trồng hành hương đã
nghiên cứu từ các hộ nông dân vào trong sản xuất ở địa phương. Xuất phát từ những
vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát kỹ thuật trồng hành lá (hành hương)
(Allium fistulosum Linn.) ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục đích nghiên cứu
5
Qua việc tìm hiểu kỹ thuật trồng hành hương của một số hộ nông dân ở xã Phú Thuận
A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp:
- Biết được một số đặc tính sinh học và sinh thái của hành hương để từ đó từ đó tạo ra
môi trường sống thích hợp.
- Tìm hiểu được kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản ở một số hộ nông
dân.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên ngành KTNN - KTGĐ có thêm tài liệu để học tập và nghiên cứu.
- Sinh viên có kiến thức về kỹ thuật trồng hành hương để có thể ứng dụng vào trong
thực tiễn sản xuất và sau này có thể truyền đạt lại cho các em học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Cây hành hương (Allium fistulosum Linn.) được trồng ở các hộ nông dân ở xã Phú
Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kỹ thuật trồng hành hương của các hộ nông dân ở xã Phú Thuận A, huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
6. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sơ lược về hành hương: Đặc tính sinh học và sinh thái.
- Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác: Chọn giống, làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch
và bảo quản.

7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo trình, một số sách tham khảo, một số trang
web có liên quan đến cây hành hương và kỹ thuật trồng .
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát, tham quan vườn của một số hộ sản xuất.
8. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, kỹ thuật trồng hành hương là một vấn đề đã và đang được đề cập trong
nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Cụ thể như: Nguyễn Văn Thắng - Trần
Khắc Chi (Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 1999); Mai
Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Kiệt
6
(Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội -
2000); Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,
Phạm Văn Hiển, Đỗ Trung Đàm, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn,
Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam tập I, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội); Trung tâm Unesco phổ biến
kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng (Trồng cây rau ở Việt Nam).
- Trước hết là nhóm tác giả Nguyễn Văn Thắng - Trần Khắc Chi với sổ tay người
trồng rau, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 1999. Nhóm tác giả này giới thiệu một
cách cơ bản về cách trồng các loại, nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kì sinh
trưởng. Trong nhiều loại cây rau đó nhóm tác giả có đề cập đến cây hành, cây ngò
- Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn
Kiệt với những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà
Nội - 2000. Nội dung giới thiệu một cách khái quát các loại rau làm gia vị như hành,
ngò… về các đặc điểm :
+ Đặc tính sinh học.
+ Kỹ thuât trồng.
+Thu hoạch
- Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Phạm
Văn Hiển, Đỗ Trung Đàm, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị
Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn với cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I,

nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Nhóm tác giả này tập hợp kiến thức về các
cây và một vài động vật có tác dụng chữa bệnh ở nước ta, về phía nhóm thực vật
trong đó có cây hành. Cuốn sách này đề cập đến:
+ Phân bố, sinh thái.
+ Cách trồng.
+ Tính vị, công năng.
+ Tác dụng dược lý.
+ Các bài thuốc liên quan.
7
- Nghề trồng cây rau ở Việt Nam của trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa
giáo dục cộng đồng. Quyển sách này nghiên cứu nhiều vần đề của nghề trồng rau ở
nước ta cụ thể như:
+ Phần 1. Những vấn đề cơ bản của nghề trồng rau.
. Chương I. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau.
. Chương II. Các biện pháp kỹ thuật cơ bản của nghề trồng rau.
. Chương III. Sản xuất rau sạch.
+ Phần 2. Kỹ thuật trồng các loại rau.
. Phân loại.
. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
8
Phần Nội Dung
Chương 1. Cơ Sở Lí Luận
1.1 Giá trị và tình hình trồng hành hương ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.1 Giá trị ảnh hưởng
1.1.1.1. Giá trị kinh tế
Giá trị của 1000m
2
hành so với cấy lúa vụ xuân, những người trồng hành cho biết:
“Vụ đông năm 2009, do giá hành giống đắt, từ 30 - 32 nghìn đồng/kg nên 1000m
2

hành có giá trị bằng 3000m
2
lúa cấy vụ xuân, còn giá hành giống như ở một số vụ
đông của các năm trước từ 18 - 20 nghìn đồng/kg thì 1000m
2
hành cũng bằng 2000m
2
lúa cấy vụ xuân”, trong khi chi phí toàn vụ cho cây hành thấp hơn nhiều so với cây
lúa nhiều.
Đến thời điểm thời tiết thuận lợi, cây hành cho năng suất cao, đạt khoảng 81 triệu
đồng/ha. Được các cán bộ khuyến nông hướng dẫn, bà con trong thôn đã tích cực cho
luân canh, qua trồng hành vụ đông lại cho để ải cấy lúa nên hành vụ đông tránh được
nhiều sâu bệnh và cỏ dại [www.haiduong.gov.vn].
1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng:
Trong hành lá có chứa vitamin B, C, các chất vôi (calcium), chất sắt, và chất
potassium (K). Ngoài ra, hành cũng có chứa cycloallin, là một chất thuốc chống đông
tụ nhằm ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch (heart disease). Chất potassium (K)
rất cần cho cơ thể chống bệnh cao huyết áp.
Hành hương còn chứa hàm lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và một
lượng đáng kể canxi, photpho, kali.
Sau đây là một số tác dụng của cây hành hương:
a. Lá hành tươi
- Bảo vệ sức khỏe cho tim
Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol và
9
huyết áp cao, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm
nguy cơ đau tim hoặc đột qụy. Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất
sulphua, crom và vitamin B6 trong cây hành (Các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng
cách hạ thấp nồng độ homocysteine - yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột
qụy). Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra

rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim.
- Tăng cường sức khỏe cho dạ dày
Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp giảm được đáng kể nguy
cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Hành rất giàu chất flavonooid (Trong đó có thành
phần quercitin) nên giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u ở động vật và bảo vệ
các tế bào ruột kết khỏi tổn thương từ một số chất gây ung thư. Khi chế biến thịt, cho
thêm ít hành sẽ giúp làm giảm lượng carcinogens được tạo ra trong quá trình thịt được
đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại
này.
- Chống lại nhiều bệnh ung thư
Cũng giống như tỏi, hành có khả năng chống lại được rất nhiều bệnh ung thư phổ
biến. Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra
rằng, ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng, giảm
được 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy
cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền
liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người không ăn hoặc ăn rất ít
hành. Và khi so sánh với tỏi thì các chuyên gia thấy, hành có khả năng chống ung thư
tốt hơn.
b. Hành khô
- Tăng cường sức khỏe cho xương
Sữa không phải là thực phẩm duy nhất tăng cường sức khoẻ cho xương. Hành cũng có
thể giúp duy trì sức khoẻ cho xương không kém. Trên đây là kết luận của một nghiên
cứu đăng trên Tạp chí Hoá học thực phẩm và nông nghiệp (Mỹ). Các nhà khoa học đã
10
phát hiện một chất mới có trong hành là gamma – L – glutamyl – trans – S – 1 –
propenyl – L - cysteine sulfoxide (GPCS) có thể ngăn chặn chứng loãng xương.
Ăn hành đặc biệt có ích cho phụ nữ, những người mà thường có nguy cơ loãng lương
cao khi ở độ tuổi mãn kinh. Các chuyên gia cho biết, uống thuốc Fosamax và ăn hành
có thể chống lại loãng xương hiệu nghiệm nhưng ăn hành không gây ra phản ứng phụ
như loại thuốc này.

- Chống viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn
Nhiều chất chống viêm trong hành có thể làm tính nghiêm trọng của các triệu chứng
liên quan đến chứng viêm như sưng tấy, đau đớn của bệnh viêm khớp, thấp khớp,
viêm dị ứng của bệnh hen suyễn và sung huyết đường hô hấp. Cây hành có chứa hợp
chất ngăn chặn lipoxygenase và cyclooxygenase (Các enzyme này gây ra chứng viêm)
nhờ vậy mà làm giảm đáng kể chứng viêm. Hiệu ứng chống viêm của hành không chỉ
do chất vitamin C và quercitin mà còn bao gồm cả các chất có tên gọi là
isothiocyanates. Các chất này làm dịu chứng viêm. Hơn nữa, quercitin và các chất
flavonoids phát hiện trong tỏi hoạt động cùng với vitamin C để giết chết các vi khuẩn
độc hại.
- Chống bệnh tiểu đường
Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng
ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng đã cho thấy, chất allyl
propyl disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu
bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Allyl propyl disulfide
thực hiện điều này bằng cách đấu tranh với insulin để chiếm các phần ở bên trong
gan, nơi và insulin không hoạt động. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp
các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân
tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ
insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
- Chống ung thư ruột kết
Trong hành có chứa rất nhiều fructo - oligosaccharides, chất này kích thích sự phát
triển của fibidobacteria khỏe mạnh và gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại
11
tiềm ẩn trong ruột kết. Ngoài ra, fructo - oligosaccharides còn có thể làm giảm sự phát
triển khối u của các tế bào ung thư ruột kết.
c. Một số khả năng chống bệnh khác của hành
Uống nước hành trộn với nước mướp đắng có thể trị được chứng khó tiêu.
Dùng nước hành ép đun sôi có thể giúp hết đờm ở họng và miệng.
Ăn hành giúp răng trắng sáng hơn.

Giúp tăng cường trí nhớ và sức khoẻ hệ thần kinh.
Uống một muỗng nước hành sẽ tiêu diệt được giun trong dạ dày của trẻ.
Chất quercetin trong hành có thể chống được rối loạn đục nhân mắt.
Ăn cháo hành có thể chống cảm cúm rất tốt. [Nguồn: Theo Nông nghiệp VN].
1.1.2 Tình hình trồng hành hương ở Việt Nam
Các địa phương ở miền Bắc trồng hành vụ đông thì đều biết trồng hành trái vụ. Tuy
nhiên, diện tích trồng không nhiều và thường rải rác trên các bờ mương, đất chuyển
đổi, đất vườn
Các địa phương ở miền Trung trồng hành cũng không nhiều và cũng thường rải rác
trên các bờ mương, đất chuyển đổi, đất vườn
Các địa phương ở miền Nam trồng hành khá phổ biến với diện tích lớn nhất, tập trung
ờ các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long…
1.1.3 Tình hình trồng hành hương trên thế giới
Hành hương là một loại cây trồng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày cộng
với khả năng dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh nên được trồng khá phổ biến ở
các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á và châu Mỹ.
1.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại:
1.2.1 Nguồn gốc và phân bố:
Hành hương có nguồn gốc chưa chắc chắn, nhưng cây được trồng đầu tiên ở vùng
Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng 200 năm trước công nguyên và Nhật Bản vào thế kỷ
thứ V sau công nguyên. Về sau, cây được trồng rộng rãi ở vùng Đông và vùng Đông
Bắc Á. Ở Việt Nam, hành hương cũng là cây trồng từ lâu và khá phổ biến ở các vùng
miền.
12
1.2.2 Phân loại
Bảng 1.1 Phân loại cây hành
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Plantae
(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Monocots

Bộ (ordo) Asparagales
Họ (familia) Alliaceae
Chi (genus) Allium
Loài (species) A. fistulosum
Tên hai phần
Allium fistulosum
Linnaeus
( Nguồn: />1.3 Hình thái thực vật của hành hương
Cây thảo, sống hằng năm, có mùi đặc biệt. Cao khoảng 30 - 50cm. Thân hình nhỡ, chỉ
hơi phồng, rộng 0,7 - 1cm, đẻ nhiều nhánh. Lá hình trụ rỗng, nhẵn, mọc thành túm từ
thân hành, đầu thuôn nhọn, đường kính 4 - 8mm; bẹ lá to, vảy mỏng, màu trắng, đôi
khi pha hồng có nhiều sọc.
Cụm hoa hình đầu tròn hoặc tán giả mọc trên một cán rỗng (trục của cụm hoa), cao
bằng lá; hoa nhiều có cuốn ngắn; bao hoa gồm 6 mảnh bằng nhau hình trái xoan nhọn,
màu trắng có sọc xanh xếp thành hai vòng; nhị 6 dài hơn bao hoa, mọc thò ra ngoài,
chỉ nhị phình ở gốc.
Quả nang hình tròn, hạt hình ba cạnh, màu đen.
Mùa hoa quả tháng 4 - 11.
13
Hình 1.1 Hình thái cây hành hương.
(Nguồn: )
1.4 Yêu cầu ngoại cảnh đối với hành hương
1.4.1 Nhiệt độ và ánh sáng:
1.4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các giai đoạn: Nảy mầm của hạt, thời kì cây con, sinh trưởng
sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực.
a. Thời kì hạt nảy mầm
Công việc gieo ươm hạt chịu sự tác động của nhiệt độ, nước, oxi trong nước, trong đó
yếu tố nhiệt độ là quyết định nhất. Bởi nhiệt độ trong đất quá thấp, hạt giống không
hút được nước, nếu hạt giống nằm lâu trong đất sẽ bị thối. Do vậy, cần phải có nhiệt

độ thích hợp thì quá trình nảy mầm của cây mới tốt.
b. Thời kì cây con
Khi cây ngóc lên khỏi mặt đất, xuất hiện lá mầm, thân non. Lúc này các bộ phận của
cây còn rất yếu, khả năng quang hợp kém, nếu gặp nhiệt độ cao cây hô hấp mạnh, tiêu
hao chất dinh dưỡng…dẫn đến cây còi cọc, kém sinh trưởng kém. Do vậy, ở thời kì
này cây đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp ở thời
kì này là từ 18 - 20
o
C.
c. Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng
14
Đây là giai đoạn cây phát triển phát triển mạnh, các bộ phân thân, lá sinh trưởng rất
nhanh. Lúc này nhiệt độ cao tạo điều kiện cho cây quang hợp và hút nước, chất dinh
dưỡng.
d. Thời kì sinh trưởng sinh thực
Khi các bộ phận như rễ, củ, thân, lá…phát triển hoàn thiện thì cây chuyển sang thời kì
sinh sản hoa, quả, hạt. Nhiệt độ thích hợp nhất lúc này là 20
o
C, nhiệt độ cao quá hoặc
thấp quá đều ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và kết quả của cây.
1.4.1.2 Ánh sáng
Ánh sáng rất quan trọng, nó giúp cho cây quang hợp được tốt, ánh sáng đầy đủ sẽ làm
tăng bề dày của mô, tăng chất diệp lục, thúc đẩy quá trình quang hợp. Nếu thiếu ánh
sáng sẽ làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Còn cây thiếu ánh sáng thì khả
năng sinh trưởng và phát triển của nó rất kém, hàm lượng diệp lục giảm, thịt lá mềm
và xốp, gian bào chứa đầy nước.
1.4.2 Đất
Trong trồng trọt, đất được coi là nền tảng của cây trồng, đất nào cây ấy. Yêu cầu đối
với đất phải là đất tốt, tầng đất canh tác dày, thoát nước nhanh và thấm nước cao, giữ
được nước liền chân.

Đất trồng vụ này sang vụ khác, cùng với sự tác động của tự nhiên, đất đai bị bạc màu,
rửa trôi, kém màu mỡ…Vì vậy cần phải tiến hành cải tạo đất để có đất tốt mà trồng
trọt. Có như vậy mới luôn đảm bảo năng suất và chất lượng cao.
- Cải tạo đất
+ Với đất cát khó giữ ẩm, mùa khô hạn cây dễ bị chết, cần bố trí cây trồng thích hợp
và tăng lượng phân hữu cơ (Đặc biệt là phân chuồng hoai mục).
+ Với đất nặng, nhiều sét, cần thêm đất cát pha, đất phù sa và bón nhiều phân hữu cơ.
+ Với đất nhẹ, bón phân hữu cơ, bùn ao phơi khô.
+ Với đất chua mặn, bón nhiều phân hữu cơ, vôi bột và phân NPK hợp lí.
1.4.3 Dinh dưỡng
Một năm có thể thu hoạch làm nhiều lứa. Mỗi lứa có thời gian sinh trưởng và phát
triển rất nhanh. Chính vì vậy, nhu cầu chất dinh dưỡng là rất lớn. Khả năng hút chất
15
dinh dưỡng của cây phụ thuộc vào sự chăm sóc và những tác động của ngoại cảnh
như: Khí hậu, đất đai…
Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây có nhu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau. Khi hạt
chưa nảy mầm, lúc này phôi rễ chưa phát triển cây chưa có nhu cầu đối với chất chất
dinh dưỡng từ bên ngoài, mà chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt. Cây bắt đầu có
nhu cầu dinh dưỡng từ bên ngoài là khi có bộ rễ. Ở thời kì cây con, nhu cầu về chất
dinh dưỡng tăng theo sự lớn dần của nó. Giai đoạn đầu do bộ rễ còn yếu nên khả năng
hút chất dinh dưỡng của nó là rất kém. Lúc này bón nhiều phân hay ít phân đều ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Bước sang thời kì sinh trưởng
dinh dưỡng các bộ phận của cây đã phát triển mạnh, nên khả năng hút chất dinh
dưỡng của nó là rất lớn. Do vậy, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng
cao năng suất và chất lượng.
Đối với người trồng phải nhận biết được đặc tính sinh trưởng của từng thời kì, để đáp
ứng yêu cầu chất dinh dưỡng cho phù hợp.
Phân Đạm: Đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cây hành. Đạm làm cho cây
chóng xanh, thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân, lá phát triển. Đạm
giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành các cơ quan sinh vật, là thành phần của

nhiều hợp chất glucozit, các chất điều tiết sinh trưởng, emzim và diệp lục… Tuy
nhiên, không nên quá lạm dụng nó vào việc chăm bón. Thừa hoặc thiếu đạm đều ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng. Thừa đạm, sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của
thân lá, thân lá non mềm, tế bào chứa nhiều nước, cây sẽ vống lốp, sâu bệnh gây hại
dẫn đến kém khả năng chống chịu với tác động của ngoại cảnh, phẩm chất rau kém và
gây khó khăn cho công việc bảo quản, vận chuyển. Còn thiếu đạm, cây còi cọc và xảy
ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.
Phân lân: Có vai trò quan trọng đối với đời sống của cây. Lân có trong thành phần
của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.
Lân tham gia vào các thành phân các emzym, các protein, tham gia vào tổng hợp các
axit amim. Nó kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan
16
rộng ra xung quanh, giúp cây tăng khả năng chống chịu được hạn và cứng cáp tránh
đổ ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa sớm và nhiều.
Lân làm tăng các đặc tính chống chịu của cây hành đối với các yếu tố bất thuận như :
Chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, phòng chống được một số bệnh hại.
Khi bón phân lân cần cân đối một lượng vừa đủ, nếu bón quá nhiều lân có thể làm cho
cây thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vậy, để phát huy hiệu quả của việc sử dụng
phân bón thì nên bón kết hợp phân vi lượng, nhất là kẽm.
Phân kali: Kali giữ vai trò rất quan trọng. Có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa
năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng tính
khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không có lợi từ bên ngoài và chống
chịu với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng cáp, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu
úng, chịu hạn, chịu rét, thúc đẩy tạo thành các bó mạch, tăng bề dày các giác mô. Kali
kích thích hoạt động của các enzim, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong
cây, thúc đẩy quá trình quang hợp. Kali tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tinh
bột, diệp lục…Kali làm tăng khả năng chống chịu với các tác động bất lợi của ngoại
cảnh.
Kali làm tăng phẩm chất và góp phần tăng năng suất.

Dạng kali thích hợp là K
2
SO
4
, KCl.
Để sử dụng hợp lý phân kali, người trồng hành cần phải chú ý tới các yếu tố sau:
Bón kali ở đất trung tính sẽ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy, ở loại đất trung tính nên
kịp thời bón thêm vôi.
Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
Có thể bón tro bếp thay thế cho kali.
Bón kali quá nhiều có thể làm cho cây bị teo rễ, kém sinh trưởng. Bón phân kali quá
thừa trong một năn có thể làm cho mất cân đối với Natri, Magie. Ở trong trường hợp
này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng như: Natri, Magie
17
- Các nguyên tố vi lượng: Là thành phần của nhiều enzim, nó tham gia vào quá trình
tổng hợp protein, gluxit, các vitamin. Phân vi lượng rất ít, nhưng chúng lại rất cần
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, điều đó được thể hiện:
+ Thiếu Bo: Làm yếu mầm cây, các lá non hơi xoăn, có màu xanh trắng. Lượng phân
chứa nguyên tố Bo dùng cho một ha từ 1,5- 2 kg, có thể trộn với các loại phân đạm,
lân, kali, để bón vào đất, cũng có thể pha thành dung dịch để phun lên cây.
+ Thiếu Đồng (Cu) : Làm mầm chết rất nhanh sau khi mọc, các quá trình sinh trưởng
của cây diễn ra rất chậm, yếu, hàm lượng chất xanh (chất diệp lục) trong cây giảm đi
rõ rệt, làm giảm nhanh năng suất.
Có thể dùng sunphat đồng ( phèn xanh CuSO
4
.2H
2
O) để bón vào đất với hàm lượng
20 - 25kg/ha.
+ Thiếu Mn: Làm cho cây vàng lá, lá có dạng dài nhọn, mép lá vàng và hơi cong. Mn

có tác dụng đẩy mạnh tốc độ nở hoa, rút ngắn thời gian kết quả và làm tăng phẩm
chất, năng suất.
+ Thiếu Molipden (Mo), gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hàm lượng các chất protein,
hàm lượng diệp lục và các vitamin, làm giảm sút khả năng cố định đạm của các vi
sinh vật sống trong đất và trong rễ cây.
Để bổ sung Mo cho cây hành có thể dùng dung dịch axit Molipdic nồng độ 0,02% để
phun lên cây với lượng từ 600 - 1000l/ha.
+ Thiếu kẽm (Zn), làm giảm hàm lượng lượng diệp lục của cây, giảm sự thụ tinh của
hoa và sự kết hạt của trái hoàn toàn đình chỉ. Nó còn tham gia vào việc biến đổi đạm,
lân, kali, canxi và mangan thành dạng dễ tiêu tan vào nước để cây trồng dễ hấp thu.
Muốn bổ sung Zn cho cây trồng có thể sử dụng hạt giống trước khi gieo bằng sunphat
kẽm pha loãng 0,05 – 0,1% với lượng 6 - 8l cho dung dịch cho 100kg hạt.
+ Thiếu sắt (Fe), làm ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cây, cây hành bị nhiễm
bệnh úa vàng lá.
Các nguyên tố vi lượng rất cần cho cây hành nhưng khi dùng phải hết sức thận trọng,
tức là chỉ dùng một loại phân vi lượng nào đó khi đã xác định được trong đất trồng
18
thiếu nó vì chỉ trong trường hợp đó mới phát huy được hiệu lực còn trong trường hợp
ngược lại sẽ gây ngộ độc cho cây hành.
- Phân hữu cơ: Được sử dụng dưới nhiều dạng: Phân chuồng, phân bắc, phân trộn ủ,
phân rác…trong đó phân chuồng được xem là loại phân bón đa năng, gồm đủ các
nguyên tố đa lượng cũng như vi lượng, tuy nhiên các nguyên tố dinh dưỡng trong
phân chuồng thường có hàm lượng không cao. Phân chuồng có tỷ lệ mùn cao, có tác
dụng cải tạo đất, giữ nhiệt và không khí cho tầng đất mặt, hấp thu phân lớn lượng
phân bón vô cơ vào đất để cung cấp dần cho cây. Tuy nhiên hàm lượng chất dinh
dưỡng có trong phân chuồng thấp, nên dù bón với lượng rất cao từ 20 - 40 tấn/ha thì
vẫn cứ phải bón thêm các dạng phân vô cơ khác để bổ sung chất dinh dưỡng thì mới
có thể đạt năng suất cao và nâng cao chất lượng của cây
1.4.4 Nước
Nước giữ vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đến năng suất và chất lượng. Qua

nghiên cứu người ta nhận thấy trong cây hành lượng nước chiếm từ 75 - 95%. Trường
hợp thiếu nước có các biểu hiện như: Kém sinh trưởng, còi cọc, chất lượng giảm. Còn
nếu thừa nước, cây mềm yếu, nồng độ các chất hòa tan giảm, chất lượng kém, khó
khăn cho việc bảo quản và vận chuyển (Mau thối rữa và dập nát).
Ở mỗi giai đoạn phát triển, cây có nhu cầu về nước khác nhau
- Thời kì nảy mầm: Sau khi gieo hạt cần tưới đẫm nước. Đảm bảo đủ ẩm để hạt
trương lên nảy mầm.
- Thời kì cây con: Lúc này bộ rễ còn yếu, chưa ăn sâu vào đất, do vậy cần cung cấp
đầy đủ nước.
- Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng: Lúc này các bộ phận của cây đã phát triển mạnh,
cần cung cấp đầy đủ nước cho cây.
1.5 Kĩ thuật canh tác
1.5.1 Chuẩn bị giống
Sử dụng giống địa phương có đặc điểm sinh trưởng tương đương nhau, thời gian sinh
trưởng 42 - 50 ngày.
19
- Hành Hương: Lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm, năng suất trên 1 tấn/1000m
2
, dễ nhiễm
bệnh vàng lá.
- Hành Trâu: Lá to, bụi lớn, năng suất 1 - 1,5 tấn/1000m
2
, thị trường rất ưa chuộng.
- Hành Đá: Lá, bụi thuộc dạng trung gian, năng suất 1 - 1,5 tấn/1000m
2
, trồng phổ
biến, thị trường rất ưa chuộng, thích hợp trồng dày.
Chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm
sâu bệnh.
Lượng giống: Tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 180 - 240kg hành

giống/1000m
2
.
Xử lý giống: Để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới, trước khi nhổ hành
giống 1 - 2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map - permethrins 50EC, nếu
sâu nhiều có thể xử lý bằng Secure 10EC theo nồng độ khuyến cáo. [Nguồn: Th.s
Trần Thị Ba, Trường ĐH Cần Thơ].
1.5.2 Chuẩn bị đất trồng
- Yêu cầu: Đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6,0 - 6,5, nếu pH thấp
hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp.
Đất trồng hành cần được phơi ải, làm nhỏ, lên luống cao 20 - 30cm tùy địa hình,
luống rộng 1 - 1,2m, rãnh luống rộng khoảng 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.
Cần bón lót 15 - 20 tấn phân chuồng hoai, 300kg lân, 250 - 300kg kali, 50 - 100 vạ tro
bếp cho 1ha.
- Có 2 cách bón phân lót:
+ Cách thứ nhất: Sau khi cày bừa kĩ, rãi toàn bộ các loại phân nói trên cho đều rồi lên
luống để trồng.
+ Cách thứ hai: Có tốn công nhưng tiết kiệm phân bón, hiệu quả sử dụng phân bón
cao hơn: Xẽ rãnh hàng cách hành 25 - 30cm, bón các loại phân đã trộn đều vào rãnh,
lấp 1 lớp đất mỏng từ 3 - 5cm. Sau đó trồng hành.
- Xử lý đất: Tiến hành xử lý đất ở 3 ngày trước trồng, sử dụng 1 kg Mocap/1000m
2
.
Rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất mặt.
20
Tủ rơm kín mặt liếp ngay trước khi trồng. [Nguồn: Th.s Trần Thị Ba, Trường ĐH Cần
Thơ].
1.5.3 Kĩ thuật trồng
1.5.3.1 Trồng bằng hạt
Hành hương trồng bằng hạt, rồi cấy ra ruộng, nhiều lứa trong khoảng thời gian từ

tháng 1 - 10. Đến mùa thu khô hành ra hoa.
Gieo hạt trong các tháng 1 - 2. Trên 1m
2
gieo 4 - 5g hạt nên ngâm hạt vào nước gieo
cho đều . Gieo hạt xong, phủ rơm, trấu lên. Tưới nước bằng ôdoa, giữ ẩm thường
xuyên, 7 - 10 ngày sau hành mọc mầm. Thời gian này, nếu có sương muối cần làm
mái che cho hành. Sau 45 – 50 ngày nhổ cây để trồng.
Khi trồng chú ý cắt bớt 1 phần rễ và ngọn lá. Khoảng cách trồng 10x10cm. Sau khi
trồng tưới nước đủ ẩm. Có thể kết hợp với bón thúc bằng cách tưới nước phân hữu cơ
pha loãng hoặc phân đạm hòa vào nước.
1.5.3.2 Trồng bằng củ
Chọn các củ hành trung bình, không to quá, vì tốn giống, không bé quá vì cây hành
mọc lên sẽ yếu, đặt củ hành cho rễ xuống dưới, lấp đất vừa kín phấn trên (Mầm hành),
xong phủ rơm rạ, trấu, tưới nước đủ ẩm để hành mọc cho nhanh, mật độ thích hợp
thường là hàng cách hàng 25 - 30cm, cây cách cây từ 7 - 10cm, cây sẽ mọc khỏe, dễ
chăm sóc.
1.5.4 Chăm sóc
1.5.4.1 Bón phân
Hành có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng mạnh, năng suất trên đơn vị
diện tích cao từ 20 - 60 tấn/ha. Vì vậy yêu cầu chất dinh dưỡng của nó là rất lớn.
Trong quá trình trồng, công việc bón phân đòi hỏi thường xuyên và liên tục. Khi bón
phân cần đảm bảo nguyên tắc bón phân đúng chủng loại, cân đối, đúng liều lượng,
đúng thới kỳ. Đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng, cải tạo được đất, làm tăng năng
suất và nâng cao chất lượng.
- Yêu cầu kỹ thuật bón phân cho hành:
Bón cân đối giữa các chất đạm, lân và kali.
21
Bón đủ lượng phân cần thiết.
Bón đúng lúc và đúng cách.
Đạm, lân và kali là ba chất cơ bản để tạo ra chất hữu cơ và năng suất và chất lượng

cây.
- Cách thức bón phân cho cây hành:
Bón phân cho cây hành thường bón theo 2 cách là bón lót vá bón thúc
Bón lót: thường bón các loại phân chuồng kết hợp với các phân vô cơ chậm tan như
lân, kali, vôi…và một lượng nhỏ phân dạm (Khoảng 1/5 - 1/3 lượng phân đạm cần
bón).
Cách bón lót có thể bón theo hốc, theo rạch, theo hàng hoặc trộn lẩn trên mặt đất. Tùy
vào từng giống, chất đất…mà lựa chọn cách bón cho hợp lý.
Chú ý: Khi trồng không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân.
Bón thúc: Cách bón này thường áp dụng cho những vùng đất kém màu mỡ, cây sinh
trưởng chậm hoặc bón vào cuối giai đoạn sinh trưởng, nhằm tăng cường chất dinh
dưỡng để kích thích cây tiếp tục phát triển.
Bón thúc thường sử dụng nước phân chuồng, nước dải pha loãng để bón hoặc bón
thêm phân đạm, phân kali vào đất rồi tưới nước.
Một số công thức bón phân cho cây hành:
- Lượng phân bón cho 500m
2
là: 500kg phân chuồng hoai mục + 20kg phân Trâu
Vàng Số 1 + 14kg Lân + 20kg NPK (16 – 16 - 8) + 6kg Urê + 12kg Kali.
- Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân + 20kg phân Đầu Trâu Số 1 + 6kg NPK +
2kg Kali.
- Thúc lần 1: Sau khi trồng 10 ngày: 2kg Urê
- Thúc lần 2: Sau trồng 15-17 ngày: 2kg NPK + 3kg Kali.
- Thúc lần 3: Sau khi trồng 24 ngày: 5kg NPK + 3kg Kali + 2kg Urê để tưới.
- Thúc lần 4: Sau khi trồng 30 ngày: 4kg NPK + 2kg Kali để tưới.
Hiện nay, nhiều vùng trồng hành còn áp dụng biện pháp bón phân ngoài rễ, tức là
phun một số loại phân có nhiều vi lượng trực tiếp lên lá, hoa và quả. Các loại phân
bón trên lá bao gồm các dạng bột, dạng lỏng. hiệu quả của việc sử dụng các loại phân
22
này rất cao, chi phí không nhiều, phun đúng lúc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật có

thể làm tăng năng suất từ 5 - 15% hoặc cao hơn nữa.
1.5.4.2 Tưới nước
Sau khi gieo hạt, hằng ngày cần tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để hạt
nảy mầm được tốt. Lượng nước tưới hằng ngày, cần phải căn cứ vào thời tiết (Mưa,
nắng, độ ẩm đất), để cung cấp cung cấp nước vừa đủ không thừa, không thiếu. Bởi vì
độ ẩm quá cao hạt có thể bị thối, tỷ lệ nảy mầm thấp còn với độ ẩm quá thấp sức nảy
mầm của hạt kém. Khi mầm ngoi lên khỏi mặt đất, lúc này cần ngừng tưới nước độ từ
5 - 7 ngày để tạo cho hệ rễ phát triển mạnh về sau. Qua khoảng thời gian này, lại tiếp
tục tưới nước, mỗi ngày tưới một lần.
Cây hành yêu cầu lượng nước khá lớn. Vậy để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây hành được tốt. Người trồng hành phải có phương pháp tưới cụ thể,
sử dụng tia nước hợp lý. Nếu không thực hiện tốt các phương pháp tưới thì không
những ảnh hưởng đến cây hành, mà còn mất đi độ màu mỡ của đất (Gây xói mòn, rữa
trôi, bạc màu).
Đối với các loại đất có khả năng giữ nước tốt, thì lượng nước tưới và số lần tưới có
thể giảm đi. Nhưng ở điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, tốc độ gió lớn…
thì lượng nước cần phải tăng lên. Khi tưới cần kiểm tra độ ẩm của đất, nếu nước trong
đất quá nhiều, đất thiếu oxi, thì khả năng hô hấp của rễ giảm, rễ không hút được nước,
hoạt động của các loài vi sinh vật bị ức chế, quá trình phân hủy phân hữu cơ chậm.
Tưới nước cần tưới đều, các tia nước phải nhỏ, không làm lật gốc hành, không làm
tổn thương đến thân, rễ và lá. Thời kỳ cây ra hoa, lúc tưới không để nước đọng vào
trong hoa, dễ làm vỡ hạt phấn hoa, làm thối hoa.
Tưới nước cho hành còn phải căn cứ vào các giai đoạn sinh trưởng. Ở mỗi thời kỳ cây
có nhu cầu về nước khác nhau. Sau đây là một số phương pháp tưới nước:
+ Tưới trên mặt đất: Là phương pháp tưới phổ biến ở các vùng trồng rau, tuy nhiên ở
phương pháp này có nhược điểm là đất dễ bị đóng váng, nước ngấm không đều, mất
nhiều công sức…Tưới trên mặt đất có thể tưới bằng gáo, tưới rãnh và tưới phun mưa.
23
+ Tưới bằng gáo thường áp dụng cho các loại rau sau trồng, tưới rãnh được áp dụng
để tưới cho cây đang sinh trưởng và pháp triển. Tưới rãnh là phương pháp tưới được

phổ biến rộng rãi ở các vùng trồng rau. Tưới rãnh giảm công lao động, có lợi cho cây,
giữ được cấu tượng đất.
+ Tưới phun mưa là phương pháp tưới có ưu điểm giảm công lao động, nước lại phân
bố đều. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi đầu tư lớn.
Chú ý: Trước khi thu hoạch 1 - 4 tuần ngừng hoặc giảm tưới nước (Căn cứ vào thời
tiết, giống, chất đất…), nhằm tạo điều kiện cho tăng cường tích lũy chất khô, thu
hoạch dễ dàng và bảo quản được tốt.
1.5.4.3 Trừ cỏ dại
Hàng ngày chăm sóc hành cần chú ý làm cỏ dại, không để nó sinh sôi, phát triển
mạnh, tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng của hành.
Tỉa cây, nhằm loại bỏ cây xấu, cây sinh trưởng kém.
1.5.5 Phòng trừ sâu, bệnh
1.5.5.1 Sâu hại
a.Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner
Họ Ngài Đêm (Noctuidae); Bộ Cánh Vảy (Lepidopera)
- Đặc điểm hình thái
Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ con hơn (dài 10 - 15 mm), da xanh lục với 2
sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, không có u gai trên lưng như sâu xanh.
Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc. Bướm cũng đẻ
trứng ban đêm trên lá nhưng thành từng ổ từ 20 - 30 trứng có phủ lông trắng do chùm
lông ở cuối bụng của con cái. Chu kỳ sinh trưởng của sâu khoảng 1 tháng, ngắn hơn
nhiều so với sâu xanh hay các loài sâu khác cùng họ Noctuidae. Có lẻ vì vậy mà sâu
phát triển và gia tăng mật số rất nhanh, lây lan rất dễ vì chúng cũng ăn cả ớt, hành, cà
chua, bắp và kháng thuốc rất mạnh.
24
Hình 1.2 Thành trùng
(Nguồn: Chi cục BVTV An Giang), ấu trùng gây hại lá hành (Nguồn: Trần Thanh
Hải, ĐHCT)
- Biện pháp phòng trừ
Cũng áp dụng chiến lược tương tự như đối với sâu xanh nhưng cần chú ý thêm các

điểm sau đây:
Sâu gia tăng mật số nhanh hơn và kháng thuốc cũng mạnh hơn, nên chú ý kiểm tra kỹ
khi cây còn non để có thể bắt sâu hoặc ổ trứng, hay cần lắm thì phun thuốc ngăn chặn
kịp thời không cho bộc phát mật số, nhất là trong vụ Xuân - Hè là mùa có mật số sâu
cao nhất.
Vào cuối vụ Xuân - Hè thì mật số của các lòai thiên địch thường tăng cao như nấm ký
sinh, vi rút NPV, ong kén trắng Do đó nên hạn chế sử dụng thuốc sâu vào lúc này để
bảo vệ chúng.
Khi cần thiết, có thể phun các loại thuốc như SUCCESS hoặc MATCH để phòng trị.
Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá thì không thể
dùng một loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau
(Thường phun kết hợp trừ sâu xanh da láng và các đối tượng khác).
Lần 1: Atabron 5EC
Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F
Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC
Lần 4: Mimic 20F + SeNPV
Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV
Không sử dụng Furadan 3H trên hành lá và hạn chế sử dụng Padan. [Nguồn: Th.s
Trần Thị Ba, Trường ĐH Cần Thơ].
b. Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius
25

×