Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.57 KB, 35 trang )

A. MỞ ĐẦU

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Văn học phản ánh cuộc sống của con người, là tiếng lòng của con người
hướng tới chân, thiện, mĩ. Một tác phẩm văn học có thể cung cấp cho người
đọc những hiểu biết phong phú về lịch sử địa lý, văn hóa, xã hội, phong tục
tập quán… Và quan trọng là giúp con người khám phá những vấn đề của xã
hội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm, và tâm hồn của con người. Như vậy
văn học ngoài chức năng nhận thức ra thì văn học có tác dụng giáo dục rất
lớn.
Robinson Crusoe của Daniel Defoe là một tác phẩm như vậy, tác phẩm
là một câu chuyện ly kỳ về cuộc tìm kiếm, khám phá thế giới tự nhiên, nhưng
nhà văn không dừng lại ở đó mà nhà văn dồn trọng tâm vào thế giới nội tâm,
vào việc miêu tả tính cách của nhân vật và mối quan hệ của con người với
môi trường và hoàn cảnh. Tức là, nhà văn khám phá chiều sâu tâm lý của con
người.
Robinson Crusoe là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu, có vai trò đặc biệt đối với
tuổi trẻ trong việc định hướng nhân sinh quan và triết lý hành động trong cuộc
sống. Tác phẩm đưa lại những bài học quí giá cho mỗi con người, mà trước
hết là biết vượt qua hoàn cảnh và vượt lên số phận. Tình yêu cuộc sống, yêu
lao động, tình thương giữa người với người là sợi dây giữ vững bình yên của
xã hội và tôn cao giá trị con người.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1.Giới hạn đề tài: Robinson Crusoe của Daniel Defoe và thể loại
tiểu thuyết giáo dục
2.2.Giới hạn tác phẩm: Tác phẩm Robinxon Crusoe của Daniel Defoe
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Daniel Defoe là một tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học Anh
nói riêng và trên thề giới nói chung, quan trọng ở chổ ông là cha đẻ của tiểu
thuyết Anh, Defoe đã tạo ra một câu chuyện giống như thật, đây là một trong
những đặc điểm của tiểu thuyết Anh thời bấy giờ. Tác phẩm của Anh được


bạn đọc nhiều thế hệ đón nhận và yêu thích, tác phẩm của ông cũng được
trích dạy trong nhà trường. Việc nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe đã
1
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, song ở Việt nam
hiện nay vấn đề nghiên cứu tác giả và tác phẩm còn đang rất ít nên việc
nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên những tư liệu rất ít ỏi về Daniel
Defoe.
Trong Văn học phương Tây của nhà xuất bản giáo dục, nhà nghiên cứu
Phùng Văn Tửu có viết “ Daniel Defoe là một trong những nhà văn Anh có
tiếng tăm nhất thế kỉ XVIII. Tiểu thuyết Robinson Crusoe của ông từ khi mới
xuất bản cho đến nay luôn luôn được độc giả yêu mến và trở thành một đóng
góp quý báu vào kho tàng văn học tiến bộ của loài người” [tr.339]. “Ông
được đánh giá là một trong những người sáng lập ra nền tiểu thuyết Anh và
của cả Châu Âu” [tr.343].
Cũng theo ý kiến của Phùng Văn Tửu: Robinson Crusoe là một tác phẩm
có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu thuyết này
bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyện
cho các em ý chí quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ,
dũng cảm tự lực và biết phát huy sáng kiến” [tr.352].


2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: DANIEL DEFOE VÀ THỂ LOẠI TIỂU
THUYẾT GIÁO DỤC
1.1. Daniel Defoe và những cải cách xã hội
1.1.1. Nước Anh và trào lưu triết học ánh sáng
Khi nói đến trào lưu triết học ánh sáng là đang nói đến bước chuyển
mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước Tây Âu nói chung và
Anh quốc nói riêng vào thế kỷ XVIII.

Các nhà triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn tiến bộ của thế
kỷ ấy ở hầu khắp các nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lý trí,
dùng ánh sáng của lý trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lý giải phóng tư
tưởng cho mọi người, mở mang trí tuệ cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc
với văn hóa, khoa học, kĩ thuật ánh sáng của lý trí dọi khắp vào các lĩnh vực
và trở thành thứ vũ khí chống phong kiến khá sắc bén, do đó mà xuất hiện
thuật ngữ “Ánh sáng”.
Thuật ngữ ánh sáng chỉ rõ vai trò tiến bộ lịch sự của giai cấp tư sản so
với giai cấp phong kiến già cỗi trong thời đại cách mạng tư sản bằng cách gợi
lên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Nó cũng nêu bật ý nghĩa tiến bộ
của phong trào tư tưởng và của nền văn học ánh sáng thế kỷ XVIII. Thuật ngữ
ánh sáng không thể hiểu thuần túy theo nghĩa rộng, mà giờ đây là một khái
niệm mang nội dung lịch sử cụ thể, và hàm nghĩa chống phong kiến và gắn
với giai cấp tư sản trong một thời điểm nhất định. Mà như Ăngghen viết:
“Ngày nay chúng ta đều biết rằng sự thống trị của lý tính ấy chẳng qua là sự
thống trị lý tưởng hóa của giai cấp tư sản: rằng công lý vĩnh cửu được thực
hiện trong nền tư pháp tư sản; rằng bình đẳng rút cục là lại bình đẳng tư sản
trước pháp luật; rằng một trong những quyền chủ yếu của con người đã được
ban bố… là quyền sở hữu tư sản; rằng nhà nước hợp với lý tính, “khế ước xã
hội” của Rutxô chỉ ra đời và chỉ có thể ra đời dưới hình thức của một nền
cộng hòa tư sản” (chống Duyrinh.st. Hà Nội, xuất bản lần thứ hai, Tr.29).
3
Văn học phương Tây thế kỷ Ánh sáng mang những nét cơ bản đó, nhưng
do tình hình phát triển riêng ở từng nơi nên ở mỗi nước lại mang một màu sắc
khác nhau.
Ở Anh ngay từ thế kỉ XV đã trở thành điển hình cho sự tích lũy nguyên
thủy của chủ nghĩa tư bản. Cách mạng Tư sản Anh nổ ra từ giữa thế kỉ XVII
(1648), trải qua nhiều khúc quanh co, và một cuộc cách mạng không triệt để.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp Tư sản đưa đất nước tiến lên con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng đồng thời lại thỏa hiệp với từng lớp

phong kiến, dưới chính thể quân chủ lập hiến.
Có thể nói đỉnh cao của thế kỉ XVIII ở Anh là cuộc cách mạng kinh tế,
tạo nên bước ngoặt phát triển công nghiệp mạnh mẽ chưa từng thấy. Tuy
nhiên, mối quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng tăng lên, quần chúng lao
động càng bị đẩy nhanh đến tình trạng bị bần cùng hóa.
Tình hình đặc biệt đó tác động đến văn học. Tính chất chống phong kiến
vẫn chưa lu mờ trong đời sống văn học cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động
tinh thần khác của đất nước, đặc biệt vào nữa đầu thế kỉ XVIII và gắn với tầng
lớp tư sản tiến bộ. Phần nhiều các tác phẩm hướng vào việc miêu tả đời sống
riêng tư với các phong tục đạo đức của nó. Các nhà văn quan niệm rằng đấy là
con đường tốt nhất tác động đến đời sống xã hội của thời đại mình.
Trong bốn mươi năm đầu thế kỉ, trên văn đàn Anh nổi lên tên tuổi của
Bôp, Xtilơ, Adixon, đặc biệt là Defoe.
Trong thế kỉ XVIII này không chỉ ở Anh mà Pháp cũng là nơi tập trung
những mâu thuẫn gay gắt nhất giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến. Văn
học pháp thế kỉ này tuy nhiều hình, nhiều vẻ nhưng đều diễn ra trên những
dấu hiệu chung của thời đại. các nhà văn tuy mức độ khác nhau nhưng đều có
ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình
phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý, cũng như
cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh
cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân.
Văn học Pháp thế kỉ XVIII là biểu hiện sự cố gắng liên tục đổi mới và
sáng tạo về hình thức thể loại. Các tác gia thế kỉ ánh sáng dùng nhiều hơn vào
hài kịch, ở buổi bình minh của thế kỉ với Rơnha và Lơxagiơ với tên tuổi lớn là
Marivô.
4
Trong lúc chế độ phong kiến đã bị một giai cấp tư sản giàu và mạnh tập
trung trong các thành phố lớn, nhất là thủ đô…thì ở Đức giai cấp quý tộc
phong kiến vẫn còn giữ được đặc quyền cũ của nó. Tình hình lạc hậu ấy
Ăngghen gọi là “sự cùng khổ Đức”, chính vì đặc điểm ấy tạo nên sắc thái của

phong trào ánh sáng Đức cũng mang những nét riêng. Tính chất chống phong
kiến của văn học Đức thế kỉ này chủ yếu thể hiện ở phương diện đánh thức
tinh thần dân tộc trong nhân dân góp phần vào sự thống nhất dân tộc.
Văn học Đức thế kỉ này nổi lên với tên tuổi của Gotset, Lexing…
1.1.2. Daniel Defoe và những cải cách xã hội
Văn học phương Tây trước kia nói chung và văn học Anh nói riêng chưa
có một thời kì nào sôi động như trong thế kỉ XVIII. Đây là thế kỉ đánh dấu
bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước ở khu
vực ấy trên thế giới và được mang danh thế kỉ ánh sáng.
Trong giai đoạn này, trên văn đàn Anh nổi lên tên tuổi của Pop, Xtilơ,
Ađixơn, đặc biệt là Daniel Defoe.
Nói đến tên tuổi của Đifô là nói đến một nhà văn nổi tiếng trên thế giới,
ông không những là cha đẻ của tiểu thuyết Anh hiện đại mà ông còn là cha đẻ
của tiểu thuyết châu Âu hiện đại nói chung.
D. Defoe sinh ở Luân Đôn vào khoảng tháng 9 năm 1660 trong một gia
đình theo Thanh Giáo. Cha ông là Jêmfô mới đầu làm nghề sản xuất nến, sau
chuyển sang nghề bán thịt. Năm 1703 nhà văn đổi họ Fô thành Defoe. Người
ta không hiểu vì lý do gì đã thúc đẩy ông thêm dấu hiệu của quý tộc Pháp vào
tên họ như vậy.
Ngay từ khi còn nhỏ Defoe đã được cha gửi đến trường dòng Xtôcơ
Niuuynhstơn, với mong muốn sau này con trở thành mục sư. Đây là trường
học của những người theo phái li khai không thừa nhận giáo lí của Giáo hội
chính thống ở Anh thời bấy giờ, điều này cũng không có gì là lạ bởi vì tín
ngưỡng của Jêmfô là theo Thanh giáo.
Nhưng chẳng bao lâu Defoe từ bỏ con đường lựa chọn cho mình và đi
vào kinh doanh. Ông đã kinh doanh qua nhiều nghề, khi buôn bán mũ áo, khi
làm đại lý xuất khẩu vải vóc và nhập khẩu rượu vang, khi thì mở xưởng sản
xuất ngói…có những lúc làm ăn phát đạt nhưng cũng có khi thua lỗ sạch túi
trên bước đường kinh doanh ông đã đặt chân đến nhiều nước ở lục địa như
5

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, Đức, …
Năm 1683 ông về nước mở cửa hiệu tạp hóa, năm sau lập gia đình và
tiếp tục kinh doanh cho mãi đến lúc về già. Chính hoàn cảnh sống ấy đã ảnh
hưởng đến quan điểm của ông và để lại dấu vết trong sáng tác văn học. Mặt
khác Defoe cũng tham gia tích cực các hoạt động chính trị tiến bộ của thời đại
mình, đồng thời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Hoạt động kinh doanh
và hoạt động chính trị quyện chặt lấy nhau tạo nên tính cách của Defoe cũng
như chi phối ngòi bút sáng tác của ông.
Trong thời gian này ông viết tập tiểu luận nhỏ (Một loại sách bìa mềm)
tấn công vào chế độ chính trị của vua Chales II và tập sách này mang đến cho
ông không ít phiền toái về mặt chính trị.
Năm 1685, ông tham gia cuộc nổi loạn của Công tước Monmouth (con
trai vua Chales II). Cuộc nổi loạn nhanh chóng bị dẹp tan, Công tước
Monmouth bị hành quyết, sau đó diễn ra những vụ đàn áp hết sức khốc liệt.
Defoe phải trốn tránh một thời gian dài, có ý kiến cho rằng nhà văn thay đổi
tên họ vào lúc này là để tránh các cuộc truy nã chứ không phải vào năm 1703.
Khi vua William của Orange lên ngôi không được sự ủng hộ của phái
Tory vì ông này là người Hà Lan. Defoe đã viết tập tiểu luận thanh minh cho
nguồn gốc của ông vua này với nhan đề Thực sự người Anh đã sinh ra như
thế nào, tác phẩm viết về dòng máu pha trộn của người Anh, bài văn châm
biếm này đã sớm chiếm được cảm tình của nhà vua.
Năm 1688 ông lại viết những tiểu luận khác ca ngợi chính sách của ông
vua này, ông trình bày trước đông đảo quần chúng về việc nâng cao học vấn
cho phụ nữ, bảo vệ các ngư dân, làm đường sá, mở ngân hàng, học viện đặc
biệt chú ý nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ.
Năm 1702 William mất, nữ hoàng Anne lên ngôi bao che cho thế lực
phản động, thù ghét những người theo Thanh giáo, ông lại tiếp tục viết tập
tiểu luận với nhan đề Con đường ngắn nhất để tiêu diệt người biệt giáo, đã
đẩy ông đến tình trạng bị ruồng bỏ. Qua tập sách này, ông có vẻ đứng về phía
Anh giáo để chống lại những người biệt giáo, nhưng ý định của ông lại khá

đối lập: ông đã ủng hộ những người biệt giáo để phơi bày những điều xấu xa
của Anh giáo. Đầu tiên chính quyền cũng như Anh giáo không nhận thấy điều
này nhưng sau đó khi ông viết tiếp tập tiểu luận nguyên nhân của con đường
6
ngắn nhất để tiêu diệt người biệt giáo, đã làm cho mọi người sớm nhận ra sự
nguy hiểm của tập tiểu luận này và kết quả là Defoe bị đem xiềng ở quãng
trường Luân Đôn ba ngày nhưng trái ngược với ý muốn của nhà cầm quyền,
ba hôm đó biến thành những ngày vinh quang của tác giả, quần chúng kéo
đến đông nghịt, tung hoa lên đài bêu, quàng vòng nguyệt quế lên vai ông. Tuy
nhiên chính quyền và nhà thờ Anh đã không nhượng bộ vì điều đó. Defoe bị
bỏ tù và phải trải qua một năm ở Newgate.
Năm 1719, khi Defoe đã 60 tuổi, ông xuất bản phần đầu của cuốn tiểu
thuyết Rôbinson Crusoe.
Năm 1722, ông xuất bản tập bút ký về nạn dịch hạch ở Luân Đôn. Mấy
năm cuối đời Defoe sống trong cảnh túng thiếu, bệnh tật. Ông mất ngày
26.04.1731.
Cuộc đời đầy sóng gió và thăng trầm của ông đã ảnh hưởng trực tiếp đến
văn chương của ông.
Những cải cách xã hội của Defoe:
Giai cấp tư sản Anh ra đời và phát triển sớm. Từ thế kỉ XV, nước Anh đã
trở thành điển hình cho tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Cách mạng
tư sản Anh giành thắng lợi nhưng là cuộc cách mạng không triệt để, sau khi
giành được chính quyền giai cấp tư sản đưa đất nước tiến lên con đường phát
triển tư bản chủ nghĩa nhưng đồng thời thỏa hiệp với giai cấp phong kiến. Thế
kỉ XVIII ở Anh là đỉnh cao của cách mạng kinh tế. Giai cấp tư sản Anh thời kỳ
này đã tạo nên một bước ngoặt phát triển công nghiệp mạnh mẽ chưa từng
thấy. Tất nhiên kèm theo đó, mối quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng tăng
lên, quần chúng lao động càng bị đẩy nhanh đến tình trạng bị bần cùng hóa.
Trong thời gian này Defoe đã viết một số tác phẩm luận bàn về chính trị,
kinh tế Người Anh đúng nòi (1701), đây là một tác phẩm thơ châm biếm, tác

phẩm toát lên tinh thần dân chủ chống phong kiến. Cũng trong thời gian này
ông còn cho xuất bản tác phẩm Khảo luận về các dự án, tác phẩm đề xuất
nhiều dự án cải cách tiến bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Ông trình bày
trước đông đảo quần chúng về việc nâng cao học vấn cho phụ nữ, bảo vệ
quyền của con người, ông kêu gọi mở các ngân hàng…
Có thể nói sinh ra trong một hoàn cảnh một xã hội như thế với những thay
đổi và biến động lớn về chính trị - xã hội, điều này đã thúc dẩy nhà văn không
7
bao giờ được ngừng nghỉ. Defoe với những tác phẩm của mình ông đã nêu lên
những quan điểm thái độ về một xã hội phi lý. Tuy ông không gần gũi với nông
dân nhưng ông hiểu rõ cuộc sống khổ cực nghèo đói của nông dân, ông thông
cảm cho những nguyện vọng của họ. Defoe không những chống nhà nước phong
kiến chuyên chế và tôn giáo mà con chống chế độ tư hữu, xem đó là nguồn gốc
của sự bất bình đẳng, ông muốn xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người
đều có nghĩa vụ lao động. Ý tưởng đó sau này được ông xây dựng bằng hình
tượng nhân vật Robinson. Mặc dù ông cũng là người đại diện cho giai cấp tư
sản, nhưng tính chất tư sản trong ông được mờ nhạt đi mà thay vào đó ông ngã
về phía những người dân lao động, Defoe đã thể hiện một tinh thần dũng cảm,
một ý chí chiến đấu, điều này đồng nghĩa với phản ánh tư tưởng và tính chất của
nhân dân Anh lúc bấy giờ, đặc biệt là của tầng lớp dưới trong xã hội, của dân
nghèo nông thôn và thành thị muốn đứng dậy đấu tranh chống áp bức.
Tóm lại với những cải cách của mình Defoe muốn dùng ngòi bút của
mình đánh thẳng vào chế độ quân chủ chuyên chế, chuyên quyền và bạo
ngược, ngòi bút của ông đại diện cho tiếng nói của những người thống khổ,
của giai cấp tư sản Anh thế kỉ XVIII.
1.2. Robinson Crusoe và thể loại tiểu thuyết giáo dục
Robinson Crusoe tên gọi đầy đủ của tác phẩm là cuộc đời và những
chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Robinson Crusoe
Có những bài thơ đọc hàng trăm lần mà cứ ngỡ là mới đọc lần đầu bởi sự
hấp dẫn của nó lôi cuốn người đọc vào chốn mê cung của thế giới ngôn từ

hiện lên từng trang giấy. Có những tác phẩm văn chương đọc đi đọc lại không
thấy chán, càng đọc càng thấy hay, càng thấm thía, có những nhân vật văn
học đi vào tâm hồn con người rồi ở lại mãi, trở thành thế giới riêng một phần
sống động của tâm hồn con người. Một số tác phẩm sau khi đọc con người có
những nhận thức đúng đắn về cuộc sống, về hiện thực khách quan. Ta thử đặt
câu hỏi “ tại sao lại có một số tác phẩm làm được như vậy”? Đó là vì tác
phẩm đã đưa lại những giá trị cho người thưởng thức và cảm nhận.
Daniel Defoe – nhà tiểu thuyết hiện đại bằng tài năng của mình ông đã
làm được điều đó, tác phẩm Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết viết
dưới hình thức tự truyện của nhân vật chính Robinson Crusoe. Robinson là
người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ,
8
bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian hiểm khác. Chàng xuống tàu ở Hơn,
theo bạn đi Luân Đôn. Cuộc hành trình không trót lọt tàu bị đắm ở Yacmao.
Tai họa ấy không làm chàng nhụt chí, cha mẹ khóc lóc bạn bè can ngăn đều
không lay chuyển được quyết tâm của chàng. Chàng làm quen với một viên
thuyền trưởng buôn rồi đi đến Ghinê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió,
chuyến thứ hai gặp cướp biển. Robinson bị bắt làm nô lệ ở Xalê, hai năm sau
trốn thoát sang Brazin lập trại trồng trọt. Chàng vẫn không hề nao núng, bốn
năm sau lại nghe mấy người bạn rũ rê xuống tàu đi Ghinê định thực hiện một
chuyến buôn bán, đổi chát lớn. Chuyến đi của chàng được thực hiện nhưng
không may trên đường đi tàu gặp bão mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy
thủ trên tàu chết hết còn một mình Robinson sống sót dạt vào đảo hoang.
Chàng một mình trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu không dấu chân
người, chàng không hề nản lòng thất vọng. Sau khi vớt vát trong chiếc tàu
đắm lập lờ trên mặt nước tất cả những gì còn có thể dùng được, từ bao lúa mì
đến ít thực phẩm, từ mấy khẩu súng bao đạn ghém đến hòm đồ nghề thợ mộc
dùng để sữa chữa trên tàu, chàng lên đảo dựng lều dưới chân đồi che nắng che
mưa, rào dậu chổ ở chống các thú dữ. Chàng săn bắt kiếm ăn, rồi tiến tới chăn
nuôi, trồng trọt, một tay làm đủ các nghề nên chỉ sau một thời gian cuộc sống

của chàng không những được ổn định mà ngày càng đầy đủ hơn, tuy quanh
quẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn nhưng có lúc Robinson cảm thấy sung
sướng khi nhìn thấy tất cả cơ ngơi do chính bàn tay mình làm nên.
Đến năm thứ 25 sống xa cách loài người, một hôm do sự tình cờ
Robinson phát hiện thấy nhiều thổ dân ghé thuyền lên đảo để chuẩn bị hành
hình tù binh. Chàng chiến đấu cứu được một nạn nhân thoát khỏi bàn tay bọn
ăn thịt người, Robinson đặt tên cho người da đen vừa cứu thoát là Thứ Sáu, từ
đó hai người chung sống với nhau. Robinson cũng cảm thấy đỡ cô độc. Ít lâu
sau lại thấy có những thổ dân khác xuất hiện cùng với hai tù binh trong số đó
có một người Tây Ban Nha, còn người kia là cha của Thứ Sáu, cả hai đều
được Robinson cứu thoát. Từ đó cuộc sống trên đảo ngày càng đông vui. Cuối
cùng xuất hiện một chiếc tàu đến ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Robinson ở.
Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ
định bỏ cho chết trên đảo. Robinson cứu được họ đồng thời giúp thuyền
trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về tổ quốc có cả Thứ Sáu cùng đi. Sau 28
năm hai tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, nơi chàng đã gửi bao kỉ niệm
gian truân, đau khổ nhưng cũng rất sung sướng.
9
Robinson Crusoe với sự đóng góp về thể loại tiểu thuyết giáo dục
Robinson trên đảo hoang là hình ảnh một con người có nghị lực lớn lao, có
tinh thần dũng cảm có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên.
Để viết tiểu thuyết này Defoe đã dựa vào một sự kiện có thật đó là năm 1705
thủy thủ Xenkiêc bị lạc vào đảo hoang Gioăng Phecnandet ở ngoài khơi biển
Chilê, một hòn đảo xưa nay chưa từng có dấu chân người. Đến năm 1709 may
mắn có thuyền trưởng Rôgiơ, một nhà hàng hải dũng cảm từng đi vòng quanh
thế giới giải thoát được cho Xenkiêc, trong lúc người thủy thủ bất hạnh đó hầu
như đã trở về với trạng thái hoang dã. Nhưng nếu như trong câu chuyện thật,
Xenkiêc bị thiên nhiên khuất phục thì trong tiểu thuyết của Defoe, Robinson đã
khuất phục được thiên nhiên. Không thể cho rằng hình ảnh của Robinson vật lộn
với thiên nhiên trên đảo chính là hình ảnh tự thuật của chính Đifô sống cô đơn,

luôn luôn bị kẻ thù rình rập trong xã hội tư sản quý tộc Anh cũng không thể cho
rằng tác giả muốn dựng Robinson thành một nhân vật đáp ứng yêu cầu của giai
cấp tư sản thời đại ông đòi hỏi phải phát huy mọi nghị lực và khả năng của cá
nhân để làm giàu. Robinson là một mẫu người lý tưởng có ý nghĩa, có bao quát
lớn: sức mạnh và trí tuệ con người có khả năng làm thay đổi bộ mặt tự nhiên bắt
tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Robinson có những khía cạnh đứng
cao hơn giai cấp tư sản ngay cả trong thời kì giai cấp tư sản đi lên có nhiều nét
tiến bộ, Robinson của Defoe có tinh thần nhân đạo sẵn sàng hy sinh cứu giúp
người khác, chàng có thế giới quan tiến bộ (đây là sự ảnh hưởng triết học duy
vật). Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết tốt đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu
niên. Tác phẩm không những là lời ca ngợi sức mạnh của con người trong cuộc
đấu tranh với thiên nhiên mà còn ca ngợi tình yêu thương lao động.
Tiểu kết:
Cuộc đời là một chuỗi dài những bước thăng trầm nhưng bằng chính
nghị lực mà đặc biệt bằng sự nổ lực và tài năng của mình Daniel Defoe đã xây
dựng cho mình một con đường đi riêng, và cho ra đời hàng loạt tác phẩm có
giá trị. Với sự ra đời của tiểu thuyết Robinson Crusoe thì ông đã có những
đóng góp quan trọng vào kho tàng văn học thế giới về thể loại tiểu thuyết. Là
người khơi nguồn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Anh nói riêng và Châu
Âu nói chung, mà đặc biệt là thể loại tiểu thuyết phiêu lưu nói riêng và thể
loại tiểu thuyết giáo dục nói chung.
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ HOÀN CẢNH
10
2.1. Sự trớ trêu của hoàn cảnh
Cuộc sống vốn không đơn giản nhu con người ta tưởng, có những người
sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy đủ, được hấp thụ một nền giáo dục
hoàn thiện nhưng đôi khi sự trớ trêu của hoàn cảnh bất chợt đẩy họ vào con
đường khốn cùng hoặc đôi khi với những ham muốn của bản thân họ tự đẩy
mình vào cuộc sống cơ cực, khốn khổ, những điều này là không ai mong
muốn mà bởi một hoàn cảnh nào đó tạo ra mà thôi. Chàng Rôbinson trong tác

phẩm Robinson Crusoe cũng vậy, chàng được sinh ra trong “một gia đình nề
nếp, một cuộc sống ổn định tại thành phố York ” và “sớm có cảm nhận về
tương lai của mình” [1;tr.5]. Robinson là một người ưa hoạt động, chàng
không chịu gò bó mình trong gia đình và trong đất nước mình chính lẽ đó
chàng không bao giờ có ý định sẽ ngừng ham thích của mình, chàng say sưa
đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian truân nguy
hiểm lớn, ham thích lớn nhất của chàng là đi biển “khuynh hướng này mạnh
đến độ tôi chống đối và ngưỡng lại mệnh lệnh của bố tôi, ngăn tôi như không
hề nghe thấy lời trách cứ và những van xin tha thiết của mẹ tôi và họ hàng”
[1;tr.5]. Mặc dầu được sự cảnh báo của bố mẹ là sẽ có những nguy hiểm khó
có thể lường trước được nhưng dường hàng Roinson việc muốn biết thế giới
như thế nào đã thấm vào máu của chàng, bất chấp những lời khuyên răn của
bố mẹ và họ hàng thì chàng vẫn quyết định xuống tàu thực hiện chuyến phiêu
lưu của mình. Chính quyết định táo bạo này đã đẩy chàng vào những hoàn
cảnh hết sức bi đát. Robinson bắt đầu xuống tàu ở Hơn theo bạn đi Luân Đôn
bằng đường biển. Cuộc hành trình không trót lọt tàu bị đắm ở Yacmao. Sự
việc này đã khiến cho cha mẹ chàng lo lắng, khóc lóc van xin, bạn bè thì can
ngăn, nhưng tai họa này đã không làm chàng nhụt chí, sự nài xin của những
người thân cũng không lay chuyển được những quyết tâm của chàng. Chàng
làm quen với một viên Thuyền trưởng tàu buôn dày dạn kinh nghiệm, rời bến
đi Ghinê, với chuyến đi đầu tiên thuận buồm xuôi gió nhưng chàng cũng
không tránh được những rủi ro, do khí hậu có cái nóng quá gay gắt đã làm
cho chàng bị đau ốm triền miên, và những cơn sốt rét ác tính có lúc tưởng
chừng như cướp đi sinh mạng của chàng và tiếp sau đó là cái chết của Thuyền
trưởng bạn thân của chàng. Ngay chuyến di đầu tiên Robinson đã rơi vào
11
hoàn cảnh không may mắn nhưng chính hoàn cảnh đó không làm chàng nao
núng mà ngược lại chàng quyết định ra đi chuyến nữa. Với chuyến đi thứ hai
này Robinson đã rơi vào một cảnh ngộ hết sức trớ trêu, thuyền của chàng gặp
cướp biển, tưởng chừng như không thể thoát nổi, cuối cùng chàng bị bắt làm

nô lệ ở Xalê. Mặc dầu sự đối xử của họ đối với chàng “ không đến nỗi khủng
khiếp” như trước đó chàng tưởng song “từ thương gia thành nô lệ, nhấn chìm
tôi trong thất vọng” [1;tr.10]. Đối với một người ưa phiêu lưu mạo hiểm như
chàng Robinson thì sự thất vọng này không làm chàng tuyệt vọng, với đôi
chân không biết ngừng nghỉ trên bước hành trình đi chinh phục miền đất hứa
thì sau hai năm bị bắt làm nô lệ, chàng đã tìm cách trốn thoát sang Brazin lập
trại trồng trọt. Với ngòi bút không bao giờ biết mệt mỏi, Defoe đã tiếp tục để
cho chàng Robinson “ngụp lặn” trong “bể bơi” của cuộc sống. Lần này chàng
xuống tàu đi Ghinê định thực hiện một chuyến buôn bán, đổi chác lớn. Một
lần nữa, số phận không may mắn đến với Robinson, tàu của chàng gặp bão,
mất phương hướng rồi bị đắm, cơn bão đã hất mỗi người đi mỗi nẻo, nhưng
chính số phận không may mắn đó, đã cho chàng tiếp cận với hòn đảo, “dù bơi
rất khá cũng chịu không nhoai được lên thở, cho đến khi sóng cuốn trôi vào
đất liền và để tôi sống dở, chết dở ở đó” [1;tr.17]. Nơi chàng dạt vào là một
hòn đảo hoang vu không có một dấu chân người. Từ đây Robinson bắt đầu
một cuộc sống mới với một hoàn cảnh hết sức khốn cùng mà với một người
bình thường khó có thể sống sót và vượt qua nhưng Robinson với nghị lực phi
thường, chàng đã tìm mọi cách để biến cái chưa có thành cái có nhằm phục vụ
cho cuộc sống của mình trên đảo hoang.
2.2. Những bài học
Không phải các nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm chỉ đơn thuần để đọc, để
xem, mà họ viết ra tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, cảm nhận về
cuộc đời cho người đọc. Nói một cách khác bằng kinh nghiệm cuộc sống của
mình thì người nghệ sĩ muốn giúp người đọc có cái nhìn đúng hơn về cuộc
sống đằng sau những câu chữ mà họ diễn đạt. Một câu danh ngôn, thậm chí
một câu chuyện cười… có giá trị sau khi đọc luôn buộc độc giả phải suy
ngẫm. Và một tác phẩm có giá trị tác giả đã luôn để cho người đọc dõi theo và
sống cùng với cuộc đời của nhân vật, ở đó họ biết lo âu, biết nếm trải cuộc
sống cơ cực, biết rơi cả những giọt nước mắt trong khi họ nhận được hạnh
12

phúc của cuộc đời mang lại. Cũng như Robinson sau khi đã lạc vào đảo
hoang, cảm giác đầu tiên là chàng cảm thấy thật hạnh phúc là chàng vẫn còn
sống sót. Những ngày tiếp theo là những ngày với bao khó khăn chồng chất
nhưng cảnh ngộ gian nan đó không khuất phục được Robinson. Vừa đặt chân
lên đảo, chàng bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu quyết liệt với hoàn cảnh,
không một khoảnh khắc nào để cho ý nghĩ tuyệt vọng đen tối len lõi vào tâm
hồn mình. Đơn độc một thân trước thiên nhiên hoang vu nhiều khi phải đương
đầu với những khó khăn tưởng chừng như không thể khắc phục được nhưng
Robinson đã vượt qua tất cả để quay trở lại với mảnh đất mà chàng đã sinh ra.
Hình ảnh của Robinson trên đảo hoang là hình ảnh một con người có
nghị lực lớn lao biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên.
Sự trớ trêu của hoàn cảnh đã đẩy chàng đến một hòn đảo hết sức hoang
vu, xa với cuộc sống của loài người, tưởng rằng biển khơi bao la đã cướp đi
sinh mạng của chàng nhưng rồi đã cứu vớt chàng, giờ đây khi dạt vào hòn đảo
không có một dấu chân người tưởng rằng số phận của chàng sẽ chấm hết tại
đây, nhưng thật bất ngờ, dù hòn đảo có hoang vu đến đâu, hoàn cảnh có khó
khăn đến đâu, từ cái chết đã nảy sinh sự sống, bằng nghị lực phi thường của
mình Robinson đã từ từ khắc phục được những khó khăn mà có lúc tưởng
chừng như chàng đã buông xuôi.
Việc đầu tiên là chàng tìm kiếm những cái gì còn sót lại trên con tàu bị
đắm mà có thể giúp ích cho chàng vào lúc này và chàng đã tìm thấy một số
dụng cụ còn lại cần thiết như: búa, rìu, đá mài, đinh, thanh sắt, súng đạn…và
cả con chó người bạn cùng chia sẽ vui buồn trên đảo với chàng. Với những
vật dụng này Robinson đã bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới “ở một hòn
đảo trơ vơ giữa biển cả, không nhìn ra một khu đất liền nào trừ mõm đá xa
xôi. Hơn nữa hòn đảo giam tôi đầy khô cằn và không có dân cư” [1;tr.21].
Với vốn liếng kinh nghiệm mà chàng có được cùng với việc biết phát
huy sáng kiến đã giúp chàng biết dựng nhà và làm hàng rào để chống thú dữ,
một việc làm rất cần thiết. và chàng “cân nhắc nhiều yếu tố để chọn nơi đó.
Điều trước tiên bảo đảm sức khỏe được tốt và nhất là có nước ngọt. Điều thứ

hai tránh được cái nắng gay gắt. Điều thứ ba đảm bảo chống được các cuộc
tấn công của kẻ thù dù là vật hay người. Và điều thứ tư, có thể nhìn thấy biển
để không bỏ qua một chiếc tàu nào nhằm giúp tôi thoát khỏi nơi này”[1;tr.26].
13
Việc làm hàng rào cũng đầy sáng tạo và nghệ thuật, “hàng rào có hai lớp hình
vòng cung, cắm xuống đất thật vững chắc như tru cột, phía đầu cột thật nhọn
cao hơn mặt đất năm bộ rưỡi và cách nhau chừng sáu tấc, hàng nọ đến hàng
kia”. “Công trình vững chắc đến độ không một vật, một người nào có thể vượt
qua nổi” [1;tr.27]. Robinson Crusoe cố gắng xây dựng ngôi nhà của mình thật
khang trang, sạch sẽ và ngăn nắp, đây chính là biểu hiện cuộc sống văn minh
của con người. Những việc làm này đã giúp Robinson từ việc không biết làm
một cái gì để từ đó chàng biết tự tay tạo dựng cuộc sống cho mình, đây chính
là việc giúp con người biết phát huy sáng kiến để tự cứu lấy bản thân mình.
Robinson không chỉ hoàn thiện sự thiếu thốn về mặt vật chất mà cả tinh
thần cũng được chàng tạo ra cùng với những gì tạo hóa đã có, Robinson đã
xây trại để nghỉ vào mùa hè đồng thời chàng vạch lên những chương trình đã
định trước “chia thời gian làm việc, đi rong, ngủ và thư giản, buổi sáng tôi đi
săn, hai hay ba tiếng, sau đó tôi làm việc đến 11 giờ và sau đó là ăn những gì
mà tạo hóa và tôi đã tạo nên. Rồi tôi bắt tay làm việc vào buổi chiều [1;tr.34].
Ngày lại ngày với không gian đó hoàn cảnh và công việc cứ như vậy tưởng
chàng sẽ buồn chán, tuyệt vọng nhưng không, Robinson với tinh thần yêu lao
động với một ý chí kiên trì bền bỉ, chàng đã dần dần thu hẹp được những khó
khăn trên đảo.
Để giảm bớt sự thiếu thốn của mình thì Robinson đã tự tạo ra đồ dùng
trong nhà đó là chàng đóng bàn, ghế, những chiếc bình, những chiếc giỏ mây,
những chiếc hộp đựng thuốc súng…tuy việc làm của chàng có khi thất bại
“nhưng dù thất bại không làm tôi chán nản [1;tr.76], chàng luôn kiên trì bền
bỉ thực hiện, đó là chàng phải mất 42 ngày mới làm xong tấm ván làm mặt
bàn, hai tháng mới làm xong mấy cái vại để đựng lương thực. Phải mất năm
tháng mới đóng xong cái thuyền đầu tiên, chàng phải sang phẳng mặt đát

thoai thoải từ chổ đóng thuyền ra đến mép nước nhưng vẩn không cách nào
cho thuyền hạ thủy được nếu không đào một cái lạch, sau khi tính toán muốn
hoàn thành công trình ấy phải cần đến mười hai năm, sau đó chàng chuyển
hướng đóng một cái khác gần bờ biển hơn và đào một cái lạch khác dài nữa
dặm sâu bốn bộ, rộng sáu bộ, sẽ hoàn thành trong hai năm… Với dự định như
vậy Robinson đã không ngừng cố gắng lao động để làm sao có thể hoàn thành
được công trình của mình, có thể nói rằng Robinson đã cố gắng không biết
14
mệt mỏi chống lại thiên nhiên, khắc phục hoàn cảnh để làm cho cuộc sống
của mình ngày một cải thiện hơn.
Do hạn hán cùng với chim chóc phá hoại vụ đầu tiên do bị mất mùa,
nhưng chàng không sờn lòng bắt tay làm vụ khác cứ như thế cho đến khi
“vuôt ve cái bánh mì đầu tiên” do tự tay mình làm ra “tôi quyết chí không bao
giờ chán nản trước bất cứ công việc gì” và chàn quyết chí làm cho kỳ xong
mới thôi. Đặc biệt với việc tạo ra ánh sáng vào ban đêm để có thể thức làm
việc khuya hơn, việc làm này đã thể hiện một tâm hồn luôn luôn hướng về
ánh sáng, không chấp nhận ánh tối của màng đêm cũng như việc chàng tạo ra
lịch và viết nhật ký cũng thể hiện được ý thức về sự tồn tại của mình. Điều
này thể hiên Robinson là một con người có đầu óc rất sáng tạo để cải thiện sự
thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống.
Robinson không chỉ dừng lại ở đó mà trong những ngày đẹp trời chàng
còn đi dạo, và thăm thú trên đảo cùng với việc chàng tự may quần áo cho
mình, thứ nhất là để đảm bảo sức khỏe, chống lại cái nắng ở miền nhiệt đới
nhưng chính những hành động này đã góp phần ý thức vai trò con người của
mình đó là việc ăn mặc đẹp và giải trí cũng như vấn đề sức khỏe, đây là một
việc rất cần thiết để chàng có thể tồn tại được trên đảo.
Hình ảnh Robinson trên đảo còn là hình ảnh một con người dũng cảm
với ý chí quyết tâm cao. Chàng không chỉ dừng lại trên hòn đảo của mình mà
luôn thích khám phá ra xung quanh, đã có lúc đứng bên vực của cái chết
nhưng bằng kinh nghiệm của bản thân chàng đã dũng cảm vượt qua “tôi tự

coi mình là người đã chết vì tôi biết hòn đảo có hai luồng nước bao quanh và
vì vậy khoảng vài hải lý nữa thôi là chúng gặp nhau. Tôi biết không cách nào
thoát nạn và không một hy vọng sống còn” [1;tr.79].
Với những công việc mà chàng đã hoàn thành trên đảo có thể nói là một
cuộc chiến đầy khó khăn và thử thách đối với thiên nhiên để khẳng định sự
tồn tại của mình, từ hiện thực của cuộc sống và nhu cầu cơ bản của con người
đã giúp chàng có những kinh nghiệm quý báu về cuộc sống, chính những kinh
nghiệm này đã giúp chàng chống chọi lại với thiên nhiên, với hoàn cảnh thiếu
thốn mà chàng đang gặp phải ở trên đảo.
Hình ảnh Robinson còn là hình ảnh của một con người biết khắc phục
15
những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và là một hình ảnh đẹp trong lao
động đã để lại cho nhân loại ý chí, nghị lực, kiên trì, bền bỉ và đặc biệt phải có
tinh thần yêu lao động. Hoàn cảnh đã đẩy chàng vào một hoàn cảnh hết sức
khó khăn, những sống gió trên biển cả, những lần bị cướp bắt làm tù binh,
phải đối diện với sự sống và cái chết… điều đó đã giúp chàng hiểu được bản
chất của cuộc sống là sự đấu tranh để chống lại không những là bão táp của tự
nhiên mà còn là bão táp của số phận và những khó khăn từ chính bản thân con
người gây ra như cướp bốc, giết nhau để dành giật của cải, địa vị… nhưng
bên cạnh đó cũng gặp nhiều điều thú vị đó là con người thú vị như vị Thuyền
trưởng lần dầu tiên cho chàng lên tàu, người thuyền trưởng tàu Tây Ban Nha,
bé Xuri, đã để lại trong chàng những tình cảm hết sức tốt đẹp. Chính từ thực
tế cuộc sống đó đã giúp chàng có những kinh nghiệm và bài học trong lao
động, trong thực tiển của đời sống.
Tóm lại với nghị lực và trí tuệ, tinh thần dũng cảm và bằng chính khả
năng lao động của mình Robinson đã chiến thắng thiên nhiên, làm thay đổi bộ
mặt của thiên nhiên và điều quan trọng là bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc
sống của mình. Cũng chính nhờ niềm tin vào bản thân và vào cuộc sống tươi
đẹp này Robinson đã chiến thắng mọi khó khăn trở ngại để vượt qua thử
thách của cuộc sống.

2.3. Giá trị lao động và tình yêu thương
Giá trị lao động
Từ xa xưa con người đã biết lao động để kiếm sống, chính sự sống đã
làm cho con người luôn phải đương đầu với sự sinh tồn, con người phải luôn
đấu tranh, phải lao động chống chọi với những thảm họa của thiên nhiên, và
có những lúc họ đương đầu với chính con người, chính bản thân mình để
vươn lên. Điều đó đã rèn luyện cho họ một cái tôi kiên cường, ý chí mạnh mẽ
trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời, của cái sống còn và chính lao
động giúp con người hoàn thiện về mặt cơ học, chính điều đó làm cho con
người thấy được giá trị của sự lao động trong cuộc sống của mình. Ta bắt gặp
hình ảnh này trong thiên truyện Robinson Crusoe của Daniel Difoe, vơi nhân
vật Robinson khi chàng lạc vào đảo hoang, hoàn cảnh bắt chàng phải biết lao
động và tự lao động để nuôi sống bản thân đây cũng chính là nhu cầu cơ bản
của con người. trong hơn hai tám năm sống trên đảo hoang không có một dấu
16
chân người chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, trong những năm cuối cùng
sống trên đảo có thêm Thứ Sáu, Robinson cùng những người bạn của mình đã
không ngừng lao động, chàng đã cố gắng tạo dựng cho mình một cuộc sống
xứng đáng là một cuộc sống của con người. sau khi lạc vào đảo hoang thì
chàng bắt tay làm nhà, tiến hành chăn nuôi, trồng trọt và tạo ra những đồ dùng
trong nhà những thứ rất cần thiết đối với chàng trên đảo cũng như nhu cầu
cuộc sống của con người. Chính lao động đã giúp chàng tồn tại được trên đảo
cũng như giúp chàng vượt qua mọi khó khăn trên đảo. Thử hỏi khi bị lạc vào
đảo hoang mà chàng không biết tự lao động kiếm sống hay chỉ là lao động thô
sơ (săn bắt hái lượm) liệu chàng có thể tồn tại được hai tám năm trên đảo
không? Chàng đã thấy được tầm quan trọng của việc tự lao động, tự làm ra
của cải để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình là rất quan trọng,đó là
việc chàng biết làm ra dụng cụ để dự trữ cho những lúc hết, rồi chàng tiến
hành nuôi dê phòng cho những lúc không có thuốc súng …để đảm bảo cuộc
sống của mình thì Robinson lao động không biết mệt mỏi và cũng chỉ có lao

động mới có thể giúp chàng chống lại thiên nhiên cũng như nuôi sống bản
thân mình trên đảo hoang không có dấu chân người.
Tình yêu thương
Robinson trở về tổ quốc sau hai tám năm hai tháng mười chín ngày,
chàng đã phải sống một cuộc sống lạc lõng trên đảo xa vời tiếng nói của loài
người cho mãi tới khi có sự xuất hiện của Thứ Sáu thì cũng đã lấy đi của
chàng hai lăm năm trên đảo. Nếu như trong câu chuyện có thật về thủy thủ
Xenkiếc bị lạc vào đảo hoang ở ngoài khơi biển Chilê, trong lúc người thủy
thủ bất hạnh đó hầu như đã trở về với trạng thái hoang dã, tuy không chết
nhưng anh ta sống lay lứt bị thiên nhiên khuất phục còn Robinson thì ngược
lại. Tại sao Robinson sống đến hơn hai tám năm trên đảo lại không bị cuộc
sống hoang dã làm tha hóa như thủy thủ Xenkiếc? Một trong những lý do
chính có lẽ là do chàng có một tâm hồn phong phú giàu tình yêu thương.
Khi tình cờ tìm được con chó trên chiếc thuyền bị đắm chàng đã mừng
khôn xiết, chàng xem nó như một người bạn, chàng yêu thương chăm sóc chu
đáo cho nó cùng nó chia sẽ tâm sự vui buồn cũng như những khó khăn trên
đảo. Trong mổi bước đi của chàng hầu như không bao giờ thiếu dấu chân của
con chó, nó theo chàng trong mổi chuyến đi săn, trong lúc trông coi trang
17
trại… một hình ảnh rất cảm động trong tác phẩm là lúc Robinson bị một cơn
sốt rét đe dọa chàng đã ôm con chó vào lòng để nó có thể sưởi ấm cho chàng.
Không chỉ với con chó – người bạn của chàng mà chàng còn nuôi vẹt để bầu
bạn mà còn dạy nó nói tiếng người. Khi “chàng có nuôi một con dê cái nhỏ đã
từ lâu hy vọng thuần hóa được nó để bắt thêm dê đực nhưng làm được việc ấy
chắc con dê con này đã già mất rồi. Tôi không đủ can đảm để giết thịt nó và
cứ để cho nó chết già thôi” [1;tr.83,84]. Điều này chứng tỏ Robinson đã có ý
thức trong việc bảo vệ động vật nhằm làm cho cuộc sống góp phần phong phú
hơn trong một lần săn thú khác chàng bắn chết một con dê mẹ và chàng đem
con dê con về nuôi nhưng nó chẳng chịu ăn uống gì cả và cuối cùng thì bị
chết chàng cảm thấy ân hận và hôm đó chàng ăn không ngon.

Đối với con vật thì như thế còn đối với con người thì chàng sống rất tình
cảm, chàng sẳn sàng hy sinh thân mình để cứu giúp những ai gặp bước nguy
nan. Sau một thời gian sống trên đảo “những nổi buồn niềm vui đã bắt đầu
thay đổi tôi có nhận thức mới về các mong muốn, về các điều yêu thương tôi
có những niềm vui, về các điều mới và khác hẳn những điều làm tôi thích thú
của những ngày đầu tới đảo” [1;tr.63]. Điều này chứng tỏ con người Robinson
đang dần dần có sự thích nghi với hoàn cảnh sống cũng như việc thay đổi
cách nhìn về cuộc sống mới này. Không những thế chàng đã cứu sống hai cha
con Thứ Sáu họ là những thổ dân mắc cạn, sau lại cứu viên thuyền trưởng và
mấy người da trắng thoát khỏi bàn tay bọn bất lương. Robinson trước khi lạc
vào đảo hoang có lần chàng đã bán chú bé da đen Xuri cho một thuyền trưởng
Bồ Đào Nha chuyên buôn bán nô lệ vì xem người da đen ấy như một vật sở
hữu của mình, muốn dùng để đổi chát hay làm gì cũng được chính việc làm
này đã làm cho chàng đã dằn vặt nhiều năm sau đó. Robinson của đảo hoang
đã đối xử với người da đen Thứ Sáu hoàn toàn khác hơn. Về hình thức quan
hệ giữa Robinson và Thứ Sáu là quan hệ giữa ông chủ và đày tớ. Robinson
cũng chẳng cần biết tên tuổi của người thổ dân là gì mà gán ghép cho anh ta
cái tên là Thứ Sáu buộc người đó phải chấp nhận. Chàng dạy cho Thứ Sáu gọi
mình là “ông chủ”. Mặc dù vậy trong thực tế Robinson đã đối xử với Thứ Sáu
bằng tình bạn thân thiết, tình yêu thương và Thứ Sáu cũng đáp lại tình bạn ấy,
khiến cho mấy năm cuối cùng sống ngoài đảo xa của Robinson bớt nổi cô
độc. Việc này đã chứng tỏ Robinson thay đổi cách nhìn trong qua hệ giai cấp
18
của mình.
Như vậy với trái tim đầy yêu thương, Robinson không những làm người
gần gũi người hơn mà bằng chính tình yêu của mình đã giúp chàng sống sót
và trở về sau hai tám năm.
2.4. Quan niệm nghệ thuật về con người
Trên đời này ngoài con người ra còn có hai điều rất khó hiểu và khó hiểu
đúng đó là tình yêu và văn học. Có ai dám nói rằng mình hiểu hết được tình

yêu và cũng có ai dám nói rằng mình định nghĩa được văn học? Văn học cũng
như tình yêu vậy có rất nhiều màu sắc. chính vì thế nó không phải là những
vật thể bất dịch có thể nắm bắt bằng tay, ngửi bằng mũi hay nhìn bằng mắt
được mà xưa kia Gorky đã từng nói “Văn học là nhân học” tức là nghệ thuật
miêu tả, biểu hiện con người, không đơn thuần chỉ là cái con người sinh học
với đầy đủ chân tay, mắt mũi, tim, gan… mà đó là những con người với cuộc
sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn về
tâm hồn con người và đồng thời cũng là để học cách làm người. Hai chữ
“nhân học” có một hàm nghĩa hết sức phong phú, tất cả những gì liên quan
đến con người thuộc về con người điều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn
học. Từ các mặt xã hội đến các thuộc tính tự nhiên, từ hữu thức đến vô thức,
từ dã man đến văn minh, từ tội ác đến đạo đức, từ quá khứ đến tương lai, từ
thất vọng đến hy vọng, hể thuộc về con người thì văn học biểu hiện. sự phong
phú đó là cội nguồn cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học. Quan
niệm nghệ thuật về con người chính là sự lý giải, cách nghĩa, biện pháp hình
thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ
cho các hình tượng nhân vật trong đó. Trong văn học quan niệm nghệ thuật về
con người thường chi phối cách xây dựng nhân vật của nhà. Muốn có được
tính cách nổi bật, nhà văn cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa cái nhìn sâu sắc
đối với cuộc sống con người và các thủ pháp nghệ thuật độc đáo phù hợp. Với
Defoe từ cách nhìn con người phân đôi, con người tư sản và con người lao
động, vừa thống nhất vừa đối lập, nhà văn đã sử dụng triệt để nghệ thuật đối
lập và thủ pháp hiện thực để khắc họa đậm nét tính cách nhân vật.
Tính cách đối lập thường được sử dụng rất phong phú, đa dạng và phổ
biến trong xây dựng tác phẩm văn học nói chung và nhân vật văn học nói
riêng. Nó có thể được sử dụng ở phạm vi hình tượng và cũng có khi dừng lại
19
ở những chi tiết cụ thể. Tùy theo từng đối tượng và mục đích khác nhau mà
mỗi nhà văn có cách thức riêng của mình.
Trong tiểu thuyết Robinson Crusoe nghệ thuật này được Defoe sử dụng

rất thành công và đem lại cho nhân vật sự sinh động và sâu sắc rất đặc biệt.
Tính cách phân đôi của Robinson là sự thống nhất của tầng lớp trung gian, nó
thể hiện trong thế giớ quan của Robinson, đó là sự giằng co giữa thanh giáo
và ảnh hưởng của triết học duy vật. Vừa đặt chân lên đảo ít lâu, chàng đang lo
lắng không biết rồi đây phải sinh sống thế nào bằng cách gì, bổng nhìn thấy
dưới đất ở trước cửa lều lơ thơ mọc vài mầm mạ. Ngày tháng trôi qua lúc
chín đếm được hơn mười bông. Chàng ngạc nhiên vô cùng nghĩ có lẽ, “trời
thương nên bỗng dưng sinh ra lúa mì để nuôi sống mình trên đảo hoang”.
Nhưng chàng nhớ ra ngày trước kia có lần giũ một bao gai đựng thóc cho gà
vịt ăn dưới tàu ở trên mảnh đất vì tưởng lúa trong bao đa bị chuột nhằn hết chỉ
còn lại toàn trấu. Thế là chàng hiểu ra “chẳng có phép lạ gì xảy ra trong
truyện này cả [1;tr.39]. Vào năm thứ mười tám sống trên đảo, chàng phát hiện
thấy những dấu chân trên bãi cát chàng kinh hoàng như bị sét đánh, tưởng đâu
“ma quỷ hiện hình” [1;tr.90]. Những ý nghĩ mê tín ấy thoáng qua rồi chàng
tỉnh táo phân tích tình hình, đoán có người lạ xuất hiện trên đảo, liền vội về
nhà cũng cố chổ ở và chuẩn bị vũ khí. Hay, sau khi chàng và thuyền thoát
khỏi luồng nước mạnh để trở lên bờ thì vừa tới nơi “tôi quỳ xuống để tạ ơn
trời đã cứu giúp [1;tr.81].
Sự đối lập trong tính cách phân đôi của Robinson còn được thể hiện một
bên là thế giới tư sản, môi trường của Robinson trước khi lạc vào đảo hoang và
sau khi chàng thoát nạn trở về. Một bên là hòn đảo vắng vẻ, chỉ có Robinson với
thiên nhiên, nơi đó chưa bị quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập mà cũng chưa có
dấu vết của đời sống xã hội. Khi chàng tìm thấy những đồng tiền vàng trong
ngăn kéo của viên thuyền trưởng trên chiếc tàu đắm cũng chính là lúc một
Robinson khác xuất hiện nhưng Robinson trước kia vẫn còn tồn tại dai dẳng.
Chàng đã giữ cẩn thận những đồng tiền vàng “vô dụng” ấy suốt hai mươi chín
năm cho tới ngày quay trở về xã hội nước Anh nơi chúng được trọng vọng.
Hình tượng nhân vật Robinson Crusoe trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Đifô còn được miêu tả ở những khía cạnh khác, chàng không được tác giả
miêu tả kỹ chân dung nhưng Defoe lại đi sâu vào ý thức cá nhân của chàng

20
Robinson cũng như việc phát triển tính cách của chàng. Defoe đã đặt nhân vật
của mình vào một hoàn cảnh trớ trêu với những thử thách lớn, chính điều này
cho thấy được vai trò của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên.
Chàng Robinson đứng giữa trời đất bao la, một mình lang thang trên đảo
hoang không một dấu chân người, để tồn tại được không phải điều dễ dàng.
Robinson đã rơi vào thất vọng và chàng gọi hòn đảo mà mình đang sống là
đảo “thất vọng” “tôi suốt ngày phiền muộn trong hoàn cảnh bi đát, không
lương thực, không nơi ẩn náu, không áo quần không vũ khí, không có mảy
may hy vọng nhận được sự cứu giúp, chờ đợi chính mình làm mồi cho thú dữ,
nạn nhân của kẻ ác hoặc bị cái đói hành hạ, chỉ nhìn thấy, nói cho gọn là hình
ảnh cái chết đang ở phía trước” [1;tr.31]. Đã có lúc như vậy nhưng chàng
Robinson đã không để cho sự sống tuột khỏi tay mình. Thoạt đầu chàng kiếm
ăn bằng cách hái quả, săn bắn, bắt cá, bắt thú rừng đây là những dạng thực
phẩm có sẵn sau đó chàng thuần dưỡng dê rừng tiến hành chăn nuôi và trồng
trọt. sống trên đảo thiếu thốn cả vật chất lẩn tinh thần nhưng chàng đã chiến
đấu với số phận để sinh tồn, chàng luôn cố gắng hết sức để hoàn thiện đây
cũng là một trong những tiêu chí mĩ học mà con người ai cũng muốn đạt
được.
Defoe không đi sâu miêu tả chân dung mà chú ý quan sát sự phát triển
tính cách cũng như khai thác hành động của chàng trên đảo nó diễn ra như thế
nào? Đó là chàng tự tìm cho mình một chổ ở, chàng xây nhà sau đó là xây trại
để nghỉ vào mùa hè và trồng trọt, chàng săn thú bắt cá, rùa, hái hoa quả, tìm
loại cây có thể làm dụng cụ cho những nhu cầu hằng ngày và để dự trữ, sau
đó chàng tự chăn nuôi trồng trọt và tự tạo ra những đồ dùng trong nhà cũng
như việc tự chữa bệnh và biết cách phòng bệnh. Đây là những công việc
tưởng chừng như rất đơn giản song chẳng dể dàng chút nào với một người lạc
vào đảo hoang trong tay không có một phương tiện hay một dụng cụ gì.
Nhưng cao hơn hết chàng luôn phấn đấu cho đới sống của mình trên đảo ngày
càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn: chổ ở phải khang trang sạch sẽ, ăn uống phải

ngon miệng, rồi cũng phải có bánh nóng, sữa dê, rượu vang, thuốc hút… bộ
quần áo và cái mũ cao lêu đêu bằng da dê trong kỳ dị thật đấy, nhưng chẳng
phải không đường hoàn. Chiếc tẩu nặn bằng đất là cả một công trình tuyệt mĩ.
Một điều rất quan trọng khác là Robinson rất có ý thức về lịch và tự tạo
21
ra lịch cũng như việc viết nhật ký. Việc làm này có ý nghĩa gì? Đây là một
hành động nhằm chống lại sự lãng quên của con người trong chiều dài của
thời gian, ý thức về thời gian cũng chính là ý thức về sự tồn tại về sự sống của
con người.
Tất cả những hành động và việc làm của chàng Robinson không những
thể hiện ý thức cá nhân của chàng mà còn thể hiện chiều sâu của sự khám phá
con người.
Tiểu kết:
Thật là tuyệt vời khi con người được sinh ra trên đời này, bởi mỗi người
là sự kết tinh, kết quả tình yêu của cha và mẹ. Nhưng mỗi người lại mang trên
vai một số phận khác nhau có thể may mắn với người này nhưng lại không
may mắn với người khác, không ai giống ai và trong cuộc sống đó mỗi người
tự tìm lấy cho mình một con đường đi riêng, có người an phận thủ thường, có
người lao vào những thử thách, chông gai của cuộc sống giống như nhân vật
Robinson Crusoe trong tiểu thuyết cùng tên của Daniel Defoe để tìm một chỗ
đứng riêng trong cuộc đời. Mỗi người gặp một hoàn cảnh khác nhau và bằng
hiện thực cuộc sống họ đã có được những bài học và những giá trị đích thực
của cuộc sống. Daniel Defoe đã xây dựng được hình tượng nhân vật Robinson
biết vượt qua hoàn cảnh bằng chính nghị lực và sức lao động, tình yêu cuộc
sống của mình để chiến thắng sự khó khăn, bất hạnh của thiên nhiên nơi Đảo
hoang.
22
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ CỐT
TRUYỆN VÀ NGHỆ THUẬT
3.1. Không – thời gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu
như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều, cao, rộng, xa
và chiều thời gian thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không
gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Không gian nghệ
thuật có điểm đặc biệt, bản thân người kể chuyện hay người trữ tình cũng
nhìn sự vật trong khoảng cách, góc nhìn nhất định, tức là không gian. Người
ta nói không gian nghệ thuật tức là không gian topos, là không gian cảm giác
của không gian nội cảm nằm trong phạm vi trên, dưới, trước, sau, xa, gần, đối
với người cảm giác.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sỹ nhằm biểu hiện
con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể
quy nó về sự phản ánh giản đơn, không gian địa lý hay không gian vật lý, vật
chất.
Không gian là môi trường bộc lộ của nhân vật, nhân vật chỉ hoạt động, tự
bộc lộ trong không gian của nó. Mỗi không gian cho phép được bộc lộ một
phương diện của con người. Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một quan
niệm nhất định về con người đều phải tạo ra một không gian thích hợp.
Đến với Robinson Crusoe sẽ thấy rõ được điều này, tác phẩm kể về cuộc
đời và những chuyến phiêu lưu kỳ lạ của Robinson Crusoe là tác phẩm tiêu
biểu của Defoe, đã đưa tên tuổi của Defoe trở thành một nhà văn nổi tiếng
trên thế giới, ông không những là cha đẻ của tiểu thuyết Anh hiện đại mà ông
còn là cha đẻ của tiểu thuyết châu Âu hiện đại nói chung. Ông đã sáng tác
hình tượng Robinson là một người ưa hoạt động và thích phiêu lưu, để thể
hiện được tính cách của nhân vật nhà văn đã thay đổi không gian (khi còn
sống trong gia đình đến khi bị bão biển ném xuống một đảo hoang và sống ở
đó hơn hai mươi tám năm) để làm nổi bật tính phiêu lưu thích đi đến những
miền đất lạ của nhân vật. Ở phần đầu của tác phẩm, tác giả miêu tả không
gian của thành phố York nơi Robinson sống nhưng với tính cách “muốn biết
23

thế giới làm tôi bồn chồn cả người” [1;tr.7], vơi tính cách này đã phẩnnhs con
người ưa phiêu lưu mạo hiểm của Robinson, nhưng không gian này được tác
giả miêu tả một cách mờ nhạt. Khi chàng xuống tàu bắt đầu những cuộc phiêu
lưu của mình cũng là lúc bắt đầu cuộc đời lang bạt của chàng thì không gian
được mở rộng, không gian biển trong tác phẩm hết sức rộng lớn bao la đối lập
với con người nhỏ bé giữa cõi vô hạn của thiên nhiên. Tuy nhiên nó thể hiện
ước mơ thích phiêu lưu của Robinson được thực hiện. Nhưng không gian biển
là không gian đầy sóng gió và bão táp, hãi hùng “chúng tôi vấp phải một cơn
bão thứ hai dữ dội hơn cuốn chúng tôi xa hẳn xã hội loài người khiến chúng
tôi không chìm nghỉm dưới sóng nước cũng có thể bị thổ dân sát hại” “gió
vẩn thổi dữ dội” [1;tr.15], “sóng biển vẫn dồn lên rất cao…, …nó đổ ập
xuống chúng tôi hết sức dữ dội nhấn chìm cái xuồng, hất chúng tôi mỗi người
mỗi nẻo”[1;tr.17]. Với không gian bao la, hùng vĩ này đối lập hoàn toàn với
hình ảnh một con người nhỏ bé lênh đênh trên biển làm cho người đọc cảm
nhận được sự bé nhỏ mong manh của kiếp người. Khi Robinson bị bão biển
ném xuống một hòn đảo xa cách loài người, không gian đã có sự thay đổi, đây
là không gian hoang đảo. Dưới cái nhìn của Robinson Crusoe trong tác phẩm
là một không gian hoang vu, không một bóng người, không gian mang tính
chất hữu hạn. Tiêu điểm của không gian là hòn đảo hoang bao bọc bởi biển cả
bao la rộng lớn. Khi Robinson sống mười ba ngày trên đảo và đi mười một
chuyến ra chiếc tàu bị đắm thì không gian có sự mở rộng, chàng đã vượt ra
khỏi hòn đảo, nhưng khi chàng bị sốt rét phải nằm yên trong nhà thì không
gian có sự thu hẹp hơn so với hòn đảo hoang mà chàng dạt vào. Sau khi hết
đau chàng tiến hành khám phá thêm nhiều vùng đất mới thì lúc này không
gian lại có sự mở rộng và không gian trong tác phẩm là không gian hành
trình, nghĩa là mỗi lúc tác giả sẽ dẫn người đọc khám phá một vùng đất mới,
một sự kiện mới trong chặng đường phiêu lưu của nhân vật. Nhà văn dùng
phép thay đổi không gian, từ bao la rộng lớn của biển cả, sau đó thu hẹp lại
trên hòn đảo, rồi lại được mở rộng ra các hòn đảo khác. Điều này thể hiện một
cuộc sống không ngừng phát triển, vận động, thể hiện ước mơ bay nhảy thích

phiêu lưu của nhân vật.Ở trong tác phẩm này trước khi sống trên đảo hoang
theo bước chân của Robinson đến một số nơi ở Châu Mĩ như Brazin, nhưng
không gian này tác giả miêu tả một cách mờ nhạt. Sau một thời gian gắn bó
24
với đảo hoang hình ảnh Robinson được tác giả miêu tả thông qua từng khám
phá của chàng đối với hòn đảo mà mình đang sống thì không gian được nội
tâm hóa. Cuộc phiêu lưu của chàng ít nhiều mang tính chất nội tâm, cuộc
phiêu lưu về mặt tâm hồn.
Không gian thiên nhiên trong tác phẩm này được tác giả thể hiện là một
không gian hoang sợ không có bóng dáng con người, đồng thời cũng là không
gian thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng – đây cũng chính là yếu tố trung tâm
trong tác phẩm này và chính là môi trường để thử thách chàng Robinson,
cũng là nơi thể hiện khả năng cũng như sức mạnh của chàng.
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
Đối với con người, ý niệm thời gian đến muộn hơn ý niệm không gian
rất nhiều, không gian có thể được cảm nhận bằng thị giác, còn thời gian phải
được so sánh, liên hệ, tưởng tượng mới cảm thấy được. Thời gian nghệ thuật
chính là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với
tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều dài
thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai, thời gian nghệ thuật là thời gian
được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan gắn với thời gian tâm lí, nó có thể
kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế, có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai
và có thể dừng lại. Có thể nói thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của
tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức
cảm nhận được, hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm
vào quá khứ…
Trong tác phẩm Robinson Crusoe chúng ta có thể khẳng định thời gian
trong tác phẩm là thời gian tuyến tính một chiều. Đó là thời gian đặc trưng
của tiểu thuyết phiêu lưu, chuyện gì có trước miêu tả trước, chuyện gì có sau
miêu tả sau để góp phần diễn tả hành trình của nhân vật. Với thời gian gần

năm năm phiêu bạt đó đây trong công việc kinh doanh và tiếp theo là lịch
trình hơn hai mươi tám năm Robinson sống trên đảo hoang đã được Defoe
miêu tả một cách cụ thể. Từ ngày xuống tàu cho đến khi chàng dạt vào đảo
hoang tác giả đã để cho nhân vật của mình ý thức rõ thời gian sống trên đảo
“tôi vào đây ngày ba mươi tháng chín năm 1659” [1;tr.29], cho đến khi chàng
rời khỏi đảo “tôi rời đảo vào ngày mười chín tháng mười hai năm 1686” cho
đến khi về tới tổ quốc “ngày mười một tháng sáu năm 1687” [1;tr170].
25

×