Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.24 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
Nhật Bản là nơi hội tụ rất nhiều giá trị truyền thống văn hoá đặc sắc với các
lễ hội chùa chiền, nghệ thuật cắm hoa, tinh thần võ sĩ đạo, trà đạo…Không chỉ
được mệnh danh là “xứ sở mặt trời mọc”, Nhật Bản còn là xứ sở của hoa anh
đào dịu dàng và quyến rũ như những cô gái Nhật Bản trong trang phục truyền
thống kimônô.
Văn học Nhật Bản đương đại là một sự phát triển tiếp nối những truyền
thống của văn học Nhật Bản của các thế kỷ trước, với tên tuổi của các nhà văn
lớn như Y. Kawabata, Y. Banana…Haruki Murakami được đánh giá là một
trong những “hiện tượng” của văn chương Nhật Bản thế kỉ XXI. Bằng những tác
phẩm, lối viết tưởng chừng như thách đố, thế nhưng vì một lí do nào đó, ông đã
khiến cho bạn đọc trên khắp thế giới yêu thích và hâm mộ. Phải chăng ông đã
biết xay nhuyễn tất cả những thứ “khó nhằn” để hoà trộn vào một văn bản, với
cách hành văn, những chi tiết, những thắt mở vô cùng điêu luyện và hài hước
mà lại mênh mông buồn.
Haruki Murakami bước vào văn đàn như một quả bom nổ chậm. Bắt đầu từ
những tiểu thuyết như Lắng nghe gió hát, sau đó là những tiểu thuyết đã đưa
ông lên địa vị siêu sao như Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim
vặn dây cót… Không dừng lại ở tiểu thuyết, truyện ngắn của Haruki Murakami
cũng gây xôn xao dư luận. Bởi dư âm những thắc mắc, ám ảnh trong giọng văn
của ông còn đọng lại trong lòng độc giả. Trong truyện ngắn của ông, thực ảo lẫn
lộn, cuộc sống thường nhật và những ẩn dụ mộng tưởng về một thế giới phi thực
đan xen nhau. Con người lạc vào chốn mê cung của những giấc mơ, vô thức và
hoang mang trên con đường đi tìm bản ngã. Trong lời tựa của một tập truyện
ngắn ông viết: “Đối với tôi, viết tiểu thuyết như một thử thách, viết truyện ngắn
như là niềm vui. Nếu ví việc viết tiểu thuyết như trồng một khu rừng thì viết
truyện ngắn như tạo ra một mảnh vườn nhà. Hai công trình ấy bổ túc cho nhau,
tạo ra cảnh trí mà tôi yêu thích”. Ngoài cái hay của tiểu thuyết, truyện ngắn còn
là mối liện hệ gắn kết các sự kiện để tạo dựng nên thể loại truyện dài.
Nghiên cứu truyện ngắn của Haruki Murakami để hiểu thêm văn học Nhật


Bản và con người Nhật Bản thời hiện đại. Qua đó, khám phá thêm phong cách
1
sáng tạo của ông, cho độc giả thấy rằng ông không chỉ thành công ở loại tiểu
thuyết mà còn thành công ở thể loại truyện ngắn. Với đề tài “Nghệ thuật truyện
ngắn của Haruki Murakami”, chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ trong kho tư
liệu nghiên cứu về truyện ngắn của Haruki Murakami, một nhà văn mà tên tuổi
được đánh giá có thể xứng danh với giải thưởng Nobel văn chương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do những hạn chế khách quan nên đến sau đổi mới, văn học Nhật Bản mới
được giới thiệu một cách rộng rãi với bạn đọc Việt Nam. Ngoài các công trình
nghiên cứu về lịch sử văn học Nhật Bản, sáng tác của các tác giả thuộc về vẻ
đẹp truyền thống Nhật Bản, thì mảng nghiên cứu văn chương đương đại Nhật
Bản với những người đại diện như Y.Banana, H.Murakami, R.Murakami…
dường như chỉ mới khai lộ và đang còn mở ngõ cho những nghiên cứu tiếp theo.
Toàn bộ sáng tác của Haruki Murakami ở các thể loại truyện ngắn, truyện
dài, tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao. Thế nhưng,
là một hiện tượng văn học mới, hơn nữa truyện ngắn của ông vừa mới được dịch
và xuất bản gần đây, vì vậy các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của
Murakami còn rất ít.
Trên các tạp chí cũng có một số lời nhận xét về sáng tác của Haruki
Murakami. Tạp chí The New York Times - một tạp chí danh tiếng của Mỹ viết:
“Các nhà phê bình cứ so sánh ông với Raymond Carve, Raymond Chandler,
Arthur C.Clarke, Don Delillo, Philip K.Dick, Bret Easton Ellis và Thomas
Pynchon, một tập hợp không mấy thuần nhất, chỉ để nói rằng Murakami thực tế
là một cái gì thật độc đáo”. Tính đến nay đã có một vài cuốn sách có giá trị viết
về Haruki Murakami và tác phẩm của ông. Cụ thể như: “Tiểu thuyết Nhật Bản:
Văn hoá đại chúng và văn học truyền thống trong sáng tác của Haruki
Murakami và Banana Yoshimoto” của Giorgio Amitrano (Nxb Cheng và Tsui,
1996), “Khiêu vũ với cừu: Đi tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết của Haruki
Murakami” của Matthew Carl Strecher (Trung tâm Nhật Bản, Đại học

Michigan, 2002), “Haruki Murakami – và âm nhạc của ngôn từ” của Jay Rubin
(Nxb Vintage, 2005)…
Bên cạnh đó có một số bài viết, phê bình liên quan đến Haruki Murakami
như: “Việc sử dụng các khái niệm huyền ảo mặc nhiên trong tiểu thuyết hư ảo
của Haruki Murakami” (Edwards), “Nhà văn Nhật Bản Murakami - khảo sát
tâm hồn của vương quốc bóng tối” (Trên CN, ngày 24.11.2000)…
2
Tác phẩm của Haruki Murakami được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng
nhiệt, và đã có những bài viết về cuộc đời sự nghiệp và phong cách sáng tác của
ông. Một số tập trung tranh luận về các tác phẩm của nhà văn như: “Rừng Nauy
– sex thuần tuý hay nghệ thuật đích thực”, “Tản mạn Rừng Nauy và Haruki
Murakami” (Phạm Xuân Nguyên), “Murakami - hiện tượng cùng thời đại OOI
Kouichi Kí giả” (Ban văn nghệ báo Mainichi), “Tôi là ai” (Ngân Xuyên), “Cuộc
tìm kiếm bản thể con người hiện đại” (Nguyễn Hoài Nam)…
Một loạt truyện ngắn của Haruki Murakami vừa được xuất bản đã thu hút
sự quan tâm rộng lớn của giới phê bình và độc giả với nhiều bài viết trên các
mặt báo văn nghệ, tạp chí, các trang Web như: Http://www.Evan.com;
Http://www.Google.com.vn; Http://Tienve.org… Tuy nhiên, đa phần chỉ là mới
khai lộ vấn đề chứ chưa đi sâu tìm hiểu các đặc trưng truyện ngắn của
Murakami. Năm 2007, trong hội thảo về Haruki Murakami, tác giả Nhật Chiêu
nhận định: “Giấc mơ và tưởng tượng lôi cuốn chúng ta khi đọc Murakami
Haruki”. Cao Việt Dũng cũng nhận xét: “Bí ẩn là thủ pháp kể chuyện của
Murakami”. Lâm Thiếu Hoa, tác giả người Trung Quốc khẳng định: “Tính ẩn
dụ, tính thần thoại và tính tượng trưng trước sau vẫn là điểm sáng lớn trong tác
phẩm của Murakami”. Hay như Shamenorth nói: “Murakami bắt đầu nơi mà
Camus đã từ bỏ. Các nhân vật của ông theo chủ nghĩa hư vô, nhưng họ chọn lựa
cuộc sống theo màu sắc huyền bí khước từ và xa lánh những suy luận logic
thông thường”.
Bên cạnh những lời nhận định trên, gần đây cũng đã xuất hiện một số công
trình nghiên cứu và bài viết về truyện ngắn của Haruki Murakami. “Nghiên cứu

và phê bình truyện ngắn Murakami Haruki” của Hoàng Long (Nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2006). “Thực và ảo trong truyện ngắn của Haruki
Murakami” (Báo cáo Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ 6, Đại học
Đà Nẵng, 2008). Đây là những nghiên cứu và bài viết góp phần đưa ra cái nhìn
mới về truyện ngắn của Haruki Murakami.
Những công trình nghiên cứu và bài viết về truyện ngắn của Haruki
Murakami có nhiều vấn đề lý thú, tuy nhiên còn hạn chế. Nhưng đó là những gợi
mở để chúng tôi nghiên cứu đề tài Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki
Murakami, hi vọng chỉ ra những đặc điểm cơ bản về bút pháp, về thế giới nghệ
thuật truyện ngắn của Huraki Murakami.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khảo sát những truyện ngắn của Haruki
Murakami được Phạm Vũ Thịnh dịch, in trong năm tuyển tập truyện ngắn: Đom
đóm, Ngày đẹp trời để xem kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở Lexington,
Người Ti-Vi (Nxb Đà Nẵng), và một số truyện ngắn của Haruki Murakami được
Hoàng Long tuyển chọn và in trong Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn
Murakami Haruki (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki
Murakami”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát - thống kê
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp thi pháp học
5. Bố cục của khóa luận
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài

liệu tham khảo, khóa luận chia làm ba chương với nội dung chủ yếu sau:
Chương 1 : Haruki Murakami và truyện ngắn Nhật Bản hiện đại
Chương 2 : Nghệ thuật xây dựng thời gian, không gian và một số mô típ
nghệ thuật trong truyện ngắn của Haruki Murakami
Chương 3 : Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
của Haruki Murakami
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HARUKI MURAKAMI VÀ TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI
1.1. Haruki Murakami - Một hiện tượng văn học đặc sắc
1.1.1. Haruki Murakami - Một con người tài năng
Tính từ thị trường sách Việt Nam thịnh hành văn học Nga Xô Viết những
năm 1980 cho tới sự lên ngôi của các tác giả đoạt giải thưởng Nobel văn chương
trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, chưa bao giờ người
yêu văn chương nước ta lại đón nhận nồng nhiệt một số lượng sách xuất bản lớn
đến thế của một tác giả Châu Á là Haruki Murakami như trong các năm gần đây.
Haruki Murakami là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học đương
đại Nhật Bản, đồng thời là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Nobel văn
chương sắp tới. Ông sinh ngày 12 tháng 01 năm 1949, tại Kyoto - cố đô của
Nhật Bản, nhưng trưởng thành ở Kobe - một thành phố cảng xinh đẹp, và hiện
nay đang sống ở Boston, Mỹ. Cha ông là con của một thầy tu Phật giáo, mẹ ông
là con gái của một thương gia ở Osaka. Cả hai đều dạy môn văn học Nhật Bản.
Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng văn hóa Phương Tây, đặc biệt là âm nhạc
và văn học. Sở dĩ như vậy, bởi vì khi đó Nhật Bản đang ở thời kỳ phát triển
nhất, đồng thời cũng là giai đoạn văn hóa Phương Tây du nhập mạnh mẽ vào
Nhật Bản. Ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Phương Tây, đồng thời lại được tiếp
xúc với văn hoá truyền thống Nhật Bản đã làm thành “chất văn Murakami”, và
đó cũng là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với các nhà văn Nhật Bản
khác. Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới cho rằng: Văn học Nhật Bản

thường chú trọng tới vẻ đẹp ngôn từ, do đó khiến cho khả năng diễn đạt bị giới
hạn và cứng nhắc, thiếu độ mềm mại; trong khi đó phong cách của Murakami
tương đối thoáng đạt và uyển chuyển.
Tốt nghiệp trung học, Murakami vào học khoa kịch cổ điển tại Trường đại
học Tổng hợp Waseda, Tokyo. Tại đây, ông đã gặp được người bạn gái có
chung nhiều sở thích và cũng sống phóng khoáng, hiện đại là Tukahashi Yoko,
người sau này trở thành người bạn đời lý tưởng của ông. Ông kết hôn với Yoko
và đến năm 1971, hai vợ chồng tạm ngưng học đại học để mở một quán café
5
chơi nhạc Jazz có tên là “Peter Cat” tại Kobubunji, Tokyo, và ông quản lý nó từ
năm 1974 đến 1982. Nhiều tiểu thuyết sau này của ông lấy bối cảnh âm nhạc và
tựa đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của
ban nhạc The Steve Miller), Rừng Nauy (theo bài hát của Beatles) và Phía Nam
biên giới, phía Tây mặt trời (câu đầu là tựa đề bài hát của Nat King Cole).
Cả việc nghỉ học và kết hôn sớm đã khiến cha mẹ ông thất vọng. Họ chỉ
muốn Murakami có cuộc sống ổn định như bất kỳ viên chức nhà nước Nhật Bản
nào: tốt nghiệp đại học, công việc ổn định sau mới lập gia đình. Nhưng đây cũng
là thời kỳ vợ chồng Murakami sống tự lập như những thanh niên hiện đại. Quán
café nhạc Jazz tồn tại trong vòng bảy năm cũng là thời gian vợ chồng Murakami
tốt nghiệp đại học.
Những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành một nước tiêu thụ mạnh,
nhiều thế hệ thanh niên sống phụ thuộc vào gia đình và các giá trị vật chất.
Murakami cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống ấy. Năm 1986, vợ chồng ông sang
sống ở Ý. Sống ở Châu Âu một thời gian, đến năm 1990, hai vợ chồng lại quay
về Nhật Bản để rồi một năm sau đó lại ra đi. Murakami đến Hoa Kỳ, làm giảng
viên tại Đại học Princeton và Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts. Xa mảnh
đất Nhật Bản, nhưng trong thâm tâm ông luôn nhớ về đất nước Nhật Bản, con
người Nhật Bản. Trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn tâm sự: “Khi tôi sang
sống ở Hoa Kỳ được năm năm rồi, tôi bỗng nhiên cảm thấy mình cần phải viết
về Nhật Bản và con người Nhật. Đôi khi là về quá khứ nhưng thường là hiện tại

và những gì đang diễn ra ở đó”.
Haruki Murakami không những là người hiện đại, ở con người ông còn có
một lối sống lành mạnh. Ông làm việc và chơi thể thao như mọi người. Trang
phục là quần bò và áo phông. Phong cách ấy giúp nhà văn Murakami dễ dàng
hoà nhập và thấu hiểu cuộc sống của giới trẻ, đối tượng phản ánh và cũng là độc
giả chủ yếu trong các tác phẩm của ông. Haruki Murakami xây dựng một thế
giới nghệ thuật phong phú và đa dạng. Cảm giác cô độc, tình dục và những khát
khao cá nhân được giải phóng trong văn của ông đã cuốn hút được những độc
giả khó tính ở xứ sở sương mù. Sự kết hợp bút pháp Phương Đông với Phương
Tây là phong cách đặc sắc của ông tạo nên sự hài hoà, uyển chuyển, hành văn
không khó hiểu, nặng về câu chữ, ngữ nghĩa như các nhà văn Nhật Bản khác.
Các nhân vật của ông tự do kể về cuộc hành trình cuộc đời của mình, về sự cô
đơn và lối thoát trong những giấc mộng, thực ảo lẫn lộn. Nói cách khác, ông
6
dám nói thật lòng mình, không né tránh như nhiều nhà văn khác về hiện thực xã
hội Nhật Bản đương đại. Haruki Murakami là một trong những nhà văn hiện đại
kiệt xuất của Nhật Bản.
1.1.2. Haruki Murakami - Con đường sáng tạo nghệ thuật
Từ điển Bách khoa Columbia năm 2001 ghi rằng: “Haruki Murakami là
một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ XX quan trọng nhất của Nhật Bản”. Đề
cập đến thời đại lắm bão tố hiện nay, Matsudo Tetsuo của Nhật báo Yomiuri có
số in lớn nhất ở Nhật viết: “Trong bất cứ trận bão lớn nào cũng có những nhà
văn giương cao ngọn đèn soi cho quần chúng. Haruki Murakami đang và sẽ lãnh
vai trò đó”. Báo The Guardian viết: “Không có nhiều tác giả cùng thời mà tác
phẩm lôi cuốn được giới độc giả trẻ trực tiếp đến như thế, không chỉ trong nước
ông mà trên khắp thế giới”.
Haruki Murakami bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 1978 (tức năm 29
tuổi). Ông nói rằng, ông đột ngột nảy ra ý tưởng viết bộ tiêu thuyết đầu tay của
mình (Lắng nghe gió hát – 1987) khi đang xem một trận bóng chày. Ngay trong
tác phẩm đầu tay, ông đã dành được sự ủng hộ của bạn đọc. Lắng nghe gió hát

xuất hiện, ngay lập tức đoạt giải thưởng Gunzo dành cho cây bút mới. Thành
công này khuyến khích ông bước vào con đường cầm bút chuyên nghiệp. Một
năm sau đó, thiên tiểu thuyết thứ hai ra đời Pinball, 1973, phần tiếp theo của
Lắng nghe gió hát. Cả hai tác phẩm kết hợp hoàn hảo dần dần định hình phong
cách của Haruki Murakami. Và phong cách viết của ông chính thức được khẳng
định lúc Săn cừu hoang ra đời. Lắng nghe gió hát; Pinball, 1973; Săn cừu
hoang tạo thành Bộ ba chuột (trung tâm là người dẫn truyện vô danh và bạn anh
ta tên là Chuột), khẳng định phong cách Phương Tây đan xen phong cách Á
Đông, kiểu hài hước thâm thuý trong văn phong của Murakami.
Tiếp nối thành công đó, năm 1985 ông viết cuốn Xứ sở kì diệu lạnh lùng và
nơi tận cùng của thế giới, một câu chuyện tưởng tượng mơ mộng đưa những yếu
tố ma thuật của ông lên một tầm cao mới. Đến năm 1987, Murakami tạo được
một sự đột phá mạnh mẽ và được thừa nhận tại quốc gia ông đang sinh sống với
tác phẩm Rừng Nauy. Tiểu thuyết kể về đời sống thanh niên tri thức Nhật Bản
thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, với thời quá khứ mất mát và tình dục. Tác phẩm
được bán hàng triệu bản trong giới trẻ Nhật và đưa Murakami trở thành một
dạng siêu sao ở Nhật Bản.
7
Haruki Murakami - một tiểu thuyết gia thành đạt không dừng lại ở đó. Vào
năm 1994/1995, ông xuất bản Biên niên ký chim vặn dây cót. Tác phẩm là sự
đan xen các yếu tố huyền ảo, hiện thực, và chứa đựng cả yếu tố bạo lực. Biên
niên ký chim vặn dây cót liên quan đến đề tài nhạy cảm và tội ác chiến tranh ở
Mãn Châu (Mãn Châu Quốc). Đồng thời tác phẩm cũng giúp ông đoạt giải
Yomiuri và trao giải cho ông là một trong những người phê bình ông gay gắt
nhất - Oe Kenzaburo, (đoạt giải Nobel văn học, 1994).
Năm 1995, trong khi đang hoàn thành Biên niên ký chim vặn dây cót, thì ở
Nhật Bản rung động trong vụ động đất ở Kobe và vụ tấn công bằng khí ga của
tín đồ giáo phái chân lý ở Aum Shinrikyo. Điều này thôi thúc ông trở về Nhật
Bản ngay sau đó. Cũng thời gian này, ông đề cập những sự kiện trên trong tác
phẩm hiện thực Đường xe điện ngầm và tập truyện ngắn Sau cơn động đất. Qua

những trang văn ấy, người đọc sững sốt trước bức tranh xã hội Nhật Bản mà
Murakami vẽ nên. Đến năm 1999, sự xuất hiện của Người tình Sputnik cũng gây
được tiếng vang lớn khi lần đầu tiên Murakami đề cập đến vấn đề tình yêu đồng
giới. Năm 2002, Murakami tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Kafka bên bờ
biển, ngay trong tháng phát hành đầu tiên (tháng 9.2002) đã bán được sáu vạn
bản. Giải O’ Conner đã giành cho tuyển tập truyện ngắn được dịch sang tiếng
Anh (Cây liễu mù và người đàn bà ngủ, 2006), tập truyện ông viết rải rác từ năm
1984 - 2005. Gần đây nhất Murakami đã xuất bản một hợp tuyển có tên Những
câu chuyện sinh nhật. Năm 2006, ông đã trở thành nhà văn thứ sáu nhận giải
thưởng Franz Kafka của Cộng hoà Séc cho tác phẩm Kafka bên bờ biển. Từ đó
đến nay ở Việt Nam cũng xuất hiện năm tập truyện ngắn của Murakami do
Phạm Vũ Thịnh dịch: Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem kangaroo, Sau cơn động
đất, Bóng ma ở Lexington, Người Ti-Vi.
Điều đặc biệt là một số tác phẩm của ông được các nhà viết kịch và đạo
diễn chuyển thể thành phim. Truyện ngắn Tony Takitani của Murakami được
nhà đạo diễn Jun Ichikawa chuyển thành kịch bản cho bộ phim dài 75 phút. Bộ
phim được chiếu ở nhiều liên hoan phim và được phát hành tại New York và
Los Angeles vào ngày 29/7/2005. Tác phẩm được chuyển thể sang sân khấu
năm 2003 với vở kịch có tên Con voi biến mất, đồng hợp tác giữa công ty
Complicite của Anh và sân khấu công cộng Setagaya của Nhật. Vào năm 2007,
Robert Logevall đã chuyển một phần Tất cả những đứa con của chúa trời biết
nhảy thành một bộ phim.
8
Sức sống và vẻ đẹp trong tác phẩm của Murakami đã tạo thành một món ăn
lạ với độc giả không chỉ ở trong nước mà còn nhiều nước khác trên thế giới.
Mặc dù có nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng tựu chung lại Murakami là
một nhà văn hiện đại ăn khách và sáng giá nhất hiện nay của Nhật Bản. Ông đã
tạo cho mình được sự nghiệp và một số lượng lớn độc giả nhất định, yêu thích
và luôn chờ đón những tác phẩm của ông. Một sự nghiệp văn chương thành
công đã khẳng định được tài năng của Haruki Murakami. Ông cũng được coi là

ứng cử viên hàng đầu trong tương lai gần, giải Nobel văn văn học.
1.2. Vài nét về truyện ngắn Nhật Bản hiện đại
1.2.1. Bức tranh lịch sử xã hội
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận và chịu tổn
thất nặng nề. Một xã hội như quay về thời đồ đá. Kinh tế hầu như bị suy giảm
đến mức thậm tệ. Năm 1946, kinh tế phát triển chỉ bằng 1/4 trước chiến tranh
thế giới thứ hai. Từ năm 1945 – 1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và
phụ thuộc chặt chẽ vào vòng khuôn kinh tế Mỹ.
Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh
tế, tài chính của thế giới. Trong các nước tư bản chủ nghĩa, Nhật Bản vượt lên
đứng thứ hai, sau Mỹ. Hàng hoá của Nhật Bản mở rộng cạnh tranh ra khắp thị
trường thế giới. Từ một nước chiến bại, đất nước bị tàn phá nặng nề, đời sống
của người dân gặp vô vàn cực khổ nhưng chỉ sau vài thập niên, Nhật Bản đã trở
thành một nước siêu cường quốc tế. Đó là sự phát triển thần kì của Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia phát triển giàu mạnh, hiện đại. Sản phẩm công
nghiệp của Nhật nổi tiếng về chất lượng và được nhiều người trên thế giới yêu
chuộng. Nhưng trước thời kì Minh Trị duy tân, Nhật cũng là một quốc gia phong
kiến nghèo khổ như Việt Nam chúng ta thời đó. Trước sự bành trướng của các
thế lực Châu Âu hùng mạnh, các nước Á Châu chỉ có thể nghĩ ra được cách “bế
quan toả cảng” để chống lại liệt cường Châu Âu, nhưng cuối cùng đã bị liệt
cường Châu Âu xâu xé như Trung Quốc, hay bị thành thuộc địa như Việt Nam
thời trước. Tại sao ở Á Châu chỉ có Nhật Bản đã lợi dụng sức mạnh của người
khác để cận đại hoá quốc gia, tạo ra một nước Nhật hùng cường như ngày nay.
Một quốc gia có thể tồn tại và phát triển được hay không, điều này tuỳ thuộc vào
cách suy nghĩ, sinh hoạt xã hội, nói vắn tắt là văn hoá của dân tộc đó, quốc gia
đó. Điều này chứng tỏ, ẩn tàng sau một đất nước Nhật Bản là một sức mạnh
tiềm tàng cả trong con người lẫn nền văn hoá dân tộc.
9
Trong mỗi đất nước luôn ẩn chứa một nét đẹp văn hoá riêng. Nhật Bản
được mọi người biết đến qua thiết bị kinh tế hiện đại, nhưng không dừng tại đó,

Nhật Bản còn được biết dưới cái tên “xứ sở hoa anh đào”, Nhật Bản - đất nước
mang một vẻ đẹp cuốn rủ bởi những đường cong của các quốc đảo. Núi Phú Sĩ
tuyệt đẹp, tượng trưng cho sự hiên ngang ở đất nước Nhật Bản.
Nhật Bản luôn đặt sự phát triển của lịch sử và văn hoá trong sự tương tác
và gắn bó mật thiết với môi trường văn hoá khu vực. Những ảnh hưởng và giao
lưu văn hoá đó luôn diễn ra một cách đa chiều. Văn hoá Nhật Bản vừa tiếp nhận
nhiều thành tựu tiêu biểu của văn hoá khu vực, vừa tạo cho mình những đặc tính
riêng. Tuy nhiên, du nhập văn hoá mà không có sự chọn lọc thì hậu quả sẽ rất
khó lường. Lối sống hiện đại Phương Tây du nhập vào Nhật Bản đã tác động
mạnh đến tầng lớp thanh niên.
Đi đôi với nền kinh tế thị trường ngày càng hiện đại thì đời sống tinh thần
của con người cũng thay đổi theo. Bên cạnh các nét đẹp truyền thống văn hoá
như trà đạo, tinh thần võ sĩ đạo…thì nhu cầu văn chương của người Nhật cũng
được quan tâm. Tiếp xúc với văn học Nhật Bản, độc giả như lạc vào một lâu đài.
Đó là sự đa dạng của phong cách, sự phong phú về thể loại và cách thức thể hiện
tác phẩm.
1.2.2. Truyện ngắn Nhật Bản hiện đại
Do tính cấp thiết của thời đại và nhu cầu thưởng thức của độc giả, truyện
ngắn xuất hiện với tần số ngày càng nhiều. Cùng trào lưu ấy, các nhà văn nhập
cuộc viết những điều trông thấy và tìm thấy trong mỗi con người nỗi cô đơn và
tự ý thức riêng. Bằng những cách viết khác nhau họ đã tạo nên những tác phẩm
ăn sâu vào tâm hồn độc giả.
Truyện ngắn, cùng với tiểu thuyết là cái đã làm nên diện mạo của văn học
Nhật Bản hiện đại. Từ thời Meiji đến nay, hầu hết các tác giả lớn đều sở trường
cả hai loại. Do ảnh hưởng của Maupasant vào những năm 1890 (cùng với việc
giới thiệu và phiên dịch văn chương Âu Tây), mà truyện ngắn hiện đại bắt đầu
phát triển ở Nhật Bản. Cây bút tiên phong là nhà văn Mori Ogai, từ Đức trở về
năm 1888, với những hoạt động văn hoá đã đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá
truyện ngắn. Những biến động của thiên nhiên và lịch sử đã gây ảnh hưởng lớn
đến văn chương. Đó là những trận động đất, sự thảm bại của Nhật vào năm

1945… Tất cả những lý do ấy đã tạo nên âm hưởng lớn trong đời sống văn
chương Nhật Bản.
10
Sau những bước thăng trầm, văn chương Nhật Bản nhanh chóng vượt qua
giai đoạn mô phỏng hay sao chép vụng về các kiểu mẫu Phương Tây. Trong khi
theo đuổi một lý tưởng mới, nhiều nhà văn vẫn biểu lộ một bản lĩnh đáng khâm
phục. Các truyện ngắn của nữ sĩ Higuchi Ichiyo (1782 – 1896) thể hiện những bi
kịch của phụ nữ trong những ngày tàn phong kiến. Akutagawa Rynosoke (1892
– 1927) chuyên về truyện ngắn, ông thường sử dụng những chất liệu lịch sử và
truyền kỳ rồi diễn dịch chúng trong linh hồn mới rất sống động. Tiêu biểu như
các tác phẩm: Rashomon, Trong rừng trúc… Hay như truyện của Shiga Naoya
(1883 – 1971) được xem là một bậc thánh của thế giới văn xuôi Nhật Bản, miêu
tả thật chính xác các sự kiện và thiên nhiên. Ba đoản thiên là một minh chứng.
Với một phong cách hiện thực, trong bút pháp của ông ta bắt gặp một sự quan
sát tinh tế, những chân dung nhỏ về thiên nhiên và đời sống mà màu sắc của
chúng thật khó quên.
Tanizaki Junichiro (1886 – 1965) lấy cảm hứng đề tài từ các tác phẩm cổ
điển Nhật Bản hoặc từ sự tương khắc tâm hồn giữa Đông – Tây. Tác phẩm của
ông chú trọng đến vẻ đẹp nhục thể của người phụ nữ, những vấn đề thẩm mỹ
theo cảm thức Nhật Bản. Cầu mộng là một tác phẩm đầy trĩu không khí hoài
niệm về những vẻ đẹp cổ kính và một thiên đàng vừa ngây thơ vừa tội lỗi. Yếu
tố sắc dục trong truyền thống văn chương Nhật được pha trộn thêm màu sắc tâm
lý và tính chất hiện đại thật hài hoà trong nét bút chấm phá của ông. Ozaki Shiro
(1898 – 1964) truyện ngắn của ông xuất hiện được độc giả đón nhận rất nhiều ví
dụ như Tổ chim tích linh …
Sau thế chiến thứ hai, văn chương Nhật Bản nở rộ. Y. Kawabata (1899 –
1972) là một con phượng hoàng của giai đoạn đó. Tác phẩm của ông thấm sâu
tinh thần thiền Tông, sự cô đọng trống vắng của thơ Haiku. Ông nhận giải
thưởng Nobel văn chương năm 1968. Trước chiến tranh ông đã nổi tiếng với
những truyện ngắn như: Cô vũ nữ xứ Izu và các truyện ngắn Trong lòng bàn tay.

Giờ đây hàng loạt kiệt tác của ông ra đời: Xứ tuyết, Trang điểm, Tiếng rền của
núi…cũng được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Nhà văn nữ chiếm được giải
Akutagawa là Shibaki Yoshiko (1914 – 1991). Bà nổi tiếng với loạt truyện ngắn
viết về đời sống của các cô quán rượu và gái điếm…Truyện ngắn của Mishima
Yukio (1925 – 1970) cũng rất độc đáo.
Trong khi hiện đại hoá đất nước, người Nhật không để mất bản sắc mà còn
thể hiện một bản lĩnh nghìn đời của dân tộc. Qua nhiều khó khăn vất vả, chặng
11
đường thể nghiệm văn chương của Nhật Bản đã tìm ra tiếng nói của mình và bắt
đầu hoà nhập vào văn học thế giới. Đi từ hoài nghi thất vọng (Akutagawa)
những niềm tin với hồn thiêng núi sông (Kawabata), những cuồng vọng quá đà
(Mishima) tới một chủ nghĩa nhân bản quốc tế (Abe Kobo, Oe Kezaburo), truyện
ngắn Nhật Bản đã thực sự góp tiếng nói chung trên diễn đàn văn học thế giới.
Bên cạnh các nhà văn nổi tiếng cả tiểu thuyết và truyện ngắn, còn có những
nhà văn được bạn đọc ưa thích, đó là: Banana Yoshimoto (Thằn lằn, Giấc mộng
kim chi, Tân hôn…)… Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI, một hiện
tượng văn học cũng gây xôn xao trong giới hâm mộ văn chương, đó là nhà văn
Haruki Murakami. Không chỉ siêu sao trong lĩnh vực tiểu thuyết, mà ngay trong
thể loại truyện ngắn, giọng văn độc đáo của ông cũng thu hút sự quan tâm rộng rãi
của giới nghiên cứu phê bình và độc giả.
Haruki Murakami là một nhà văn dường như phản kháng lại văn hoá truyền
thống Nhật Bản. Ông viết theo lối hậu hiện đại không thuộc một trường văn hoá
nào. Hay chính xác hơn là một trường văn hoá duy nhất - nền văn hoá tiêu dùng
đang chiếm lĩnh toàn cầu. Bất cứ người nào cũng sẽ thấy mình hiện diện trong
tác phẩm của Murakami. Truyện ngắn của ông có cách viết mới lạ, đậm chất
huyền ảo. Nhưng đằng sau sự kì ảo đó là một sự kỳ diệu, một vẻ đẹp của sự
chân thực. Khảo sát qua năm tập truyện ngắn của ông, phần nào bạn đọc sẽ thấu
hiểu dụng ý nghệ thuật mà Murakami đã phản ánh trong nội dung của tác phẩm:
Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem Kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở
Lexington, Người Ti-Vi.

12
CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THỜI GIAN, KHÔNG GIAN
VÀ MỘT SỐ MÔ TÍP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
HARUKI MURAKAMI
2.1. Thời gian và không gian nghệ thuật
2.1.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật. Trong triết học người
ta xem thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Đó là hình tức tồn tại có tính
liên tục, độ dài, hướng, nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có
tính chất không thể đảo ngược. “Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài
thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian tồn tại của riêng mình.
Ngoài thời gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sự vật, thời gian tâm
lý. Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng” [24,
tr.77]. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm trong tác
phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm,
với chiều hiện tại, quá khứ, hay tương lai. “Thời gian nghệ thuật là một biểu
tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan điểm của nhà văn về cuộc đời và con
người” [24, tr.78]. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù có nội hàm triết lý.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian
nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất
phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ
cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của
hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ
chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng
đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể
bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong
chốc lát, lại có thể kéo chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng
nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn các hiện tượng đời sống được

ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…, tạo nên nhịp
điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên
trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút của người nghệ sĩ chạy theo
13
diễn biến của sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết
thì thời gian trôi chậm lại” [10, tr.322].
Trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami có sự phối
hợp của nhiều yếu tố thời gian. Trong năm tập truyện ngắn: Đom đóm, Ngày đẹp
trời để xem Kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở Lexington, Người Ti-Vi…,
xuất hiện nhiều loại thời gian như: thời gian đồng hiện, thời gian kì ảo, thời gian
hồi ức, thời gian sinh hoạt đời thường, thời gian tâm lý, thời gian thực tại…
Nhưng ở đây, chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu ba kiểu loại thời gian chủ yếu,
đó là thời gian kì ảo, thời gian sinh hoạt đời thường, thời gian tâm lý.
2.1.1.1. Thời gian kì ảo
Trong tác phẩm văn học hậu hiện đại, thời gian luôn chiếm một ưu thế
quan trọng, nhất là các kiểu thời gian phi logic, kì ảo. Bởi nó có khả năng
chuyển tải dụng ý nghệ thuật cao hơn. Bên cạnh kiểu thời gian hiện thực với
những sự kiện xảy ra theo logic thực tại, còn có kiểu thời gian kì ảo hoặc thời
gian siêu thực. Là một người rất có ý thức trong sự nghiệp cầm bút, Haruki
Murakami đã sử dụng yếu tố thời gian kì ảo làm phương tiện nghệ thuật phản
ánh nội dung của tác phẩm rất thành công, đồng thời đem lại cho độc giả những
cái nhìn mới về bản ngã. Dòng thời gian kì ảo luôn đan xen trong cuộc sống đời
thường của các nhân vật trong truyện ngắn. Có lúc gián tiếp hoặc có lúc trực tiếp
tác động đến diễn biến sự kiện trong tác phẩm. Cái ảo hoà quyện trong dòng thời
gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Cái ảo được xây dựng như bức tranh muôn
màu. Điều này chứng tỏ tài năng tưởng tượng, hư cấu phong phú của nhà văn.
Truyện ngắn của Haruki Murakami thu hút giới độc giả không chỉ vì nội
dung hấp dẫn, mà còn bởi hàng trăm điều kì ảo. Ranh giới giữa thực và ảo rất
mong manh. Sự đan cài giữa thời gian quá khứ và hiện tại tạo nên một thế giới
đa chiều kích, đa màu sắc. Sống ở thời điểm hiện thực nhưng không thực, nhân

vật bị cái ảo lôi cuốn đi theo như một mê cung ép buộc ta phải đi vào. Nhưng
dụng ý nghệ thuật không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cái ảo, mà nhà văn cho
nhân vật lạc vào thế giới ấy để xoá đi nỗi cô đơn, tuyệt vọng, chán chường, tẻ
nhạt ở đời sống thực. Và đó cũng là sự nổi loạn của con người cô đơn.
Trong Lưỡi dao săn, con dao là kí ức, nhưng kí ức là những mảnh đời qua
thời gian. Thời gian sẽ còn lại sau cùng khi hư vô tàn phá tất cả. Người thanh
niên quay ngược cỗ máy thời gian trở về quá khứ, nơi đó đã tồn tại một khoảng
thời gian ảo mà anh ta không xác định rõ được. “Có một con dao sắc chém vào
14
phần mềm của đầu tôi, nơi mà kí ức hiện hữu. Nó mắc kẹt sâu trong đó. Nhưng
nó không làm tổn thương hay đè nặng lên tôi. Nó chỉ mắc kẹt ở đó. Và tôi đứng
một bên, nhìn vào cảnh tượng đó như thể nó xảy ra với một ai khác. Tôi muốn
người nào đó rút con dao ra, nhưng không ai biết con dao mắc kẹt trong đầu tôi.
Tôi nghĩ về việc mình tự kéo nó ra, nhưng tôi không thể đưa tay vào trong đầu
mình được. Đó là điều lạ lùng nhất. Tôi có thể chém chính mình nhưng không
thể kéo con dao ra được. Và rồi tất cả mọi thứ bắt đầu biến mất. Tôi cũng bắt
đầu phai mờ dần. Chỉ còn con dao ở lại. Chỉ có con dao là luôn luôn ở đó - đến
tận lúc cuối cùng. Như xương của một động vật tiền sử trên bãi biển” [16,
tr.187]. Thời gian như ngưng đọng lại trong khoảng không của hồi ức, sự cô đơn
tận cùng khi mình bị lạc loài giữa lối sống mà vật chất chi phối hoàn toàn.
“Giữa ý thức và vô thức, giữa nghiệm sinh và thần khải, giữa mê cuồng và
giác ngộ chỉ là một biên giới mong manh” [16, tr.161]. Gương soi - một sự đối
diện tự vấn lương tâm. Nhân vật “tôi” dẫn truyện đưa độc giả lạc vào thế giới
ma ảo để cùng thử cảm giác ghê sợ: “Nhưng một lần, và chỉ một lần thôi, tôi
cảm thấy sợ hãi tận đáy lòng. Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm và tôi chưa
kể cho ai nghe cả. Ngay khi nói về chuyện đó tôi cũng đã cảm thấy sợ rồi” [16,
tr.162]. “Cuối cùng thằng kia tôi cũng cử động. Hắn đưa những ngón tay của
bàn tay trái chạm từ từ vào má và xoa khắp mặt. Tôi nhận ra mình cũng làm như
vậy. Như thể chính tôi là hình ảnh trong gương. Điều tôi muốn nói là, dường
như hắn điều khiển được tôi” [16, tr.166]. Cái bóng trong gương hay là chính

mình cũng làm cho con người cô đơn, sợ hãi. Thời gian ảo ấy ám ảnh nhân vật
“tôi” đến mức không dám dùng gương soi để cạo râu. Có những khoảng thời
gian gây cho người đọc cảm giác “rợn tóc gáy” nhưng đó không phải là do ma
quỷ mà chỉ là điều khó tin trong cuộc sống. Chìm trong thế giới cô đơn, buồn
chán, con người hay tưởng tượng ra cảnh tượng không thực: “Họ là ma. Đám
người ngồi trong phòng khách, nghe nhạc và tán gẫu, vui vẻ, hoà nhã với nhau
kia không phải là người thực Cho đến tận bây giờ tôi mới nhận ra điều kì quặc
thật hoàn toàn lố bịch khi nghĩ rằng có ai đó đột nhập vào nhà và tổ chức đánh
chén” [16, tr.139]. Tuy nhiên thế giới không thực ấy lại tác động mạnh đến cuộc
sống của con người. Bởi ở đấy họ tìm thấy sợi dây liên kết con người lại với
nhau.
Thời gian trong mỗi câu chuyện mang những yếu tố riêng không dễ nắm
bắt được. Thời gian hoang đường, khó hiểu: “Dù sao thì lần ấy tôi cũng bị nhốt
15
trong xe taxi trên con đường đang kẹt xe. Mưa thu rơi thành tiếng lộp độp trên
mui xe. Mỗi lần máy đếm tiền trên xe taxi tăng số lại nghe xạch một tiếng như
tiếng đạn bắn qua từ miệng loa súng săn đâm xuyên qua não tôi” [4, tr.45]. Ở
Chuyện quái đản trong thư viện, thời gian tồn tại nửa thực nửa hư. Khoảng thời
gian dưới căn hầm thư viện ấy xẩy ra như một giấc mơ. Nhân vật “tôi” sống
giữa hai thế giới nhập nhằng vào nhau. Ảo có trong thực và thực có trong ảo.
Ông già trông coi phòng sách trong một góc sâu, đưa nhân vật “tôi” giam cầm
vào một căm hầm có nhiều tầng bậc và cảm giác nhiệt độ khác nhau. Thời gian
đặt ra là một tháng, anh ta phải đọc thuộc ba cuốn sách: “Cuốn lịch sử thu thuế
Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật ký thu thuế Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ, rồi cuốn Phong
trào chống thuế trong đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ” [4, tr.182]. Nếu không sẽ
bị hút não óc rồn rột ra hết. “Lần giở các trang sách, tôi thấy mình biến thành
quan thu thuế Ibn Hamad Hashur (thật ra tên còn dài nữa kia), thắt lưng đeo
gương bán nguyệt, rảo bước trên phố Baghdad để thu thuế cho nhà nước. Mùi
gà, thuốc lá, cà-phê quánh đặc lại như dòng sông ngưng đọng trên đường. Hàng
trái cây bầy bán những thứ trái cây tôi chưa hề thấy bao giờ” [4, tr.199]. “Ngồi

đọc Nhật ký thu thuế Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ một hồi, tôi lại biến thành quan thu
thuế Ibn Hamad Hashur. Ban trưa thì rảo bước trên các nẻo đường Baghdad,
chiều tối thì cho chim két ăn. Trên bầu trời đêm trăng non nổi lên như lưỡi dao
cạo, từ xa có tiếng tiêu ai đấy thổi vọng lại. Nô lệ da đen đốt hương trong phòng,
rồi tay cầm cây đập muỗi, xua đập muỗi chung quanh tôi” [4, tr.207]. Không chỉ
có vậy, thời gian này anh còn được gặp một cô gái xinh đẹp, cô gái như một giấc
mơ: “Đến 7 giờ, có tiếng gõ cửa. Một thiếu nữ tuyệt đẹp, đẩy một xe tay thức ăn
vào phòng. Vẻ đẹp đến nhức cả mắt” [4, tr.196]. Đoạn cuối chặng đường trốn
thoát khỏi thư viện quái đản này, anh gặp một cảnh tượng hết sức phi lý, hoang
đường: “Đúng lúc ấy, tôi nhận thấy giữa hai hàm răng con chó, con chim sáo đá
đang phình lên dần dần. Rồi phình nở lớn đến cỡ một con gà, rồi như cái cần
trúc xe hơi, chống căng hai hàm răng con chó ra toang toác. Con chó dợm rú lên,
nhưng không còn kịp nữa. Miệng chó rách toang, nghe tiếng xương gẫy bắn ra”
[4, tr.223]. Chìm vào giấc mộng quái đản trong thư viện giờ nhân vật “tôi”
không nhận ra đâu là thực nữa: “Ngay cả chuyện mình đã làm có thật là đúng
hay không, tôi cũng không còn xác tính được nữa” [4, tr.225 – 226]. Haruki
Murakami để cho nhân vật sống giữa hai thế giới để nhận ra chính con người
mình, tìm một hướng đi đúng trong cuộc sống hiện tại.
16
Ngòi bút của Murakami lướt qua nhanh nhưng người đọc hiểu được dụng ý
bên trong. Xoá nhoà thời gian trong các truyện thực, ghi chú chính xác ngày giờ
trong các truyện ảo nhằm tạo lập một thế giới không thể phân biệt đang ở trạng
thái thực hay ảo. Trong truyện ngắn Người Ti-Vi, nhà văn đã ghi chú rõ ràng
thời gian xuất hiện hành động cũng như biến mất của Người Ti-Vi: “Người Ti-
Vi đến phòng tôi lần đầu vào chạng vạng tối chủ nhật” [8, tr.15]. Người Ti-Vi
xuất hiện trong khoảng thời gian không lâu nhưng đã làm xáo trộn đồ đạc cũng
như cuộc sống của nhân vật “tôi”: “Từ lúc bọn tivi vào phòng cho đến lúc họ ra
khỏi tôi chẳng hề cử động chút nào. Cũng không nói một lời nào. Chỉ nằm suốt
trên ghế dài mà nhìn họ làm việc” [8, tr.24]. Người Ti-Vi xuất hiện như một ảo
giác nhưng lại mang đến cho nhân vật của Murakami bài học lớn trong cuộc đời.

Ranh giới thời gian thực và ảo bị phá vỡ, nhân vật trong truyện ngắn của
Murakami sống trong thời gian của mình mà như lạc giữa cuộc đời của kẻ khác,
tồn tại giữa một thế giới thực mà như lang thang đâu đó giữa thời gian phi thực:
“Kể lại như thế này thì cảm thấy như đang nói chuyện gì xẩy ra trong cuộc đời
người khác” [8, tr.90].
Trong truyện ngắn của Haruki Murakami có lúc ta bắt gặp ông đếm từng
nhịp đập của thời gian thực tại: “Nôn mửa và cú điện thoại ấy vẫn tiếp tục như
thế. Trọng lượng thân thể tôi suy giảm thấy rõ. Anh chờ cho tí…À, đây rồi…
Trọng lượng ngày 4 tháng 6 đã là 64 kg. Đến 21 tháng 6 còn 61 kg, rồi ngày 10
tháng 7 chỉ còn 58 kg thôi đấy. So với chiều cao của tôi thì con số ấy như giả tạo
ấy” [8, tr.235]. Murakami để cho nhân vật ngồi đếm từng bước đi thời gian một
cách cụ thể, rõ ràng. Thời gian luân hồi theo quỹ đạo, hết hạ lại sang thu… Cô
đơn, không tìm được lối thoát ở hiện tại, con người quay sang tìm đến một cỗ
máy thời gian ảo. Đó cũng là sự giải thoát cô đơn, nhàm chán. Đồng thời tạo
dựng cho mình một niềm tin vào cuộc sống. Katagiri chìm vào giấc mộng cùng
Cậu Ếch cứu Tokyo. Cuộc sống thực nhàm chán, anh muốn có một cái gì mới lạ.
Lạc trong thời gian siêu thực: “Tim anh đang thong thả đập đúng quy tắc nhịp
điệu của cuộc sống. Anh không hiểu phần nào là sự thật đã xảy ra, mà phần nào
là ảo tưởng. Có phải Cậu Ếch có thật, đã đánh nhau với Cậu Trùn và đã chận
đứng được trận động đất. Hay tất cả chỉ là giấc mộng dài giữa ban ngày” [6,
tr.168]. Chỉ có trong thời gian ảo, một số phận bé nhỏ như Katagiri và Cậu Ếch
mới tự do nhận ra chân lý đúng sai mà thế giới thực tại tạo ra. Tự quyết định giải
cứu trận động đất ở Tokyo. Lấy bối cảnh sự kiện trận động đất ở Kobe, bằng
17
cách đưa giả thuyết ảo, nhà văn Haruki Murakami như muốn được quay ngược
thời gian để làm ngưng lại thảm hoạ địa chấn này.
Thời gian cứ chuyển động như không có sự hiện diện của con người. Con
người không còn cảm giác gì với thời gian thực tại. Bởi thời gian thực tại cứ
trầm lặng đến kỳ lạ: “Đã 7 giờ tối. Bóng đêm xanh thẫm và mùi cần sa ngào
ngạt bao trùm căn phòng. Bóng tối chênh vênh kỳ lạ”. [7, tr.72 – 73]. Thời gian

chênh vênh hay lòng người chênh vênh vô định. Ngày qua ngày, thời gian chậm
chạp trôi, vẫn từng công việc ấy, từng khoảnh khắc ấy. Đời người sẽ già theo
năm tháng. Nhưng phải có một nơi nào đó ở thế giới khác là điểm trú chân lúc
mệt mỏi của họ. Thời gian kì ảo khuất trong hồi ức và các giấc mơ sẽ là cứu
cánh để nhân vật của Hauruki Murakami thoát thực tại và tìm thấy bản ngã: “Thì
quãng đời còn lại ấy, cứ sống mơ màng như nằm mộng ấy chứ gì. Chẳng còn lo
lắng, chẳng còn khổ đau gì nữa. Chẳng còn phải lo thiếu thì giờ, hay lo bài làm
ở nhà gì nữa cả. Thế đấy, tuyệt vời chứ nhỉ?” [4, tr.200]. Murakami để cho nhân
vật lạc vào cõi mộng tưởng, cõi vô thức để tìm kiếm hơi ấm ở một thế giới khác.
Thời gian huyền ảo, kì diệu từ giấc mơ đến hồi ức là dụng ý nghệ thuật của nhà
văn Murakami, cuộc sống sẽ hồi sinh và bừng nở trở lại như những bông hoa
anh đào trong tiết xuân. Nỗi cô đơn lui về dĩ vãng, niềm vui và niềm tin có ở
hiện tại và tương lai.
2.1.1.2. Thời gian sinh hoạt đời thường
“Thời gian sinh hoạt đời thường là thời gian con người thực hiện các hoạt
động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn, uống, dạo chơi, đàm đạo, làm việc…Đi
sâu vào lớp thời gian này chúng ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại của
con người” [24, tr.84].
Thời gian sinh hoạt đời thường gắn liền với những gì thuộc về đời sống của
con người trong thực tại. Nhân vật được đưa vào một quá trình vận động của
thời gian và không thể tách rời sự vận động ấy. Chính thời gian sinh hoạt đời
thường đã tạo nên những tính cách, tâm trạng, hành vi của nhân vật. Thông qua
đó, tác giả muốn thể hiện cái nhìn hiện thực về cuộc sống.
Giới phê bình đã tốn nhiều giấy mực để viết về truyện ngắn của Haruki
Murakami. Tiết điệu nhạc Jazz, tính ngẫu hứng, cấu trúc mãnh vỡ kiểu hậu hiện
đại…những thứ không hề là truyền thống văn chương Nhật Bản, nhưng
Murakami đã làm nên một phong cách mới và sáng tạo, điểm khác mọi nhà văn
là ở đó. Văn chương truyền thống phản ánh dạng thức như nó có, và những tư
18
tưởng ẩn phía sau hình ảnh. Bức tranh của Murakami là thực nhưng sự thực trần

trụi, ngay cả khi ông miêu tả sex, về những con người và đời sống thường nhật,
nhưng không theo chủ nghĩa hiện thực chúng ta vẫn hiểu mà theo lăng kính chủ
nghĩa siêu thực (thực và ảo lẫn lộn). Chuẩn mực của xã hội Nhật Bản truyền
thống đã và đang chết. Lý tưởng thanh niên Nhật, thanh niên Mỹ hiện nay, khi
xã hội bước sang giai đoạn thịnh vượng, khi toàn cầu hoá diễn ra trong mọi lĩnh
vực đang bị khủng hoảng. Những sinh hoạt ấy thể hiện trong tình yêu gắn với
tình dục, hay là sự hấp dẫn của nhục thể giữa những người đối diện với nhau.
Những sự việc hằng ngày đang diễn ra liên tục theo một lịch trình lập sẵn.
Thời gian sinh hoạt của các nhân vật trong truyện ngắn của Murakami chủ
yếu là giới trẻ, những sinh hoạt nhàm chán của các đôi vợ chồng trẻ, những
chàng và nàng thanh niên cô đơn, hoặc là những sinh viên sống trong kí túc xá,
với những nội quy nghiêm ngặt được thực hiện bởi những người quản lý khó
tính. Nhân vật “tôi” trong Đom đóm, mười tám tuổi bước vào đại học, ở trong
một cư xá nằm ở đất cao của phường Bunkyo. Sống trong khoảng thời gian mà
ngày ngày cứ lặp đi lặp lại những sự việc ấy: “Chỉ biết là từ mùa xuân 1967 cho
đến mùa thu năm sau, tôi đã sinh sống trong cư xá ấy. Từ góc độ sinh hoạt
thường ngày mà nhìn thì có hữu khuynh hay tả khuynh, nguỵ thiện hay nguỵ ác
gì gì đi nữa, cũng chẳng là bao nhiêu” [7, tr.19]. Sáng 6 giờ kéo cờ, chiều tối thì
có nghi lễ hạ kỳ. Chỉ riêng nhân vật “tôi” thắc mắc, chẳng ai chú ý cả. Sống
cùng phòng với anh là một anh chàng thanh niên cứ động đến hai chữ địa đồ là
lắp ba lắp bắp, mà lại nuôi chí vào làm trong Viện Địa lý Quốc gia. Cuộc sống
của anh bị xáo trộn bởi anh chàng ấy: “Mỗi buổi sáng, cứ đúng 6 giờ là nó thức
dậy, quốc ca thay cho đồng hồ báo thức…Thế rồi nó thay quần áo, ra nhà vệ
sinh đánh răng rửa mặt…Về lại phòng là vuốt cho thẳng cái khăn mặt, treo
thẳng thớm lên móc áo. Bót đánh răng và xà phòng trả ngay ngắn vào ngăn kéo.
Xong rồi nó mở máy nghe đài, bắt đầu tập thể dục theo đài” [7, tr.24]. “Cứ thế,
tuổi mười tám của tôi cũng qua đi. Mặt trời lên, mặt trời lặn, quốc kì lên, quốc kì
xuống. Chủ nhật thì hẹn hò với người yêu bạn mình đã chết” [6, tr.39]. “Vẫn
như trước là tôi lại ngồi trên ghế hành lang hàng giờ” [7, tr.47]. Qua bao tháng
ngày thói quen đó vẫn diễn ra, dù ở tình trạng vô thức. Một chu trình đều đặn

khiến con người càng cô đơn lạc lõng. Ánh sáng đom đóm là niềm hi vọng cuối
cùng của anh cũng tuột mất.
19
Một điều dễ nhận thấy là trong tác phẩm của mình, Murakami đã đưa ra
những quan điểm riêng về tính dục, như chính lời ông nói: “Tôi tự tạo quy tắc
cho mình”. Theo ông, “tình dục chỉ là một loại thể thao”. Murakami viết về tính
dục nhưng văn phong của ông không nhuốm màu tính dục. Thậm chí ta còn thấy
vui nữa. Để duy trì cuộc sống tình yêu - hôn nhân thì con người cần phải nuôi
dưỡng tâm hồn mình, đặc biệt là đời sống tình dục. Tình dục cũng là khoảng
thời gian sinh hoạt đời thường của con người. Tình dục nuôi dưỡng cả phương
diện vật chất và tinh thần. “Chiều xuống ở nhà mãi cũng khổ, nên đêm nào cô
cũng mặc quần áo mới mua vào rồi đi ra khỏi nhà, tìm đến các quán rượu, quanh
Roppongi hay Aoyama mà nhấm nháp mấy li rượu, cho đến giờ tàu điện cuối
trong ngày…Khởi đầu cô đã ngủ với một y sĩ trung niên” [8, tr.251]. “Khi cô
thức giấc khoảng mười giờ sáng thì người đàn ông đã đi làm. Trên bàn có một
phong bì đựng 7 tờ 10 ngàn Yên” [8, tr.253]. Hoặc: “Đến ba giờ rưỡi, hắn hẹn
hò người yêu của bạn thân hắn ở phòng trà trong khách sạn…Rồi ngủ với người
yêu của bạn thân. Chuyện làm tình cũng xuôi lọt, hoàn toàn không có trắc trở gì
cả” [8, tr.230]. Ăn ngủ đi lại là nhu cấu sống của mỗi người. Có sinh hoạt nhận
và cho mới hài hoà được cuộc sống.
Cuộc sống tẻ nhạt như một cỗ máy nếu như thời gian để thực hiện công
việc hàng ngày không thay đổi. Chim vặn dây thiều và phụ nữ ngày thứ ba là
câu chuyện của một người đàn ông bỏ việc trong một hãng luật sư. Công việc
của anh nói gọn là một nhà chuyên môn việc vặt. Một chuỗi thời gian cứ lặp lại
hàng ngày qua các việc làm của anh: “12 rưỡi, như ngày thường, tôi khoác lên
vai túi xách lớn bằng vải bố đi mua sắm… [7, tr.315]. Thông qua việc miêu tả
sinh hoạt đời thường, nhà văn đã xây dựng thành công các nhân vật của mình,
họ là những người có cuộc sống trầm lặng, giản dị, một tâm hồn đa cảm. Hết
ngày này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác…, cuộc sống diễn ra như
một chu trình. Đây cũng là thành công của Murakami trong việc tạo dựng nên

một bức tranh hiện thực về đời sống, sinh hoạt của một thế hệ trẻ thanh niên
Nhật Bản lúc bấy giờ. Người Nhật đang từng bước tiếp nhận lối sống mới, chịu
ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Phương Tây, đặc biệt là lối sống Mỹ. Lối sống
ấy làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận về một xã hội truyền thống. Họ thích ứng
nhanh với lối sống Mỹ, một lối sống mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Tiếp thu
nhịp sống mới đã tạo nên những cá nhân độc lập, thỏa mãn khát vọng vì mục
đích lý tưởng của mình. Một ngày nghỉ cuối tuần, cũng là nơi tập trung bao điều
20
kỳ lạ, khiến cho con người mất cảm giác vào thực tại: “Tôi vốn ưa thời khắc
chạng vạng tối chủ nhật” [8, tr.15]. “Thế là suốt buổi chiều tôi nằm chường trên
ghế dài, một mình lơ tơ mơ. Chẳng có việc gì làm cả” [8, tr.19]. Ăn sáng đi làm
và lại về nhà vào lúc chiều tối, tắm giặt lại ăn và ngủ. Chuỗi thời gian sinh hoạt
vô vị, cô đơn nhưng đó là sự sống của con người. Như có một nhà triết học nào
đó đã từng nói: “Tôi suy nghĩ nghĩa là tôi tồn tại”. Con người vận động chứng tỏ
con người là một hình thể của vũ trụ.
Hành trình cuộc đời của con người là một vòng tròn khép kín: Sinh – Lão-
Bệnh - Tử. Dù người thường hay người khác thường đều có thời gian sinh hoạt
giống nhau. Kano Creta là một cô gái khác người thường. Hễ đàn ông thấy cô là
muốn cưỡng hiếp: “Bất cứ người đàn ông nào cũng thế, hễ thấy em là đè ngay
xuống sàn, và cởi thắt lưng ra” [8, tr.93]. Nhưng công việc hàng ngày của cô vẫn
diễn ra đều đặn: “Công việc của em là gìn giữ nước ấy cẩn thận. Có chút bụi rơi
vào thì vớt ra; mùa đông phải giữ cho nước đừng đóng băng; mùa hè giữ cho
nước không bị côn trùng rơi vào” [8, tr.92]. Chuyện trong nhà là câu chuyện về
thời gian anh trai và em gái chung sống dưới một mái nhà trọ. Hai anh em bắt
đầu sống từ mùa xuân người anh 22 tuổi, em gái 18 tuổi. Thời gian sinh hoạt của
hai anh em chênh lệch nhau: “Tôi làm việc trong bộ môn quảng cáo cho một
hãng chế máy móc điện nên buổi sáng đi làm tương đối trễ, và buổi tối về nhà
trễ. Em tôi thì sáng đi học sớm, khoảng chiều là về đến nhà rồi” [7, tr.228]. Khi
người em vào đại học thì mô thức sinh hoạt của hai anh em có thay đổi: “Em đi
làm nghiêm túc, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn sinh hoạt của tôi thì lè phè

hơn. Ngày ngày, khoảng gần trưa tôi mới đến sở, đọc báo ở bàn mình, ăn trưa,
đến khoảng 2 giờ chiều mới thật sự bắt đầu làm việc, chiều tối mới bàn thảo
công việc với đại lý quảng cáo, tối thì đi uống rượu đến quá nửa đêm mới về”
[7, tr.230]. Đồng hồ sinh hoạt của hai con người thay đổi theo từng khoảng thời
gian, từng công việc. Tuy nhiên nó chẳng có bước tiến khác mới mẻ hơn. Không
đi làm, người anh lại chìm trong những cuộc hoan lạc với những cô bồ hoặc đi
uống rượu. Câu hỏi “không hiểu chúng tôi sẽ ra sao nhỉ?” cứ ám ảnh người anh.
Đi qua thời gian của tuổi trẻ, chúng ta cũng phải nên thiết lập cho mình một
công trình có ích cho tương lai.
Xây dựng thời gian sinh hoạt đời thường nhưng ẩn chứa bên trong vừa là
giọng văn nghiêm túc, vừa bỡn cợt, đơn giản nhưng thâm thuý. Như anh chàng
bạn cùng phòng với nhân vật “tôi” trong Đom đóm chẳng hạn. Ở anh có cái gì
21
đó vô nghĩa với kiểu thời gian tập thể dục. Thể dục rồi nhảy nhảy, ngày nào
cũng răm rắp với bài hát quốc ca: “Đâu có đoạn nào mà bỏ được. Mười lăm năm
liên tiếp tập thế rồi, cứ bắt đầu là không cần suy nghi…nghĩ…nghĩ gì cũng làm
đủ một chuỗi động tác ấy. Bỏ một đoạn là tịt ngay, không sao làm hế… hết…hết
được” [7, tr.26]. Thế nhưng Murakami lại mỉm cười nhân hậu nói với bạn đọc
rằng, bất kỳ một sự kì dị nào cũng có quyền tồn tại và vì thế mà nó có cái lí của
nó chứ, miễn là không hại ai. Và rồi cũng chính Murakami chỉ ra cho chúng ta
thấy cái kiểu sống có mục đích và nguyên tắc của cái anh chàng mê địa đồ kia
lại nực cười và vô nghĩa. Hay như người yêu của bạn nhân vật “tôi” sống thiếu
định hướng, chẳng quan tâm đến cái gì nhưng thực tế lại có một sức sống rất
mạnh mẽ và đầy tinh thần trách nhiệm: “Em nghĩ một ngày nào đó, ở một nơi
nào đó trên thế giới bấp bênh này, nếu mà em gặp lại được anh thì lúc ấy, có lẽ
em sẽ tỏ bày rõ ràng được với anh rất nhiều điều” [7, tr.47]. Hoặc nhân vật “tôi”
trong Con voi biến mất có sở thích sưu tầm những trang báo có viết về con voi
mà thành phố nhận nuôi. Trên thực tế nhiều người trong chúng ta có sở thích
sưu tầm tem, tranh ảnh về một ca sĩ hay nhạc sĩ nổi tiếng nào đó…Ai cũng tìm
thấy một chút mình trong cuộc sống thường ngày của các nhân vật trong truyện

ngắn Haruki Murakami là như thế.
Xã hội Nhật Bản hiện đại là một xã hội lắm bão tố phong ba, và trong cái
xã hội đó con người đang từng ngày, từng giờ phải sống trong nỗi cô đơn, cảm
giác bất an. Chính cái xã hội phức tạp, cạnh tranh gay gắt đó đang biến thể xác
và tinh thần con người trở thành những cái máy chỉ biết làm việc và làm việc mà
thôi. Cuộc chạy đua của sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đã nhào nặn nên
những nhu cầu về tinh thần của con người được lập trình sẵn, và con người chỉ
có thực hiện theo mà thôi. Sống trong thời gian sinh hoạt đời thường luẩn quẩn, con
người bị bó hẹp, đầy đủ tiện nghi nhưng cô đơn, lạc lõng giữa thế giới sôi động.
2.1.1.3. Thời gian tâm lý
Văn xuôi hậu hiện đại thường mang dấu ấn phủ định lại những gì thuộc
hiện đại. Để tiếp cận hiện thực và đối tượng được phản ánh, các nhà văn thường
sử dụng những thuật ngữ như mã kép, đảo lộn trật tự thời gian, thời gian tâm lý,
lắp ghép…, đó cũng là cách làm nên phong cách riêng của người nghệ sĩ.
Thông qua dòng thời gian siêu thực, trôi theo dòng hồi ức của các nhân vật,
các truyện ngắn của Murakami mang nhiều tầng nghĩa nhân bản và tầng nghĩa
của sự quy ước xã hội Nhật Bản. Yếu tố thời gian phụ thuộc, chi phối bởi dòng ý
22
thức và tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm. Đan xen giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai làm cho thị giác và hồi ức của nhân vật được dung hợp. Người thứ
bảy là câu chuyện của nhân vật “tôi” ám ảnh về cơn sóng thần gần bốn mươi
năm trời. Đó là khoảng thời gian cơn sóng thần cuốn trôi đi người bạn thân thiết
nhất: “Vào một chiều tháng chín, năm tôi lên mười tuổi, ngọn sóng đó suýt nữa
kết liễu cuộc đời tôi” [16, tr.69]. “ Nhưng thay vì vậy, nó đã tháo sạch phần tinh
tuý nhất của tôi để trút vào một thế giới khác. Phải mất nhiều năm sau tôi mới
hoàn toàn bình phục. Phải mất bao nhiêu thời gian quý báu của đời tôi” [16,
tr.69]. Thời gian cuộc sống đời thường của mọi người cứ diễn ra liên tục, riêng
của anh, thời gian như lắng đọng sống trong ám ảnh về thời gian tuổi ấu thơ, nơi
đó đau thương và cú sốc tâm lý đã đánh gục ngã anh. Sau khi cơn sóng thần
cướp đi người bạn, người anh em tốt, nhân vật “tôi” luôn sống trong tâm trạng

bất an, mỗi đêm là một ác mộng: “Dù cố gắng bao nhiêu đi nữa tôi cũng chẳng
thể khi nào quên được cảnh tượng K tựa những bọt biển trên đầu đỉnh sóng
ngoác miệng cười vui vẻ” [16, tr.80]. “Mãi cho đến bốn mươi tuổi, tôi vẫn chưa
về thăm lại quê nhà và cũng không dám bén mảng ra bờ biển lần nào nữa” [16,
tr.82]. Câu chuyện mà nhân vật “tôi” kể khiến cho người nghe đi từ ngạc nhiên
này đến bất ngờ khác theo dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ.
Haruki Murakami luôn để cho cái “tôi” của các nhân vật tự do kể và kể.
Chính vì thế, thời gian ở đây tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý của nhân vật. Thời
gian diễn ra có lúc chậm, có lúc nhanh, có lúc được dồn nén trong một khoảnh
khắc. Gương soi là dòng hồi ức của nhân vật “tôi” với kí ức của hơn mười năm
về trước với nỗi sợ hãi tận đáy lòng: “Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm và
tôi chưa kể cho ai nghe” [16, tr.162]. Truyện Cái nghèo của tôi hình miếng bánh
pho mát bắt đầu bằng thời gian đôi vợ chồng trẻ sống trên khu đất Vùng Tam
Giác: “Vợ chồng tôi đã có thời sống trên “Vùng Tam Giác” ấy. Chuyện đâu
khoảng năm 1973 hoặc 1974” [4, tr.137]. Từ thời gian quá khứ quay ngược về
thời hiện tại, đó là một kỉ niệm, một thời điểm để rèn luyện lòng quyết tâm vươn
lên cuộc sống giàu có của con người: “Ngày nay, mỗi lần nghe ai nói chữ
“nghèo”, tôi lại nhớ đến khu đất hình tam giác dài mà hẹp ấy” [4, tr.144]. Trải
qua khó khăn và sự nỗ lực phấn đấu đã giúp họ tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, vững
vàng hơn trong cuộc sống.
Haruki Murakami không đi theo con đường của các bậc tiền bối lừng danh.
Ông không theo đuổi cái đẹp bi cảm như Y.Kawabata, cái đẹp quý phái như
23
J.Tanizaki hay cái đẹp bạo liệt như Y.Mishima, mà ông tạo dựng một cái đẹp
mới: cái đẹp của đời sống thường ngày và tự nhiên. Theo dòng thời gian tâm lý
của nhân vật, người đọc khám phá được nhiều nét đẹp dành riêng cho mình. Mỗi
con người dù muốn hay không, đều có những mối gắn kết với những người xung
quanh bằng những sợi dây vô hình. “Ngày xa xưa, hồi tôi còn trẻ thì tất nhiên
không hề suy nghĩ như thế. Thời ấy tôi chỉ hồn nhiên nghĩ rằng tính dục là miễn
phí” [8, tr.240 – 241]. Nhưng khi đã đến tuổi trưởng thành thì suy nghĩ dần dần

có khác đi: “Chúng ta lao động, kiếm tiền, đọc sách mình thích, bỏ phiếu bầu cử,
đi xem đá bóng, ngủ với đàn bà…, mỗi một thao tác như thế đâu có vận hành
độc lập với nhau, mà kết cuộc, chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng một
thực thể mà thôi” [8, tr.241]. Con người là tổng hoà các mối quan hệ, nên không
vì một cái này mà ta dễ dàng vứt bỏ cái bên cạnh được. Trong thực tại này,
những gì liên quan đến cuộc sống của con người đều gắn kết chặt chẽ với nhau,
không tách rời.
Đa số lượng thời gian tâm lý của nhân vật trong truyện ngắn của Haruki
Murakami thường gắn liền với một sự ám ảnh, một nỗi buồn, hoặc một hành
động diễn ra trong quá khứ. Là những con người bất bình thường, là những sinh
linh cô độc khép mình trước thế giới, tự dựng nên những hàng rào tâm lý, tự
buộc mình cách li với cộng đồng. Nhìn bên ngoài thì cuộc sống của họ chẳng có
gì không ổn, nhưng bên trong vẫn thiếu cái gì đó: “Đến khi đồng hồ chỉ 11 giờ
đêm, ngay cả tôi cũng đâm ra sợ. Em đã nói liên tục như thế hơn bốn giờ đồng
hồ” [7, tr.43]. “Tảng sáng, mưa ngừng…Trầm mặc lại chiếm trọn em như dạo
trước” [7, tr.45]. Ám ảnh với cái chết của người bạn trai mãi mãi tuổi mười bảy
đã tạo nên tâm trạng trầm mặc của cô gái. Mỗi người ra đi đều để lại sự mất mát
và nỗi đau không thể diễn tả bằng lời cho những người đang sống. Sau cái chết
của K, nhân vật “tôi” trong Người thứ bảy không ý thức được mình đang sống
trong thời đại nào, anh không dám ngủ với cô gái nào vì sợ đánh thức họ giữa
đêm khuya bởi những cơn ác mộng. Cũng giống như người anh họ trong tác
phẩm Cây liễu mù và cô gái ngủ, một thời khắc đi qua là gắn liền với tâm trạng
buồn vui, nuối tiếc, bất an, cô đơn…Trong khoảng năm năm hai anh em không
gặp nhau đã tạo nên một khoảng cách, cách nói chuyện như có một bức màn
ngăn cách: “Trong khoảng năm năm ấy, nó từ 9 tuổi đã lên 14 tuổi, và tôi cũng
đã từ 20 lên 25 tuổi rồi. Khoảng trống thời gian ấy đã tạo ra giữa chúng tôi bức
màn ngăn trong suốt khó mà xuyên thấu” [7, tr.120]. Sau những lời đối thoại với
24
người em, kí ức lại hiện về với người anh: “Mùa xuân năm ấy đã có nhiều
chuyện xảy ra. Chia tay với bạn gái, tổ mẫu mất vì ung thư đường ruột” [7,

tr.125]. Lúc cùng em họ đến bệnh viện thì người anh lại hồi tưởng về tám năm
trước: “Tám năm trước, tôi đã đến bệnh viện kia, một bệnh viện nhỏ bên bờ
biển” [7, tr.130]. 11 giờ 45 phút, đứa em họ chưa quay trở lại: “Tôi trở lại với trí
nhớ một lần nữa, nghĩ đến cây bút bi nhỏ màu hoàng kim trong túi áo trên ngực
cô ấy” [7, tr.132]. 12 giờ 20 phút, người anh quay về trạng thái thực tại. Thực tại
như đang chìm trong thời gian của quá khứ. Chuẩn bị lên xe buýt trở về, người
anh lại nhớ về kỉ niệm cùng người bạn đi thăm người yêu của bạn nằm trong
bệnh viện. Và rồi người anh cũng mang ý thức quay về với thực tại. Murakami rất
tài tình trong việc xây dựng dòng thời gian tâm lý của nhân vật, đưa nhân vật từ
hiện tại về quá khứ, từ giấc mơ đến hiện tại để nhận ra cái tốt đẹp của cuộc sống.
Quá khứ nuôi dưỡng hiện tại, nhân vật không hoà hợp được với thời gian hiện tại,
do đó họ quay trở về thời gian quá khứ - thời gian mà họ có nhiều kỉ niệm đẹp.
Thời gian tâm lý được bắt gặp trong những giấc mơ và mộng tưởng: “Khi tôi
đâm vào không khí, tôi chợt nhớ người phụ nữ mập mạp - cựu tiếp viên của hãng
hàng không Hoa Kỳ…Tôi thử chém họ làm hai, nhưng viễn cảnh biến mất, và tất
cả lại hiện diện ở xa tầm lưỡi dao tôi. Tất cả đều là ảo ảnh hay chính tôi là ảo ảnh”
[16, tr.187]. Mỗi sự kiện trôi qua đều gắn với một câu hỏi tự vấn lương tâm. Con
dao là hình ảnh của thời gian và thời gian ăn sâu vào lớp da thịt nhưng không thấy
đau. “Thời gian trước ta và sau ta vĩnh viễn không thuộc về ta” [16, tr.170].
Thời gian đồng hiện đan xen cuộc đời nhân vật tạo thành một chuỗi thông
điệp về con người, giá trị của con người trong cuộc sống. Qua phép đồng hiện
thời gian, tác giả để cho nhân vật K hiện lên qua lời kể của người thứ bảy, đó là
một con người tài năng nhưng cơn sóng thần đã cướp đi sinh mạng của anh. Cứ
như vậy, tiếp nối thời gian quá khứ và hiện tại càng làm cho câu chuyện trở nên
li kì và hấp dẫn. Đồng thời quay về quá khứ để nói lên nỗi bất hạnh của nhân vật
K, sau đó quay lại hiện tại để miêu tả sự dằn vặt và ám ảnh về cơn sóng thần của
người thứ bảy. Tác giả như xuất hiện trong chính thời gian đó để cùng chia sẻ và
cảm thông đối với nhân vật của mình. “Bây giờ tôi không thể nhớ bao nhiêu thời
gian đã trôi qua lúc đó” [16, tr.77]. Thời gian sẽ qua đi rất nhanh vì vậy chúng ta
phải biết nắm bắt tạo dựng dấu ấn trong cuộc đời cho mình ngay lúc này.

Như vậy, thông qua thời gian tâm lý, nhà văn đã xây dựng thành công
những nhân vật của mình. Thời gian phản ánh tâm trạng của nhân vật. Dù ở thời
25

×