NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHIỆP VỤ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN NGA SƠN
MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng sâu sắc. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cam kết
thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động
quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc
về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của toàn nhân loại.
Trong thời gian thực tập tại Phòng giao dịch huyện Nga Sơn Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa (PGD), từ ngày 30/10/2010 đến
ngày 18/11/2010, với lý thuyết đã được đào tạo và được sự hướng dẫn tận
tình của các cô, chú, anh, chị tại PGD, đặc biệt là cán bộ tín dụng – Bùi Thị
Hoa, tôi đã hoàn thành Báo cáo thực tập nghiệp vụ. Báo cáo thực tập nghiệp
vụ gồm ba nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về phòng giao dịch huyện Nga Sơn.
Chương 2: Kết quả thực tập tại phòng giao dịch huyện Nga Sơn.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị.
Báo cáo thực tập nghiệp vụ được viết trong thời gian 20 ngày nên
không tránh khỏi những thiếu sót về mặt lý luận và thực tiễn. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các anh, chị tại Phòng giao dịch
huyện Nga Sơn để Báo cáo thực tập nghiệp vụ hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
1
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN NGA SƠN
1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt
động của Phòng giao dịch Huyện Nga Sơn (sau đây gọi tắt là PGD):
- Đặc điểm địa bàn: Nga Sơn là địa bàn có giao thông thông thuận lợi, ít
hoặc không có tắc đường. Dân cư tập trung, phân bố đồng đều, không có
người dân tộc sinh sống. Là huyện thuần nông, trình độ nhận thức của người
dân ở mức khá, đa số biết chữ. Những điều trên tạo điều kiện thuận lợi cho
cán bộ Phòng giao dịch triển khai các chương trình tín dụng và các sản phẩm
của NHCSXH đến từng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Số hộ
nghèo chiếm 15,06% (theo thống kê của Phòng LĐ - TB&XH năm 2010).
- Huyện Nga Sơn có 27 xã và thị trấn. Trong đó, có 7 xã thuộc vùng khó
khăn: Gồm Nga Điền, Nga Tân, Nga Thái, Nga Thiện, Nga Bạch, Nga Tiến,
Nga Phú.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PGD:
- Bộ máy tổ chức của PGD:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của PGD:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
2
Giám đốc
Phó giám đốc
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Điều hành PGD là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc gồm các Phó
giám đốc và các Tổ trưởng tín dụng, kế toán.
PGD có 8 cán bộ chính thức và 01 hợp đồng ngắn hạn, trong đó Ban
giám đốc có 2 cán bộ, 3 cán bộ tổ tín dụng, 2 cán bộ tổ kế toán, 1 thủ quỹ, 1
hợp đồng hành chính cơ quan kiêm bảo vệ.
1.3. Kết quả hoạt động của PGD đến ngày 30/10/2010:
Bảng 1: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội:
Tổ chức Hội
Số tổ
TK&VV (Tổ)
Số hộ (Hộ)
Dư nợ (triệu đồng)
Trong hạn Quá hạn
Hội phụ nữ 163 5,511 99,436 88
Hội Cựu chiến
binh
85 2,819 42,008 117
Hội Nông dân 160 5,850 78,351 150
Đoàn thanh niên 81 2,576 38,848 124
Tổng cộng 489 16.135 258,643 479
Nhận xét: Thông qua Bảng 1, Hội phụ nữ quản lý nhiều Tổ TK&VV
nhất và dư nợ đạt 38,37% so với tổng dư nợ theo phương thức cho vay ủy
thác. Và tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,37% trong tổng dư nợ quá
hạn. Để đạt được kết quả đó, Hội phụ nữ đã thường xuyên tuyên truyền, vận
động, hướng dẫn các Tổ TK&VV bình xét công khai, dân chủ để các hộ nông
dân nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, sử dụng vốn đúng
mục đích. Trong khi đó, Đoàn thanh niên quản lý số Tổ, số hộ vay ít nhất, tỷ
lệ nợ quá hạn cao (25,89%)/tổng nợ quá hạn là do việc thay đổi tổ trưởng của
một số Tổ, công tác đôn đốc, giải thích của Đoàn chưa hiệu quả cũng như ý
thức trả nợ của hộ vay chưa cao.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
3
Tín dụng Kế toán Thủ quỹ Hành chính
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Kết quả dư nợ theo từng chương trình tín dụng:
Bảng 2: Kết quả dư nợ theo từng chương trình tín dụng:
S
T
T
Chương trình cho vay
Số hộ
còn dư
nợ (hộ)
Số tiền
(Tr.đ)
Phương thức cho
vay
Trực Tiếp
(Tr.đ)
Gián tiếp
(Tr.đ)
1 Hộ nghèo 95,384 0 95,384
2 Giải quyết việc làm 5,720 3,000 2,720
3 HSSV có hoàn cảnh khó khăn 113,659 0 113,659
4 ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở NN 4,226 0 4,226
5 Hộ gia đình SXKD Vùng KK 30,262 0 30,262
6 Cho vay NS & VSMTNT 12,481 0 12,481
7 Cho vay TN HĐTM vùng KK 590 200 390
8 Cho vay Quỹ KHCN 960 960 0
9 Cho vay Quỹ Doanh nhân ANTT 350 350 0
Tổng cộng 263,632 4,510 259,122
Nhận xét: Thông qua Bảng 2, các chương trình tín dụng của PGD chủ
yếu được thông qua phương thức ủy thác qua các Tổ chức Hội, chiếm
98,35%. Trong đó, các chương trình cho vay học sinh sinh có hoàn cảnh khó
khăn và cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất, tương ứng là
43,86% và 36,8%. Lũy kế số lượt khách hàng vay vốn đối với hai chương
trình này cũng lớn nhất tương ứng là 5.222 lượt và 2.371 lượt. Điều này
chứng tỏ, việc quản lý thu hồi nợ vay của PGD phối hợp với các Tổ chức Hội
là tốt. Chương trình cho vay doanh nhân Nga Sơn với trật tự an ninh là
chương trình mới của PGD nhưng do sự ủng hộ của các cấp chính quyền nên
dư nợ tăng nhanh so với các chương trình khác.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
4
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
PGD có 27 điểm giao dịch xã. Trong đó, điểm giao dịch Thị trấn cách
PGD khoảng 500 mét. Điểm giao dịch xa nhất là xã Nga Phú và Nga Điền
cách PGD khoảng 16 ki lô mét.
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN NGA SƠN
2.1. Các công việc liên quan đến hồ sơ vay vốn của khách hàng:
2.1.1. Đối với các chương trình cho vay ủy thác:
Tôi đã được tập hợp và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng đối với
chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và chương trình cho vay
hộ nghèo.
Cụ thể, tôi đã được cán bộ tín dụng hướng dẫn tập hợp và kiểm tra hồ sơ
vay vốn của Tổ TK&VV xã Nga Thái, đối với chương trình cho vay HSSV có
hoàn cảnh khó khăn:
Do nguồn vốn của PGD được nhận về cho vay các chương trình hạn chế
nên trong đợt này, PGD mới thực hiện cho vay một số xã. đối tượng được vay
vốn HSSV là con của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng hộ nghèo, hộ
cận nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, (thực hiện theo Thông
tư 27 Bộ Lao động thương binh và xã hội) và hộ có hoàn cảnh khó kahưn.
Căn cứ vào 75 hồ sơ đề nghị vay vốn do các Tổ trưởng Tổ TK&VV
của bốn Tổ chức Hội mang lên điểm giao dịch. Mỗi hồ sơ mỗi Tổ gồm:
- Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn (Mẫu số: 10/TD).
- Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số: 01/TD).
- Phụ lục giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01A/TD).
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách xã hội
(Mẫu số: 03/TD).
- Sổ vay vốn (đối với hộ vay mới).
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
5
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Giấy báo nhập học (bản gốc hoặc phô tô công chứng) đối với HSSV
mới vào trường và giấy xác nhận HSSV của trường đang theo học (Mẫu
01/TDSV) (bản gốc).
- Chứng minh nhân dân phô tô của HSSV.
- Giấy đề nghị phát hành thẻ liên kết giữa Agribank – VBSP (Mẫu
01/Thẻ LK).
Trước tiên, tôi lập danh sách các hộ đề nghị vay vốn theo các tiêu chí:
STT; Họ tên người vay; Họ tên HSSV; Số CMND của HSSV; Ngày cấp; Địa
chỉ (Xóm, Hội quản lý); Ghi chú. Sau đó, xem từng hộ có tên trong Danh sách
hộ nghèo và cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn đã được Phòng LĐ - TB
& XH xác nhận. Đánh dấu (x) đối với hộ thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo,
hộ có hoàn cảnh khó khăn vào cột ghi chú. Tiếp đến, xem những hộ này có
tên trong mẫu 10/TD, 03/TD, ủy ban nhân dân xã Nga Thái xác nhận (chủ
tịch hoặc phó chủ tịch xã ký, đóng dấu vào mẫu 03). Ngày đề nghị xin vay
trong mẫu 01/TD phải trước ngày trong mẫu 03/TD. Giấy báo nhập học hoặc
giấy xác nhận có dấu của trường HSSV theo học. Chứng minh nhân dân phô
tô của HSSV phải rõ số, ngày cấp, họ tên. Các thông tin HSSV ghi trong giấy
đề nghị cấp thẻ liên kết (dán ảnh của HSSV), Giấy xác nhận phải chính xác
với chứng minh nhân dân của HSSV. Sau đó, tôi lập danh sách HSSV đề nghị
cấp thẻ liên kết với các tiêu chí trên gửi kèm cùng Giấy đề nghị phát hành thẻ
liên kết giữa Agribank - VBSP, Chứng minh nhân dân phô tô của HSSV sang
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Nga Sơn để làm thẻ
ATM. Sổ vay vốn sẽ trả cùng với thẻ ATM khi PGD giải ngân. Các chứng từ:
Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn (Mẫu số: 10/TD); Giấy đề nghị vay vốn
(Mẫu số: 01/TD); Phụ lục giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01A/TD); Danh sách
hộ gia đình đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách xã hội (Mẫu số: 03/TD);
Giấy báo nhập học (bản gốc hoặc phô tô công chứng) hoặc giấy xác nhận
HSSV của trường đang theo học (bản gốc) lưu tại Phòng tín dụng.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
6
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Nhận xét, đánh giá các công việc liên quan đến việc tập hợp và kiểm tra
hồ sơ: Các hồ sơ đều đạt yêu cầu, hầu như không có sai sót đáng kể. Không
có sự tẩy xóa, chấp vá chứng từ. Các chứng từ đều có sự phê chuẩn của tổ
trưởng tổ tín dụng và Giám đốc PGD.
Bảng 3: Tình hình tập hợp và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:
Chương
trình
Số lần kiểm tra hồ
sơ (Lần)
Số hồ sơ đã được kiểm
tra (Hồ sơ)
Số hồ sơ phát hiện
sai sót (Hồ sơ)
Học sinh,
sinh viên
4 250 0
Hộ nghèo
2 50 1
2.1.2. Đối với chương trình cho vay trực tiếp:
Tôi đã được cán bộ tín dụng hướng dẫn tập hợp và kiểm tra hồ sơ chương
trình giải quyết việc làm, chương trình cho vay khác (Cho vay quỹ doanh
nhân Nga Sơn với trật tự an ninh và cho vay Quỹ khoa học công nghệ).
Trong đợt thực tập này, PGD không phát sinh cho vay dự án. Nhưng tôi
được cán bộ tín dụng mô tả công việc xem xét và thẩm định dự án xin vay
vốn như sau:
Tên dự án: Cơ sở thu mua và chế biến cói thành phẩm.
Chủ dự án: Đào Trọng Nuôi. Địa chỉ: Xóm 3, Nga Liên, Nga Sơn. Địa điểm
thực hiện dự án: Xóm 3, Nga Liên, Nga Sơn.
Mức vốn đề nghị: 100.000.000 đồng.
Danh mục hồ sơ gồm:
- Dự án vay vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm áp dụng cho cơ sở
SXKD (Mẫu số: 1a/TD).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
Việt Nam (2005).
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
7
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
- Hợp đồng tín dụng áp dụng cho cơ sở SXKD (Mẫu số: 5a/GQVL),
ngày 13/08/2010.
- Phụ lục hợp đồng tín dụng (kèm theo HĐTD số: 179245 ngày
13/08/2010)
- Giấy biên nhận (Mẫu số: 18/TD).
- Phiếu thẩm định dự án áp dụng cho cơ sở SXKD (Mẫu số: 3a).
- Đơn đề nghị thế chấp đất và tài sản gắn liền với đất
- Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (Mẫu số 10/BĐTV).
- Hợp đồng thế chấp tài sản.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trên do
khách hàng gửi đến, PGD có trách nhiệm thẩm định hồ sơ cho vay trình cấp
có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt cho vay.
Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ: Xem xét
mẫu số 1a của ông Nuôi có được UBND xã Nga Liên xác nhận về địa điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng đang hoạt động tại xã
không, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có rõ ràng, đúng với
bản gốc không? Bộ hồ sơ hợp lý, cán bộ tín dụng sẽ viết Giấy biên nhận theo
mẫu số 18/TD.
Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định theo mẫu 3a: Tên dự án, số
CMND, ngày cấp, nơi cấp so với CMND gốc. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh có do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp không? Ngành nghề
kinh doanh có phù hợp không? tính toán hiệu quả của dự án. Kiểm tra uy tín,
tính cách của ông Nuôi.
Kiểm tra thực địa: Điều kiện sản xuất: Nhà kho, nơi bảo quản tài sản có
khô thoáng, thiết bị chống mốc, mối mọt có tốt không?
Tổng nhu cầu vốn của dự án là 350.000.000 đồng. Trong đó vốn tự có
250.000.000 đồng. Vốn đề nghị vay từ Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
8
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
100.000.000 đồng, để sử dụng vào việc thu mua và chế biến cói thành phẩm.
Tổng lãi từ dự án tạo ra hàng năm 200.000.000 đồng.
Tài sản thế chấp: Trích lược sơ đồ đất, bìa đỏ đứng tên ai, đã mang đi
thế chấp chưa? có tranh chấp không? Khung giá đất do UBND huyện quy
định cho năm 2010. Sau khi định giá nhà và đất, cán bộ tín dụng yêu cầu ông
Nuôi lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định.
Dự án vay vốn trên sau khi cán bộ tín dụng thẩm định có tính khả thi,
trình Giám đốc PGD để đề nghị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phê
duyệt cho vay 100.000.000 đồng. CBTD cùng khách hàng lập Hợp đồng tín
dụng theo mẫu 5a/GQVL, lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định,
đăng ký giao dịch đảm bảo để trình Giám đốc PGD phê duyệt giải ngân.
Nhận xét, đánh giá công việc liên quan đến việc thẩm định hồ sơ cho
vay: Đúng trình tự theo quy định, không xảy ra sai sót. Hồ sơ lập đúng mẫu
quy định, không tẩy xóa, khác màu mực.
Bảng 4: Tình hình thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng:
Chương
trình
Số lần kiểm tra
hồ sơ (Lần)
Số hồ sơ được
kiểm tra (Hồ sơ)
Số hồ sơ phát hiện
sai sót (Hồ sơ)
Cho vay khác
1 3 0
2.2. Thực hiện các công việc đi giao dịch lưu động tại xã:
Bảng 5: Tổng hợp đi giao dịch lưu động tại xã:
Ngày, tháng đi
giao dịch
Tên điểm giao
dịch
Công việc được
giao
Mức độ hoàn
thành (%)
04/11/2010 Xã Nga Trung Thủ quỹ 90
06/11/2010 Xã Ba Đình Sắp xếp chứng từ 80
08/11/2010 Xã Nga Thắng Kế toán 90
10/11/2010 Xã Nga Điền Sắp xếp chứng từ 90
12/11/2010 Xã Nga Nhân Kế toán 90
16/11/2010 Xã Nga Hải Thủ quỹ 90
2.2.1. Đánh giá chất lượng điểm giao dịch tại xã:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
9
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
PGD thực hiện đúng theo quy định tại Văn bản 2064A/NHCSXH-TD ngày
22/04/2007 của Tổng giám đốc: Các điểm giao dịch đều được đặt tại UBND
của mỗi xã, thường là hội trường tạo điều kiện thuận lợi để PGD và khách
hàng giao dịch. Bảng chỉ dẫn tên điểm giao dịch, lịch giao dịch. Hòm thư góp
ý có khóa và mở cuối mỗi buổi giao dịch. Bảng thông báo hộ vay vốn
NHCSXH (Khổ A0) (Các tổ chức Hội đoàn thể nhận quản lý vốn ủy thác
(Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên). Tổng dư
nợ cho vay, tiền gửi tiết kiệm đến từng hộ và từng tổ TK&VV, từng Hội đoàn
thể là bao nhiêu triệu đồng. Thông báo lãi suất cho vay các chương trình tín
dụng của PGD (Khổ A4). Thông báo lãi suất huy động vốn. Phân công cán bộ
phụ trách (Khổ A4)). Thông báo chính sách tín dụng ưu đãi (Khổ A0). Thông
báo quy trình, thủ tục cho vay, thu nợ, thu lãi đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác (Khổ A0).
2.2.2. Mô tả quy trình phiên giao dịch xã Ba Đình ngày 06/11/2010:
Tôi được đi giao dịch xã cùng với hai cán bộ: Thịnh Thị Hải (Tín dụng
kiêm thủ quỹ), Bùi Thị Hoa (Kế toán).
Chuẩn bị khi đi giao dịch:
Phó giám đốc phân công các thành viên của Tổ giao dịch lưu động và
yêu cầu thành viên được phân công ký vào Sổ phân công giao dịch tại xã.
Thùng tôn đựng tài liệu và các vật dụng cần thiết, gồm Sổ nhật ký quỹ,
Sổ Nhật ký giao dịch tại xã, Sổ giao nhận biên lai thu lãi, máy tính, dập ghim,
đinh ghim chữ V, dây buộc tiền.
Máy tính xách tay đã được kế toán trung tâm (Kế toán PGD) xuất số
liệu đi giao dịch xã Ba Đình ngày 06/11/2010. Máy in, ổ điện, dây cắm máy
tính xách tay và máy in. Giấy in, mực in.
Xe ô tô chở các thành viên của Tổ giao dịch lưu động tại xã và các thiết
bị làm việc đến điểm giao dịch tại xã Ba Đình.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
10
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Chuẩn bị tại hội trường ủy ban nhân dân xã Ba Đình (nơi giao dịch)
(08 giờ sáng):
Kê bàn, ghế để máy tính xách tay, máy in, thùng tôn, và bảo đảm an
toàn cho tài sản của PGD. Cắm máy tính xách tay, máy in để bắt đầu giao
dịch.
Trong phiên giao dịch: Thu lãi chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm và thu tiết
kiệm qua Tổ TK&VV (Tổ), tất toán tiết kiệm, thu nợ gốc chương trình cho
vay HSSV của một số hộ vay vốn.
Tổ trưởng tổ giao dịch lưu động tại xã: Chịu trách nhiệm chỉ đạo
chung, tổ chức, điều hành đảm bảo hiệu quả, an toàn hoạt động của Tổ giao
dịch lưu động trong suốt quá trình hoạt động của tổ.
Kế toán: Mời các tổ trưởng của Tổ TK&VV vào trong hội trường để
giao ban.
Tổ trưởng chủ trì cuộc họp giao ban với UBND xã, các hội đoàn thể và
các Tổ TK&VV:
- Đề nghị các tổ trưởng Tổ TK&VV của bốn hội đoàn thể đôn đốc các tổ
viên của tổ mình - tháng sau (06/12/2010) mang sổ TK&VV đến điểm giao
dịch để thoả thuận phân kỳ hạn trả nợ cho các món vay sinh viên đã giải ngân
lần cuối (chủ yếu là các tổ viên có hoàn cảnh khó khăn tạm thời).
- Đề nghị các Tổ trưởng ký nhận lấy Biên lai thu lãi (Mẫu 01A/BL)
tháng 12 để giao cho người vay khi thu lãi theo Bảng kê thu lãi và lãi thực
thu (Mẫu 13/TD) tháng 12.
- Tổ trưởng xin ý kiến của các tổ trưởng Tổ TK&VV. Tất cả đều nhất trí.
Tổ trưởng ghi nội dung họp, ý kiến của các tổ trưởng Tổ TK&VV, kiến
nghị vào Sổ giao dịch lưu động tại xã Ba Đình và xin chữ ký của chủ tịch
UBND xã, có đóng dấu xã Ba Đình.
Sau đó, kế toán lần lượt mời các tổ trưởng Tổ TK&VV lên giao dịch.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
11
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Kế toán vào màn hình Giao dịch, chọn Thu nợ, thu lãi theo tổ để tiến
hành thu lãi qua Tổ của các chương trình cho vay hộ nghèo, nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm. Sau đó, kế toán in phiếu thu
và bảng kê thu lãi, biên lai thu lãi cho từng thành viên của Tổ, bảng kê thu lãi
và lãi thực thu. Tiếp đến, kế toán thu lãi của chương trình cho vay HSSV có
hoàn cảnh khó khăn (Nếu tổ viên ủy quyền cho tổ trưởng nộp hộ). Kế toán in
phiếu thu và bảng kê thu lãi.
Thu tiền gửi tiết kiệm, kế toán vào Giao dịch, chon Thu, chi tiết kiệm
qua tổ. Chọn mã tổ trưởng và ghi số tiền của mỗi thành viên của Tổ đó. Sau
đó, kế toán in chứng từ tổng hợp, bảng kê thu chi tiết kiệm. Kế toán ghi số
tiền thu tiết kiệm vào sổ tiết kiệm của Tổ. Kế toán chuyển các chứng từ trên
cho tổ trưởng tổ giao dịch lưu động ký kiểm soát; kế toán ký và chuyển cho
thủ quỹ tiến hành thu tiền theo phiếu thu. Thủ quỹ đưa chứng từ cho tổ trưởng
Tổ TK&VV ký nộp tiền. Thủ quỹ thu tiền và cho tổ trưởng Tổ TK&VV ký
nhận vào sổ giao nhận biên lai. Thủ quỹ giao bảng kê cho tổ trưởng Tổ
TK&VV: Bảng kê thu lãi, Bảng kê thu chi tiết kiệm, Biên lai thu lãi tháng 12,
Bảng kê thu lãi và lãi thực thu tháng 12. Thủ quỹ ghi vào sổ Nhật ký quỹ.
Quy trình tương tự quy trình trên đối với 13 tổ còn lại của xã Ba Đình.
Cuối phiên giao dịch, kế toán in liệt kê chứng từ, sao kê công khai, sổ
quỹ. Tổ trưởng tổ giao dịch lưu động ký vào sao kê công khai của bốn tổ chức
hội và kẹp vào Bảng thông báo hộ vay vốn NHCSXH (Phần: Các tổ chức Hội,
Đoàn thể nhận quản lý vốn ủy thác). Thủ quỹ kiểm tiền, phân loại từng mệnh
giá tiền và đọc tổng số tiền thực tế cho kế toán. (Khớp đúng số liệu trong
Nhật ký quỹ).
Kế toán sắp xếp Nhật ký quỹ trước, tiếp đến Liệt kê chứng từ Phiếu thu
(Loại chứng từ 11), các chứng từ thu kèm bảng kê tương ứng, sau đó, Liệt kê
chứng từ Phiếu chi (Loại chứng từ 12), các chứng từ chi.
Tổ trưởng mở hòm thư góp ý.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
12
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Kết thúc phiên giao dịch (16 giờ chiều cùng ngày), cả tổ giao dịch thu
dọn máy tính, máy in, thùng tôn và các vật dụng khác để về PGD. Thủ quỹ Tổ
giao dịch viết giấy nộp tiền và nộp tiền cho Thủ quỹ. Kế toán giao Nhật ký
quỹ và chứng từ trên cho kế toán PGD.
2.2.3. Mô tả thực tế công việc làm kế toán:
Tại điểm giao dịch xã Nga Nhân, ngày 12/11/2010.
Sau khi chuẩn bị máy tính và máy in, giấy in, tôi mở phần mềm giao
dịch xã. Tôi vào Giao dịch/ Thu nợ, thu lãi/Theo tổ. Ấn F2 để thêm mới, ấn
F5 để chọn mã tổ trưởng 17PN07 (Hoàng Thị Nhị). Nhập ngày tính lãi là
ngày giao dịch (12) (chương trình mặc định), sau đó nhấn Space để chọn khế
ước: Cho vay hộ nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động và
phần mềm lọc khế ước theo chương trình tín dụng đã chọn. Sau đó, bảng kê
các thành viên của Tổ bà Nhị. Vì các thành viên đều nộp lãi như Bảng kê lãi
phải thu và lãi thực thu tháng 11 năm 2010 nên tôi ấn F9 để chọn cả thành
viên. Sau đó, ấn ESC để hạch toán. Tiếp đến, ấn “Lưu và in”: Chứng từ tổng
hợp (Phiếu thu (thu lãi Phụ nữ xã Nga Nhân), Phiếu chi (Chi hoa hồng cho Tổ
TK&VV)) và Bảng kê thu lãi (Mẫu 12/TD) (2 liên). Tại màn hình này, tôi in
Biên lai thu lãi Tháng 12 năm 2010 (Mẫu số 01A/BL) (01 liên người vay giữ)
và Bảng kê lãi phải thu và lãi thực thu Tháng 12 năm 2010 (Mẫu 13/TD) (01
liên tổ trưởng tổ TK&VV giữ). Tiếp theo, cũng màn hình này, tôi vào “GD
Tiết kiệm”: Ấn F2 để thêm mới, ấn F5 để chọn mã tổ trưởng 17PN07, sau đó
chương trình hiện ra danh sách các thành viên gửi tiết kiệm. Vì các thành viên
đã tham gia gửi tiết kiệm ban đầu và đã gửi tiết kiệm định kỳ của các tháng
trước nên tôi ấn F6 để nhập số tiền: 10.000 đồng cho các thành viên, và ấn F9
để chọn tất cả các thành viên. Ân ESC để hạch toán. Sau đó, lưu. Ấn “In
chứng từ” để in Chứng từ tổng hợp (Phiếu thu (Tiền gửi tiết kiệm của Tổ
TK&VV) và Bảng kê thu chi tiết kiệm (Mẫu 01B/TK) (2 liên). Khi hết các
giao dịch đối vơi Tổ của bà Nhị, tôi chuyển các chứng từ trên cho Tổ trưởng
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
13
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
tổ giao dịch lưu động ký. Sau đó, tôi chuyển cho bà Nhị ký và nộp tiền cho
thủ quỹ.
Các Tổ khác cũng có các nghiệp vụ như trên.
Kết thúc phiên giao dịch, tôi vào Phục vụ/In sao kê công khai: Chọn
Chi tiết/Ủy thác qua hội/ chọn “Sao kê” để in.
Không có nợ đến hạn tại xã trong tháng sau.
Tôi vào Cuối ngày/Liệt kê chứng từ để in Liệt kê chứng từ Loại chứng
từ: 11 Phiếu thu; Liệt kê chứng từ: 12 Phiếu chi.
Tôi vào Cuối ngày/Nhật ký quỹ: chương trình sẽ hỏi: Có xuất dữ liệu
về trung tâm không? Chọn Yes. Sau đó, In Nhật ký quỹ.
Tôi sắp xếp các chứng từ như sau để giao cho kế toán PGD: Đầu tiên là
Nhật ký quỹ. Sau đó, Liệt kê chứng từ Loại chứng từ: 11 Phiếu thu, và các
phiếu thu, bảng kê đi kèm theo số chứng từ liên tục từ nhỏ đến lớn. Cuối cùng
là Liệt kê chứng từ Loại chứng từ: 12 Phiếu chi, các phiếu chi theo số chứng
từ xếp liên tục từ nhỏ đến lớn.
Kết quả công việc và đánh giá: Làm đúng như hướng dẫn của cán bộ giao
dịch, không có sai sót. Các tổ trưởng Tổ TK&VV phối hợp tốt với cán bộ
giao dịch.
2.2.4. Mô tả thực tế công việc làm tín dụng:
Tại điểm giao dịch xã Nga Điền, ngày 10/11/2010.
Tôi được cán bộ tín dụng hướng dẫn làm một số phần hành của Tổ trưởng
Tổ giao dịch lưu động xã:
Họp giao ban:
- Đề nghị các tổ trưởng Tổ TK&VV ổn định chỗ ngồi để bắt đầu giao
ban.
- Yêu cầu các tổ trưởng Tổ TK&VV thu Giấy xác nhận (không thu Giấy
báo nhập học) của HSSV – con của các hộ nghèo và cận nghèo, hộ có hoàn
cảnh khó khăn (là thành viên của Tổ), năm nay mới đỗ vào các trường đại
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
14
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, để làm căn cứ
giải ngân.
- Đề nghị các tổ trưởng Tổ TK&VV thông báo các hộ (thành viên của
Tổ) đã vay vốn chương trình HSSV nhưng năm nay không được vay nữa
mang sổ vay vốn lên điểm giao dịch để thoả thuận phân kỳ hạn trả nợ.
- Xin ý kiến của các tổ trưởng Tổ TK&VV.
- Các tổ trưởng Tổ TK&VV không có ý kiến, tất cả đều đồng ý.
Cán bộ tín dụng ghi Biên bản họp giao ban trong Sổ nhật ký giao dịch
lưu động tại xã Nga Điền, ký và ghi rõ họ, tên. Xin dấu và chữ ký của UBND
xã Nga Điền.
Ký kiểm soát chứng từ kế toán.
Đảm bảo an toàn cho tài sản PGD.
Dán sao kê công khai của bốn Tổ chức Hội nhận quản lý vốn ủy thác
và Thông báo các khoản nợ đến hạn trong tháng 12.
Nhận xét và đánh giá: Thực hiện đúng như hướng dẫn của cán bộ tín dụng.
Tài sản của PGD trong phiên giao dịch đều được đảm bảo an toàn.
2.2.5. Mô tả thực tế công việc làm thủ quỹ:
Tại điểm giao dịch xã Nga Trung ngày 04/11/2010.
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh: Thu nợ, thu lãi theo tổ của
các chương trình tín dụng: Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, hộ nghèo,
xuất khẩu lao động; và Thu tiết kiệm của Tổ TK&VV do ông Nguyễn Văn
Thanh làm tổ trưởng. Sau khi nhận các chứng từ kế toán gồm: Phiếu thu (Thu
lãi trong hạn tổ vay vốn của ông Thanh), Phiếu chi (Chi hoa hồng cho Tổ
TK&VV), Bảng kê thu lãi (Mẫu 12/TD), Phiếu thu (Thu tiết kiệm của Tổ
TK&VV ông Thanh quản lý), Bảng kê thu chi tiết kiệm (Mẫu 01B/TK), Biên
lai thu lãi (Mẫu số 01A/BL), Bảng kê thu lãi và lãi thực thu (Mẫu 13/TD), đã
được ký đầy đủ bởi tổ trưởng Tổ giao dịch lưu động, kế toán, và người nộp
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
15
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
tiền (Ông Thanh - Tổ trưởng Tổ TK&VV) từ người nộp tiền, tôi tính số tiền
thực tế phải nộp của ông Thanh (Tổng số tiền trên 2 Phiếu thu trừ đi số tiền
trên Phiếu chi hoa hồng). Sau đó, tôi thu tiền của ông Thanh, đếm tiền và
phân loại tiền. Tôi ký vào Bảng kê thu lãi (Mẫu 12/TD), Bảng kê thu chi tiết
kiệm (Mẫu 01B/TK), ghi số tiền đã thực thu của ông Thanh vào mặt sau của
bảng kê đó và đưa mỗi liên của mỗi bảng kê này kèm Biên lai thu lãi của tất
cả các thành viên của Tổ, Bảng kê lãi phải thu và lãi thực thu (Mẫu 13/TD)
cho ông Thanh. Đồng thời, ông Thanh ký nhận vào Sổ giao nhận biên lai. Các
chứng từ còn lại tôi bỏ vào thùng tôn cùng với tiền. Tôi ghi vào Sổ quỹ: Ông
Nguyễn Văn Thanh thu lãi (Ghi số liền bên cột thu), chi hoa hồng (Ghi số tiền
cột chi), thu tiền gửi tiết kiệm của Tổ (Ghi số tiền cột thu).
Tôi làm tương tự đối với các Tổ khác.
Cuối phiên giao dịch, tôi kiểm lại từng mệnh giá tiền và tính tổng tiền
đã thu với Nhật ký quỹ của kế toán (Khớp đúng). Tôi ghi tổng thu, tổng chi và
cân đối thu chi vào Sổ quỹ. Tôi viết Tích kê tiền giao dịch xã Nga Trung
(Mệnh giá x Số tờ cùng mện giá = Số tiền).
Kết thúc phiên giao dịch, tôi bàn giao số tiền cho Thủ quỹ PGD.
Nhận xét và đánh giá: Hoàn thành việc thu tiền, kiểm đếm tiền, không
có tiền giả, rách, giao đủ, đúng chứng từ cho người nộp tiền (Tổ trưởng Tổ
TK&VV).
2.3. Công việc kiểm tra Tổ TK&VV, đối chiếu nợ vay của Hộ và xử lý rủi
ro:
Bảng 6: Tình hình kiểm tra tổ TK&VV, đối chiếu nợ của hộ vay:
Ngày, tháng,
năm
Kiểm tra tại
xã
Công việc thực
hiện
Kết quả công
việc
12/11/2010 Xã Nga Nhân Đối chiếu nợ 20 hộ
14/11/2010 Xã Nga Thái Xử lý nợ Gia hạn nợ
15/11/2010 Xã Nga Thiện Kiểm tra nợ 2 Tổ TK&VV
2.3.1. Mô tả công việc kiểm tra, đối chiếu:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
16
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
NHCSXH ủy thác cho tổ chức – chính trị xã hội, Tổ TK&VV kiểm tra
việc sử dụng vốn vay của từng người vay trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày
nhận tiền vay và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (theo mẫu 06/TD).
Ngày 12/11/2010: Kiểm tra, đối chiếu nợ vay chương trình cho vay hộ
nghèo tại xã Nga Nhân đối với 20 hộ, trong đó: Bà Lê Thị Thới tại xóm 1 –
Nga Nhân, thuộc tổ vay vốn do ông Khương Văn Điền làm tổ trưởng.
PGD cho vay ngày 16/02/2009 với số tiền 15.000.000 đồng, lãi suất
0,65%, để sử dụng vào nuôi bò sinh sản. Dư nợ đến ngày kiểm tra là
8.000.000 đồng, đã trả lãi đến ngày 12/11/2010. Sau khi tôi kiểm tra, đối
chiếu với tình hình thực tế: một bò mẹ và một bò con đang phát triển rất khỏe
mạnh. Bà Thới trả nợ lãi Ngân hàng đều đặn và sử dụng vốn vay đúng mục
đích, có hiệu quả.
Nhận xét, đánh giá: Dư nợ tại các hộ khớp đúng với số liệu tại Phiếu
kiểm tra sử dụng vốn (Mẫu số 06/TD) do Tổ gửi lên PGD và Danh sách đối
chiếu nợ vay (Mẫu số 15/TD). Các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích: Chi
phí cho chăn nuôi bò sinh sản, sinh hoạt hàng ngày, học tập của con ở các cấp
học phổ thông.
2.3.2. Mô tả công việc kiểm tra, đối chiếu dự án:
Ngày 14/11/2010, cán bộ tín dụng kiểm tra, đối chiếu dự án tại Cơ sở
sản xuất Hoàng Minh tại xã Nga Thái, của ông Trần Hoàng Minh.
Cán bộ tín dụng xuống cơ sở sản xuất để kiểm tra. Hiện tại, cơ sở sản
xuất vẫn hoạt động bình thường, công nhân làm việc rất hăng hái, thu hút
được thêm hai lao động nâng tổng lao động của cơ sở lên 6 lao động. Cơ sở
làm ăn có lãi, đóng thuế và nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ. Tài sản đảm bảo là
nhà xưởng rất khang trang, sạch sẽ, phục vụ tốt cho làm việc của người lao
động. Ông Minh trả lãi cho PGD đúng hạn, đã trả được một phần nợ gốc. Kết
quả kiểm tra được cán bộ tín dụng ghi vào Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
(Mẫu 06/DNNVV).
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
17
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Nhận xét, đánh giá: Sau khi kiểm tra thực tế và đối chiếu: Dự án của
ông Minh đang phát huy hiệu quả, các số liệu tại cơ sở khớp đúng với số liệu
PGD. Ông Minh sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng.
2.3.3. Mô tả thực tế công việc xử lý nợ rủi ro:
Tại ngày giao dịch xã Nga Thiện ngày 18/10/2010, PGD đã dán công
khai dự nợ đến hạn trả nợ cuối cùng của các hộ vay tại UBND xã. Và tổ
trưởng Tổ TK&VV đã đôn đốc việc trả nợ đến hạn trả cuối cùng đối với các
hộ này do tổ quản lý. Tuy nhiên, do người vay – bà Mai Thị Tơ (thôn 8) gặp
khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa trả được nợ đúng hạn nên xin gia
hạn nợ đối với khoản nợ đến hạn trả nợ cuối cùng – 12SV03. Người vay -
Mai Thị Tơ đã viết Giấy đề nghị gia hạn nợ (Mẫu số 09/TD) gửi PGD, Biên
bàn kiểm tra sử dụng vốn vay. Tôi được giao nhiệm vụ xem xét đề nghị gia
hạn của bà Tơ. Giấy đề nghị gia hạn nợ của bà được viết rõ ràng, không tẩy
xóa, không bỏ trống, ghi rõ số dư nợ gốc còn lại: 5.000.000 đồng, đã trả đầy
đủ đến ngày 10/11/2010, có xác nhận của Tổ trưởng Tổ TK&VV ký nhận. Dư
nợ khớp đúng với số liệu tại PGD, bà đã trả được một phần nợ và trả hết lãi
đến ngày xin gia hạn. Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay có sự tham gia của
Tổ trưởng Tổ TK&VV và bà Tơ. Lý do xin gia hạn nợ: Hạn hán, lúa mất
mùa, không đạt năng suất, con đã ra trường được hơn 1 năm nhưng công việc
chưa ổn định, thuộc diện hộ nghèo và cam kết trả nợ sau 6 tháng. Sau khi xem
xét hoàn cảnh thực tế và lý do bà nêu trong Giấy đề nghị gia hạn nợ, tôi đồng
ý cho gia hạn nợ số tiền 5.000.000 đồng, trong 6 tháng (hạn trả cuối cùng
18/05/2011) và trình Giám đôc PGD xem xét, quyết định cho gia hạn theo chế
độ quy định. Giám đốc phê duyệt, tôi ghi bổ sung vào bìa lưu tờ rời chương
trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của bà Tơ, và ghi vào sổ vay vốn
của khách hàng (có xác nhận của Giám đốc PGD).
2.4. Công tác phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội:
2.4.1. Nhận xét, đánh giá về mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức Hội:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
18
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Thông qua việc xem xét các văn bản Liên tịch, Hợp đồng ủy thác, Hợp
đồng ủy nhiệm đã ký, tôi nhận thấy PGD và các tổ chức Hội thực hiện đúng
và rất hiệu quả trong việc thực hiên 06 nội dung công việc đối với quy trình
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. PGD thường xuyên
hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho vay, tài liệu tập huấn của NHCSXH cho
cán bộ làm công tác ủy thác. Không có hiện tượng cán bộ lợi dụng nhiệm vụ
được giao để tham ô, chiếm dụng, vay ké làm ảnh hưởng đến tổ chức Hội,
PGD. Trong tháng 11 này, PGD mở hai lớp tin học bồi dưỡng cho cán bộ hội
cấp huyện và cấp xã.
2.4.2. Nhận xét, đánh giá về hoạt động phối hợp giữa NHCSXH huyện với
các tổ chức Hội cấp huyện, cấp xã:
Thông qua các cuộc họp giao ban, phối hợp với đi kiểm tra, đối chiếu
đều có sự tham gia của các tổ chức Hội cấp huyện, cấp xã. Trong quá trình
giải ngân, thu nợ, thu lãi đều có sự giám sát của tổ chức Hội cấp huyện, cấp
xã. UBND các xã tham gia tốt trong việc thành lập Tổ, bình xét các hộ gia
đình thuộc đối tượng nghèo và chính sách, đôn đốc các hộ trả nợ cũng như
tham gia gửi tiết kiệm định kỳ. Việc kiểm tra, đối chiếu công khai, đều được
PGD thành lập văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết. PGD tổ
chức kiểm tra 100% số xã, có kiểm điểm một số Tổ TK&VV chưa làm tốt
nhiệm vụ của mình. Khen thưởng kịp thời Tổ TK&VV điển hình, có thành
tích tốt trong việc đôn đốc tổ viên trả lãi, gốc đúng hạn, gửi tiền tiết kiệm đều
đặn theo quy ước thành lập Tổ. Đến nay toàn huyện có 483/489 Tổ TK&VV
đã huy động tiết kiệm, chiếm tỷ lệ 98,7%.
Tại PGD có Sổ giao ban với các Tổ chức Hội cấp huyện 2 tháng một
lần để lưu giữ các Biên bản Hội nghị giao ban với các Hội đoàn thể cấp
huyện. Nội dung giao ban công khai các Văn bản như Văn bản số 231 và
2287 Đối tượng cho vay HSSV; Văn bản số 39/BĐ Quy định đối tượng cho
vay HSSV; Văn bản số 908 ngày 30/09/2010 của Giám đốc Ngân hàng CSXH
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
19
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
tỉnh Thanh Hóa về xét khen thưởng cho hai Tổ chức Hội cấp huyện, bốn Tổ
chức Hội cấp xã, bốn Tổ TK&VV. Công khai dự nợ, tỷ lệ nợ quá hạn 0,34%.
Chỉ ra các mặt tồn tại của nợ đến hạn, nợ quá hạn các chương trình tín
dụng xuất khẩu lao động, HSSV do các Hội chưa tích cực đôn đốc thu nợ.
Huy động vốn còn chậm, chưa đi vào nề nếp.
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả thực hiện:
Trong thời gian thực tập tại PGD huyện Nga Sơn từ ngày 30/10/2010
đến ngày 18/11/2010, tôi đã được sự quan, tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
của Ban giám đốc, của các anh, chị trong PGD tôi đã hiểu và nắm bắt được
quy trình làm việc của PGD nói chung và người cán bộ NHCSXH nói riêng.
Qua quá trình thực tập thực tế, tôi cũng đã biết được quy trình làm việc
của một phiên giao dịch lưu động xã, làm kế toán, thủ quỹ, kiểm tra, đối chiếu
nợ vay, thẩm định một dự án. Tuy kết quả công việc còn chưa cao, nhưng
những kiến thức đó sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong tương lai, khi đã thực
sự trở thành người cán bộ NHCSXH.
PGD thường xuyên hướng dẫn các nghiệp vụ tín dụng đang thực hiện
trên địa bàn cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV.
Thường xuyên xuống địa bàn được phân công, quản lý để lắng nghe
phản hồi của người vay đối với các chương trình tín dụng ưu đãi, làm công
tác dân vận.
Đi giao dịch tại xã giúp tôi có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các tổ
trưởng tổ TK&VV cũng như các tổ chức hội, để từ đó biết lắng nghe ý kiến
của người dân trong công tác tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng và cả cá
nhân tôi cũng như các anh, chị cán bộ tín dụng ngày càng hoàn thiện và nâng
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
20
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
cao hơn nữa trách nhiệm của mình đối với người nghèo và đối tượng chính
sách là những đối tượng mà NHCSXH đang hướng tới.
NHCSXH mang lại cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
những nhu cầu vốn tuy so với thực trạng nền kinh tế hiện nay chỉ là một phần
vốn nhỏ, nhưng cũng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại vùng nông thôn trên địa bàn
huyện Nga Sơn, giúp họ có nguồn vốn để sử dụng trong những phương án sản
xuất, kinh doanh của mình đạt kết quả cao hơn.
Khi làm việc có rất nhiều tình huống phức tạp phát sinh mà cán bộ
NHCSXH cần phải nhanh trí, giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên
do thời gian thực tập hạn chế nên tôi chưa có cơ hội cọ sát các tình huống
phát sinh trong quá trình làm việc.
Khối lượng công việc tại PGD NHCSXH huyện Nga Sơn tương đối
nhiều so với số lượng nhân viên có 8 cán bộ nên cường độ ở đây làm việc
tương đối vất vả, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Tuy vậy nhưng cán bộ PGD
NHCSXH huyện Nga Sơn vẫn luôn hoàn thành tốt công việc được giao.
2. Kiến nghị:
PGD cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, tăng cường công tác phổ
biến chính sách mới tới tổ trưởng tổ TK&VV, tuyên truyền về các hoạt động
của NHCSXH, nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa của người dân về
NHCSXH, kiểm tra đối chiếu tổ TK&VV để tránh xảy ra trường hợp tổ
trưởng xâm tiêu.
Việc kiểm tra và xét duyệt hồ sơ cần phải được tiến hành một cách nhanh
chóng, theo một quy trình, để vừa tiết kiệm được thời gian và nguồn vốn đến
tay người dân cũng nhanh hơn.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
21
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Phải đấu mối kịp thời với các tổ chức Hội để quản lý, kiểm tra, giám
sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay của người vay.
Đề nghị các Tổ chức Hội các cấp giám sát chỉ đạo công tác bình xét
cho vay, tăng cường công tác kiểm tra xuống cơ sở và tăng cường việc chỉ
đạo việc huy động vốn qua Tổ.
Khuyến khích cán bộ PGD tự tìm hiểu, nâng cao trình độ chuyên môn,
cũng như các kỹ năng khác để phục vụ tốt cho người vay vốn và PGD.
PGD cần có kế hoạch xin thêm cán bộ để chia sẻ bớt công việc, vì hiện
nay khối lượng công việc ở đây khá nhiều, cán bộ làm việc với cường độ cao
nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và hiệu quả công việc.
Trang bị thêm trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn nữa cho
công việc.
3. Ý thức tổ chức kỷ luật của Học viên.
Trong thời gian thực tập tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nga
Sơn:
- Chấp hành tốt kỷ luật lao động quy định, nội quy của cơ quan.
- Tham gia đầy đủ các ngày làm việc, luôn làm việc đúng giờ.
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. Luôn chấp
hành ự phân công của thủ trưởng cơ quan.
- Luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản của công, bảo mật chứng từ liên
quan.
- Luôn có tinh thần đoàn kết, khiêm tốn, giúp đỡ lẫn nhau. Luôn
nghiêm túc và chịu khó học tập.
4. Kết luận.
Trong quá trình thực tập tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nga
Sơn, tôi đã được tìm hiểu, học hỏi, thu lượm cho mình những kiến thức về
nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ. Hiểu được đặc thù hoạt
động của NHCSXH cũng như tác phong làm việc đối với môt cán bộ
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
22
NHCSXH Việt Nam Báo cáo thực tập nghiệp vụ
NHCSXH. Qua đó vận dụng với bản thân để rèn luyện các kỹ năng, thao tác
nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác sau này.
Với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nga
Sơn, tôi đã hoàn thành xong đợt thực tập do NHCSXH Việt Nam và Trung
tâm đào tạo NHCSXH Việt Nam tổ chức.
Tôi xin chân thành cảm ơn NHCSXH Việt Nam, Trung tâm Đào tạo
NHCSXH Việt Nam, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nga Sơn đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt đợt tập huấn này.
Trong phạm vi nghiên cứu của Báo cáo thực tập nghiệp vụ, tôi đã nêu
được một số thực tế công việc trong thời gian thực tế, và có đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tín dụng tại PGD.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên Báo cáo
thực tập không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong nhận được sự góp ý, nhận
xét từ thầy, cô, anh, chị để Báo cáo thực tập nghiệp vụ hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 18 tháng 11 năm 2010.
Học việc thực tập
Thịnh Thị Phương
NHẬN XÉT CỦA GIÁM ĐỐC PGD NGA SƠN
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Thịnh Thị Phương
23