Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BẢN BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU SAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.95 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
BẢN BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU SAM
I. GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHIẾU SAM
1.Thông tin cơ bản
Tên công ty: Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông
Tên tiếng Anh: Cables and Telecommunictions Material Joint Stock Company
Tên viết tăt : SACOM
Mã niêm yết: SAM
Hình thành: 10/4/1986 – Nhà máy cáp vật liệu Bưu điện II
Tỉnh: Đồng Nai
Địa điểm: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai
Telephone: (84061) 836350
Cơ cấu vốn
Vốn điều lệ (VND): 374.394.280.000
Mệnh giá(VND): 10.000
Niêm yết
Nơi niêm yết: HSTC
Số lượng niêm yết: 37.439.428
Ngày niêm yết: 28/7/2000
Giá giao dịch phiên đầu 17.000
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất cáp chuyên ngành viễn thông và vật liệu dân dụng
2.Phân tich SAM theo mô hình SWOT
2.1.. Điểm mạnh
- CTCP Cáp và vật liệu viễn thông (Sacom) là 1 trong 2 DN có cổ phiếu được giao dịch
đầu tiên trên TTCK Việt Nam, Sacom luôn cho thấy một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ
trong mảng sản xuất cáp và vật liệu viễn thông. Với doanh số hơn 1.500 tỷ đồng, Sacom hiện là
DN sản xuất cáp và vật liệu viễn thông lớn nhất Việt Nam. Sacom cũng có mặt trong nhóm 5
DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất (374,4 tỷ đồng) và giá trị thị trường lớn nhất (3.600 tỷ
đồng) trên TTCK.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


- Sacom và chuỗi công ty Sacom (các công ty Sacom có vốn góp) hiện chiếm 60% thị
phần cáp viễn thông trong nước và xuất khẩu một phần trong khu vực Đông Dương. Ông Đỗ
Văn Trắc, Tổng giám đốc Sacom cho biết, theo đánh giá của các nhà sản xuất cáp đồng viễn
thông trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Thụy Sỹ… thì Sacom không thua kém bất
cứ công ty sản xuất cáp nào trên thế giới về tính hiện đại của thiết bị công nghệ. Công ty đã sản
xuất được các loại dây và cáp đồng với dung lượng từ 1 đôi đến 2.400 đôi và các loại vật liệu
viễn thông khác.
- Một trong những đặc thù quyết định thành công của DN trong ngành viễn thông là
“quan hệ bạn hàng” truyền thống. Sản phẩm Sacom hiện được tiêu thụ khắp 64 tỉnh, thành với
khách hàng truyền thống là các tập đoàn kinh tế lớn như: VNPT, Viettel, FPT, Saigon Postel…
Công ty hiện chiếm khoảng 50% thị phần cáp viễn thông thị trường Việt Nam cho thấy, Sacom
không có đối thủ cạnh tranh ngang tầm. Trong các DN đầu tư lớn vào sản xuất cáp viễn thông
gần đây như: Công ty liên doanh TSC, Công ty Cáp Sài Gòn SSC, Thăng Long, Vina Deasung,
CTCP Xây dựng bưu điện... thì TSC, SSC và Thăng Long là 3 DN có phần vốn góp lớn của
Sacom và nhân viên Sacom. Như vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Sacom là rất lớn.
- Ban lãnh đạo của Công ty là những người có năng lực và có vị thế cao trong ngành.
- Công ty rất chú trọng vào việc đầu tư vào công nghệ , nhà xưởng, nâng cao năng lực
sản xuất và chế biến sản phẩm của mình.
2.2. Điểm yếu
- Do lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sản xuất kinh doanh các loại
cáp, vật liệu viễn thông và các loại vật liệu điện dân dụng cho nên có khá nhiều đối thủ canh
tranh trong lĩnh vực cáp và vật liệu viễn thông như Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt
Nam, công ty TNHH 1 thành viên TM sản xuất Điện Thắng, công ty TNHH SX DV Tiến
Thịnh, công ty TNHH 1 thành viên dây và cáp điện Việt Nam(CADIVI)…Do đó thị phần sẽ bị
chi phối làm giảm doanh thu.
- Phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty có nguồn gốc nhập khẩu,
do vậy sự biến động về tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự bất ổn định của thị trường đầu vào, do nguyên liệu được
nhập khẩu từ các nước. Do đó thi trường đầu vào của SACOM hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố
nước ngoài. Nếu như giá cả, yếu tố chính trị, quan hệ quốc tế không được tốt thì rất dễ lâm vào

tình trạng mất nguồn nguyên liệu đầu vào.
2.3. Cơ hội
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về thị trường Cáp viễn thông:
• Theo dự báo của VNPT về phát triển mạng lưới Viễn Thông tính đến 2010 cả nước sẽ
đạt 17-18,4 triệu thuê bao và mật độ điện thoại cố định sẽ đạt 14-15 máy/100 dân. Dự báo nhu
cầu cáp đồng khoảng từ 6 đến 7 triệu km đôi dây/năm.
• Giai đoạn từ 2010 đến 2020, dự báo sẽ đạt khoảng 33 – 34,5 triệu thuê bao cố định
tương ứng mật độ 25 – 27 máy/100 dân.
• Ngoài ra các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng cáp đồng thông tin ngày càng phát triển
như ADSL, truyền hình cáp, ngầm hoá hệ thống cáp treo…làm cho nhu cầu thị trường tăng cao.
• Dự báo trong giai đoạn từ 2006 – 2008, dự báo năng lực của nhà sản xuất chỉ có thể đáp
ứng 70% -75% (hơn 4 triệu km đôi dây) nhu cầu thị trường.
Với những chỉ báo trên ta thấy sản phẩm Cáp Viễn thông đang trong giai đoạn phát triển
mạnh.
Về thị trường Cáp điện:
• Giai đoạn 2005-2010, ngành điện Việt Nam đã có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn điện
đạt sản lượng 92 tỷ Kwh (2010). Dự báo nhu cầu dây và cáp điện sẽ tăng gấp đôi so với hiện
nay đảm bảo truyền tải 46 tỷ Kwh điện tăng thêm. Theo đó sản lượng điện sẽ đạt từ 200-250 tỷ
Kwh.
• Ngoài ra chương trình ngầm hoá các tuyến cáp điện cao thế 110 KV, 220 KV ở các
thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng .v.v..và nhu cầu về dây và cáp bọc cách điện
đến 500 KV rất cao nhưng hiện tại trong nước chưa sản xuất được.
2.44. Thách thức
- Giai đoạn từ năm 2006 trở đi sau khi Việt Nam gia nhập WTO khiến cho các doanh
nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
Họ rất mạnh về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong ngành nghề cung cấp cáp điện viễn
thông( Do nền Viến Thông của họ đã phát triển hàng trăm năm nay ). Một số tập đoàn Viễn
thông lớn như Sismens của Đức,một số tập đoàn viễn thông lớn của Mỹ, Anh, cũng đang chuẩn

bị vào Việt Nam.
- Khách hàng ngày càng có những nhu cầu cao và ngày càng có sự chọn lựa nhiều hơn.
Vì vậy đòi hỏi SACOM phải cung cấp những dịch vụ hoàn thiện và những sản phẩm chất lượng
cao.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cáp và vật liệu viễn thông ngày càng nhiều
làm tăng thêm sự cạnh tranh và khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị trường đối với
Công ty cả ở trong và ngoài nước.
3. Phần tích tài chính
Báo cáo KQKD
Q2/2007 Q1/2007 2006 2005

Tổng doanh thu hoạt động kinh
doanh 457,232 713,891 1,655,766 836,382
Các khoản giảm trừ doanh thu 50 1,292 0
Doanh thu thuần 457,232 713,841 1,654,473 836,382
Giá vốn hàng bán 401,485 624,624 1,295,032 647,499
Lợi nhuận gộp 55,746 89,217 359,441 188,883
Doanh thu hoạt động tài chính 24,782 1,716 11,083 6,262
Chi phí tài chính 20,834 14,929 40,336 15,658
Trong đó: Chi phí lãi vay 18,639 30,934
Chi phí bán hàng 5,900 12,504 71,357 51,155
Chi phí quản lý doanh nghiệp 12,039 12,900 50,995 26,103
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 41,755 50,600 207,835 102,228
Thu nhập khác 2,919 1,948 14,243 9,536
Chi phí khác 1,900 29
Lợi nhuận khác 2,919 1,948 12,343 9,508
Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 44,674 52,547 220,179 111,736
Chi phí thuế TNDN hiện hành 8,536
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Chi phí thuế TNDN 3,351 3,941 16,400 8,536
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 41,323 48,606 203,779 103,200
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng Cân đối kế toán
Q2/2007 Q1/2007 2006 2005

Tài sản ngắn hạn 2,651,881 1,815,085 1,416,178 731,807
Tiền và các khoản tương
đương tiền 1,091,149 133,283 43,904 172,690
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn
hạn 1,008,640 1,199,986 756,208 255,266
Hàng tồn kho 542,328 480,512 615,149 299,239
Tài sản ngắn hạn khác 9,763 1,304 916 4,612
Tài sản dài hạn 752,854 389,701 341,355 244,561
Các khoản phải thu dài
hạn
Tài sản cố định 61,820 65,363 89,572
Tài sản cố định hữu
hình 57,799 60,868 64,119 77,932
Tài sản cố định thuê tài
chính
Tài sản cố định vô hình 952 952 952 952
Chi phí xây dựng cơ

bản dở dang 292 20,383
Bất động sản đầu tư 10,020 10,132 10,243 10,354
Nguyên giá 11,134 11,134 11,134 11,134
Giá trị hao mòn luỹ kế -1,113 -1,002 -891 -779
Giá trị BĐS còn lại
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 680,084 317,750 265,750 259,716
Tài sản dài hạn khác 1,608
Tổng cộng tài sản 3,404,715 2,204,786 1,757,533 1,450,444

NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 1,124,672 1,432,371 1,019,614 762,319
Nợ ngắn hạn 1,096,144 1,399,437 988,918 745,586
Nợ dài hạn 28,528 32,933 30,697 16,733
Nợ khác
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,280,063 772,416 737,919 688,125
Vốn chủ sở hữu 2,274,340 743,691 695,105 688,125
Nguồn kinh phí và quỹ
khác 5,723 28,725 42,814 1,666
Vốn cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn 3,404,735 2,204,786 1,757,533 1,450,444
Phân tích chỉ số tài chính
Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu Q2/2007 Q1/2007 2006 2005
Tỷ số khả năng thanh toán
hiện hành
2,42 1,3 1,43 0,98
Tỷ số thanh toán nhanh

1,93 0,95 0,81 0,58
Các tỷ số thanh toán Công ty liên tục tăng trong thời gian qua trừ tỷ số thanh
toán hiện hành sụt nhẹ vào quý 1/2007 và tăng mạnh vào quý 2/2007.
Nguyên nhân có sự sụt giảm nhẹ vào đầu năm 2007 là do nợ ngắn hạn tăng lên 41,5 %
so với năm 2006 trong khi đó TSLĐ tăng nhẹ 28,2%. TSLĐ tăng nhẹ là do hàng tốn kho trong
quý 1 giảm 21,9% so với năm 2006. Hàng tồn kho giảm có thể do sản xuất giảm hoặc do tiêu
thụ hàng tốt.
Các tỷ số thanh toán đã có sự tăng mạnh mẽ vào quý 2/2007. Nguyên nhân chủ yêu là
do sự tăng mạnh của TSLĐ tăng 46,1% so với quý 1 trong đó : tiền mặt và các khoản tương
tiền tăng 7 lần so với quý 1, TS ngắn hạn khác tăng 7 lần, ngược lại các khoản phải thu giảm
nhẹ 16% nhưng với mức độ thấp hơn các khoản khác. Trong khi đó, nợ ngắn hạn đã được giải
quyết tốt khi trogn quý 2 nợ ngắn hạn đã giảm 22% so với quý 1. Đây là 2 nguyên nhân chính
làm cho tỷ số thanh toán của DN tăng mạnh vào quý 2/2007.
Như vậy, các tỷ số thanh toán ngắn hạn của DN trogn quý 2/2007 đều có sự chuyển
biến tích cực. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong quý 2/2007 đã có sự chuyển biến hiệu quả,
tiền mặt thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đảm bảo trả nợ vay ngắn hạn. Đồng
thời, hàng tốn kho của DN mới chỉ qua 6 tháng đã bằng 88% năm 2006. Đây là 1 dấu hiệu xấu
cho thấy thời gian tới là 1 khoảng thời gian khó khăn cho DN ngoài việc sản xuất tiêu thụ thêm,
DN phải cố gắng giải quyết số lượng hàng tồn kho.
Tóm lại, đến hết quý 2/2007, các tỷ số thanh toán ngắn hạn của DN đều rất khả
quan. Tuy nhiên, DN cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa các tỷ số thanh toán ngắn hạn của
mình để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán.
6

×