Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

GIÁO án địa 9 kì II (14 15) 3 cột, rất hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.91 KB, 64 trang )

TUẦN 20: Ngày soạn: 6/1/2015
TIẾT 36: Ngày dạy: 8/1/2015
Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
A/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh
tế - xã hội
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó
khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội
-Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội
2.Kỹ năng :
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm kinh tế lớn và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của
vùng.
3/ Thái độ: Giáo dục ltình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường
* Tích hợp: HS biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng
tăng, việc bảo vệ môi trường trên đất liền và trên biển là nhiệm vụ quan trọngcủa vùng.
B/ CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
- Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. - Tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên Đông Nam Bộ.
2.Chuẩn bị của học sinh :
- Tìm hiểu trước bài mới, sgk, vở bài tập, tập bản đồ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY0 HỌC:
I.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh ( 1’)
II.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
GV: Gọi vài học sinh đọc đoạn văn về tình hình sản xuất, phân bố, nơi tiêu thụ của hai loại
cây công nghiệp lâu năm là chè và cà phê.
GV: Nhận xét và ghi điểm.


III.Giảng bài mới :
(1’) Là một vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, Đông Nam Bộ có nhiều
thuận lợi với tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác, có vị thế quan trọng đối với cả nước và
khu vực. Để có hiểu biết về Đông Nam Bộ, bài hôm nay ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng và vì sao
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (8’)
? Dựa vào H31.1 Xác định ranh
giới vùng Đông Nam Bộ ?
1 HS trả lời và xác định
trên lược đồ
I. Vị trí địa lý và giới hạn
lãnh thổ.
- Đông Nam bộ gồm TP. Hồ
1
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của
vùng.
TL:- Vùng nằm vĩ độ
thấp ( dưới 12 ·B),
ít bão và gió phơn…
- Vị trí chuyển tiếp giữa
vùng kinh tế giàu tiềm
năng lớn về nông nghiệp
lớn nhất nước ta. Giữa cá
vùng có tài nguyên rừng
giàu có, trữ lượng
khoáng sản, thủy năng
phong phú.Biển Đông –
Tiềm năng kinh tế biển

lớn .
Chí Minh và các tỉnh: Bình
Phước, Bình Dương, Tây
Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-
Vũng tàu.
- Đông Nam Bộ giáp Tây
Nguyên, Duyên hải Nam
Trung bộ, biển Đông, dồng
bằng sông Cửu Long và
Campuchia.
* Ý nghĩa:
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên
và duyên hải Nam Trung Bộ
với đồng bằng sông Cửu
Long, giữa đất liền với biển
đông giàu tiềm năng.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế
– xã hội của các tỉnh phía
Nam với cả nước và quốc tế
qua mạng lưới các loại hình
giao thông.
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15’)

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo
luận các câu hỏi sau.
- Nhóm1,2: Dựa vào bảng 31.1 và
hình 31.1 hãy nêu đặc điểm tự
nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất
liền của vùng Đông Nam Bộ ?
GV: Nhận xét và ghi bảng.

? Loại cây công nghiệp nào trong
vùng chiếm phần lớn diện tích và
sản lượng của cả nước ?
GV: Đông Nam Bộ là vùng
chuyên canh cây công nghiệp hàng
đầu đất nước. Đặc biệt là cây cao
HS: Thảo luận nhóm, đại
diện nhóm trả lời, các
nhóm khác nhận xét và
bổ sung.
TL: Địa hình thoải, độ
cao trung bình , đất
badan - đất xám, khí hậu
nóng ẩm cận xích đạo,
nguồn sinh thủy tốt
Mặt bằng xây dựng tốt,
Các cây trồng thích hợp (
cao su, đậu tương, lạc,
mía…)
II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên.
- Vùng đất liền.
+ Địa hình thoải
+ Có đất ba dan và đất xám
phù sa cổ.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Có nhiều hệ thống sông
lớn, đáng kể nhất là hệ thống
sông Đồng Nai có ý nghĩa lớn
về nước tưới, thuỷ điện.

Thế mạnh:
+ Mặt bằng xây dựng tốt
+ Các cây trồng thích hợp:
cây công nghiệp và cây ăn quả
nhiệt đới.
2
su.
- Nhóm 3,4: Vì sao Đông Nam Bộ
có điều kiện phát triển mạnh kinh
tế biển ?

? Quan sát H31.1, hãy xác định
các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,
sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và
phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế
ô nhiễm nước của các dòng sông ở
Đông Nam Bộ ?
GV:( mở rộng) Tổng diện tích đất
tự nhiên của ĐNB có 2354,5 nghìn
ha: có khoảng 60,7% đang sử dụng
đất nông nghiệp ; 20,8% đất lâm
nghiệp ; 8,5% đất chuyên dùng;
2,0% đất thổ cư. Đất chưa sử dụng
7,2%.
Đây là vùng có mức độ sử dụng
đất cao so với tỉ lệ chung cả nước.
Điều đó nói lên trình độ phát triển
khá mạnh và mức độ thu hút khá
lớn tài nguyên đất vào sản xuất và
đời sống.

? Hãy phân tích những khó khăn
của vùng ĐNB trong việc phát
triển kinh tế – xã hội và nêu biện
pháp khắc phục ?
GV- Tốc độ đô thị hóa nhanh
55.5% tỉ lệ dân thành thị, Công
TL: Biển ấm, ngư trường
rộng, hải sản phong phú,
gần đường hàng hải quốc
tế, thềm lục địa nông
rộng giàu tiềm năng dầu
khí Khai thác dầu
khí, đánh bắt hải sản,
giao thông, dịch vụ, du
lịch biển.
HS xác định các sông
trên lược đồ.
- Do đất trồng cây công
nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, dt
rừng còn rất ít nên
nguồn sinh thủy bị hạn
chế. Như vậy việc bảo vệ
rừng đầu nguồn làm
nguồn sinh thủy là rất
quan trọng. Phần hạ lưu
do đô thị hóa và công
nghiệp phát triển mạnh
nguy cơ ô nhiễm các
dòng sông rất lớn nên
hạn chế sự ô nhiễm nước

ở ĐNB .
HS trả lời:
+ Khó khăn:
- Vùng biển:
+ Biển ấm, ngư trường rộng,
hải sản phong phú, sát đường
hàng hải quốc tế.
+ Thềm lục địa nông, rộng,
giàu tiềm năng dầu khí.
Thế mạnh:
+ Khai thác dầu khí ở thềm
lục địa.
+ Đánh bắt hải sản
+ Giao thông, dich vụ biển,
du lịch biển.
- Khó khăn:
+ Trên đất liền ít khoáng sản,
+Diện tích rừng tự nhiên
chiếm tỉ lệ thấp.
+Nguy cơ ô nhiễm môi
trường do chất thải công
3
nghiệp phát triển mạnh làm cho
nguy cơ ô nhiễm môi trường trở
nên nặng nề.
- Ô nhiễm môi trường do khai thác
vận chuyển dầu.
+ Biện pháp: Sử dụng
hợp lí, tiết kiệp nguồn tài
nguyên khoáng sản,

trồng cây gây rừng, giảm
nghiệp và đô thị tăng.
Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư và xã hội (10’)

? Căn cứ bảng 31.2 hãy nhận xét
tình hình dân cư, xã hội ở vùng
ĐNB so với cả nước ?
- Các tiêu chí cao hơn cả nước có
ý nghĩa gì ?
- Các tiêu chí thấp hơn cả nước có
ý nghĩa gì ?
GV: Làm việc ở ĐNB những
người có tay nghề cao thì có thu
nhập cao, còn lao động chưa qua
đào tạo có mức thu nhập thấp gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Do đó vấn đề việc làm và thất
nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao chỉ thấp
hơn mức trung bình của cả nước
chút ít.
? kể tên một số danh lam thắng
cảnh đẹp, một số di tích lịch sử-
văn hóa có giá trị phát triển du lịch
HS: Thảo luận 2em/bàn
HS: đọc bảng 31.2 để rút
ra nhận xét.
TL: - Khu dự trữ sinh
quyển của thế giới –
Rừng Sác – huyện Cần
Giờ.

- Địa đạo Củ Chi, nhà tù
Côn Đảo, Bến cảng nhà
Rồng…
- Cảnh đẹp Vũng Tàu
III. đặc điểm dân cư – xã
hội.
- Dân cư đông, lực lượng lao
động dồi dào, lành nghề và
năng động, sáng tạo . Thị
trường tiêu thụ rộng lớn.
- Đông nam bộ có sức hút
mạnh mẽ đối với lao động cả
nước.
- Nhiều di tích lịch sử- văn
hoá có ý nghĩa lớnđể phát
triển du lịch: Bến Nhà Rồng,
Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn
Đảo
IV. Củng cố: 4’
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển
kinh tế ở Đông Nam Bộ ?
4
Câu 2: Vì sao ĐNB có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?
Câu 3: Đông Nam Bộ còn gặp khó khăn nào trong việc phát triển KT – XH.
a- Tài nguyên khoáng sản trên đất liền ít.
b- DT rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
c- Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị hóa
d- Tất cả a,b,c đều đúng.
V. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 1’)

Tìm hiểu trước bài 32 “Vùng Đông Nam Bộ” ( TT)
- Trả lời câu hỏi in nghiêng sgk.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các địa danh du lịch trong vùng, tranh ảnh về vấn đề môi trường
trong vùng.
TUẦN 21: Ngày soạn: 13/1/2015
TIẾT 37: Ngày dạy: 15/1/2015
Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT)
5
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng
- Công nghiệp:
+ Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP
của vùng.
+ Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
+ Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế
biến lương thực thực phẩm.
+ Tên các trung tâm công nghiệp lớn.
- Nông nghiệp:
+ Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta
2.Kỹ năng :
- Tiếp tục rèn luyện kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích nhận xét các vấn đề quan
trọng của vùng.
- Có kỹ năng phân tích so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi.
3.Thái độ :
- Giáo dục học sinh ý thức bão vệ môi trường sinh thái.
B/ CHUẨN BỊ:
- Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ.
C/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận nhóm

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I/ Ổn đinh lớp:1’
II/ Kiểm tra bài cũ: 6’
? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế
ở Đông Nam Bộ ?
? Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?
III/ bài mới:
Đônh Nam Bộ là vùng có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp –
xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP; Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ
nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. Vậy tình hình phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ ra sao,
vùng có những trung tâm công nghiệp lớn nào. Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về goạt động Công nghiệp (15’)
GV: Giới thiệu sơ luợc tình
hình công nghiệp của nước ta
? Dựa vào SGK mục 1 kết hợp
bảng 32.1 cho biết đặc điểm
cơ cấu sản xuất công nghiệp
trước và sau giải phóng
( 1975) ở miền Đông nam Bộ
có thay đổi gì ?
HS: trả lời
Trước 1975: Công nghiệp phụ
thuộc vào nước ngoài, cơ cấu
đơn giản, phân bố nhỏ hẹp.
- Sau 1975: Cơ cấu công
nghiệp cân đối bao gồm công
nghiệp nặng, CN nhẹ, hàng
tiêu dùng, xây dựng mới một
số ngành công nghiệp hiện

I/ Tình hình phát triển kinh
tế:
1/ Công nghiệp: 15’
- Là thế mạnh của vùng. Cơ
cấu sản xuất công nghiệp cân
đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm
các ngành quan trọng: Khai
thác dầu, hóa dầu, cơ khí, điện
tử, công nghệ cao, chế biến
lương thực, thực phẩm xuất
6
? Căn cứ bảng 32.1 nhận xét tỉ
trọng công nghiệp – xây dựng
trong cơ cấu kinh tế của vùng
Đông Nam Bộ và của cả
nước ?
? Dựa vào H32.2 hãy nhận xét
sự phân bố sản xuất công
nghiệp ở Đông Nam Bộ ?
- Tập trung ở đâu.
- Gồm những ngành công
nghiệp quan trọng nào.
? Vì sao sản xuất công nghiệp
tập trung chủ yếu ở Thành phố
Hồ Chí Minh ?
? Cho biết những khó khăn
trong phát triển công nghiệp
vùng Đông Nam Bộ ?
đại. Khu vực có vốn đầu tư
nước

HS trả lời:Công nghiệp – xây
dựng chiếm tỉ trọng cao trong
cơ cấu kinh tế của vùng và cao
hơn so với cả nước.
HS: Tập trung chủ yếu ở 3
trung tâm lớn là: Thành phố
Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà
Rịa – Vũng Tàu.
HS dựa vào H32.2 đọc các
ngành công nghiệp của 3 trung
tâm lớn nhất vùng.
- Có lợi thế về vị trí địa lí.
- Nguồn lao động dồi dào, tay
nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng phát triển.
- Trong nhiều năm chính sách
phát triển luôn đi đầu…
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển và sự năng
động của vùng.
- Lực lượng lao động tại chổ
chưa phát triển về lượng và
chất.
- Công nghệ chậm đổi mới.
- Nguy cơ ô nhiểm môi trường
cao.
khẩu, hàng tiêu dùng
- Công nghiệp – xây dựng
chiếm tỉ trọng lớn ( 59,3%)
trong cơ cấu kinh tế của vùng

và cả nước.
- Công nghiệp tập trung chủ
yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh
( 50%), Biên Hòa, Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động Nông nghiệp. 15’
GV: Chia lớp thành 3 nhóm
thảo luận 3 câu hỏi sau.
Nhóm 1: Dựa vào bảng 32.2
nhận xét tình hình phân bố cây
công nghiệp lâu năm và hàng
nămở Đông Nam Bộ ?
Nhóm 2: Vì sao cây công
nghiệp được trồng nhiều ở
Đông Nam Bộ ?
HS: Thảo luận nhóm, đại diện
nhóm trả lời, các nhóm khác
nhận xét và bổ sung.
- Là vùng trọng điểm sản xuất
cây công nghiệp .
- phân bố rộng rãi, đa dạng,
chiếm diện tích khá lớn.
- Cây CN hàng năm cũng là
thế mạnh của vùng gồm: lạc,
mía, đậu tương, thuốc lá…
- vùng có thế mạnh để phát
triển :
+ Thổ nhưỡng: đất badan và
2. Nông nghiệp.
- Cây công nghiệp lâu năm và

hàng năm phát triển mạnh đặc
biệt là cây cau su, hồ tiêu,
7
Nhóm 3: Cây công nghiệp lâu
năm nào chiếm diện tich lớn
nhất ? vì sao cây công nghiệp
đó được trồng nhiều ở vùng
này
? Ngoài cây công nghiệp vùng
còn trồng cây gì khác ?
GV chuẩn kiến thức
? Tuy nhiên để đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp của vùng
cần giải quyết tốt những vấn
đề nào?
? Quan sát H 32.2 xác định vị
trí hồ Dầu Tiếng, hồ Thủy
điện Trị An. Nêu vai trò của
hai hồ chứa nước này đối với
sự phát triển nông nghiệp của
vùng Đông Nam Bộ
đất xám.
+ Khí hậu cận xích đạo: nóng
ẩm quanh năm.
+ Tập quán và kinh nghiệm
sản xuất.
+ Cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Thị trường xuất khẩu.
- Cây cao su ưa khí hậu nóng
ẩm, ít gió lớn.

- Cao su là nguyên liệu cho
công nghiệp sản xuất săm lớp
ô tô, xe máy vì có khả năng
đàn hồi tốt hơn cao su nhân
tạo.
- DT rộng lớn, người dân có
nhiều kinh nghiệm trồng cây
cao su.
- Thị trường tiêu thụ rộng và
ổn định như: TQ, Bắc Mĩ,
Liên minh Châu Âu.
HS trả lời: Thủy lợi, bảo vệ và
phát triển rừng đầu nguồn –
rừng ven biển, cơ cấu giống
cây trồng vật nuôi và đầu ra
cho sản phẩm.
HS trảlời
điều, mía đường, đậu tương,
thuốc lávà cây ăn quả.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm
theo hướng chăn nuôi công
nghiệp.
IV/ Củng cố: 6’
? Tình hình sản xuất cây công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thồng
nhất
? Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn
nhất của cả nước ?
? Khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là do những nguyên nhân sau ?
a- Vị trí địa lí thuận lợi.
b- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.

c- Nguồn nhân công có kỹ thuật lành nghề .
d- Cả 3 ý trên đều đúng.
V/ Dặn dò: 2’
Tìm hiểu trước bài 33 “Vùng Đông Nam Bộ” ( tt)
8
+ Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ.
+ Vai trò của các trung tâm kinh tế đối với vùng và cả nước
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 22: Ngày soạn: 20/1/2015
TIẾT 38: Ngày dạy: 22/1/2015
Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng
9
- Dịch vụ:
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
+ Cơ cấu đa dạng, tình hình phát triển của một số ngành dịch vụ ( giao thông vận tải, thương
mại, du lịch)
Nêu được tên các trung tâm kinh tế
TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tên của các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vai trò: quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn các tỉnh phía Nam và cả nước.
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm sự phát triển kinh tế của
vùng.
3/ Thái độ:

Giáo dục lòng ham thích học tập bộ môn
B/ CHUẨN BỊ:
Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, thảo luận, động não, đàm thoại…
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I. Ổn định lớp:1’
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp
lớn nhất cả nước.
III. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 (20’)
? Quan sát bảng 33.1 (tỉ trọng….)
nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ
của vùng so với cả nước?
GV: cho thảo luận nhóm (3p), đại
diện nhóm trình bày bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
* Nhóm 1: Quan sát H 14.1 cho
biết từ TPHCM đi các thành phố
khác bằng những loại hình giao
thông nào?
* Nhóm 2: Phân tích vai trò đầu
HS: - Tỉ trọng các dịch vụ có
chiều hướng giảm (1995
-2002).
- Giá trị tuyệt đới của
các loại hình dịch vụ cần

tăng nhanh.
TL: - Nhiều loại hình giao
thông: Oâtô, đường sắt, biển,
hàng không.
3. Dịch vụ:
- Dịch vụ rất đa dạng
gồm các họat động
thương mại, du lịch vận
tải.
- Tỉ trọng các loại dịch
vụ có biến động.
- TPHCM là đầu mối
10
mối giao thông vận tải của
TPHCM?
* Nhóm 3: Quan sát H 33.1 và
kiến thức đã học cho biết vì sao
ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước
ngoài?

* Nhóm 4: Hoạt động xuất khẩu
của TPHCM có những thuận lợi
gì?

? Tại sao tuyến du lịch từ TPHCM
đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu
quanh năm nhộn nhịp?
TL: - Các tuyến đường trong
hệ thống giao thông của
vùng taọ thành mạng lưới

quy tụ tại TPHCM
là tiêu đề tạo nên sự giao
lưu trong vùng, liên vùng và
quốc tế.
TL:
: - Vị trí địa lí kinh tế thuận
lợi.
- Có tiềm lực kinh tế
lớn hơn các vùng khác.
- Vùng phát triển năng
động có trình độ cao về phát
triển kinh tế vượt trội.
- Số lao động có kĩ
thuật, nhạy bén với tiến bộ
khoa học, tính năng động với
nền sản xuất hàng hóa.
TL:
- Vị trí thuận lợi (cảng Sài
Gòn).
- Cơ sở hạ tầng tương
đối hoàn thiện và hiện đại.
- Nhiều ngành kinh tế
phát triển taọ ra nhiều hàng
xuất khẩu.
- Là nơi thu hút nhiều
đầu tư nước ngoài nhất.
HS: - TPHCM là trung tâm
vùng du lịch phía Nam,
khách du lịch đông.
- ĐNB có số dân đông,

thu nhập cao nhất nước.
- Các điểm du lịch trên
có cơ sở hạ tầng du lịch rất
phát triển( khách sạn, khu
vui chơi).
- Khí hậu quanh năm
tốt cho sức khỏe,phong cảnh
đẹp, (đô thị, cao nguyên, bãi
giao thông vận tải quan
trọng hàng đầu của ĐNB
và cả nước.
- ĐNB là nơi có sức hút
mạnh nhất nguồn đầu tư
nước ngoài chiếm 50,1%
vốn đầu tư nước ngoài cả
nước.
11
Hoạt động 2 (13’)
GV: giới thiệu khái quát 3 trung
tâm kinh tế ở ĐNB. ( trên bản đồ)
? Xác định vị trí các tỉnh, thành
phố trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam trên bản đồ kinh tế VN?
? Quan sát bảng 33.2 ( biểu đồ. Tỉ
trọng …) nhận xét vai trò của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
đối với cả nước?
biển).
HS: Học sinh xác định.
HS: - Có tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao nhất nước.
- Tỉ trong GDP của
vùng chiếm 35.1% so với cả
nước.
- Cơ cấu vùng có sự
chuyển dịch to lớn. Tỉ trọng
GDP trong công nghiệp xây
dựng lên tới 56,6% cả nước.
- Dịch vụ là ngành kinh
tế phát triển mạnh.Giá trị
xuất khẩu chiếm 60,3% cả
nước.
V. Các trung tâm kinh tế
và các vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam:
- Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam có vai trò
quan trọng đới với ĐNB
và đối với các tỉnh phía
nam của cả nước.
IV. Củng cố: (5p)
- Yêu cầu 1 HS trả lời, HS lớp theo dõi nhận xét.
Câu 1: Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển như thế nào?
- Chọn ý đúng: Yêu cầu các nhóm thảo luận và chọn đáp án đúng
Câu 2: Yếu tố tự nhiên chính nào làm cho cơ cấu cây trồng ở Đông Nam bộ khác với Đồng
bằng sông Cửu Long
A. Địa hình B. Khí hậu
C. Đất đai D. Nguồn nước.
Câu 3:
V. Hướng dẫn về nhà: (1p)

- Làm các bài tập, câu hỏi cuối bài /SGK.
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành. Chuẩn bị theo yêu cầu bài thực hành.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 23: Ngày soạn: 25/1/2015
TIẾT 39: Ngày dạy: 27/1/2015
Bài 34: THỰC HÀNH:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở
ĐÔNG NAM BỘ
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
12
Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xử, lí phân tích số liệu thống kê. - Có kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích
hợp.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng ý thức học bộ môn. Tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn, liên hệ thực tiễn
B/ CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên VN
Học sinh: Thước kẻ, máy tính (nếu có), bút chì, bút màu
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, thảo luận, vấn đáp, thực hành.
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
I. Ổn định lớp: 1’
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Dịch vụ của Đông Nam Bộ có đặc điểm gì nổi bật?
? Phân tích vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
III. Bài mới:34’

GV: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết thực hành.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài
Hoạt động 1 (20’)
? Theo em qua bảng số liệu 34.1
SGK, thì vẽ biểu đồ dạng nào là
thích hợp nhất?
GV: gợi ý cho HS vẽ biểu đồ hình
cột. Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình
cột.
* Lưu ý biểu đồ phải chính xác, tên
biểu đồ, chú giải …
GV: Gọi 02 HS khá lên bảng vẽ.
HS: Nhận xét, bổ sung cho bạn.
GV: Nhận xét, kết luận.
? Thông qua biểu đồ em rút ra nhận
xét gì?
1HS trả lời, HS khác
nhận xét, nêu ý kiến
- Biểu đồ hình cột
- Trục tung thể hiện tỉ
lệ % chia thành 10
đoạn.
- Trục hoành thể hiện tỉ
trọng của một số sản
phẩm công nghiệp.
Chia đều 8 đoạn để thể
hiện các ngành công
nghiệp trọng điểm theo
thứ tự.
2 HS vẽ trên bảng

HS khác nhận xét, bổ
sung cho bạn.
HS: Tiến hành vẽ. ( cả
lớp)
1 HS Trả lời, HS
khác nhận xét, bổ
sung
Bài tập 1.
* Vẽ biểu đồ hình cột
- Các ngành công nghiệp
trọng điểm vùng ĐNB thể
hiện thế mạnh sản xuất công
nghiệp của vùng và chiếm
13
Hoạt động 2.(14’)
GV: Chia lớp thảo luận nhóm (7p)
GV: Nhận xét, kết luận.
* Nhóm 1: Những ngành công
nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn
tài nguyên sẵn có của vùng?
* Nhóm 2: Những ngành công
nghiệp trọng điểm nào sử dụng
nhiều lao động?

* Nhóm 3: Những ngành công
nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ
thuật cao?
* Nhóm 4: Vai trò của vùng ĐNB
trong phát triển công nghiệp của cả
nước?

GV: Chuẩn kiến thức
HS: Thảo luận và đại
diện các nhóm lên báo
cáo kết quả, các nhóm
khác nhận xét và bổ
sung.
TL: - Điện.
- Chế biến lương
thực,thực phẩm.

TL:- chế biến lương
thực, thực phẩm.
- dệt may.

TL: - Các ngành
công nghiệp khai thác
nhiên liệu, ngành
điện.
- các ngành công
nghiệp cơ khí điện tử.
- Các ngành công
nghiệp hóa chất, vật
liệu xây dựng.

Đại diện nhóm trả lời,
các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
gần 60% giá trị sản lượng
công nghiệp của cả nước.
- Các ngành có tỉ trọng ưu

thế cao so với cả nước: Nhiên
liệu ( dầu thô 100%); Cơ khí
điện tử; Hóa chất)
Bài tập 2:
a. - Khai thác nhiên liệu
- Điện.
- Chế biến lương thực,
thực phẩm.
b. - Ngành chế biến lương
thực, thực phẩm.
- Ngành công nghiệp dệt
may.
c. - Các ngành công nghiệp
khai thác nhiên liệu, ngành
điện.
- các ngành công nghiệp
cơ khí điện tử.
- Các ngành công nghiệp
hóa chất, vật liệu xây dựng.
d. - Là vùng có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, tỉ trọng
GDP của vùng so với cả
nước 351% (2002). Giá trị
gia tăng bình quân đầu người
(2002) đạt 17,84 tr đồng,gấp
2,6 lần mước bình quân của
cả nước.
- Công nghiệp là thế
mạnh của vùng,sản xuất công
nghiệp của vùng chiếm

56,5% giá trị sản lượng công
nghiệp của cả nước (2002). <
TPHCM là trung tâm công
nghiệp lớn nhất chiếm 50,4%
giá trị sản lượng toàn vùng
(2002).
14
- Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam có ba trung tâm
kinh tế lớn tạo lên ba cực tam
giác phát triển công nghiệp đã
đạt trình độ cao về phát triển
kinh tế, vượt trước nhiều mặt
so với vùng khác trong cả
nước.
IV. Củng cố: ( 4p).
* Dựa vào biểu đồ. H 34.1 sgk, và kiến thức đã học chọn từ thích hợp để điền vào nhận
xét sau:
- Trong các vùng kinh tế của cả nước, vùng ĐNB chỉ chiếm …………(1)………………
về Diện tích …………(2)……………….về dân số nhưng là vùng có ngành công nghiệp
phát triển nhất trong……………(3)………của vùng và so với công nghiệp của các vùng
khác trong cả nước. Năm 2001 các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng chiếm tỉ lệ cao
so với cả nước là …………(4)…………
Trả Lời: (1). 7,2%; (2). 13,7%; (3). Các ngành kinh tế; (4). Dầu thô,
cơ khí, điện tử, Hóa chất dệt may, chế biến lương thực và thực phẩm.
V. Hướng dẫn về nhà : (1p)
- Chuẩn bị kĩ bài mới: “Vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
+ Trả lời các câu hỏi in nghiêng sgk
+ Tìm hiểu một số sáng kiến của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu long trong “sống
chung với lũ”

* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 24: Ngày soạn: 25 /1/2015
TIẾT 40: Ngày dạy: 27 /1/2015
Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức :
Nêu được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ; tên nước và vịnh biển
tiếp giáp.
15
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và
các nước.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm,
nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dang (dẫn chứng).
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh
tế của vùng
- Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị
trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (dẫn chứng).
3/ Thái độ:
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B/ CHU ẨN BỊ :
Bản đồ tự nhiên Việt Nam và Lược đồ tự nhiên của vùng
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, thảo luận, động não, vấn đáp…
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC:

I. Ổn định lớp:1’
II. Bài mới:
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên đất, khí hậu,
nước, sinh vật phong phú, đa dạng; người dân lao động cần cù, năng động thích ứng linh hoạt
với sản xuất hàng hóa. Đó là những điêu kiện quan trọng để xây dựng Đồng bằng Sông Cửu
Long thành vùng kinh tế động lực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (12’)
GV: Treo bản đồ
? Quan sát lược đồ vùng cho
biết vùng gồm mấy tỉnh? Diện
tích? Dân số?
? Xác định ranh giới của vùng
trên đất liền và các đảo, quần
đảo?
HS: Lên xác định: các đảo và
quần đảo trong vịnh Thái Lan
và biển Đông.
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của
vùng?
HS: - 13 tỉnh.
- Diện tích 39.734 km
2
.
- Dân số: 16,7 tr người
(2002).
HS: Lên xác định: các đảo và
quần đảo trong vịnh Thái Lan
và biển Đông.(Đảo Phú Quốc,
Côn Đảo, các quần đảo: Qđ Hà

Tiên, Qđ Thổ Chu,
1 HS trả lời:
Nằm gần Xích đạo -> có khí
hậu cận xích đạo -> phát triển
nông nghiệp nhất là cây lúa
nước.
- Gần ĐNB nên nhận được sự
I. Vị trí địa lí, giới hạn
lãnh thổ:
- Là vùng tận cùng phíaTây
Nam của tổ quốc ta.
- Giáp Cam-pu-chia; Vịnh
Thái Lan; biển Đông; vùng
ĐNB.
 Vùng có đk thuận lợi để
16
hổ trợ nhiều mặt: công nghiệp
chế biến, thị trường tiêu thụ,
xuất khẩu.
- Nằm gần trung tâm ĐNA và
giáp CPC nên thuận lợi trong
giao lưu kinh tế-xã hội với các
nước trong khu vực ĐNA và
các nước trong Tiểu vùng Sông
Mê Công.
- Ba mặt giáp biển -> phát triển
kinh tế biển tổng hợp.
phát triển kinh tế trên đất
liền và trên biển, mở rộng
quan hệ hợp tác với các

nước trong Tiểu vùng sông
Mê Công
Hoạt động 2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (17’)
? Dựa vào hình 35.1, em hãy
cho biết các loại đất chính ở
ĐBSCL và sự phận bố?
? Dựa vào sơ đồ 35.2 , em hãy
nhận xét thế mạnh về TNTN ở
ĐBSCL để SX lương thực thực
phẩm?
GV Chuẩn kiến thức (GV
ghi ra bảng phụ)
? Nêu vai trò của sông Cửu
Long? (sông Tiền, Sông Hậu)?
? Bên cạnh những thuận lợi,
ĐBSCL còn găp những khó
khăn gì về ĐKTN đối với sự PT
KT-XH?
? Để khắc phục những khó
1 HS trả lời, HS khác nhận xét
- Phù sa ngọt: dọc theo sông
Tiền và sông Hậu.
- Đất phèn: Đông Tháp, Long
An, phía Tây Nam.
- Đất mặn: dọc ven biển.
HS Trả lời, HS khác nhận
xét, bổ sung
1 HS trả lời, HS khác nhận
xét
HS trả lời, HS khác bổ sung

- Cung cấp nước, đánh bắt nuôi
trồng thủy sản, bồi đắp phù sa,
mở rộng vùng đất Mũi Cà Mau,
GT đường sông (Cảng Cần Thơ
là 1 cảng sông - biển lớn ở hạ
lưu sông Mê Công).
HS Trả lời, HS khác bổ sung
- Mùa lũ kéo dài (4-5 tháng);
đất phèn, mặn chiếm diện tích
lớn (mùa khô sự xâm nhập của
nước biển vào rất sâu trong đất
liền = 50km)
HS Trả lời
* Thuận lợi:
- Địa hình tương đối bằng
phẳng (Diện tích
39.734km
2
).
- Khí hậu cận xích đạo
nóng ẩm quanh năm, nguồn
nước phong phú.
- Sinh vật trên cạn, dưới
nước rất phong phú, đa
dạng.
- Có 3 loại đất chính giá trị
kinh tế cao: phù sa ngọt
( 1,2 tr ha); đất phèn, mặn
( 2,5 tr ha nếu cải tạo tốt sẽ
có ý nghĩa lớn đối với sản

xuất NN).
* Khó khăn: Mùa lũ kéo
dài, diện tích đất phèn, mặn
khá lớn, thiếu nước vào
mùa khô.
- Vùng đang được đầu tư
17
khăn trên, vùng đã đề ra những
giải pháp gì?
GV giải thích về phương
hướng sống chung với lũ
lớn để XD dự án thoát lũ,
cải tạo đất phèn, mặn; cấp
nước vào mùa khô. Phương
hướng chủ yếu là chủ động
“sống chung với lũ”.
Hoạt động 3 Đặc điểm dân cư, xã hội (10’)
? Số dân, nhận xét chung về số
dân của vùng so với các vùng
khác.
? Các dân tộc sinh sống chủ yếu
ở ĐBSCL?
? Dựa vào bảng 35.1, em có
nhận xét gì về đặc điểm dân cư
- XH của vùng so với cả nước?
GV: Đời sống người dân ở đây
còn nhiều khó khăn, giao thông
chủ yếu bằng đường sông. Đặc
biệt cơ sở hạ tầng còn kém phát
triển, mặt bằng dân trí còn thấp.

? Theo em, tại sao nói để phát
triển kinh tế ở ĐBSCL phải đi
đôi với nâng cao dân trí, phát
triển đô thị?
GV: Bên cạnh những khó
khăn, dân cư ở ĐBSCL cũng
có những đức tính quý báu
như: có kinh nghiệm SXNN
hàng hóa, thích ứng nhanh với
nền kinh tế thị trường….
1 HS phát biểu, HS khác
nhận xét.
HS Trả lời
- Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa.
HS trả lời, HS khác nhận xét
- Nhìn chung các chỉ tiêu đều
khá phát triển, tuy nhiên tỉ lệ
người lớn biết chữ, tỉ lệ dân
thành thị còn thấp hơn nhiều so
với TB cả nước.
HS trả lời, HS khác nhận xét:
Mặt bằng dân trí (con người là
yếu tố quyết định) và phát triển
đô thị (cơ sở hạ tầng) có tầm
quan trọng đặc biệt trong công
cuộc đổi mới.
III/ Đặc điểm dân cư,
xã hội
- Dân số trên 16,7 triệu
người (2002), đứng thứ 2 cả

nước, sau ĐBSH.
- Các DT sinh sống chủ yếu
ở vùng: Kinh, Khơ me,
Chăm, Hoa.
- Đời sống dân cư còn
nhiều khó khăn nhưng
người dân ở đây có kinh
nghiệm trong SXNN hàng
hóa.
IV. Củng cố: (4p).
Yêu cầu từng học sinh trả lời các câu hỏi sau, HS lớp theo dõi nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Nêu đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng
sông Cửu Long?
- Tình hình dân cư xả hội của vùng có đặc điểm gì?
- Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
V. Hướng dẫn về nhà: (1p).
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
18
- Chuẩn bị kĩ bài mới: “Vùng đồng bằng sông Cửu Long” (tt).
+ Trả lời các câu hỏi in nghiêng trong sgk
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về cảnh quan du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 25: Ngày soạn: 3/2/2015
TIẾT 41: Ngày dạy: 5/2/2015
Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TT)
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đồng bằng sông Cửu long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn
nhất cả nước.
- Trình bày được: Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước phong phú, đa

dạng; người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thị
trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế
động lực.
2. Kĩ năng:
19
- Khái quát khái niệm chủ động sống chung với lũ.
- Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình giải thích một số vấn đề
bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
* Tích hợp: Một số vấn đề môi trường đặt ra đối với vùng là: cải tạo đất phèn, đất mặn, chống
cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn
B/ CHUẨN BỊ:
- Bản đồ kinh tế của vùng
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, thảo luận, vấn đáp, gợi mở…
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
I. Ổn định lớp: (1p).
II. Kiểm tra bài cũ : (4p).
? Nêu đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng
bằng sông Cửu Long?
? Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
III. Bài mới:
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thữc phẩm đồng thời là
vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu c ủa cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển.
Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau Long Xuyên đang phát huy vai trò là trung tâm
công nghiệp lớn của vùng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nông nghiệp(12’)
- Yêu cầu HS dựa vào bảng
36.1

? Tính tỉ lệ diện tích và sản
lương lúa của vùng so với cả
nước
? Nêu ý nghĩa của việc sản
xuất lương thực của vùng?
GV: trong cơ cấu cây lương
thực lúa là cây trồng chủ đạo
và đóng góp 70 – 75% giá trị
gia tăng ngành trồng trọt. Với
3,81 tr ha gieo trồng sản lương
khoảng 17,4 tr tấn; Năng xuất
cao nhất cà nước 45,8 tạ/ha
HS: - Diện tích chiếm 51,1%
của cả nước.
- Sản lượng chiếm 51,4%
của cả nước.
HS: - Vùng trọng điểm sản
xuất lương thực lớn nhất cả
nước.
- Cơ cấu ngành nông
nghiệp cây lương thực chiếm
ưu thế tuyệt đối.
- Nước ta giải quyết được
vấn đề an ninh lương thực.
IV. Tình hình phát triển
kinh tế:
1. Nông nghiệp:12’
- Diện tích trồng lúa chiếm
51,1% và sản lượng chiếm
51,4% của cả nước.

- Vùng trọng điểm sản xuất
lương thực lớn nhất toàn
quốc, ĐBSCL giữ vai trò
hàng đầu trong việc đảm
bảo an toàn lương thực của
cả nước.
- Luá trồng nhiều ở các tỉnh
ven sông Tiền, sông Hậu.
20
(2002)
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ
hình 35.1 và 36.2
? Cho biết các tỉnh trồng nhiều
lúa trong vùng. Giải thích vì
sao.
? Trong quá trình phát triển
nông nghiệp ĐBSCL gặp
những khó khăn nào?
* Tích hợp: Một số vấn đề môi
trường đặt ra đối với vùng là:
cải tạo đất phèn, đất mặn,
chống cháy rừng, bảo vệ sự đa
dạng sinh học và môi trường
sinh thái rừng ngập mặn
? Nhờ những điề kiện nào,
đồng bằng sông Cửu Long có
thế mạnh phát triển nghề nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản?

? Ngoài thế mạnh về trồng lúa,

nuôi trồng thuỷ sản, đồng bằng
sông Cửu long còn có những
thế mạnh nào khác trong sản
xuất nông nghiệp?
GV: Đồng bằng Sông Cửu
Long cũng là một trong những
vùng rất phong phú về môi
trường sinh thái đặc biệt môi
trường sinh thái rừng ngập
mặn.
HS: kể các tỉnh trồng nhiều lúa
Giải thích: đất phù sa ngọt có
diện tích lớn, nguồn nước tưới
dồi dào.
HS: Diện tích đất phèn, mặn
cần cải tạo cịn nhiều, lũ lụt vào
mùa mưa trên diện rộng, khô
hạn thiếu nước vào mùa khô có
nguy cơ cháy rừng rất lớn…
TL:
- Vùng biển rộng ấm quanh
năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp
nguồn tôm giống tự nhiên,
thức ăn cho các vùng nuôi tôm.
- Cứ hàng năm cửa sông Mê
Công đem nguồn thủy sản,
lượng phù sa lớn.
- Sản phẩm trồng trọt chủ yếu
là trồng lúa và nguồn cá tôm

cũng là nguồn thức ăn để nuôi
trồng thủy sản.
HS: Trồng cây ăn quả, chăn
nuôi vịt dàn, trồng rừng đặt
biệt là rừng ngập mặn.
HS: Huyện Kế Sách, Cù Lao
Dung, Long Phú…
- Khai thác và nuôi trồng
thủy sản chiếm khoảng
50% tổng sản lượng cả
nước.
- Là vùng trồng cây ăn quả
lớn nhất nước ta.
- Nghề nuôi vịt phát triển.
- Nghề trồng rừng có vị trí
quan trọng.
Hoạt động 2: Công nghiệp (8’)
21
? Đọc bảng 36.2 ( Các ngành
công nghiệp…) Vì sao trong
cơ cấu sản xuất công nghiệp,
ngành chế biến nông sản có tỉ
trọng lớn hơn cả?
? Quan sát lược đồ vùng, xác
định các thành phố, thị xã có
cơ sở công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm?
HS: - Sản phẩm nông nghiệp
dồi dào, phong phú là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến.
HS: Lên xác định trên lược đồ.
2. Công nghiệp:8’
- Tỉ trong sản xuất công
nghiệp còn thấp (20% GDP
toàn vùng).
- Ngành chế biến lương
thực,thực phẩm chiếm tỉ
trọng cao.
- Thành phố Cần Thơ có
nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp.
Hoạt động 3 : Dịch vụ (7’)
? Ngành dịch vụ bao gồm
những ngành nào?
? Ý nghĩa của vận tải thủy
trong sản xuất và đời sống dân
cư của vùng?
HS:
- Du lịch sinh thái, miệt vườn,
biểm đảo …
- Xuất nhập khẩu, GTVT
HS trình bày, HS khác nhận
xét
3. Dịch vụ:
- Gồm các ngành chủ
yếu:xuất khẩu chủ lực là
gaọ, thủy sản đông lạnh …
- Giao thông thủy có vai trò
quan trọng trong sản xuất

và đời sống.
Hoạt động 4: Các trung tâm kinh tế (8’)
? Xác định vị trí các thành phố
Cần Thơ, Mĩ Tho, Long xuyên,
Cà Mau. Thành phố Cần Thơ
có điều kiện thuận lợi gì để trở
thành trung tâm kinh tế lớn
nhất vùng?
GV: Hiện nay tỉnh Sóc Trăng
đang đầu tư khoảng 25 tỉ đồng
để tái tạo lại khu căn cứ tỉnh
Ủy Mỹ Phước để trở thành khu
du lịch sinh thái và nơi tưởng
nhớ các vị anh hùng liệt sĩ …
HS: *Lên xác định trên bản đồ
Việt Nam
* Điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí.
- Cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Vai trò của cảng Cần Thơ.
V. Các trung tâm kinh tế
Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ
Tho, Cà Mau.
- Cần Thơ là trung tâm
kinh tế lớn nhất vùng
IV. Củng cố: (4p).
22
Yêu cầu cá nhân HS trình bày theo yêu cầu của giáo viên
? Tình sản Xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của vùng hiện nay như thế nào?
? Chọn ý đúng: Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là:

a. Duyên hải Nam trung Bộ.
b. Đồng bằng sông hồng.
c Đồng bằng sông Cửu Long.
d. Bắc Trung Bộ.
V. Hướng dẫn về nhà: (1p)
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài mới: bài 37 “Thực hành. ….”
+ Tìm hiểu bài, chọn loại biểu đồ thích hợp.
+ Xem lại kiến thức các bài 35, 36 để vận dụng trả lời các câu hỏi của bài tập 2.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 26: Ngày soạn:3 /2/2015
TIẾT 42: Ngày dạy:5 /2/2015
Bài 37: THỰC HÀNH:
Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành
thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
HS hiểu đầy đủ hơn về thế mạnh sản xuất thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long, đồng
bằng Sông Hồng.
2/ Kĩ năng:
- Củng cố và phát triển các kĩ năng: Xử lí số liệu thóng kê, vẽ và phân tích biểu đồ.
- Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phát triển của ngành thuỷ sản của
đồng bằng sông Cửu Long.
3/ Thái độ: Giáo dục tính tích cực, cẩn thận chính xác trong học tập.
23
B/ CHUẨN BỊ:
- Lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
- HS: Thước kẻ, bút chì, màu, com pa, máy tính bỏ túi.
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Gợi mở, thực hành

D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Tại sao đồng bằng Sông Cửu Long có thế mạnh để phát triển nghề nuôi trồng và chế
biến thuỷ sản.
III. Bài mới:
GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG
* Bài tập 1:
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài
? Cho biết cách vẽ biểu đồ cho
bài tập này
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Yêu cầu HS quan sát
bảng số liệu hình 37.1 - sgk và
xử lí số liệu từ tuyệt đối sang
tương đối (%). Cả nước =
100%.
HS: - Chọn loại biểu đồ
- Chọn cách vẽ
- Xử lí số liệu và điền vào
bảng sau: (GV để trống số
liệu để HS tự điền)
* Bài tập 1:
Sản lượng ĐBSCL ĐBSH Cả nước
Cá biển KT 41,5% 4,6% 100%
Cá nuôi 58,4% 22,8% 100%
Tôm nuôi 76,8% 3,9% 100%
GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng

số liệu vừa xử lí để vẽ biểu đồ.
? Với số liệu như đã xư lí thì
nên vẽ biểu đồ gì ? - Biểu đồ dạng cột ghép hoặc
thanh ngang ghép.
- HS tiến hành vẽ biểu đồ
theo kiểu sau:
24
* Bài tập 2:
Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ:
GV: Thu ba nhóm đính lên
bảng, ba nhóm còn lại nhận
xét, bổ sung
GV: Chuẩn kiến thức
- N1+2: Thảo luận câu a.
- N3+4: Thảo luận câu b.
- N5+6: Thảo luận câu c.
HS: Thảo luận
nhóm ghi vào bảng
nhóm
- Trả lời.
* Bài tập 2:
a. Những thế mạnh để phát triển ngành
thủy sản ở ĐBSCL:
- DT mặt nước rộng lớn, nguồn thủy
sản phong phú.
- Người dân có kinh nghiệm cũng như
năng động và nhảy bén với SX kinh
doanh.
- Hệ thống cơ sở chế biến phát triển.
- Thị trường rộng lớn (EU, Bắc Mĩ,

Nhật )
b. Thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu:
- Diện tích mặt nước rộng, lao động
dồi dào.
- Cơ sở chế biến phát triển.
- Thị trường rộng lớn.
- Thu nhập cao.
c. Khó khăn và biện pháp khắc phục
trong phát triển ngành thủy sản:
* Khó khăn:
- Thiếu vốn đầu tư cho đánh bắt xa bờ.
- Hệ thống cơ sở chế biến chưa thật
hoàn thiện.
- Thiếu nguồn giống tốt và an toàn.
- Thị trường còn biến động.
* Biện pháp khắc phục:
- Đầu tư vốn và kĩ thuật.
- Nâng cấp hệ thống CN chế biến.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ
sức cạnh tranh trên thị trường xuất
25

×