Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng nông nghiệp nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 95 trang )


i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn 4
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5
1.1.3. Thành phần chất thải rắn 6
1.2. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 14
1.2.1. Tình hình phát sinh CTR 14
1.2.2. Hiện trạng các công trình xử lý chất thải rắn 14
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN PHỔ YÊN 21
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 21
1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 25
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI 30
CHƯƠNG HAI
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.2. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 33

ii

2.2.1. Địa điểm, phạm vi nghiên cứu 33


2.2.2. Thời gian nghiên cứu 33
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 33
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 35
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 35
2.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 35
2.4.4. Phương pháp điều tra thực địa 36
2.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 37
2.4.6. Phương pháp dự báo 37
2.4.7. Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT 39

CHƯƠNG BA
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN 39
3.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư
39
3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ 40
3.1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác
42
3.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 45
3.1.5. Dự báo sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Phổ Yên 46
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM CHẤT THẢI

iii

RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN 47
3.2.1. Hiện trạng tổ chức, thu gom CTRSH trên địa bàn huyện 47

3.2.2. Công tác vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện 52
3.2.3. Chi phí cho các hoạt động quản lý CTRSH 53
3.2.4. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác KSÔN CTRSH trên địa bàn
huyện Phổ Yên 54
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 55
3.3.1. Thuận lợi 55
3.3.2. Tồn tại, khó khăn 56
3.3.3. Đánh giá nguyên nhân 57
3.3.4. Thách thức trong công tác KSÔN CTRSH của huyện Phổ Yên 57
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ KSÔN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHỔ YÊN 58
3.4.1. Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý CTRSH cho huyện Phổ Yên 58
3.4.2. Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTR đô thị 59
3.4.3. Đề xuất quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Phổ Yên theo mô hình bán tập
trung và phân vùng 60
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN
HUYỆN PHỔ YÊN 68
3.5.1. Đề xuất sơ bộ các công nghệ xử lý CTR phù hợp cho huyện Phổ Yên giai
đoạn đến năm 2020 69
3.5.2. Chi tiết về công nghệ xử lý CTR đối với huyện Phổ Yên 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

iv

Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các huyện ngoại thành Hải Phòng
(%)6
Bảng 1.2. Thành phần CTR đô thị ở các TP Đà Nẵng, Biên Hòa và Hồ Chí Minh,

2005 7
Bảng 1.3. Thành phần CTR từ 99 cơ sở công nghiệp ở Đồng Nai, 1998 8
Bảng 1.4. Thành phần và khối lượng CTR nguy hại ở Hoa Kỳ, 1997 8
Bảng 1.5. Lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên 14
Bảng 1.6. Hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn đô thị ở Thái Nguyên
15
Bảng 1.7. Công nghệ áp dụng xử lý CTR tại các huyện, TP, TX ở Thái Nguyên
18
Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất huyện năm 2010 22
Bảng 1.9. Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Phổ Yên 2011 26

Bảng 3.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư
39
Bảng 3.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực chợ
41
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác
42
Bảng 3.4. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh
44
Bảng 3.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Phổ Yên 45
Bảng 3.6. Dự báo lượng CTRSH phát sinh và thu gom đến năm 2015 và năm
2020 47
Bảng 3.7. Một số tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Phổ
Yên 47
Bảng 3.8. Ước tính khối lượng CTR được thu gom trên địa bàn huyện49

v

Bảng 3.9. Phương tiện thu gom CTRSH trên địa bàn huyện50 Bảng
3.10. So sánh các công nghệ xử lý rác thải69



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 6
Hình 1.2. Nồng độ NH
4
+
trung bình năm 2008, 2009, 2010 trên sông Công 13
Hình 1.3. Hiện trạng bãi rác huyện Đồng Hỷ: rác đổ lộ thiên và không phân loại,
8/2012 18
Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên, tỉnh Thải Nguyên 23

Hình 2.1. Bản đồ vệ tinh huyện Phổ Yên
34
Hình 2.2. Bãi rác Đồng Hầm vẫn đang được xây dựng 36
Hình 2.3. Đã có 2 ô được đưa vào sử dụng để chôn lấp chất thải rắn 36

Hình 3.1. Tỉ lệ CTRSH phát sinh từ các nguồn 44
Hình 3.2. Các phương tiện thu gom CTR trên địa bàn 51
Hình 3.3. Hiện trạng bãi tập kết CTR tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên
52
Hình 3.4. Sơ đồ phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên 61
Hình 3.5. Phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên theo vị trí 63
Hình 3.6. Sơ đồ quản lý CTRSH tập trung theo cụm xã/thị trấn 64
Hình 3.7. Sơ đồ thu gom, xử lý CTRSH tập trung theo xã 65
Hình 3.8. Sơ đồ thu gom, xử lý CTR theo thôn 65
Hình 3.9. Sơ đồ KSÔN CTR quy mô cấp xã 66
Hình 3.10. Tổ chức dịch vụ trong mô hình hộ gia đình 67

vi


Hình 3.11. Sơ đồ đề xuất các trạm trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện
Phổ Yên 68
Hình 3.12. Sơ đồ mô tả công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh 70
Hình 3.13. Kết cấu lớp đáy hố chôn khu xử lý CTR của huyện Phổ Yên 72
Hình 3.14. Kết cấu thành ô chôn lấp khu xử lý CTR của huyện Phổ Yên 73
Hình 3.15. Kết cấu lớp phủ bề mặt 74
Hình 3.16. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác chôn lấp mới 76
Hình 3.17. Mặt cắt dọc rãnh chôn 78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCLVS
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BCLCTR
Bãi chôn lấp chất thải rắn
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVTV
Bảo vệ thực vật
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CN
Công nghiệp
CCN
Cụm công nghiệp
COD
Nhu cầu ô xy hóa học
CTNH
Chất thải nguy hại
CTR

Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
GHCP
Giới hạn cho phép
HTX
Hợp tác xã
KCN
Khu công nghiệp
NĐ – CP
Nghị định Chính phủ
KSÔN
Kiểm soát ô nhiễm
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QLĐT
Quản lý đô thị

vii

TTCP
Tiêu chuẩn cho phép
TP
Thành phố
TX
Thị xã
TXLNT
Trạm xử lý nước thải
UBND
Ủy ban Nhân dân





Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

1

MỞ ĐẦU
Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là cửa ngõ của
tỉnh nối liền với Hà Nội bằng đường Quốc lộ 3. Trong những năm gần đây, do
tác động của nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa cùng với vị trí giao
lưu kinh tế thuận tiện nên quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra
mạnh mẽ. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020, huyện Phổ Yên sẽ là khu vực xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ cũng như tiếp tục phát triển các lợi thế về
nông nghiệp sẵn có. Do vậy, trong những năm tới địa bàn huyện Phổ Yên sẽ thu
hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại, văn hóa – giáo dục, nâng cao dân trí và
phát triển nguồn lực về kinh tế cũng như xã hội.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng
và kinh tế kỹ thuật còn yếu, sự phát triển không đồng đều trên địa bàn huyện, tỷ
lệ gia tăng dân số cao ở vùng trung tâm, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề môi
trường và xã hội.
Sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại và các hoạt động sản xuất tại
nông thôn…đã gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều địa điểm cũng như đã phát sinh
lượng lớn rác thải từ khu vực dân cư, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp hay trên các
cánh đồng đã gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi cảnh quan của huyện
cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống trên

địa bàn huyện. Đặc biệt việc xả thải các chất thải rắn, chất thải độc hại vượt quá
khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên nội dung của
luận văn tác giả tập trung vào vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường mà cụ thể là
kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên vì thấy
rằng nếu không có những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn và
những giải pháp đồng bộ, khoa học để kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt
trong quy hoạch, xây dựng và quản lý rác thải sẽ dẫn đến những hậu quả khôn
lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về
sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội. Đối với công tác kiểm
soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Phổ yên, cơ chế quản lý và
các chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải rắn còn thiếu, chưa chú
trọng đến các giải pháp công nghệ xử lý chất thải thu gom phù hợp với trình độ
và điều kiện kinh tế của huyện, chủ yếu mới tổ chức thu gom, vận chuyển rác
thải ở các khu đông dân cư và đổ lộ thiên, chưa phân loại chất thải tại nguồn.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

2

Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững, một trong các
nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát ô nhiễm hiệu quả chất thải, đặc biệt là chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn. Nhằm giúp các nhà quản lý môi trường trên địa bàn
huyện có cái nhìn khách quan và tổng thể về hiện trạng công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt của huyện tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Kiểm soát ô
nhiễm môi trường vùng nông nghiệp nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020” mà trọng tâm sẽ là kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên. Đề tài sẽ là một trong những cơ sở để đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm chất thải

rắn, từng bước cải thiện môi trường và nâng cao đời sống của cộng đồng.
Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Phổ Yên.
+ Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện .
+ Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn phù hợp với thực
trạng quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên trong
thời gian tới.
Yêu cầu của đề tài
+ Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ,
chi tiết.
+ Giải pháp được xây dựng có tính khả thi phù hợp với điều kiện trên địa
bàn huyện.
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra các kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

3

+ Đánh giá được lượng chất thải rắn phát sinh, tình hình thu gom, vận
chuyển và tình hình xử lý chất thải rắn tại vùng nông nghiệp nông thôn huyện
Phổ Yên.
+ Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, có tính ứng dụng thực tế góp
phần quản lý hiệu quả lượng chất thải rắn phát sinh và được thu gom.



Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

4


CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả những vật chất ở dạng rắn, phát sinh
do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải ra khi chúng không còn
hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa [2].
CTR bao gồm tất cả những chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư
đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, khai khoáng…CTR được đặc trưng bởi nguồn gốc phát sinh, thành
phần, khối lượng và tính chất của nó. Những đặc trưng này cùng với việc dự báo
tốc độ phát sinh CTR cũng chính là cơ sở quan trọng cho thiết kế, lựa chọn công
nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý thích hợp.
Điều 3 - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR [4]
đưa ra các định nghĩa như sau:
+ CTR là chất ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
+ CTR sinh hoạt là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
+ Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất các sản phẩm khác.

+ Hoạt động quản lý CTR: Bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
+ Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp nhận.
+ Lưu giữ CTR là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

5

+ Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đển nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối
cùng.
+ Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR.
+ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
+ Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay
còn gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho việc xử lý rác về
sau.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm [2]:
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, khu dân cư…): Thực
phẩm thừa, giấy cactông, plastic, vải, da, các chất thải đặc biệt (đồ điện,
pin…) và các chất thải độc hại khác…
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…)

- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiện cứu,
bệnh viện)
- Các hoạt động khu xây dựng nhà cửa, xây dựng các công trình
giao thông, thủy lợi, công nghiệp và phá hủy các công trình xây dựng;
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, công viên, khu vui chơi, đường
phố…)
- Nhà máy, cơ sở xử lý chất thải;
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp;
- Các chuồng trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông
nghiệp
- Các khu khai thác khoáng sản
- Một số nguồn khác
Nguồn phát sinh CTR được tổng hợp ở hình 1.1.


Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

6



1.1.3. Thành phần chất thải rắn
Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh
giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử cũng như
việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo nguồn gốc phát sinh, vị trí
địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của
từng địa phương. Các kết quả khảo sát của nhiều công trình nghiên cứu dưới đây
minh họa cho sự khác biệt về thành phần của các loại CTR ở các địa phương,
quốc gia.

Bảng 1.1 là kết quả nghiên cứu về thành phần CTR sinh hoạt ở các huyện
ngoại thành Hải Phòng của Lê Trình và CTV Viện Công nghệ mới và BVMT -
Bộ Quốc phòng, 2006 [21].
Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các huyện ngoại thành Hải
Phòng (%)
TT
Thành
phần
Thị trấn
Vĩnh
Bảo
Thị trấn
Tiên
Lãng
Thị trấn
Núi Đối
Thị trấn
An Lão
Thị trấn
An
Dương
Thị trấn
Núi Đèo
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Dịch vụ,
thương mại
Nông nghiệp,
xử lý rác thải








Hình 1.1. S
ơ đ


ngu

n g

c phát sinh ch

t th

i r

n [8]

Cơ quan, trư

ng
h

c


Khu vui chơi,
gi

i trí

B

nh vi

n, cơ s


y t
ế

Giao thông,
xây d

ng

Ch

t th

i r

n

Nhà dân,
khu dân cư



Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

7

1
Chất hữu








73,93
72,76
80,00
75,40
67,25
65,28
2
Cao su,








nhựa
11,67
10,98
4,83
6,92
8,95
11,02
3
Giấy, sách







báo, bìa
cacton
5,45
3,75
5,52
4,36
7,89
6,35
4
Vải
3,11
10,57
2,76

8,70
8,72
7,91
5
Kim loại
1,95
0,58
2,07
1,75
3,30
4,62
6
Thuỷ tinh,







sứ, gốm
3,89
1,36
4,83
2,87
3,89
4,82
7
Tổng cộng
100

100
100
100
100
100
Nguồn: Lê Trình – Viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường- Bộ QP, 2006
[21]
Thành phần chất thải rắn cũng khác nhau giữa các thành phố, thị trấn,
phụ thuộc vào địa điểm, thói quen tiêu dùng và mức sống. Bảng 1.2 cho thấy kết
quả nghiên cứu về thành phần CTR đô thị ở 3 thành phố (TP) phía Nam (2005)
Bảng 1.2. Thành phần CTR đô thị ở các TP Đà Nẵng, Biên Hòa và
Hồ Chí Minh, 2005 [17]
Thành phần
Tỷ lệ (%)

TP Đà Nẵng
TP Biên Hòa
TP Hồ Chí
Minh
Thực phẩm (hữu cơ)
16,2
63,6-68,6
26,1-67,6
Giấy, cactông
6,3
4,7- 6,0
2,3 - 8,5
Nylon
11,7
5,6-7,1

5,5 - 8,5
Plastic
1,8
1,3-3,4
4,1-7,5
Vải
0,5
2,1-3,3
0,3-2,6
Cao su, da
9,0
2,1-4,5
0,5-1,1

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

8

Gỗ, lá, cành cây
15,3
7,6-14,5
0,2-1,9
Thủy tin
1,8
1,7-2,7
1,1-1,8
Kim loại
1,4
1,0-3,4
0,2-0,9

Các loại khác
36,0
5,2-12,2
20,8- 32,2
Cộng
100


Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP HCM, 2005 [27]
Thành phần chất thải rắn công nghiệp rất khác nhau giữa các khu công
nghiệp, giữa các tỉnh, thành phố do sự khác nhau về loại hình sản xuất, nguyên
liệu và công nghệ sản xuất. Bảng 1.3 cho thấy thành phần CTR ở các cơ sở công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 1998.
Bảng 1.3. Thành phần CTR từ 99 cơ sở công nghiệp ở Đồng Nai, 1998
TT
Thành phần
Khối lượng
(tấn/năm)
Tỷ lệ
(%)
1
Rác sinh hoạt của công nhân
2692
3,3
2
Kim loại
10.389
12,8
3
Bao bì, giấy, nilon

2209
2,7
4
Bùn xử lý nước thải, bã vôi, bã đất đèn
4286
5,3
5
Thủy tinh, gạch vỡ, cát đá
5634
7,0
6
Da, mouse, cao su, plastic
3331
4,2
7
Keo, hóa chất, bột sơn (CTR NH)
1732
2,1
8
Vải vụn, sợi vụn
3694
4,6
9
Vỏ trái cây, bùn lọc đường
43.674
54,6
10
Gỗ vụn
3.324
4,0

Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai, 1998
Trong từng loại CTR cũng có sự đa dạng về thành phần hóa lý. Bảng 1.4
là kết quả thống kê của Cục BVMT Hoa Kỳ (US EPA) về thành phần và khối
lượng các loại CTR nguy hại phát sinh ở Mỹ trong năm 1997.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

9

Bảng 1.4. Thành phần và khối lượng CTR nguy hại ở Hoa Kỳ, 1997
Thành phần
Khôi lượng (10
6
tấn)
Chất gây sét gỉ
216,1
Hỗn hợp gây độc hại
211,0
Crôm
29,9
CTR ngành lọc dầu
24,5
CTR ngành thép
14,8
Bùn từ bể mạ
12,8
Chì
12,3
Chất có thể gâycháy
10,1

Chất có thể gây nổ
5,2
Dung môi halogen
4,5
Các loại khác
206,1
Tổng cộng
747,3
Nguồn: US EPA, 1997 [17]
Từ các thí dụ trên có thể kết luận rằng: để quản lý hiệu quả CTR cần
phải hiểu rõ nguồn gốc phát sinh CTR, đồng thời cần nghiên cứu xác định rõ
thành phần và khối lượng từng loại CTR. Trên cơ sở đó mới có thể định hướng
phân loại, thu gom, bảo quản, vận chuyển và xử lý CTR đạt hiệu quả cao và an
toàn.
1.1.3. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng
Quá trình lưu trữ CTR và xử lý CTR có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người dân vùng ven điểm tập trung chất thải. Nguồn gây tác động chính là
các chất ô nhiễm sau:
Các khí có mùi khó chịu: mercaptan (sulfua hữu cơ), H
2
S, amin, diamin
sinh ra do quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ trong rác sinh hoạt.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

10

Các khí methan (CH
4

) có khả năng gây cháy nổ và có độc tính với hệ thần
kinh. Khói, bụi từ đốt rác chứa các chất gây bệnh hô hấp và các chất có thể gây
độc tính mãn, có thể gây đột biến gen (như các dioxin, furan).
Nước rỉ rác chứa nhiều loại hóa chất có độc tính cao như kim loại nặng,
phenol, các hydrocacbon đa vòng thơm - PAH, dầu mỡ và các chất hữu cơ
(BOD, COD cao), chất dinh dưỡng (ammoni, phosphat) có thể ảnh hưởng trực
tiếp dến sức khỏe hoặc gây ô nhiễm đất đai, nước ngầm, gây tác động lâu dài
đến sức khỏe.
Hiện nay, tác động rõ rệt nhất của bãi rác đến sức khỏe và sinh hoạt của
người dân là ô nhiễm mùi. Ô nhiễm mùi là nguyên nhân chính gây nên nhiều
khiếu kiện, thậm chí phản ứng tiêu cực của dân chúng (ngăn cản xe chở rác, bao
vây bãi rác) ở Tràng Cát (Hải Phòng, 2002-2004); Khánh Sơn (Đà Nẵng, 2007);
Nghi Yên (Nghệ An, 2008); Trảng Dài (Đồng Nai, 2008)….Ngay cả Khu liên
hợp xử lý CTR hiện đại như Đa Phước (TP Hồ Chí Minh) vẫn bị dân chúng
phản ứng gây gắt về ô nhiễm mùi lan đến vùng chung quanh.
Tác động gây bệnh do bãi rác được minh chứng rõ ràng trong nghiên cứu
của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế tại tỉnh Lạng Sơn
(2009). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ triệu chứng bệnh tật ở 2 xã Quảng Lạc và
Hoàng Long (nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bãi rác) và nhóm đối chứng (xã
Hợp Thịnh và Mai Pha: nơi không bị ảnh hưởng trực tiếp do bãi rác) cho thấy: tỷ
lệ mắc các bệnh tiêu chảy, da liễu, viêm phế quản, ho, đau xương khớp ở 2 xã
có bãi rác cao hơn 20 – 70% so với 2 xã trong nhóm đối chứng.
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và môi trường là các chất hữu cơ bền vững. Những chất này tồn
tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm,
thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật, gây ra các bệnh nguy
hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên
được tận dụng nhiều trong đời sống hằng ngày của con người ở các dạng dầu
thải trong các thiết bị điện của gia đình như máy chế biến, tụ điện, đèn huỳnh
quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt… Theo

đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất là khu dân cư các khu vực làng nghề, gần
khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn bị ô nhiễm do chất
thải rắn…
Kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí tại các khu vực chứa rác thải
này đều cho thấy sự tồn tại của các chất hữu cơ trên [25]. Cho đến nay, tác hại
nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ nét qua hình ảnh các em bé dị dạng, số

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

11

lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối lọan thần kinh, đau mắt, bệnh đường hô
hấp, bệnh ngoài da. Các căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng, mà việc chuẩn
đoán, điều trị bệnh rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hều hết các CTR nguy hại
đều khó phân huỷ. Nếu nhiệt độ lò không đạt 800
o
C trở lên thì các chất này
không phân hủy hết.
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất
CTR gây ô nhiễm đất đai bởi những nguyên nhân sau:
- Khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai khoáng, hóa chất
khi đưa vào đất và các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô
nhiễm đất, tác động đến hệ sinh thái đất.
- Rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước nếu đưa và
đất sẽ gây ô nhiễm đất do các chất hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ và các chất
khác.
- Phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh lý sinh
trùng, vi khuẩn đường ruột có thể gây ô nhiễm đất, các mầm bệnh từ đất sẽ

chuyển sang cây sau đó sang người và động vật.
- CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó
phân hủy làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loại côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc…những loài này di động, mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm ảnh hưởng làm thay đổi thành
phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân
bằng dinh dưỡng…làm cho đất bị chai cứng không có khả năng sản xuất.
- Đặc biệt, môi trường đất có thể bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
do phun xịt hoặc từ vỏ chai lọ đựng thuốc bỏ lại trên đồng ruộng. Báo cáo Hiện
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2010 [20] nêu kết quả phân tích dư lượng
hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Sở TN-MT Thái
Nguyên thực hiện cho thấy:
- Tại xã Đồng Tiến - huyện Phổ Yên có các hoá chất bảo vệ thực vật
DDT: Linda 2,4D, Monitor tồn dư trong đất; trong đó DDT vượt GHCP 1,5 lần.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

12

- Tại điểm đất trồng rau thành phố Thái Nguyên hàm lượng các hoá chất
bảo vệ thực vật DDT, Lindane, 2,4D, Monitor tồn dư: DDT vượt GHCP 1,68 -
5,5 lần, Lindane vượt tiêu chuẩn từ 3,6 - 4,2 lần.
- Tại các điểm phân tích đất ở xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ hàm lượng
DDT vượt GHCP 1,1 - 3,36 lần.
- Tại điểm lấy mẫu phân tích đất trồng chè ở xã Tức Tranh - huyện Phú
Lương hàm lượng các hoá chất bảo vệ thực vật DDT vượt GHCP 1,5 - 3,4 lần,
2,4D vượt GHCP 1,5 lần, hàm lượng Monitor vượt GHCP 1,3 - 1,5 lần.

Kết quả phân tích 4 mẫu đất quý I năm 2005 tại 4 điểm Bản Ngoại -
huyện Đại Từ, Núi Căng - huyện Phú Bình, đất trồng rau - TP Thái Nguyên và tại
Tức Tranh - huyện Phú Lương cho thấy: hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật
(BVTV) 2,4D tại tất cả các mẫu phân tích đều vượt GHCP 1 - 2,5 lần. Đặc biệt
mẫu đất lấy tại khu vực núi Căng - huyện Phú Bình (nền kho thuốc trừ sâu cũ
của tỉnh) hàm lượng DDT vượt GHCP đến 6.776 lần, hàm lượng 2,4D vượt
khoảng 500
lần.
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Các chất dinh dưỡng (các muối nitơ, phospho) từ nước rỉ rác có thể
ngấm vào tầng nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm. Báo cáo “Quy hoạch
BVMT Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2012) cho thấy:
nồng độ amoni trong nước ngầm khu vực Tương Mai là 7-10 mg/L, ở khu vực
Pháp Vân lên đến 25-30 mg/l, vượt xa giới hạn cho phép của Quy chuẩn Kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN09:2008/BTNMT) [15].
Nguyên nhân chính là do các khu vực này tiếp nhận khối lượng lớn nước thải và
rác thải của Hà Nội.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, sông suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Nước này chứa các vi trùng
gây bệnh, các kim loại nặng, chất hữu cơ, muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu
chuẩn môi trường cho phép nhiều lần.
- Ô nhiễm nguồn nước các sông kênh rạch tiếp nhận nước mưa chảy tràn
qua bãi rác đã được chứng minh qua nhiều số liệu. Theo kết quả quan trắc của
Sở TN-MT Thái Nguyên (năm 2008-2010) mức độ ô nhiễm ammoni (NH
4
) tại

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường


13

điểm tiếp nhận nước thải từ bãi rác Đá Mài cao hơn hẳn các điểm khác trên suốt
chiều

Hình 1.2. Nồng độ NH
4
+
trung bình năm 2008, 2009, 2010 trên sông Công


Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường – Sở TNMT Thái Nguyên


Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí
Rác thải hữu cơ phân huỷ tạo ra mùi và các khí độc hại như CH
4
, CO
2
,
NH
3
, các amin, các diamin, mercaptan…gây ô nhiễm môi trường không khí do
mùi khó chịu và độc tính sinh thái. Do vậy, CTR hữu cơ là nguồn gây ô nhiễm
không khí trong quá trình lưu trữ tại các trạm trung chuyển, quá trình vận
chuyển, đặc biệt là quá trình tồn chứa tại các khu xử lý.
Chưa có số liệu công bố về nồng độ các khí độc trên ở các vùng ven các
bãi rác nhưng với việc phát sinh mùi hôi thối của các bãi rác là lý do gây phản
ứng tiêu cực của phần lớn các địa phương nằm gần khu xử lý CTR quy mô lớn

(Nam Sơn – Hà Nội, Tràng Cát – Hải Phòng; Khánh Sơn – Đà Nẵng; Đa Phước –
TPHCM…)
Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn đặc biệt là CTR sinh hoạt nếu không được thu gom, vận
chuyển xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường
và mương, rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi
mưa. Ở Việt Nam, hiếm có vùng nông thôn, bãi biển nào không có rác, kể cả các

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

14

khu du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn. Đây là yếu tố tác động xấu
đến văn hóa, cảnh quan, du lịch và tạo hình ảnh không đẹp về văn hóa Việt
Nam.
1.2. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.2.1. Tình hình phát sinh CTR
Với dân số trên 1,2 triệu người (2009), khối lượng CTR phát sinh hằng
ngày trên địa bàn khoảng gần 500 tấn (bảng 1.10. Lượng CTR phát sinh ở các
TP, TX, huyện được thống kê ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên
Đặc điểm

Tên
Dân số tỉnh Thái Nguyên
Lượng CTR phát sinh
Thành thị
Nông thôn

Thành thị
(tấn/ngày)
Nông thôn
(tấn/ngày)
T.P Thái




Nguyên
164,89
67,55
98,934
27,02
TX Sông Công
22,76
21,75
13,656
8,7
H. Định Hóa
6,01
83,43
3,606
33,372
H. Võ Nhai
3,43
59,2
2,058
23,68
H. Phú Lương

7,77
96,71
4,662
38,684
H. Đồng Hỷ
16,98
106,92
10,188
42,768
H. Đại Từ
8,2
156
4,92
62,4
H. Phú Bình
7,99
130,77
4,794
52,308
H. Phổ Yên
13,03
122,6
7,818
49,04
Tổng cộng
251,06
844,93
150,636
337,972
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010

Tại Thái Nguyên, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt chỉ đạt 36%, được thực
hiện bởi các công ty môi trường đô thị, dịch vụ môi trường. Vấn đề thu gom

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

15

hiện nay còn nhiều bất cập, công tác thu gom còn hạn chế, phương tiện thu gom
thiếu thốn.
1.2.2. Hiện trạng các công trình xử lý chất thải rắn
Theo báo cáo Dự án “Lập đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông
nghiệp -nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (chủ trì: Sở
TN-MT Thái Nguyên, tư vấn: Viện Môi trường và Phát triển bền vững, 2011)
[20] hiện trạng các công trình xử lý CTR ở Thái Nguyên được trích dẫn dưới
đây:
Kết quả điều tra ở bảng 1.6 và 1.7 cho thấy:
- TP. Thái Nguyên áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và xử lý
nước rác bằng công nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ học đảm bảo nước
rác được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường.
- Huyện Định Hóa đã xây dựng được ô chôn lấp và hệ thống xử lý nước
rác bằng bãi lọc trồng cây và hồ sinh học nhưng chưa đưa vào sử dụng.
- TX. Sông Công sử dụng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và nhà máy xử lý
chất thải rắn thông thường;
- Huyện Phổ Yên đã xây dựng và đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác hợp
vệ sinh tại Đồng Hầm - Minh Đức;
- Các huyện còn lại đều đổ rác lộ thiên và chưa có biện pháp xử lý nước
rác.
Bảng 1.6. Hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn đô thị ở Thái Nguyên
TT
Đơn vị

hành
chính
Tên bãi rác
Hiện trạng hoạt động
1
TP
Thái
Nguyên
Bãi rác Đá Mài
(25 ha)
Bãi rác Đá Mài được thiết kế, xây dựng và
vận hành theo tiêu chuẩn của bãi rác vệ
sinh. Hệ thống xử lý nước rác bằng công
nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ
học đảm bảo nước rác được xử lý đạt tiêu
chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi
trường.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

16

2
TX Sông
Công
Bãi rác phường
Thắng Lợi
Bãi rác tạm tại phường Thắng Lợi chưa
đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh. Đổ lộ
thiên, không có hệ thống xử lý nước rác.



Nhà máy chế biến
rác và bãi chôn lấp
hợp vệ sinh
Nhà máy chế biến rác và bãi chôn lấp hợp
vệ sinh đang được xây dựng tại Tân Mỹ -
xã Tân Quang và dự kiến hoàn thành trong
năm 2010
3
Huyện Đại
Từ
- Bãi rác tạm
Đồng Kỳ (0,5 ha)
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước
rác, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Bãi rác tạm xã
Yên Lãng và Hoà
Thượng (200 m
2
)
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước
rác


- Bãi rác tại Núi
Tráng (8,3 ha)
Đang xây dựng
4
Huyện Định

Hóa
Bãi rác thị trấn
Chợ Chu (4,12
ha)
Bãi rác thị trấn chợ Chu đã xây dựng xong
2 ô chôn lấp và hệ thống thu gom, xử lý
nước rác bằng bãi lọc ngầm + hồ sinh học.
Nhưng do huyện chưa tổ chức được việc
thu gom chất thải nên bãi rác chưa đưa vào
hoạt động.
5
Huyện
Đồng Hỷ
Bãi rác Phúc
Thành (8 ha)
Bãi rác Phúc Thành có diện tích 8ha, chất
thải rắn sinh hoạt đang đổ lộ thiên, chưa
được xử lý, không có hệ thống xử lý nước
rác.
Nhà máy chế biến
rác
Hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang
triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác dự
kiến hoàn thành và vận hành trong 2011.
6
Huyện
Phổ Yên
Bãi rác Đồng Hầm
xã Minh
Đức (8,9 ha)

Bãi rác Đồng Hầm - Minh Đức đã xây
dựng xong 2 ô chôn lấp và đã đưa vào sử
dụng, rác được xử lý sơ bộ bằng chế phẩm
EM để khử mùi. Hiện bãi rác chưa được
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước rác.

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

17

Nhà máy chế biến
rác
Trên địa bàn huyện Phổ Yên đang triển
khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải
thông thường, dự kiến hoàn thành và vận
hành trong năm 2011.
7
Huyện
Phú Bình
- Bãi rác tạm tại
thị trấn Hương
Sơn
Bãi chôn lấp rác tại thị trấn Hương Sơn
chưa đưa vào hoạt động.
12 bãi rác tạm của 12 xã trong huyện đổ lộ
thiên và đốt thủ công. Đổ lộ thiên, không
có hệ thống xử lý nước rác.
- 12 bãi rác chợ
Đốt thủ công tại chợ



trên địa bàn 12 xã
của huyện.


- Khu xử lý chất
thải rắn sinh hoạt
TT Hương Sơn
(6,8 ha)
Đang xây dựng và sẽ đi vào hoạt động cuối
năm 2010
8
Huyện Phú
Lương
- Bãi rác thị trấn
Đu (1 ha)
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước
rác

- Bãi rác thị trấn
Giang Tiên (2 ha)
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước
rác

9
Huyện
Võ Nhai
Bãi rác thị trấn
Đình Cả (1 ha)
Bãi rác thị trấn Đình Cả đổ lộ thiên, có xử

lý khử mùi bằng chế phẩm sinh học nhưng
không thường xuyên, gây ô nhiễm môi
tRường nghiêm trọng. Đổ lộ thiên, không
có hệ thống xử lý nước rác
Nguồn: Báo cáo tổng hợp ”Dự án Xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi
trường nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020,
2011 [20]
Về mặt kỹ thuật, các bãi chôn lấp hiện có đều không đảm bảo các yêu
cầu về xử lý hợp vệ sinh. Công tác quản lý vận hành các bãi chôn lấp chưa
được coi trọng, các huyện đều chưa bố trí đủ nguồn kinh phí và nhân lực cho
công tác quản lý vận hành bãi chôn lấp. CTR chủ yếu đổ lộ thiên và không hệ
thống xử lý nước rác, không có các biện pháp khử mùi, diệt côn trùng dẫn đến
tình trạng các bãi chôn lấp đều đang làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các

Luận văn Thạc sỹ khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

18

huyện có bãi chôn lấp đều thiếu thiết bị vận hành như xe ủi, xe xúc lật, đầm nén
rác, máy phun chế phẩm vi sinh và diệt côn trùng
Tất cả các bãi rác, khu xử lý CTR ở Thái Nguyên đều có diện tích nhỏ
(lớn nhất là 25 ha, phần lớn dưới 9,0 ha, thậm chí chỉ 1 ha như các bãi rác thị
trấn Đu, Đình Cả). Do vậy không đủ khả năng chứa và xử lý rác trong vòng 5-10
năm
tới.
Trong tương lai khắc phục vấn đề này sẽ là một thách thức lớn cho tỉnh do
chưa có quy hoạch và dành quỹ đất, kinh phí thích hợp cho công tác này. Theo
dự báo lượng rác ở các huyện vào năm 2010 là 407,8 tấn/ngày sẽ tăng đến
755,3 tấn/ngày vào năm 2015 (tăng 1,85 lần chỉ sau 5 năm)


Hình 1.3. Hiện trạng bãi rác huyện Đồng Hỷ: rác đổ lộ thiên và không phân
loại, 8/2012
Bảng 1.7. Công nghệ áp dụng xử lý CTR tại các huyện, TP, TX ở Thái
Nguyên
TT
Tên
huyện
Hình thức
xử lý
Tình trạng hoạt động

×