Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan khoáng vật tremolit (amiang) tại mỏ xóm quýt xã yên bài, huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 66 trang )

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01: Thành phần hóa học của một số khoáng vật nhóm amphibol 10
Bảng 02: Đặc điểm lý – hóa học của amiang 11
Bảng 03: Thành phần axit trong một số loại củ quả 47

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 01. Phân loại amiang 3
Hình 02: Cấu trúc của tứ diện SiO
4
5
Hình 03 a: Cấu trúc của amphibol 5
Hình 03 b. Sơ đồ cấu trúc tinh thể mạng amphibol 6
Hình 04: Cấu trúc của amiang chrysotil 7
Hình 05: Quá trình phân hủy amiang chrysolite 8
Hình 06: Quá trình phân hủy amiang amphibol 9
Hình 07: Mỏ amiang- xóm Quýt sau quá trình khai thác 21
Hình 08: Mỏ amiang sau khi khai thác 21
Hình 09: Mẫu amiang được lấy ngay trên bề mặt mỏ 21
Hình 10. Nước hồ tại xóm Quýt Ba Vì 22
Hình 11. Quy trình xử lý mẫu 23
Hình 12: Quá trình điều chỉnh EB 0,1 mol
c
L
-1
bằng dung dịch NaCl 24
Hình 13. Sơ đồ cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy PCD Mütek 05. Phân bố ion
trong dung dịch khi không có dòng chuyển động (a) và có dòng chuyển động (b) . 27
Hình 14. Ảnh SEM của mẫu Tremolit 28
Hình 15. Nhiễu xạ đồ XRD của mẫu 29


Hình 16: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của mẫu tremolit (FT-IR) 30
Hình 17: Tốc độ hòa tan tremolit ở các nồng độ axetat khác nhau 31
Hình 18: Sự biến đổi thế ζ ở các nồng độ axetat khác nhau 32
Hình 19: Tốc độ hòa tan tremolit của axetat 0,001 N dưới các nền điện ly khác nhau 33
Hình 20: Sự biến đổi thế ζ ở các nền điện ly khác nhau 34
v

Hình 21: Sơ đồ mô tả cấu trúc hóa học của bề mặt tremolit và các liên kết có thể
hình thành với Na
+
. 35
Hình 22: Tốc độ hòa tan tremolit ở nồng độ các oxalat khác nhau 36
Hình 23: Sự biến đổi thế ζ ở các nồng độ oxalat khác nhau 37
Hình 24: Tốc độ hòa tan tremolit của oxalat 0,001 N dưới các nền điện ly khác nhau 38
Hình 25: Sự biến đổi thế ζ ở các nền điện ly khác nhau 39
Hình 26: Tốc độ hòa tan tremolit ở các nồng độ xitrat khác nhau 40
Hình 27: Sự biến đổi thế ζ ở các nồng độ xitrat khác nhau 41
Hình 28: Tốc độ hòa tan tremolit của xitrat 0,001 N dưới các nền điện ly khác nhau 41
Hình 29: Sự biến đổi thế ζ ở các nền điện ly khác nhau 42
Hình 30: Tốc độ hòa tan tremolit của các anion hữu cơ 44
Hình 31: Quá trình hấp phụ anion hữu cơ trên bề mặt tremolit 46
Hình 32: So sánh khả năng hòa tan tremolit của các dung dịch chiết rút từ hoa quả 48



vi

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
IRCA Cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
NIOSH Viện Quốc gia về an toàn lao động và sức khỏe
OSAH Cơ quan Quản lý an toàn lao động và sức khỏe
MSHA Cơ quan Quản lý an toàn Mỏ và Y tế
EU Liên minh Châu Âu
AA Axit axetic
AC Axit xitric
AO Axit oxalic
ζ Zeta (thế điện động)
EB Nền điện ly






1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu chung về amiang 3
1.1.1. Khái niệm amiang 3
1.1.2. Cấu trúc khoáng vật của amiang 4
1.1.3. Đặc điểm lý - hóa học của amiang 8
1.1.4. Khai thác, sử dụng amiang và những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng

đồng. 13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính bền vững của amiang trên thế giới
và ở Việt Nam 17
1.3. Tổng quan về khu vực mỏ amiang xóm Quýt, Yên Bài, Ba Vì 18
1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 18
1.3.2. Hoạt động khai thác và sản phẩm của mỏ 20
1.3.3. Ảnh hưởng của mỏ tới môi trường và sức khỏe con người 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp xác định đặc điểm hình thái và khoáng vật học của mẫu nghiên
cứu 23
2.2.2. Xác định khả năng hòa tan của khoáng vật tremolit dưới ảnh hưởng của các
anion hữu cơ 24
2.2.3. Sự biến đổi đặc điểm điện động học của khoáng vật tremolit dưới ảnh hưởng
của các axit hữu cơ 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
v
2

3.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc, và hóa học bề mặt mẫu amiang xóm Quýt 28
3.1.1. Hình thái 28
3.1.2. Cấu trúc 28
3.1.3. Hóa học bề mặt 29
3.2. Nghiên cứu khả năng hòa tan của amiang 30
3.2.1. Ảnh hưởng của anion axetat. 31
3.2.2. Ảnh hưởng của anion oxalat. 35
3.2.3. Ảnh hưởng của anion xitrat 39
3.3. Luận giải về cơ chế tương tác của các anion hữu cơ với bề mặt tremolit 43
3.4. Đánh giá vai trò của một số thực phẩm góp phần giảm thiếu tác động do

phơi nhiễm tremolit 47
PHẦN IV: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 56













vi
1

MỞ ĐẦU
Khoáng vật tremolit là một trong sáu loại amiang trong tự nhiên tồn tại dưới
dạng sợi mà bản chất là sợi silicat kết hợp với các kim loại khác như Fe, Mg, Ca,
Na… Theo tiếng Hy Lạp amiang có nghĩa là không bị phá hủy. Do những đặc tính
riêng biệt của nó mà ít có nguyên liệu nào thay thế được. Đó chính là độ bền cao,
tính chịu nhiệt, không bị ăn mòn bởi hóa chất và ma sát, tính cách điện, cách âm tốt,
do đó amiang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Khoảng 3000
sản phẩm công nghiệp, cơ khí, xây dựng, gia dụng có sử dụng amiang.
Thực chất, amiang đã được sử dụng từ lâu đời. Amiang được người La Mã
sử dụng làm vải, bấc đèn. Người Hy Lạp cũng sử dụng amiang để dệt vải nhằm làm

tăng độ bền. Đến thời kỳ Trung cổ người ta đã biết dùng amiang để làm nguyên liệu
may áo giáp cho các chiến binh. Một thời gian sau đó người Mỹ đã dùng làm vật
liệu cách nhiệt cho nồi hơi, lò đốt, ống dẫn máy hơi nước, lò đun hay đường ống.
Các ứng dụng tiên tiến của amiang được phục vụ cho sản xuất các sản phẩm fibro
như ống nước, tấm lợp, ngói dùng trong xây dựng. Đặc biệt amiang được sử dụng
nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ thế kỷ thế chiến thứ II. Hiện nay,
thế giới xác định có khoảng 200 triệu tấn tài nguyên amiang. Mặc dù sử dụng cho
mục đích thương mại đã bị cấm ở nhiều quốc gia, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn
nhiều mỏ hoạt động ví dụ một số nước Á - Âu như Nga (1000 triệu tấn), Trung
Quốc (400 triệu tấn) và Kazakhtan (210 triệu tấn). Các nước tiêu thụ amiang hàng
đầu như Trung Quốc (30 %), Ấn Độ (15 %), Nga (13 %), Kazakhstan (5 %), Brazil
(5 %), và Thái Lan (4 %). Các nước này chiếm gần 80% lượng tiêu thụ amiang thế
giới năm 2007. Ở Việt Nam, có khoảng 17 điểm quặng amiang được phát hiện phân
bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hoà Bình, Sơn La, Thanh
Hoá và Phú Thọ. Do amiang được tìm thấy ở các mỏ có chất lượng kém, sợi ngắn,
thô, độ đàn hồi thấp và chủ yếu thuộc nhóm sợi amphibol do đó nguồn amiang là
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chủ yếu được nhập từ các nước như Nga,
Trung Quốc, Canada, Brazil…
2

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học amiang có 6 loại sợi khoáng và chia
thành hai nhóm. Mặc dù đều là sợi khoáng silicat nhưng giữa hai nhóm sợi có sự
khác nhau về cả phương diện hóa học và khoáng vật học. Do đó sự tác động của
chúng khi đi vào cơ thể con người cũng hoàn toàn khác biệt. Ngày nay, do những
tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe mà các loại amiang thuộc nhóm amphibol đã bị
cấm khai thác, buôn bán, trao đổi trên toàn thế giới. Chỉ có amiang trắng là được
phép buôn bán, vận chuyển ở nhiều quốc gia đặc biệt là các nước phát triển.
Mặc dù amiang thuộc nhóm amphibol đã bị cấm khai thác và sử dụng tuy
nhiên những ảnh hưởng tiềm tàng của chúng đối với sức khoẻ con người thì vẫn còn
Một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho biết khoảng 125 triệu công nhân trên

toàn thế giới tiếp xúc trực tiếp với amiang ở nơi làm việc và hơn 107.000 người
thiệt mạng mỗi năm vì các bệnh có liên quan đến vật liệu này. Cho tới thời điểm
này những nghiên cứu về amiang vẫn còn rất hạn chế. Một số công trình ở nước
ngoài tập trung chủ yếu vào amiang chrysotil, trong đó phần lớn là những nghiên
cứu về ảnh hưởng của loại vật liệu này đối với sức khoẻ người lao động. Những
công trình nghiên cứu về amiang amphibol đặc biệt là nghiên cứu về khả năng bị
hòa tan của amiang còn rất hạn chế.
Trước thực trang đó, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài với nội dung “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan của khoáng vật
tremolit (amiang) tại mỏ xóm Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì”. Đề tài được thực
hiện với những mục tiêu sau:
1) Nghiên cứu đặc điểm khoáng vật học, tính chất của khoáng vật tremolit tại
mỏ xóm Quýt - Yên Bài – Ba Vì;
2) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan
khoáng vật tremolit;
3)
Dựa trên kết quả nghiên cứu về độ tan của tremolit đề xuất một số giải pháp
hạn chế nguy cơ tác động của khoáng vật này đến sức khỏe cộng đồng địa
phương

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về amiang
1.1.1. Khái niệm amiang
Amiang (hay còn gọi là asbestos) là tên gọi chung của các loại sợi khoáng
silicat
,
được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là "không thể bị phá huỷ".
Amiang có sáu loại được chia thành hai nhóm chính: nhóm serpentin và

nhóm amphibol, trong đó amiang trắng (chrysotil) thuộc nhóm serpentin và năm
loại còn lại thuộc nhóm amphibol (Hình 01).







Hình 01. Phân loại amiang
* Nhóm serpentine: Có dạng xoắn, còn được gọi là chrysotil (amiang trắng).
Sợi chrysotil với mã số đăng ký CAS 12001–29–5 có nguồn gốc từ đá serpentin,
được phân bố nằm rải rác khắp nơi thế giới là loại sợi amiang được sử dụng nhiều
nhất trong các ngành công nghiệp với cấu tạo hoá học: Mg
3
Si
2
O
5
(OH)
4
.
Chrysotil có dạng silicat tấm, với lớp vỏ bruxite magiê bao phủ bên ngoài.
Khi tiếp xúc với axit, lớp vỏ magiê dễ dàng bị phân hủy, chỉ còn lại lớp silic
điôxit làm cho liên kết giữa các phân tử yếu đi khiến kết cấu sợi biến dạng. Do đó,
khi đi vào trong phổi, lớp vỏ chrysotil nhanh chóng bị phân hủy bởi các đại thực
bào và lớp silic điôxit còn lại bị đào thải ra khỏi cơ thể trong vòng từ 0,3 – 11 ngày.
Đây là sợi amiang duy nhất được coi là an toàn, cho phép xuất nhập khẩu bởi nhiều
quốc gia. Với những tính năng ưu việt vượt trội - không thể thay thế được bởi bất cứ
loại sợi tự nhiên hay sợi nhân tạo nào, như độ bền cơ học và tính đàn hồi cao, chịu

ma sát tốt, chống cháy, chịu được môi trường kiềm, cách điện, khó phân hủy, ngăn
Amiang
Nhóm
serpentin
Nhóm
amphibol
Chrysotil Amosit
Tremolit

Crocidolit

Actinolit

Anthophili
t

4

cản vi khuẩn và sự tán xạ… amiang trắng được coi là loại nguyên liệu xây dựng đầu
vào hữu ích. Loại sợi kỳ diệu này được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp
sản xuất sản phẩm fibro xi măng (đặc biệt là tấm lợp sóng amiang xi măng tại các
nước đang phát triển), các vật liệu cách điện, cách nhiệt, ngành ôtô, ngành hàng
không, dược, dầu mỏ và hạt nhân, sản xuất vật liệu chống cháy, sản phẩm dệt may
và một số ngành khác.
* Nhóm amphibol: Thành phần hóa học của các sợi thuộc nhóm amphibol phức
tạp hơn. Hệ cấu trúc silicat trong sợi có khả năng kết hợp với nhiều loại ion khác
nhau tạo nên sự linh động về thành phần cấu tạo. Khi đi vào trong phổi, cơ chế đại
thực bào chỉ có thể phân hủy mối liên kết yếu giữa các sợi amiang
nhóm amphibol chứ rất khó để phân hủy các sợi này. Do đó, amiang nhóm
amphibol khi vào phổi sẽ lưu lại trong một thời gian rất dài (chu kỳ bán rã khoảng

466 ngày). Các loại amiang thuộc nhóm amphibol bao gồm:
- Amosit (amiang nâu) có số đăng ký 12172735 thuộc nhóm khoáng
chất cummingtonit – grunerit, có phổ biến tại Châu Phi. Từ amosite là chữ cái đầu
của các mỏ amiang tại Nam Phi. Cấu tạo hóa học của amosit là Fe
7
Si
8
O
22
(OH)
2
.
- Crocidolit (amiang xanh) có số đăng ký 12001284, được tìm thấy phần lớn
tại Nam Châu Phi và Úc. Có công thức hoá học là Na
2
Fe
2+
3Fe
3+
2Si
8
O
22
(OH)
2
.
- Tremolit mang mã số đăng ký là 77536686, công thức hoá học là
Ca
2
Mg

5
Si
8
O
22
(OH)
2
.
- Actinolit (khoáng smaragdite) có mã số 77536664, với công thức hóa học là
Ca
2
(Mg, Fe)
5
Si
8
O
22
(OH)
2
.
- Anthophyllit có số đăng ký 77536675, công thức hoá học là (Mg,
Fe)
7
Si
8
O
22
(OH)
2
.

1.1.2. Cấu trúc khoáng vật của amiang
Hai nguyên tố hóa học Si (silic) và O (oxy) tạo nên 95% theo thể tích (75%
tính theo trọng lượng) của vỏ trái đất, trong đó khoáng vật silicat là lớp khoáng vật
5

lớn nhất và quan trọng nhất trong các lớp khoáng vật tạo đá, chiếm khoảng
90% của vỏ trái đất. Đặc trưng của lớp khoáng vật này là cấu trúc của gốc silicat.
Trong silicat có nhiều loại đa diện phối trí, thường gặp là tứ diện SiO
4
được tạo
thành từ 4 nguyên tử oxy ở các góc và bao quanh một nguyên tử silic (Hình 02).

Hình 02: Cấu trúc của tứ diện SiO
4

Như vậy, tứ diện SiO
4
có 4 hoá trị âm phải trung hoà có thể bằng cách ghép
các tứ diện hoặc bằng cách kết hợp với một cation. Số tứ diện trong cấu trúc tinh
thể, cách chúng được sắp xếp và sự thay thế các cation khác nhau sẽ tạo ra các loại
khoáng vật silicat khác nhau. Có những loại khoáng vật có thành phần hóa học khác
nhau nhưng có cấu trúc tinh thể gần như nhau hoặc có những loại có sự giống nhau
về thành phần nhưng cấu trúc lại thay đổi. Các khoáng vật có thành phần tương tự
và cấu trúc gần như nhau được quy tụ thành một nhóm riêng, ví dụ như:
phyllosilicat, tectosilicat, cyclosilicat và inosilicat (dạng chuỗi).
Cấu trúc tinh thể của amphibol dựa trên cơ sở chuỗi kép, công thức cơ sở
viết thành [Si
4
O
11

]
6-
. Một gốc OH
-
nằm vào tâm hình lục giác do các tứ diện tạo
thành, làm tăng hoá trị đơn vị cơ sở, ta có [Si
4
O
11
]
6-
OH
-
hay là [Si
4
O
11
(OH)]
7-
ứng
với công thức này là amphibol – khoáng vật của đá kết tinh (Hình 03a).

Hình 03 a: Cấu trúc của amphibol
6

Chuỗi kép này chạy dọc hướng lặp lại theo chiều dài của nó sau mỗi đoạn
5,3Å. Tại chỗ các chuỗi đơn nối nhau, hình thành vòng sáu tứ diện Si-O; nó chứa
một nhóm (OH
-
) chính giữa 6 anion oxy đã trung hòa điện tích âm. Nhóm chức

chuỗi kép này có hai mặt khác nhau về điện tích: mặt đáy tứ diện với phần lớn oxy
đã trung hòa điện tích âm và mặt đỉnh tứ diện với O
-
(các ion này cùng với OH
-
xếp
chặt thành một lớp cầu anion). Các chuỗi kép này ghép lộn đầu đuôi với nhau,
chúng xếp sóng đôi với nhau, hướng đỉnh tứ diện với O
-
vào trong. Trong amphibol,
các cation như nhôm, canxi, sắt, magiê, kali và natri được gắn vào tứ diện,
amphibol được phân biệt với nhau bởi thành phần hóa học của chúng (Hình 03 b).


Hình 03 b. Sơ đồ cấu trúc tinh thể mạng amphibol
Thành phần hóa học của amphibol viết dưới dạng W
0-1
X
2
Y
5
Z
7
(OH,F)
2

Trong đó: W: Na
+
, K
+

ở vị trí A; X: Ca
2+
, Na
+
, Mn
2+
, Fe
2+
, Mg
2+
tại vị trí M
4
;
Y: Mn
2+
, Fe
2+
, Mg
2+
, Fe
3+
, Al
3+
và Ti
4+
ở vị trí M
1
, M
2
, M

3
; Z: Si
4+
và Al
3+

vị trí của tứ diện.
Kích thước của các cation trong M
1
, M
2
, M
3
và M
4
xác định cách phối trí của
chúng với các oxy của chuỗi kép silic – oxy và chính điều này lại xác định vị trí của
chuỗi kép ghép đôi với nhau. Trong hầu hết các trường hợp, các chuỗi kép đều xếp
theo cách của một mạng nghiêng, như tremolit Ca
2
Mg
5
Si
8
O
22
(OH)
2
với M
1

= M
2
=
M
3
của Mg và M
4
của Ca. Trong Amphibol với M
4
chứa (Mg, Fe) là chính, không
phải cation cỡ lớn (Ca, Na) cách ghép đôi của chuỗi kép có thể cho hai kết quả. Đó
7

là một ô nghiêng như trong Cummingtinot (Fe
2+
,Mg)
7
Si
8
O
22
(OH)
2
hoặc ô trực thoi
như trong Anthophylit (Mg,Fe
2+)
7
Si
8
O

22
(OH)
2
. Trong tremolit vị trí A thường bỏ
trống nhưng trong một số amphibol, vị trí này cũng chiếm một phần hay hoàn toàn.
Trong amphibol, sự có mặt của hàng loạt các vị trí cùng loại (mà không như nhau),
ví dụ bát diện M
1
, M
2
, M
3
và tứ diện T
1
, T
2
(Hình 03 b). Điều này chứng tỏ cation
phân bố tại các vị trí không phải tuân theo cách bất kỳ; mỗi cation có sự tương thích
riêng đối với từng vị trí. Trong các tứ diện, Al tương thích với T
1
; trong bát diện Al
cùng với Fe
3+
thay đổi tùy loại amphibol.
Khoáng vật amphibol gặp phổ biến trong các đá mắc ma và biến chất. Chúng
có mặt trong tất cả các nhóm chính cuả đá mắc ma, từ siêu mafic đến axit và đá
kiềm nhất là trong thành phần trung gian của các dãy đồng hình canxi – kiềm.
Chúng là nhóm khoáng vật đặc hữu trong đá sâu và thường ít gặp trong đá phun
trào. Amphibol tìm thấy trong các loại đá khác nhau của biến chất khu vực, hình
thành trong những điều kiện của các tướng từ phiến lục đến granulit nhiệt độ thấp.

Chúng không có nhiều trong môi trường biến chất tiếp xúc, nhưng không phải là ít
phổ biến trong đới tiếp xúc với đá vôi, dolomit và trầm tích giàu canxi.
Đối với amiang chrysotil là silicat dạng tấm, bề mặt bên ngoài của sợi
amiang chrysotil được bao phủ bởi một lớp bruxit magiê chính vì thế thay vì cấu tạo
dạng sợi như nhóm amphibol, do sự ghép đôi không xứng về khoảng cách giữa các
phân tử magiê và các phân tử oxit silic làm cho chrysotil có cấu tạo cuộn mỏng.
(Hình 04).

Hình 04: Cấu trúc của amiang chrysotil
8

1.1.3. Cơ chế phân hủy amiang
Amiang chrysotil là silicat dạng tấm. Trong quá trình nghiền, tán hoặc hoà
lẫn với nước, cấu trúc sợi amiang chrysotil bị phá huỷ thành các sợi riêng biệt nhỏ
hơn. Bề mặt bên ngoài của sợi amiang chrysotil được bao phủ bởi một lớp bruxit
magiê. Năm 1946, Hargreaves và Taylor nhận thấy nếu ngâm sợi amiang chrysotil
trong axit loãng thì lớp vỏ magie sẽ tách ra. Lớp silic đyôxit trong lõi dưới dạng sợi
sẽ mất đi tính năng đàn hồi vốn có của amiang chrysotil và trở thành dạng vô định,
giống như thủy tinh. Wypych và nnk (2005) đã nghiên cứu xem điều gì đã xảy ra
với sợi amiang chrysotil tự nhiên khi bị ngâm trong axit với mức độ kiểm soát.
Bằng các kỹ thuật mô tả hiện đại, các nhà khoa học một lần nữa đã khẳng định: sản
phẩm khi bị ngâm trong axit, lớp vỏ magiê sẽ bị tách rời ra, để lại lớp silic đyôxit
với một cấu trúc lộn xộn, vô định hình.
Việc lớp vỏ magiê bị phân huỷ bởi axit đã làm yếu kết cấu của sợi miăng
chrysotil và thậm chí còn làm biến dạng kích thước ban đầu của nó. Trong phổi, nơi
mà các đại thực bào có thể tạo ra môi trường với nồng độ pH xấp xỉ 4.5 thì khả
năng sợi amiang chrysotil bị phân huỷ bởi axit là rất quan trọng. Các sợi amiang
chrysotil bị đào thải ra khỏi phổi, nếu hấp thụ qua đường tiêu hóa sẽ dễ dàng bị axit
clohyđric phân huỷ trong dạ dày nơi có nồng độ pH luôn dưới mức 2.


Hình 05: Quá trình phân hủy amiang chrysolite
Thành phần hóa học của các sợi amiang thuộc nhóm amphibol phức tạp hơn
so với sợi amiang thuộc nhóm serpentin. Do cấu trúc của các sợi thuộc nhóm này có
sự linh động về thành phần cấu tạo bởi hệ kết cấu silicat có khả năng kết hợp nhiều
loại ion khác nhau trong khoảng không nên các sợi silicat đóng vai trò tạo hình cho
sợi amiang (Speil và Leineweber, 1969). Bề mặt bên ngoài của cấu trúc tinh thể
9

nhóm sợi amiang amphibol có dạng giống thạch anh, do đó chúng có khả năng
chống ăn mòn của thạch anh. Cấu trúc này được minh họa trong hình 06.

Hình 06: Quá trình phân hủy amiang amphibol
Mỗi sợi trong hình 06 là một chuỗi cấu trúc silicat tứ diện dạng kép. Với sợi
amiang amphibol, những khối cầu màu cam là các iôn magie và canxi có tác dụng
gắn kết các chuỗi sợi lại với nhau. Các chuỗi này gắn kết các sợi dọc theo chiều dài
bề mặt nhưng độ gắn kết lại không chặt chẽ nên tạo thành hình có dạng nứt vỡ. Điều
này chỉ ra rằng các silicat dạng chuỗi kép có thể vỡ ra thành một tập hợp các mảnh
có dạng sợi. Khi đi vào trong phổi, cơ chế đại thực bào chỉ có thể phân hủy mối liên
kết yếu giữa các sợi amiang nhóm amphibol chứ rất khó để phân hủy các sợi này.
Do đó, amiang nhóm amphibol khi vào phổi sẽ lưu lại trong một thời gian rất dài
(chu kỳ bán rã khoảng 466 ngày) gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể.
1.1.4. Đặc điểm lý - hóa học của amiang
Amiang và các sợi khoáng tự nhiên theo thành phần hóa học của khoáng sản
amiang chúng có thể được phân loại như các silicat ngậm nước của magiê, sắt,
canxi, natri và các yếu tố khác. Các khoáng chất khác nhau thì những thành phần
hóa học chính của chúng cũng khác nhau (SiO
2
, A1
2
O

3
, Fe
2
O
3
, FeO, MgO, CaO,
Na
2
O và H
2
O). Màu sắc (từ màu trắng sang màu xanh lá cây, vàng, hồng, xanh
dương, màu xám, màu nâu hoặc xanh đậm), nhiệt độ nóng chảy (1200-1500
0
C), độ
bền cao, tính chịu nhiệt, không bị ăn mòn bởi hóa chất và ma sát, tính cách điện,
cách âm tốt do đó amiang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.
Amiang thuộc nhóm serpentine: Khoáng chất amiang thương mại bao gồm
chrysotil (amiang trắng, một trong những khoáng chất phổ biến nhất có mặt trong
lớp vỏ trái đất, có nhiệt độ nóng chảy 1500
0
C, dẫn nhiệt kém, sợi amiang trắng có
10

tính đàn hồi, tương đối dài (1-20 mm, có thể tới 100 mm) các sợi giống như cuộn dây
hoặc trống rỗng. Amiang chrysotil có công thức hóa học: Mg
3
(Si
2
O
5

)(OH)
4
. Thành phần
cấu tạo: Trọng lượng phân tử - 277,11 mg, Mg: 26,31 %, Si: 20,27 %, Hydro: 1,45 %, O:
51,96 %. Tổng oxit = 100 %: 43,63 % MgO, 43,63 % SiO
2
, 13 % H
2
O.
Amiang trắng có phần lớn ở Canada và được sử dụng chủ yếu ở Mỹ. Là một
loại khoáng không cháy hoặc mục nát, không bị ảnh hưởng bởi nhiều hóa chất khác,
rất mềm dẻo và độ co giãn tốt, độ bền cơ học và tính đàn hồi cao, chịu ma sát tốt,
chống cháy, chịu được môi trường kiềm, cách điện, khó phân hủy, ngăn cản vi
khuẩn và sự tán xạ amiang trắng được coi là loại nguyên liệu xây dựng đầu vào
hữu ích. Amiang chrysotil ít độc hại, mức độ độc hại của amiang chrysotil chỉ xếp
thứ 118 trong số 275 chất trong tự nhiên có độc tố. Tại Hội nghị tư vấn thế giới về
các chất gây ung thư họp tại Giơnevo (Thụy Sĩ) ngày 17/10/2003 đã không đưa
amiang chrysotil vào danh sách các chất gây ung thư. Amiang chrysotil không độc
hại đối với sức khỏe con người khi nó ở trạng thái liên kết với xi măng. Khi tiếp xúc
với da không gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài, thường xuyên
với bụi amiang nồng độ lớn, thiếu các biện pháp bảo hộ hiệu quả có thể mắc bệnh
nghề nghiệp - bệnh bụi phổi. Vì vậy, việc sử dụng amiang chrysotil phải được kiểm
soát, nồng độ bụi phổi phải được khống chế thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Công
ước 162 và bản hướng dẫn 172 về an toàn trong sử dụng amiang năm 1986 của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), cho phép sử dụng amiang chrysotil với những biện
pháp kiểm soát và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Amiang thuộc nhóm amphibol: Có nhiệt độ nóng chảy 1.200
0
C, được tạo
thành từ các loại sợi ngắn hơn, đường kính nhỏ hơn, có thể dễ dàng xâm nhập vào

sâu bên trong cơ thể, có khả năng kháng axit cao. Amiang thuộc nhóm amphibol
hiện còn khoảng hơn 60 loại khác nhau được ghi nhận và hầu hết là chúng có thành
phần hóa học khác nhau. Thành phần hóa học viết dưới dạng W
0-1
X
2
Y
5
Z
7
(OH,F)
2
.
Trong đó: W: Na
+
, K
+
ở vị trí A; X: Ca
2+
, Na
+
, Mn
2+
, Fe
2+
, Mg
2+
tại vị trí M
4
;Y:

Mn
2+
, Fe
2+
, Mg
2+
, Fe
3+
, Al
3+
và Ti
4+
ở vị trí M
1
, M
2
, M
3
; Z: Si
4+
và Al
3+
ở vị trí của
tứ diện.
11

Bảng 01: Thành phần hóa học của một số khoáng vật nhóm amphibol
Khoáng vật
Thành phần
Tremolit Actinolit Amosit Anthophylit


Crocidolit

SiO
2
58,54 54,73 51,40 50,70 42,70
TiO2
-
0,21
0,74
0,32
0,45
Al2O3
0,79
1,46
3,88
5,45
18,26
Fe2O3 0,22 0,00 3,90 1,81 3,14
FeO 0,37 9,60 14,91 6,59 12,07
MnO Vết 0,16 0,33 0,17 0,75
MgO
24,45
17,94
11,22
15,89
8,42
CaO 13,59 12,76 10,17 12,22 10,65
Na
2

O 0,27 1,44 1,67 2,8 1,42
K2O 0,12 Vết 0,09 1,23 0,49
H2O+ 2,12 2,27 1,90 2,08 2,13
H2O- 0,00 0,00 0,04 0,05 0,00
∑ 100,47 100,57 100,25 99,80 99,80
Nguồn: Shido (1959), Tilley (1938), Hutton (1940), Leake (1971)
Bảng 02: Đặc điểm lý – hóa học của amiang
Tên thường
gặp
Khoáng
sản tương
tự
Công thức
hóa học lý
tưởng
Màu
sắc
Nhiệt
độ
Đặc điểm khoáng
vật
Amiang nhóm serpentin
Chrysotil
Serpentin
;
amiang
trắng
Mg
3
Si

2
O
5

(OH)
4

Trắng,
vàng,
xanh
600-
850
Dạng silicat tấm, lõi
trung tâm rỗng, độ dài
bó sợi từ vài mm đến
10cm; sợi linh hoạt
hơn Amphibol, sợi
phân hủy trong axit
loãng
Amiang nhóm amphibol
Crocidolit Amiang
xanh

Na
2
Fe
2+
3
Fe
3+

2
Si
8
O
22
(OH)
2
Màu
xanh lá
cây.
Màu
xanh
400-
900
Amphibol, nhưng
không mỏng như
chrysotil, sợi linh
hoạt, khả năng kháng
axit, thường chứa các
tạp chất hữu cơ.
12

Amosit Amiang
nâu
Fe
7
Si
8
O
22

(OH)
2

Nâu,
xám
600-
900
Silicat chuỗi, thẳng,
sợi thô, dài, sợi linh
hoạt hơn, khả năng
kháng axit.
Anthophylit Ferroantho
phylite
(Mg,Fe)
7
Si
8
O
22
(OH)
2
Xám,
xanh,
nâu
- Silicat chuỗi đôi, sợi
giòn, kháng axit,
tương đối hiếm,
thỉnh thoảng xảy ra
như chất gây ô
nhiễm trầm tích.

Actinolit Actinolit Ca
2
(Mg,Fe)
5

Si
8
O
22
(OH)
2
Xanh - Màu xanh lá cây.
silicat chuỗi đôi, sợi
giòn, kháng axit,
Tremolit Tremolit [Ca
2
Mg
5
Si
8
O
2
2
(OH)
2
]n
Trắng
đến
xanh
950-

1040
Silicat chuỗi đôi, sợi
giòn, kháng axit, chất
gây ô nhiễm phổ
biến. tích điện bề mặt
trong nước
Do thành phần hóa học và cấu tạo dạng thẳng, hình kim, chu kỳ bán tiêu hủy
chậm, nên các sợi thuộc nhóm amphibol có thể là nguyên nhân gây ra ung thư và
ung thư trung biểu mô gây hại cho con người. Công ước 162 của ILO cấm sử dụng
hoàn toàn amiang amphibol màu nâu và màu xanh. Hầu hết các nước trên thế giới
đều cấm sử dụng amiang amphibol.
Như vậy, ngoài tên thương mại chung là amiang thì giữa hai nhóm serpentin
và amphibol hoàn toàn có sự khác biệt về cấu trúc hoá học cũng như tính chất lý-
hoá. Chu kỳ bán rã của amiang trắng là 0,3 – 11 ngày, do đó trong điều kiện tiếp
xúc có kiểm soát, với nồng độ thấp, nhóm serpentin không gây ra các triệu chứng
khối u - mầm mống gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô, v.v…
Ngược lại, nhóm amphibol khi vào phổi sẽ nằm lại rất lâu trong đó, gây ra
các khối u, triệu chứng viêm. Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 – 20 năm các khối u sẽ
phát tác thành ung thư và các bệnh về phổi.
13

Hiện nay, hầu hết các khu mỏ amphibol trên thế giới đã bị đóng cửa và sợi
amiang amphibol cũng bị cấm buôn bán vận chuyển bởi nhiều quốc gia trên thế giới
do nhận thức được mức độ nguy hiểm từ việc tiếp xúc với sợi amphibol trong sản
xuất cũng như trong môi trường sống. Amiang trắng là loại sợi amiang duy nhất
được phép trao đổi, buôn bán và sử dụng trong sản xuất các sản phẩm ứng dụng. 99
% các sản phẩm chứa amiang trên thế giới hiện nay sử dụng amiang trắng thuộc
nhóm serpentin. Bởi vậy, việc phân loại amiang là hoàn toàn cần thiết nhằm hạn chế
những rủi ro liên quan đến sức khoẻ con người.
1.1.5. Khai thác, sử dụng amiang và những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe

cộng đồng.
1.1.5.1. Khai thác và sử dụng amiang.
Thực chất amiang đã được sử dụng từ lâu đời. Amiang đã được người La Mã
sử dụng làm vải, bấc đèn. Người Hy Lạp cũng sử dụng nó để dệt vải nhằm làm tăng
độ bền. Đến thời kỳ Trung cổ người ta đã biết dùng nó để làm nguyên liệu may áo
giáp cho các chiến binh. Một thời gian sau đó, người Mỹ đã dùng làm vật liệu cách
nhiệt cho nồi hơi, lò đốt, ống dẫn máy hơi nước, lò đun hay đường ống hơi nước.
Các ứng dụng tiên tiến của amiang được phục vụ cho sản xuất các sản phẩm fibro xi
măng như ống nước, tấm lợp, ngói dùng trong xây dựng. Đặc biệt, amiang được sử
dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời thế chiến thứ II. Các nhà khoa học và sử
học đã ước tính có hơn 3000 sản phẩm sử dụng amiang. Bên cạnh các ngành công
nghiệp, tàu thủy, xây dựng, linh kiện ô tô còn có các sản phẩm tiêu dùng như dụng
cụ gia đình, máy sấy tóc. Những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20 là thời
kỳ amiang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Mỹ. Hiện nay, ở các nước đang
phát triển, đặc biệt là châu Á, amiang trắng được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất
tấm lợp amiang xi măng (tấm lợp fibro xi măng) bởi những tính năng ưu việt phù
hợp với điều kiện môi trường và chi phí thấp.
Khai thác và sử dụng amiang đạt đỉnh cao vào những năm 1970 sau đó đã
có một sự suy giảm chung trong quá trình sản xuất và tiêu thụ amiang trên thế giới.
Sản xuất thế giới đạt đỉnh cao được ước tính là 5.090.000 tấn vào năm 1975, với
14

khoảng 25 quốc gia sản xuất amiang và 85 quốc gia sản xuất các sản phẩm amiang.
Trên toàn thế giới tiêu thụ amiang đạt mức cao nhất là 4,73 triệu tấn trong năm
1980. Sản phẩm xi măng amiang được ước tính chiếm 66% lượng tiêu thụ trên thế
giới trong năm đó. Ở Mỹ, tiêu thụ amiang đạt đỉnh cao vào năm 1973 khoảng
719.000 tấn.
Sử dụng amiang đứng đầu ở các nước Bắc và Tây Âu, Châu Đại Dương và
châu Mỹ (không bao gồm Nam Mỹ) sử dụng amiang cao được ghi nhận ở Úc (5,1
kg bình quân đầu người/năm trong những năm 1970) và một số nước Bắc và Tây

Âu (Đan Mạch: 4,8 kg bình quân đầu người/năm trong những năm 1960; Đức 4,4
kg bình quân đầu người/năm trong những năm 1970 và Luxembourg 5,5 kg bình
quân đầu người/năm trong những năm 1960 (Nishikawa và nnk 2008).
Hiện trạng sử dụng amiang rất khác nhau. Theo ước tính gần đây của cục
Địa chất Mỹ, thế giới sản xuất amiang trong năm 2007 là 2,20 triệu tấn, tăng nhẹ
nhừ 2,18 triệu tấn năm 2006. Sáu quốc gia chiếm 96 % sản lượng thế giới năm 2006
là Liên Bang Nga (925.000 tấn), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (360.000 tấn)
Kazakhtan (300.000 tấn), Brazil (227.304 tấn), Canada (185.000 tấn) và Zimbabwe
(100.000 tấn) (Virta, 2008). Trong 2003, tiêu thụ amiang tăng ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Kazakhstan và Ukraine (Virta, 2006). "Biểu kiến" tiêu thụ thế giới của amiang
là 2,11 triệu tấn vào năm 2003, với Liên bang Nga, một số tiểu bang trước đây của
Nga và các nước ở châu Á là những người sử dụng chiếm ưu thế (Virta, 2006). Tiêu
thụ amiang ở Mỹ (chủ yếu là chrysotil ngói) là 2.230 tấn trong năm 2006, giảm
xuống 1.730 tấn trong năm 2007 (Virta, 2008). Sản phẩm tấm lợp (bao gồm sơn và
hợp chất) chiếm hơn 80% lượng tiêu thụ amiang ở Mỹ (Virta, 2008; Virta, 2009).
Sản phẩm amiang đã bị cấm ở tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu, bao gồm
cả các nước thành viên của Đông Âu, có hiệu lực 01 tháng một năm 2005 (EU,
1999). Trong khi WHO đưa ra những khuyến cáo mạnh mẽ và nhiều quốc gia cũng
đã cấm việc sử dụng amiang trắng, Việt Nam lại đang đi ngược xu hướng chung vì
cho rằng amiang vẫn còn mang lại lợi ích về kinh tế.
15

Theo thống kê, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục đứng trong top 10
nước tiêu thụ amiang lớn nhất thế giới. Trung bình, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ
(nhập khẩu) khoảng 65.000 tấn amiang trắng. Đáng nói hơn, số lượng amiang tại
Việt Nam đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Nếu năm 2011, lượng
amiang tiêu thụ tại Việt Nam gần 60.000 tấn (xếp thứ 9), năm 2012 là 79.000 tấn
(đứng thứ 6) và top 5 các nước châu Á sử dụng amiang vào năm 2012.
1.1.5.2. Những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng
Amiang xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua ba đường:

- Đường hô hấp: Tiếp xúc thông qua đường hô hấp với amiang là đường tiếp
xúc chính. Các sợi amiang có trong bụi xâm nhập sâu vào đường hô hấp, những sợi
amiang có kích thước nhỏ có thể xâm nhập sâu vào tận phế nang còn những sợi có
kích thước lớn được giữ lại ở đường hô hấp trên, niêm mạc mũi, phế quản. Thông
qua đường hô hấp, người lao động tiếp xúc với amiang có thể bị mắc các bệnh liên
quan đến aminang bao gồm: Bệnh bụi phổi - amiang (asbestosis), ung thư phổi, ung
thư trung biểu mô (mesothalioma), dày màng phổi
- Đường tiêu hóa: Chủ yếu qua nước từ nguồn cung cấp bằng đường ống
dẫn nước làm bằng amiang hoặc nước mưa lấy từ mái nhà lợp bằng tấm lợp fibro xi
măng. Lượng sợi amiang trong nước có nơi lên đến hàng triệu sợi/lít nước.
- Đường da: Sợi amiang đặc biệt là loại sợi chưa qua chế biến được khai
thác từ các loại mỏ quặng có thể đâm xuyên qua da dễ dàng gây chai cứng da. Tiếp
xúc với amiang gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động đã được biết đến từ
cuối thế kỷ XIX. Công nhân đóng tàu, công nhân xây dựng thực hiện phun vật liệu
xây dựng có chứa amiang, công nhân sản xuất tấm cách điện, cách nhiệt bị mắc
một loạt bệnh đường hô hấp liên quan đến amiang, bao gồm: ung thư phổi, phế
quản, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng), xơ hóa phổi, màng phổi,
mảng dày màng phổi. Kết quả của nhiều nghiên cứu dịch tễ học trong công nhân
tiếp xúc với amiang và các thí nghiệm trên súc vật đã chứng minh được mối liên
quan chặt chẽ giữa nồng độ amiang trong không khí môi trường lao động, thời gian
tiếp xúc và tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến amiang. Nồng độ càng cao, thời gian làm
việc càng dài thì tỷ lệ bệnh càng lớn.
16

Do ảnh hưởng nghiêm trọng của amiang lên sức khỏe người lao động. Năm
1986 Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn công ước số 162 và khuyến
nghị số 172 về sử dụng an toàn amiang. Đến năm 2002, trên thế giới đã có 13 nước
cấm sử dụng amiang, 4 nước đang chuẩn bị cấm và 26 nước ký thông qua công ước
ILO 162. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cục Quản lý môi trường y tế đã thực hiện
nghiên cứu bệnh chứng về các trường hợp phát hiện ung thư trung biểu mô nhằm

tìm ra mối liên quan giữa tiếp xúc của amiang với căn bệnh này. Đứng trước nguy
cơ tiếp xúc với amiang tại các cơ sở sản xuất, việc nâng cao nhận thức để người lao
động có thể tự bảo vệ và phòng chống các bệnh có liên quan đến amiang là cần
thiết. Những người chủ lao động phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
trong khám sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc, khám bệnh nghề nghiệp và giám sát
môi trường lao động tại các cơ sở lao động có tiếp xúc amiang, trên cơ sở đó mới có
thể phòng chống và ngăn chặn có hiệu quả những bệnh có liên quan đến amiang đối
với công nhân tiếp xúc ở Việt Nam.
Trên toàn cầu, mỗi năm ước tính có khoảng 125 triệu người có công việc
thường xuyên phải tiếp xúc với amiang (WHO, 2006). Ước tính số lượng lao động
tiếp xúc với amiang ở Mỹ đã được báo cáo của Viện Quốc gia về an toàn lao động
và sức khỏe (NIOSH), cơ quan Quản lý an toàn lao động và sức khỏe (OSAH), và
cơ quan quản lý an toàn mỏ và y tế (MSHA). OSHA ước tính năm 1990 có khoảng
580.000 người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngành công nghiệp và 114.000
trong ngành công nghiệp xây dựng có thể đã tiếp xúc với amiang nơi làm việc.
NIOSH ước tính rằng 44.000 thợ mỏ và công nhân mỏ khác có thể đã tiếp xúc với
amiang trong việc khai thác amiang và một số mặt hàng khoáng sản, trong đó
amiang có thể là một chất gây ô nhiễm tiềm năng (NIOSH, 2002). Trong một
nghiên cứu tỷ lệ tử vong của 328 nhân viên của một nhà máy xi măng ở Ontario,
Canada, Finkelstein (1983) xây dựng một mô hình điều tra mối quan hệ tiếp xúc với
phản ứng của các khối u ác tính với sự liên quan của amiang. Ảnh hưởng của
amiang đối với sức khỏe của người lao động chủ yếu là do tác động của bụi amiang
đến phổi của người lao động tiếp xúc.
17

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính bền vững của amiang trên thế giới
và ở Việt Nam
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông, chúng ta thấy nhắc nhiều đến
amiang khi đề cập đến những tác động của amiang đối với sức khỏe con người. Tuy
nhiên, cho đến nay ở nước ta mới có 1 nghiên cứu của Trung tâm y tế xây dựng

thực hiện nội dung: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất
tấm lợp amiang xi măng và những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con
người. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính bền vững của amiang
trong môi trường hay khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người. Đối với vấn đề
này, ở một số nước trên thế giới cũng đã có một số những công trình nghiên cứu:
- Weill và nnk (1979) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và loại sợi đến
nguy cơ độc hại đối với hô hấp trong ngành sản xuất xi măng.
- Nghiên cứu tiến hành trong 39 năm của Sichletidis và nnk (2008) cho thấy
tỷ lệ tử vong do phơi nhiễm nghề nghiệp liên quan đến amiang trắng nguyên chất:
- Các kết quả nghiên cứu của Thomas (1982) khi tiến hành nghiên cứu trên
1970 công nhân của nhà máy chuyên sử dụng sợi chrysotil để sản xuất tấm lợp
amiang và các nghiên cứu của Mc Donal. J C Liddell công bố trong các năm 1993
và 1997 khi nghiên cứu 11.000 công nhân làm việc ở nhà máy tuyển chrysotil ở mỏ
Quebec Canada cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm công nhân này không có khác
biệt so với nhóm người không tiếp xúc với chrysotil.
- Nghiên cứu của các nhà khoa học Hodgson và Darnton (2000) chỉ ra rằng
nguy cơ gây ung thư phổi của sợi amphibol amosite cao hơn chrysotil 10 lần,
amphibol crocidolite cao hơn chrysotil 50 lần. Nguy cơ gây ung thư trung biểu mô
của sợi amphibol amosite cao hơn chrysotil 100 lần còn amphibol crocidolite cao
hơn chrysotil 500 lần.
Ngày nay, ngoài việc nghiên cứu những ảnh hưởng của amiang đối với sức
khỏe người ta đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc nghiên cứu về tính bền vững của
amiang hay nói cách khác là khả năng hòa tan của amiang. Như một số nghiên cứu
dưới đây.
18

- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sỹ, Mỹ, Đức công bố
trong các năm 1998 - 2003 về độ trơ của các loại sợi đã xác nhận chu kỳ bán tiêu
huỷ của sợi chrysotil là 15 ngày, còn của sợi amphibol (amosit) là 466 ngày, gấp 30
lần sợi chrysotil.

- Trong tài liệu Những nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của sợi amiang
trắng của David M.Bernstein – John A. Hoskins cũng có đề cập đến sự khác nhau
trong cơ chế hòa tan của amiang chrysotil với amiang amphibol.
- Krisna Seshan năm 1983 đã nghiên cứu về đặc điểm vật lý, hóa học của sợi
amiangchrysotil sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong thời gian 10 năm khi ở trong
nước và 5 ngày khi ở trong môi trường axit của dạ dày.
- Marisa Rozalen và nnk (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của oxalate đến sự
giải thể của sợi chrysotil.
- Marisa Rozalen và nnk (2013) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của xitrat và
oxalate đến khả năng hòa tan của sợi tremolit ở các điều kiện pH 4,5; 5,5 và 7,5.
Đây là một số những công trình cơ bản nghiên cứu về tính bền vững của
amiang và ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với
một vật liệu rất hữu ích ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng là một loại
vật liệu tiềm ần nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như amiang thì số
lượng này còn rất hạn chế. Cần có nhiêu nghiên cứu hơn nữa tập trung vào việc làm
sao để giảm thiểu tối đa được ảnh hưởng của amiang. Đây là lý do thúc đẩy tôi thực
hiện đề tài ˝Nghiên cứu ảnh hưởng của một số anion hữu cơ đến khả năng hòa tan
khoáng vật tremolit (amiang) xóm Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì˝.
1.3. Tổng quan về khu vực mỏ amiang xóm Quýt, Yên Bài, Ba Vì
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý
Mỏ amiang thuộc xóm Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, là một trong 7 xã
vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì, toàn xã có 8 thôn với tổng diện tích tự nhiên
3.644,9 ha. Với dân số khoảng 11.800 người trong đó có khoảng 35 % dân số là
người dân tộc thiểu số. Xã Yên Bài phía Đông giáp xã Sơn Đông của TX Sơn Tây,
19

Yên Bình, huyện Thạch Thất, phía Tây giáp với xã Vân Hòa – Ba Vì, phía Nam giáp với
xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp với xã Kim Sơn – TX Sơn Tây.
- Đặc điểm về địa hình

Mỏ amiang thuộc xóm quýt có diện tích rộng, kéo dài từ Đầm Chanh, Đầm
Đồi Đê đến hết khu vực xóm Quýt. Địa hình thấp dần từ phía Tây Nam sang phía
Đông Bắc. Đất đai được chia làm hai nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất
vùng đồi núi. Địa hình sườn núi bị chia cắt mãnh liệt, độ dốc của sườn tăng nhanh
từ chân (20
o
-30
o
) đến đỉnh (40
o
-45
o
), nhiều nơi lộ ra các vách đá dựng đứng nhiều
hiểm trở và khó đi lại.
Vùng đồi gò: vùng này địa hình thấp dần từ độ cao 100m đến 20m theo
hướng Tây Bắc, chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao.
Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng.
- Đặc điểm thủy văn
Quanh khu vực xóm Quýt có nhiều ao, hồ. Ở phía Bắc và Đông Bắc của khu
vực có các con suối chảy theo hướng Băc – Đông Bắc đổ vào hồ Suối Hai hoặc
Sông Hồng. Mạng lưới sông suối ở đây đã chia cắt mạnh mẽ địa hình với mật độ
chia cắt ngang từ 1,2 – 2 km/km
2
.
- Đặc điểm thời tiết khí hậu
Yên Bài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hường của khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba
Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ
trung bình 23
0

C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6
0
C.
Tổng lượng mưa là 1.832,2 mm (chiếm 90,87 % lượng mưa cả năm). Lượng mưa
các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng
8 (339,6 mm).Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp
xỉ 20
0
C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 15,8
0
C. Lượng mưa các tháng biến động
từ 15 đến 64,4 mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15 mm.
20

1.3.2. Hoạt động khai thác và sản phẩm của mỏ
Mỏ amiang ở xóm Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì được khai thác từ những
năm 1966 và đã dừng khai thác cách đây 3-4 năm. Khi còn trong quá trình hoạt
động với gần 300 công nhân từ các nơi khác nhau chuyển đến. Hoạt động khai thác
chủ yếu là thủ công. amiang trên bề mặt công nhân thường đào bằng tay còn ở dưới
sâu chủ yếu bằng khai thác hầm lò. amiang được khai thác chủ yếu ở dạng tảng,
cục. Các sản phẩm amiang khai thác được thường bán cho các công ty trong nước
và nước ngoài với giá 150 ngàn đồng /1 kg. Do công tác quản lý thời điểm đó còn
nhiều bấp cập tình trạng người dân khai thác trộm và đem đi bán còn xảy ra nhiều.
Sau một thời gian hoạt động do những ảnh hưởng đến sức khoẻ nhà nước đã ra lệnh
cấm khai thác amiang tại khu vực mỏ. Từ đó, công nhân chuyển dần đi các nơi
khác, mỏ bị bỏ hoang để lại khai trường nham nhở gồm những hố sâu hun hút và
đất thải bở vụn lẫn các mẩu quặng amiang. Sau một thời gian ngừng khai thác,
người dân chuyển dần đến khu vực mỏ và sinh sống ngay trên đất mỏ. Do đó, các
mẩu vụn amiang có mặt ở khắp nơi quanh khu vực người dân sinh sống thậm chí có
thể tìm thấy các mảnh vụn amiang ngay trong sân vườn của gia đình các hộ dân

sống tại khu vực mỏ.
1.3.3. Ảnh hưởng của mỏ tới môi trường và sức khỏe con người
Để tìm hiểu rõ hơn về mỏ amiang và những ảnh hưởng gây ra đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng địa phương chúng tôi đã đến khu vực mỏ để khảo sát
và tìm đến những công nhân trước đây làm việc tại mỏ cũng như người dân hiện
đang sinh sống và làm việc ngay trên mỏ amiang để phỏng vấn, tìm hiểu thông tin.
Mỏ bị bỏ hoang, không có quá trình khôi phục lại do đó để lại khai trường
nham nhở với những hố sâu hun hút. Dưới đây là một số hình ảnh đề tài thu thập
được sau quá trình điều tra, khảo sát hiện trường.

×