Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 90 trang )


i

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VQG Vườn Quốc gia
ĐVKXS Động vật không xương sống
ĐVĐCTB Động vật đất cỡ trung bình

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các lần thu mẫu tại rừng tự nhiên và rừng trồng keo 29

Bảng 2. Danh lục phân loại các nhóm ĐVĐCTB tại VQG Cát Bà 35

Bảng 3. Mức độ tương đồng về các nhóm ĐVĐCTB giữa các sinh cảnh 38

Bảng 4. Đa dạng loài và mức độ phong phú của các nhóm ĐVĐCTB tại
VQG Cát Bà 39

Bảng 5. Đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh
rừng tự nhiên 42

Bảng 6. Đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh rừng trồng 44

Bảng 7. Đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo sinh cảnh rừng tự nhiên
và rừng trồng 46

Bảng 8. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng tự nhiên 49

Bảng 9. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng trồng 51


Bảng 10. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và
rừng trồng 53
Bảng 11. Biến động đa dạng loài theo mùa của các nhóm ĐVĐCTB 56
Bảng 12. Số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 61

Bảng 13. Kết quả phân tích một số yếu tố môi trường 67



ii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Vị trí địa lý và hình ảnh của VQG Cát Bà 21

Hình 2. Sơ đồ đặt bẫy thu mẫu ở mỗi kiểu rừng 31

Hình 3. Bẫy lá Mikura 32

Hình 4. Đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh 47

Hình 5. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng tự nhiên 50

Hình 6. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng trồng 52

Hình 7. Biến động về số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên
và rừng trồng 55

Hình 8. Biến động đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 57


Hình 9. Biến động đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo mùa
tại các sinh cảnh rừng tự nhiên 58

Hình 10. Biến động đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo mùa
tại các sinh cảnh rừng trồng 59

Hình 11. Biến động số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB qua các lần thu mẫu 60

Hình 12. Biến động số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 62

Hình 13. Biến động về số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên
và rừng trồng theo thời gian 63

Hình 14. Biến động về số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB vào mùa mưa ở
rừng tự nhiên và rừng trồng 64

Hình 15. Biến động về số lượng các nhóm ĐVĐCTB vào mùa khô ở
rừng tự nhiên và rừng trồng 65

Hình 16. Ảnh hưởng của lượng rơi thực vật đến đa dạng loài của các nhóm
ĐVĐCTB theo mùa 68

Hình 17. Ảnh hường của pH đến đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB 70

Hình 18. Ảnh hường của chất hữu cơ đến đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB 71


iii

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về động vật đất 4
1.1.1. Sự thích nghi của động vật đất với môi trường sống 4
1.1.2. Cấu trúc đa dạng quần xã ĐVĐCTB 7
1.1.3. Vai trò của các nhóm động vật đất 9
1.2. Tình hình nghiên cứu động vật đất cỡ trung bình trên thế giới và
ở Việt Nam 13
1.2.1. Trên thế giới 13
1.2.2. Ở Việt Nam 15
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội tại VQG Cát Bà, Hải Phòng 20
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 20
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Phạm vi nghiên cứu 29
2.3. Thời gian nghiên cứu 29
2.4. Nội dung nghiên cứu: 29
2.5. Phương pháp nghiên cứu 30
2.5.1. Thu mẫu thực địa 30
2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 33
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu 34
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đa dạng thành phần loài và số lượng các nhóm ĐVĐCTB 35
3.2. Đa dạng loài và mức độ phong phú của các nhóm ĐVĐCTB
theo sinh cảnh 40



iv

3.2.1. Biến động về đa dạng loài loài 41
3.2.2. Mức độ phong phú các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh 48
3.3. Biến động thành phần động vật đất cỡ trung bình theo mùa 55
3.3.1. Biến động thành phần loài 56
3.3.2. Biến động số lượng các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 59
3.4. Nhận xét chung 65
3.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phân bố của các nhóm
ĐVĐCTB tại VQG Cát Bà 67
3.5.1. Ảnh hưởng của lượng rơi thực vật 68
3.5.2. Ảnh hưởng của pH 69
3.5.3. Ảnh hưởng của hàm lượng Mùn 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
1. Kết luận 72
2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


1

MỞ ĐẦU
Bề mặt trái đất được bao phủ bởi 70,8% là nước, còn lại 29,2% bao gồm núi,
sa mạc, cao nguyên, đồng bằng và các địa hình khác. Đó là nơi ở lý tưởng cho động
vật, thực vật phát triển phong phú. Đặc biệt quan tâm hơn cả là sự phát triển của
sinh vật trên bề mặt và trong môi trường đất.
Sinh vật đất rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều nhóm phân loại khác
nhau. Trong đó nhóm động vật đất cỡ trung bình Mesofauna (ĐVĐCTB) là một
trong các nhóm ưu thế và phổ biến của động vật đất. Nhóm này thường có kích
thước từ 0,2 - 20cm, có thể quan sát bằng mắt thường và thu nhặt bằng tay. Chúng

bao gồm các nhóm sâu bọ (Insecta) và ấu trùng của chúng, các nhóm chân khớp
nhiều chân như rết đất và cuốn chiếu (Myriapoda: Chilopoda, Diplopoda), mọt ẩm
(Crusstacea: Oniscoidae), nhóm chân khớp hình nhện (Arthropoda: Arachnida),
giun đất (Oligochaeta: Annelida), thân mềm cạn (Mollusca) và giáp xác cạn.
Các sinh vật theo thời gian luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng.
Song song với nó là vấn đề thải ra các chất hữu cơ. Người ta đã đặt ra các câu hỏi
rằng vậy các chất thải của sinh vật đã đi đâu? Các nhóm ĐVĐCTB có đóng góp như
thế nào trong việc phân giải chất hữu cơ?
Động vật đất có vai trò to lớn trong hệ sinh thái tự nhiên, ở trong đất chúng tạo
lỗ hổng giúp đất luôn tơi xốp. Phân động vật cung cấp thành phần dinh dưỡng cho
đất, gắn kết các hạt đất tạo cho đất có cấu trúc. Nhào trộn các chất hữu cơ tạo thành
các phức chất mùn - sét bền vững, đó là phức hệ hấp thụ ion tốt. Động vật đất góp
phần quan trọng trong quá trình hình thành đất, phân hủy rác thải (lá cây, xác động
vật chết…) làm tăng quá trình men hóa trong đất được diễn ra một cách nhanh chóng
từ đó làm tăng độ phì trong đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất để bù lại những
chất đã bị mất đi, cải tạo và bảo vệ môi trường đất. Từ đó gián tiếp giúp thực vật phát
triển mạnh mẽ. Nếu biết được hệ sinh vật đất có thể đánh giá được tính chất cơ bản
của đất và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Hoạt động của hệ sinh vật
này đã làm cho đất thành một thể sống, việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp.

2

Quần xã ĐVĐCTB có tính đa dạng sinh học cao và đóng vai trò quan trọng
trong các quá trình sinh học xảy ra trong môi trường này. Chúng liên quan mật
thiết với những thay đổi của điều kiện môi trường thể hiện qua cấu trúc thành
phần nhóm, loài, mật độ quần xã và đặc điểm phân bố. Vì cuộc sống của chúng
gắn chặt với đất về quan hệ dinh dưỡng, chỗ ở, độ màu mỡ của đất vì vậy mà chỉ
cần môi trường sống thay đổi thì quần thể động vật cũng có sự thay đổi tương ứng
nên động vật đất được xem như là sinh vật chỉ thị môi trường. Việc nghiên cứu

động vật đất, một hệ thống sinh học của các hệ sinh thái, đánh giá thực trạng điều
kiện bảo vệ môi trường, lập các dự báo trước mắt và lâu dài hướng phát triển tiến
hóa của tài nguyên môi trường là hướng nghiên cứu cấp thiết và có triển vọng.
Góp phần cải tạo đất bảo vệ và phục hồi tài nguyên môi trường, đảm bảo chất
lượng và cuộc sống cho nhân loại.
Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam và là khu
dự trữ sinh quyển của thế giới, thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. Gồm các hệ sinh
thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Diện tích quy
hoạch bảo vệ là 15.200ha, trong đó có 9.800ha rừng và 5.400ha biển. Do địa hình
núi đá vôi hiểm trở nên nơi đây còn giữ lại một thảm rừng mưa nhiệt đới thường
xanh đặc trưng của miền Bắc.
VQG Cát Bà có các hệ sinh thái đặc biệt, phát triển trên núi đá vôi với thời
gian phát triển qua hàng triệu năm. Cùng với tính chất đảo đã tạo cho Cát Bà nói
chung và các hệ sinh thái trên đảo Cát Bà nói riêng tính biệt lập và ổn định lâu dài.
Bên cạnh đó, VQG Cát Bà còn nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, chịu ảnh hưởng
của không khí biển, gió mùa đông bắc lạnh. Từ đó tạo nên khu hệ động vật, đặc biệt
là khu hệ động vật không có khả năng di chuyển trên nước, không có sự gắn kết,
liên hệ với các hệ sinh thái trên đất liền có thể hình thành nên các đặc điểm về đơn
vị phân loài, hình thái riêng mà ở những nơi khác không có được.
Xuất phát từ các lý do trên, trong khuôn khổ của luận văn tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình
(mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại VQG Cát Bà”.

3

Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần nhóm loài hình thái động vật đất cỡ trung bình trong
các sinh cảnh đặc trưng của VQG Cát Bà.
- Đánh giá biến động thành phần nhóm loài, số lượng của nhóm động vật đất
cỡ trung bình theo sinh cảnh và mùa.


4

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về động vật đất
Nói một cách chung nhất, thì những loài động vật có hoạt động sống phụ
thuộc hoặc liên quan đến môi trường đất được gọi là động vật đất. Như vậy, thế giới
động vật đất vô cùng phong phú và đa dạng, chúng bao gồm đại diện của hầu hết
các ngành động vật không xương sống (ĐVKXS), từ đơn bào đến đa bào và đại
diện của một số lớp động vật có xương sống [35].
Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời gian và mức độ gắn bó nhiều hay ít với môi
trường đất, hoặc vai trò của chúng trong quá trình sinh học xảy ra trong môi trường
đất, mà động vật sống trong đất được các nhà khoa học xếp thành những nhóm ở
đất đặc trưng, không đặc trưng hoặc nhóm ở đất tạm thời [46, 62, 63].
Có nhiều tác giả phân chia động vật đất thành các nhóm khác nhau, trong đó
theo Lee và Pankurst (1992), động vật đất được phân chia như sau [53]:
- Microfauna (động vật nguyên sinh và giun tròn): những động vật có kích
thước cơ thể nhỏ hơn 2mm, tương ứng đạt 0,5 và 50kg khối lượng tươi tính
trên 1ha.
- Mesofauna (chân khớp bé và giun trắng): những động vật có kích thước cơ
thể trong khoảng 2 - 20mm, cả 2 nhóm chân khớp bé và giun trắng tương
ứng đạt 20 và 200kg khối lượng tươi tính trên 1ha
- Macrofauna (giun đất): những động vật có kích thước cơ thể lớn hơn 20mm,
ở vùng nhiệt đới và ôn đới, tương ứng đạt 300 và 900kg khối lượng tươi tính
trên 1ha.
1.1.1. Sự thích nghi của động vật đất với môi trường sống
Đất là môi trường sống đặc thù, có cấu trúc ba thể rắn, lỏng và khí. Thành
phần chất rắn chiếm chủ yếu khối lượng của đất, thường chiếm 95% khối lượng.
Thành phần rắn này gồm hai loại là chất vô cơ và chất hữu cơ. Đối với động vật đất,
đây là môi trường sống đa hạt, với hệ thống khoang và kẽ hở liên kết với nhau. Tùy


5

loại đất và điều kiện sống cụ thể, mà hệ thống khoang kẽ hở này chiếm 20 - 30%
tổng thể tích chung của đất. Bên trong khoảng không gian khoang và kẽ hở này luôn
chứa nhiều loại chất khí và hơi nước. Lượng nước trong môi trường đất liên kết ở
các mức bền vững khác nhau với các hạt của thể rắn. Lượng nước này có chứa các
chất hữu cơ hòa tan khác nhau, nên được gọi là dung dịch đất. Thể khí của đất luôn
có lượng ẩm ở mức cực đại, mà trong đó hàm lượng khí cabonic luôn lớn hơn so
với hàm lượng của khí này ngoài khí quyển [32].
Ở môi trường đất, sinh vật sống có thể hô hấp bằng không khí tự do hay
không khí hòa tan trong nước, mà cơ thể vẫn không bị mất nước. Môi trường đất
còn đảm bảo cho sinh vật sống một chế độ nhiệt khá ổn định và đặc biệt giữ cho
sinh vật không bị mất nước. Trong môi trường này chúng tránh được các tác
động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra
bình thường [32].
Động vật đất không bị biến đổi nhiều sau hàng triệu năm phát triển và tiến
hóa trong môi trường đất. Nhiều nhóm như Ve giáp đất (Acarina: Oribatei) hiện tại
vẫn giữ được nguyên các đặc điểm của tổ tiên chúng cách đây hàng chục triệu năm
về trước. Tuy nhiên đất vẫn là môi trường sống riêng, mang đặc điểm mà môi
trường trước hay môi trường cạn không có được. Vì thế, muốn tồn tại, phát triển và
tiến hóa, các nhóm động vật đất phải có nhiều biến đổi thích nghi với môi trường
sống trong đất. Chúng đã có nhiều biến đổi thích nghi với hình thái và cấu tạo cơ
thể, thích nghi trong các cơ chế sinh học và sinh lý, thích nghi trong các đặc tính
sinh thái và nhiều tập tính sống để chiếm lĩnh môi trường này [11, 32].
Một hướng thích nghi khác, rất đặc trưng của động vật đất, là thích nghi vận
chuyển trong môi trường đất gồm một hệ thống khoang, khe và kẽ hở liên tiếp, nằm
xen trong cấu trúc đa hạt cứng. Để sinh tồn và thực hiện các hoạt động sống bình
thường, chúng có thể di chuyển theo phương thức chủ động, tự đào đưởng để đi;
hoặc thụ động hơn, biến đổi hình thái và cấu tạo cơ thể sao cho có thể luồn lách và

di chuyển được theo các khe, kẽ có sẵn trong đất. Cũng có nhiều nhóm động vật đất
kết hợp cả hai phương thức di chuyển nêu trên [32].

6

Nhiều nhóm sâu bọ và ấu trùng của chúng, cùng một số nhóm động vật
không xương sống nhỏ khác có cách di chuyển chủ động, tự đào rãnh và mở đường
đi trong đất. Nhóm động vật đất này thường có vỏ cơ thể bao ngoài, có đôi chân
trước bè ngang chuyên hóa đào bới và một số cấu trúc bổ sung, giúp cho việc rẽ đất
và mở đường trong đất. Đó là các nhóm như bọ hung, cánh cam, bổ củi, bọ kìm,
chân chạy… thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera: Scarabaeidae, Elateridae, Lucanidae,
Carabidae); dế, dế mèn và một số châu chấu… của bộ cánh thẳng (Orthpthera:
Gryllotalpidae: Scoliidae, Formicidae & Isoptera: Termitidae) và một số nhóm hình
nhện, ve, bét, mọt ẩm, một số giáp xác cạn (Arachnida: Araneida, Acarina &
Isopoda: Oniscoidae) [8, 35].
Các nhóm chân khớp nhiều chân như rết tơ, rết đất và rết ăn thịt (Symphyla:
Scolopendrellidae; Chilopoda: Geophilidae, Lithobiidae); cuốn chiếu tròn, cuốn
chiếu dẹt (Diplopoda: Julidae, Polydesmidae); một số sâu bọ bậc thấp như bét
không vỏ cứng (Arachnida: Acarina), một số giun đất và giun trắng (Oligochaeta:
Enchytraeidae) thích nghi với phương thức di chuyển thụ động, len lỏi theo các khe,
kẽ trong đất. Cơ thể chúng thường mảnh, dài, hẹp và rất linh hoạt nhờ nhiều đốt nối
cơ động [64, 65].
Giun đất là nhóm động vật đặc trưng, di chuyển trong đất nhờ phương thức
kết hợp vừa chủ động vừa thụ động. Do cơ thể hình thoi, nhọn hai đầu, với các vành
tơ nhỏ chạy vòng bao cơ bọc quanh mình, giúp giun đất có thể dễ dàng đào bới, len
lỏi và chui rúc sâu trong các tầng đất. Khả năng chui rúc và đào bới của giun càng
tăng hơn bởi quanh mình chúng có tiết dịch nhờn, chúng có thể co thắt cơ toàn thân
làm cho mình giun phồng căng tạo áp lực dịch xoang, để ép đất mở đường đi [9].
Động vật đất còn có nhiều tập tính thích nghi sống ở môi trường đất khác
nhau, như các hoạt động di cư ngày đêm, di cư theo mùa, di cư thẳng đứng theo

tầng sâu trong đất, hoặc di cư trên bề mặt đất. Nhờ các hoạt động sống và tập tính di
cư này mà chúng có khả năng thay đổi và tìm chọn nơi sống, có điều kiện thích hợp
và tối ưu hơn, hoặc thay đổi nhịp sống để thích nghi với môi trường đất. Ngoài ra, ở

7

các nhóm côn trùng đất sống tập đoàn như mối, kiến, ong… còn có nhiều biến đổi
thích nghi rất độc đáo về tập tính sống, về sinh thái, về chức năng, về nhịp sống, để
có thể thích ứng cao nhất với đời sống trong môi trường đất [32].
1.1.2. Cấu trúc đa dạng quần xã ĐVĐCTB
a) Cấu trúc đa dạng quần xã mesofauna theo hệ thống phân loại tự nhiên
Động vật chân khớp bé ở đất, gồm hai nhóm chính là nhóm ve bét và bọ
nhảy. Ngoài ra còn có rết tơ, côn trùng đuôi nguyên thủy, bọ hai đuôi và bọ 3 đuôi.
Kích thước cơ thể chúng khoảng 2 - 4mm, với mật độ có thể đến hàng trăm cá thể
trên 1m
2
mặt đất. Các nhóm này tham gia tích cực vào các quá trình cải tạo đất và
làm sạch môi trường. Chúng lại nhạy cảm với các thay đổi của điều kiện môi
trường, nên có vai trò quan trong trong việc chỉ thị tính chất đất [32].
Giun đất cùng nhiều nhóm sâu bọ và ấu trùng, động vật chân khớp nhiều
chân (Myriapoda)… chiếm lượng khá lớn trong hệ sinh vật đất. Giun đất là nhóm
động vật đặc trưng, sống suốt vòng đời trong đất. Qua các hoạt động sống đào bới
và chui sâu trong đất, giun góp phần quan trọng làm tơi xốp, thông thoáng và giữ
được ẩm. Nhờ hệ thống hang rãnh của mình, giun đất kéo xác vụn hữu cơ từ trên
mặt đất xuống sâu trong lòng đất, rồi lại đùn lên mặt đất một khối lượng lớn đất,
khoáng chất.
Các nhóm chân khớp nhiều chân như rết (Chilopoda), cuốn chiếu
(Diplopoda) thường chỉ sống ở tầng thảm phủ lá rừng, lớp đất mùn trên mặt đất.
Chúng là thành phần chính của quần xã động vật tầng thảm rụng rừng nhiệt đới.
Có 98% tổng số loài côn trùng có đời sống gắn liền với môi trường đất, trong

suốt vòng đời, ở giai đoạn con non, giai đoạn trưởng thành hoặc trong một số hoạt
động sống. Chúng là các nhóm côn trùng cánh cứng (Coleoptera), bọ hung
(Scarabaeidae), chân chạy (Carabidae), bổ củi (Elateridae), cánh ẩn (Staphilinidae),
bọ kìm (Lucanidae), côn trùng hai cánh (Diptera), côn trùng cánh thẳng (Orthoptera),
côn trùng cánh màng (Hymenoptera), mối (Isoptera), gián (Blatoptera)… Đáng chú ý

8

là bộ mối, với đặc tính sống tập đoàn hàng vạn cá thể trong tổ, một mặt chúng có vai
trò quan trọng giúp phân hủy xác hữu cơ, mặt khác chúng lại là đối tượng nguy hại,
phá hủy nhiều công trình xây dựng của con người [32].
b) Cấu trúc đa dạng theo mức độ gắn bó với môi trường đất
Theo mức độ gắn bó với thời gian sống trong môi trường đất mà mesofauna
được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm mesofauna đặc trưng Geobiontes, là nhóm động vật sống suốt vòng
đời trong đất. Đó là nhiều nhóm như ve bét, bọ nhảy, sâu bọ, giun đất…
- Nhóm mesofauna không đặc trưng Geophyles, là những động vật chỉ sống
một phần vòng đời trong đất. Đó là các nhóm ấu trùng của bọ cánh cứng, sâu bọ
cánh thẳng, chân khớp nhiều chân, sâu bọ sống tập đoàn…
- Nhóm mesofauna sống tạm thời Geoxenes, là những động vật chỉ có một số
hoạt động hoặc vô tình sống trong môi trường đất. Đó là những nhóm động vật có
một số hoạt động trong đất như tìm kiếm thức ăn, hoạt động sinh sản hay trú ẩn
trong môi trường này như dế, gián… [32, 35]
c) Cấu trúc đa dạng theo đặc điểm dinh dưỡng
Các nhà nghiên cứu chia thành 4 nhóm theo đặc điểm dinh dưỡng của chúng
như sau [32]:
- Nhóm động vật hoại sinh: gồm những động vật ăn xác chết, nguồn gốc
hữu cơ. Các nhóm ăn xác vụn hữu cơ thực vật gồm có giun đất, mối,
một số sâu bọ và chân khớp bé…; nhóm ăn xác vụn hữu cơ động vật
gồm kiến, ấu trùng cánh cứng, rết, ve giáp…

- Nhóm động vật hút dịch và ăn mô thực vật sống: gồm chủ yếu những
động vật như giun tròn ký sinh thực vật, ve bét, dế, châu chấu…
- Nhóm động vật ăn thịt: gồm những động vật ăn thịt và động vật sống
khác như các nhóm nhện, rết, kiến…
- Nhóm động vật đất ký sinh: gồm những động vật đất sống ký sinh trên
cơ thể sống của các loài sinh vật khác.

9

1.1.3. Vai trò của các nhóm động vật đất
Động vật đất chiếm hơn 90% tổng sinh lượng hệ động vật ở cạn và hơn 50%
tổng số loài động vật sống trên trái đất, nên chúng là thành phần quan trọng tạo nên
tính đa dạng của sinh giới. Từ xa xưa người ta đã quan tâm rất nhiều đến lợi ích mà
động vật đất đem lại. Vai trò và hoạt động của các nhóm sinh vật sống trong đất đã
được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu [34].
Một trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành đất là sự phân
hủy xác vụn hữu cơ thực vật. Xác hữu cơ bị phân hủy tạo nên các hợp chất hữu cơ,
các thành phần khoáng chất khác nhau. Sự tạo nên các hợp chất hữu cơ và các thành
phần khoáng của đất xảy ra nhờ hai quá trình tiếp theo là mùn hóa và khoáng hóa.
Một phần những chất phân rã này bị khoáng hóa, một phần khác được chuyển sang
một dạng chất hữu cơ đặc biệt của đất, gọi là mùn. Các nhóm động ĐVKXS trong
đất đóng vai trò quan trọng trong các quá trình phân hủy này [29].
Tùy vào đặc điểm và khả năng tham gia vào các quá trình phân hủy xác
hữu cơ và cải tạo đất, người ta phân biệt 5 nhóm động vật đất phân hủy xác vụn
hữu cơ sau [46]:
- Nhóm động vật đất giúp xé nhỏ và nghiền xác vụn hữu cơ theo phương thức
cơ học, qua đó làm tăng bề mặt tiếp xúc của xác vụn hữu cơ với hệ vi sinh
vật, chất khoáng, nước và không khí.
- Nhóm động vật có khả năng tiết enzyme riêng nhờ cộng sinh được với hệ vi
sinh vật, nên có thể phân hủy các thành phần tế bào có chứa xenlulozo, để

giải phóng lignin dưới dạng hợp chất mô xenlulo.
- Nhóm động vật tạo sản phẩm trao đổi đạm ammoniac, mà trong ruột của
chúng có thêm thành phần lignin, nên chúng có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình mùn hóa, tạo chất thải là phân hữu cơ.
- Nhóm động vật tham gia vào quá trình phân hủy, trong ống ruột của chúng
xác vụn hữu cơ được khoáng hóa hoặc mùn hóa một phần.

10

- Nhóm động vật có khả năng di chuyển thẳng đứng và theo bề mặt đất, góp
phần luân chuyển xác vụn hữu cơ và khoáng chất, làm tăng độ tơi xốp cho
đất, kích thích quá trình phân hủy xác thực vật ưa khí.
Động vật đất không xương sống trong đất hoại sinh gồm nhiều nhóm phân
loại khác nhau. Chúng rất khác biệt và đa dạng trong phổ thức ăn, trong đặc điểm
sinh lý, hình thái của ống tiêu hóa, vì thế đặc điểm và khả năng phân hủy xác vụn
hữu cơ của chúng cũng rất khác nhau. Chúng có vai trò và chức năng khác nhau
trong quá trình phân hủy cơ học và hóa sinh học xác vụn hữu cơ, trong quá trình
mùn hóa và khoáng hóa vật chất. Ngoài ra, chúng còn góp phần đáng kể trong việc
di chuyển và phát tán lượng mùn này vào sâu trong các lớp đất và rải rác trên bề
mặt đất, tạo điều kiện cho nhiều nhóm sinh vật khác có phạm vi hoạt động tốt hơn
cả về chiều rộng và độ sâu của đất [46].
Động vật đất có vai trò to lớn trong việc phân hủy rác hữu cơ tạo mùn và
hình thành đất, góp phần làm tăng độ phì cho đất. Thông qua các hoạt động sống
của động vật đất mà các chất hữu cơ phân hủy và chất dinh dưỡng được trả về cho
đất. Vì vậy mà đất tơi xốp thoáng khí, giàu dinh dưỡng hơn và thấm nước tốt hơn.
Mặt khác, động vật đất lại rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường như
nhiệt độ, độ ẩm, pH, hàm lượng mùn… nên chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc
chỉ thị tính chất của đất [33, 35, 36].
Sự tham gia của động vật đất vào quá trình phân hủy xác hữu cơ động thực
vật gồm nhiều nhóm, nhưng đặc biệt phải kể đến sự đóng góp của giun đất

(Oligochaeta), sâu bọ và ấu trùng sâu bọ (Insecta), động vật chân khớp nhiều chân
(Myriapoda)… tạo thành hệ ĐVĐCTB (Mesofauna) chiếm sinh lượng chủ yếu của
hệ động vật đất [31].
+ Giun đất (Oligochaeta), là nhóm động vật hoại sinh, giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phân hủy xác vụn thực vật và chuyển hóa vật chất hữu cơ
trong đất. Trong ống tiêu hóa của chúng, xác vụn thực vật và hữu cơ trước hết được
nghiền cơ học, sau đó lại tiếp tục được phân giải hóa học nhờ nhiều loại dịch và

11

men tiêu hóa. Theo Saclơ Đacuyn ông đã phát hiện giun đất có thể ăn hàng ngày
bằng chính khối lượng của nó, ước tính cứ 10 năm lượng đất do giun xáo trộn có thể
rải một lớp dày 5cm lên khắp diện tích bề mặt trái đất. Một số tác giả cho rằng khi
có giun đất, chúng đào hang có khả năng ngấm nước vào sâu trong lòng đất tránh
xói mòn, giữ được độ ẩm làm cho đất tơi xốp, giúp vi khuẩn, nấm đất hoạt động tốt
hơn, đồng thời giun đất tham gia phân giải mùn đưa vào đất làm đất ngày càng màu
mỡ hơn [35]. Trong phân giun chứa lượng lớn Photpho trao đổi, đạm amon (NH4),
mùn, axit canxi [22].
Ở Việt Nam, giun đất được sử dụng làm nguồn đạm vỗ béo gà, vịt, lợn…
dùng chữa bệnh sốt rét, suy nhược cơ thể… Bên cạnh đó, nó còn được xem là sinh
vật chỉ thị cho các thay đổi trong môi trường đất, theo Huỳnh Thị Kim Hối (2000)
cho rằng giun đất như yếu tố chỉ thị môi trường (thành phần cơ giới, pH, thay đổi
cảnh quan theo hướng thuận hay nghịch do can thiệp của con người, chỉ thị nguồn
gốc của một vùng đất). Nếu sử dụng thuốc trừ sâu ở nồng độ cao sẽ giết chết hoặc
xua đuổi giun xuống lớp đất sâu, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất và gây thoái
hóa cây trồng [19].
+ Phân ngành nhiều chân (rết đất, cuốn chiếu), một mặt chúng tham gia
trực tiếp nghiền làm vụn và phân hủy xác thực vật trong giai đoạn đầu. Mặt
khác, nhiều thành phần khoáng trong quá trình phân hủy này được tích lũy trong
cơ thể và trên bộ vỏ bao quanh cơ thể. Đây là lớp động vật ưu thế của quần xã

động vật nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thức ăn chủ yếu là mùn thực vật, ngoài ra
nhiều loài thuộc nhóm rết (Chilopoda) là động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu của
chúng là các loại động vật, côn trùng nhỏ… Khả năng phân hủy chất xơ
(xenllulozo) trong ruột của nhóm nhiều chân là rất lớn, do chúng sống cộng sinh
với một số nhóm sinh vật khác [35, 61, 64].
+ Nhóm côn trùng sống tập đoàn như kiến, mối có vai trò quan trọng trong
phân hủy xác hữu cơ và các hoạt tính sinh học của đất. Các phát hiện gần đây cho
thấy kiến có vai trò quan trọng trong việc hình thành các loại đất. Theo Handel và

12

cộng sự (1981), cho rằng kiến xáo trộn đất bằng số lượng của giun đất và hoạt động
mạnh trong đất rừng nhiệt đới. Kiến vận chuyển tàn dư xác động thực vật vào sâu
trong tổ của chúng, nhào trộn các vật chất bằng các lỗ đào. Những vùng có tổ kiến
thường có lượng C, N, P cao, kiến thúc đẩy quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ và
làm tơi xốp đất. Nhà nghiên cứu Prirre Jolivel (1966) đã nhận thấy trong các tổ kiến
thành phần cơ giới thay đổi, độ pH tăng với hàm lượng dinh dưỡng tăng lên. Cây
trồng phát triển tốt hơn trên tổ kiến cũ [34, 62]. Cũng tương tự như vậy, khi phân
tích đất của tổ mối ở châu Phi các nhà nghiên cứu thấy, thành phần N, P, K và Ca
tăng hơn hẳn so với đất thường. Ở miền Nam Việt Nam, đất của thành tổ mối có
tính chất cơ lý học khác hẳn với đất tự nhiên xung quanh. Thành phần hạt đất mịn
hơn, lực kết dính cao hơn, hệ số thấm thấp hơn so với đất xung quanh [35].
+ Nhóm mọt ẩm và ấu trùng bọ hai cánh Diptera, phần lớn chúng là nhóm
hoại sinh, sống ở lớp thảm lá, ăn lá rụng và gỗ cây. Mọt ẩm có nhiều đặc điểm dinh
dưỡng giống với cuốn chiếu nhưng khả năng hấp thụ xác vụn thực vật lớn hơn
nhiều so với chân kép, đạt 30 - 70%. Đối với nhiều nhóm sâu bọ hai cánh tuy không
gắn bó suốt đời trong đất, nhưng ở giai đoạn ấu trùng chúng tham gia tích cực vào
quá trình hình thành mùn, tác động đến thành phần hóa học của chất hữu cơ trong
đất như Tipulidae, Bibionidae, Lycoriidae thuộc họ ruồi và muỗi [35].
Bên cạnh vai trò trong quá trình phân hủy xác hữu cơ và tạo đất, động vật đất

còn có vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vật chất và dòng năng lượng.
Trong các hoạt động sống của mình, động vật đất có khả năng chuyển hóa hầu hết
lượng các nguyên tố hóa học có trong thảm rụng thực vật trở lại chu trình luân
chuyển vật chất tự nhiên của hệ sinh thái. Trong cơ thể của chúng thành phần phân tử
của các nguyên tố dinh dưỡng được thay đổi làm cho cây xanh dễ hấp thụ hơn [35].
Theo một nghiên cứu của Ghilarov và cộng sự (1974), khi khảo sát quá trình
phân hủy phân động vật ăn cỏ đã cho thấy rằng, trong 1 giờ cường độ trao đổi khí
của phân hoai là 1.611,5 ml O
2
, thì có 782ml (48,5%) do hoạt động của nhóm động
vật đất chân khớp bé và giun tròn. Trong trường hợp này, động vật không xương

13

sống sử dụng đến gần một nửa phần năng lượng được giải phóng từ xác thực vật
phân hủy, mặc dù cường độ hoạt động của vi sinh vật cũng xảy ra rất mạnh [32].
Nhiều nơi ở Việt Nam (dân tộc Thái đen vùng cao Tây Bắc ở Sơn La) họ đã
biết phân loại đất dựa vào kinh nghiệm như sau: Đất loại 1, 2 có nhiều vắt và giun
đất; đất loại 3 có vắt, mối, giun đất trung bình; đất loại 4, 5 có ít vắt, mối, giun đất
và chất lượng đất giảm dần từ 1 đến 5. Đây là kinh nghiệm cảm tính nhưng ngày
nay những ứng dụng có ý nghĩa này được chứng minh là có cơ sở khoa học [36].
Ngày nay quá trình đô thị hóa kèm theo chất thải của tất cả các ngành
công - nông nghiệp đã tác động rất lớn đến môi trường. Vì vậy mà các nhà khoa
học đang bắt tay vào nghiên cứu đồng thời đưa ra các giải pháp để hạn chế bớt
các tác động xấu đó.
1.2. Tình hình nghiên cứu động vật đất cỡ trung bình trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Các hoạt động sống và vai trò của hệ động vật đất đã được các nhà nghiên
cứu biết đến từ khá sớm. Khi nói đến vai trò phân hủy xác hữu cơ của ấu trùng ruồi,

nhà nghiên cứu C. Line đã khái quát một cách rất hình tượng như sau, ở vùng nhiệt
đới chỉ cần 3 con ruồi và con cháu của chúng cũng đủ ăn gọn một xác ngựa chết,
nhanh hơn cả lũ sư tử ở đây. Năm 1880, V. Kibri đã có những quan sát và mô tả về
vai trò phân hủy xác thực vật và nấm rừng của hệ côn trùng đất [16, 32].
Một trong những nghiên cứu khoa học đầu tiên về động vật ở đất là nhà tự
nhiên học người Anh, Saclơ Đacuyn. Ngay từ năm 1881, cuốn sách “Sự tạo mùn
nhờ các hoạt động của giun đất” đã được giới thiệu ở Luân Đôn. Trong những năm
cuối của thế kỷ thứ XIX có hàng loạt các công trình nghiên cứu về giun đất của H.
Post (1862), Hesen (1882) hay các công trình nghiên cứu về vai trò phân hủy xác
thực vật của nhà khoa học người Đan Mạch P. Miller (1879,1884)… [34].

14

Sang thế kỷ XX đã có hàng loạt các nghiên cứu về thành phần và vai trò
của các nhóm động vật đất khác nhau. Đến giữa thế kỷ XX trên cơ sở các nghiên
cứu nhiều năm, đã hình thành một số chuyên khảo đặt nền móng cho sự ra đời
của một bộ môn khoa học mới, nghiên cứu về khu hệ và sinh thái động vật đất
của M. Ghilarov (1949), H. Franz (1950), Cl. Delamare-Deboutteville (1951),
W. Eglitis (1954) [35]…
Tại Hội nghị động vật thế giới lần thứ XV, ở Luân Đôn (1958), lần đầu tiên
có tiểu ban về các nghiên cứu động vật đất. Hội nghị Thổ nhưỡng học thế giới lần
thứ VII, tại Medison, tiểu ban nghiên cứu động vật đất được các chuyên gia thổ
nhưỡng đặc biệt quan tâm. Do tính chất liên ngành và để phát huy được vai trò quan
trọng của mình trong Hiệp hội khoa học thế giới, Hội động vật đất quốc tế ngày nay
đồng thời là thành viên của Hiệp hội khoa học sinh học và Hiệp hội khoa học đất.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Hiệp hội khoa học thế giới, cứ 3 - 4 năm một
lần, Hội khoa học động vật đất lại tổ chức hội nghị khoa học quốc tế của mình. Gần
đây, Hội nghị quốc tế về Động vật đất lần thứ VII đã được tổ chức tại trường Đại
học tổng hợp Ireland, với chủ đề “Sinh học đất và quản lý tài nguyên đất”. Hội nghị
đã được các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới nhiệt liệt hưởng ứng, với sự

tham gia báo cáo của hơn 400 tác giả, tập trung ở 5 tiểu ban chuyên ngành. Trong
hội nghị quốc tế về động vật đất lần này, Hội Sinh thái đất Việt Nam đã tham gia
hội nghị với 3 báo cáo về kết quả nghiên cứu giun đất và chân khớp bé
(Microathropoda) ở Việt Nam. Hội nghị quốc tế lần thứ VIII năm 2000 về động vật
đất mang tên “Đa dạng sinh học sinh vật đất và hoạt động chức năng của hệ sinh
thái” (Biodiversity of Soil Organisms and Ecosystem Functioning), tại viện Sinh
học đất, Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Séc[32].
Cũng trong thế kỷ XX, các trung tâm nghiên cứu về sinh vật đất được ra đời
ở nhiều nước trên thế giới, công bố các khoa học cơ sở về nhiều nhóm động vật đất
và sinh thái đất… Trong thời kỳ này các công tác nghiên cứu cơ bản, ứng dụng
bước đầu đề xuất từ một số vấn đề liên quan về quản lý phát triển bền vững tài
nguyên đa dạng sinh vật đất, hệ sinh thái đất [32].

15

1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam và Đông Dương trước năm 1945 đã có một số công trình nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài về một số nhóm động vật đất như thân mềm, gián,
bọ hung, bọ nhảy, mối, ruồi… Sau đó, các nghiên cứu về động vật đất ở Việt Nam
được tập trung vào những nhóm ưu thế và có ý nghĩa kinh tế, y học như muỗi, bọ
hung, côn trùng hai cánh, một số nhóm chân khớp bé, giun tròn, giun đất… Trong
các nghiên cứu này động vật chưa được khảo sát đầy đủ và đồng bộ bằng các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành riêng. Chúng cũng không được đánh giá
như là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc chu trình dinh dưỡng của các
quần xã sinh vật cạn [8, 34].
Từ sau năm 1945 trở lại đây, khu hệ động vật đất ở Việt Nam mới được
nghiên cứu một cách đầy đủ đồng bộ bằng các phương pháp chuyên ngành và được
đánh giá như một phần quan trọng trong cấu trúc và chu trình dinh dưỡng của sinh
vật ở cạn [8].
Năm 1975, cùng với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, hệ

động vật đất Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ như một
thành phần cấu trúc không thể thiếu trong các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tác.
Trong giai đoạn này, nhiều dẫn liệu về phân loại học, sinh học và sinh thái, phân
bố và vai trò của một số nhóm động vật đất Việt Nam đã được bổ sung và công
bố. Có thể kể đến một số công trình chuyên sâu nghiên cứu một số nhóm động
vật đặc trưng như:
Về Giun đất, nội dung này có lịch sử nghiên cứu lâu đời nhất, từ các công
trình đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của các chuyên gia nước ngoài
đến các công trình nghiên cứu tập trung từ năm 1982 đến nay của các tác giả
trong nước. Nếu các nghiên cứu về khu hệ trước năm 1982 chỉ mới tiến hành ở
một vài vùng nhỏ lẻ thì sau năm 1982 vấn đề điều tra khu hệ giun đất đã được
đặt ra như kiểm kê một nhóm sinh vật đất quan trọng nhằm sử dụng tối ưu và
bền vững các hệ sinh thái cạn. Do đó, nhiều khu vực đại diện cho các vùng địa lý
khí hậu, các vùng cảnh quan và các sinh cảnh kể cả trong đất liền, trên đảo của

16

nước ta được nghiên cứu [9]. Mở đầu nghiên cứu khu hệ của các tác giả Việt
Nam là Thái Trần Bái, sau khi thu thập tư liệu và thu mẫu vật ở nhiều vùng khắp
cả nước, năm 1983 Thái Trần Bái đã công bố dẫn liệu về thành phần loài giun
của 71 vùng thuộc 28 tỉnh của Việt Nam gồm có 114 loài thuộc 6 họ, 17 giống,
trong đó có 39 loài mới được mô tả lần đầu ở Việt Nam [17]. Năm 1994, Đỗ Văn
Nhượng với công trình nghiên cứu khu hệ giun đất vùng Tây Bắc đã cung cấp
một danh lục gồm 95 loài và phân loài thuộc 6 họ, 7 giống, trong đó có 15 loài
mới cho khoa học [39]. Năm 1996, Huỳnh Thị Kim Hối trong nghiên của mình
đã đưa ra danh lục khu hệ giun đất ở khu vực Nam miền Trung Việt Nam với 75
loài và phân loài giun đất thuộc 6 họ, 14 giống [17]. Ngoài ra, còn có nhiều công
trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Văn Thuận (1994), Lê Văn Triển
(1995), Phạm Thị Hồng Hà (1995), Nguyễn Đức Anh (2003), Huỳnh Thị Kim
Hối (2007, 2009)… [1, 2, 9, 10, 22].

Về nghiên cứu mối, Nguyễn Đức Khảm (1976) đã giới thiệu danh lục 61 loài
mối ở miền Bắc Việt Nam cùng với đặc điểm sinh học và tập tính của chúng. Tác
giả cũng đã xác định sự phân bố của mối theo các vùng cảnh quan ở miền Bắc Việt
Nam [25]. Năm 1996, Nguyễn Tân Vương công bố danh sách 14 loài mối thuộc
giống Macrotermes ở miền Nam Việt Nam, trong đó có 3 loài mới. Nghiên cứu về
mức độ phá hại của mối đối với các công trình, Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn
Tuyển đã liệt kê 25 loài mối gây hại khác nhau trong cả nước [56].
Về giả bọ cạp (Pseudoscorpiones), đây là một bộ thuộc lớp hình Nhện, có
cấu tạo cơ thể gần giống với bọ cạp. Các nghiên cứu về nhóm loài này được nghiên
cứu chủ yếu bởi các tác giả nước ngoài như Mark Harvey, Mark L., Judson I. Năm
2011, Nguyễn Thị Định đã tổng hợp từ các kết quả tản mạn thành một danh lục có
hệ thống, đã ghi nhận được ở Việt Nam có 62 loài, thuộc 32 giống, 13 họ [14].
Về bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ này ở Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu
từ cuối thế kỉ 19 bởi các nhà khoa học người Pháp. Sau đó là các tác giả người
Nga. Sau một thời gian khá dài, đến nửa cuối thế kỷ 20, các tác giả Việt Nam mới
bắt đầu nghiên cứu và thống kê về thành phần loài cũng như khóa định loại của

17

chúng, các công trình có như Viện Bảo vệ thực vật (1976, 1985, 1999), Mai Quý
và cộng sự (1981), Lưu Tham Mưu (1985, 2000)… Đến năm 2011, sau khi nghiên
cứu và thống kê các tài liệu liên quan, Trần Thiếu Dư, Tạ Huy Thịnh đã công bố
danh lục gồm có 632 loài thuộc 14 họ của bộ cánh thẳng, trong đó phân bộ dế có
23 loài thuộc 2 họ [12].
Về bộ Cánh da (Dermaptera), Viện Bảo vệ thực vật (1976) đã ghi nhận có 5
loài ở miền Bắc Việt Nam. Năm 2005, Nguyễn Thị Thu Cúc và nhóm nghiên cứu
đã đưa ra danh lục 5 loài ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Năm 2009, sau khi
nghiên cứu và tổng hợp tài liệu trong nước cũng như các nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài, Tạ Huy Thịnh đã công bố danh lục các loài thuộc bộ Cánh da ở Việt
Nam gồm có 83 loài thuộc 8 họ đã được ghi nhận, trong đó có 33 loài chỉ ghi nhận

được ở Việt Nam [47].
Về ve giáp (Acaria: Oribatei), đầu tiên phải kể đến các công trình của tác giả
Vũ Quang Mạnh nghiên cứu thành phần, phân bố và biến động số lượng của một số
nhóm ve bét và bọ nhảy ở Tây Nguyên và ngoại thành Hà Nội. Tiếp theo là hàng
loạt các nghiên cứu của nhiều tác giả nhằm đề xuất phương pháp nghiên cứu, mật
độ, thành phần loài ve bét ở Việt Nam. Năm 1995, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị
Hòa đã đưa ra danh sách 146 loài và phân loài Ve bét ở Việt Nam [30]. Năm 2010,
Đào Duy Trinh và cộng sự đã ghi nhận được 103 loài thuộc 48 giống, 28 họ
phân bố trong 5 sinh cảnh phổ biến ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, trong số
này, đã bổ sung 2 loài có thể là loài mới cho khoa học [55]. Năm 2012,
Nguyễn Hải Tiến và Vũ Quang Mạnh sau khi nghiên cứu tại VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng đã lần đầu tiên ghi nhận được 106 loài và 1 phân loài thuộc 73
giống, 40 họ. Trong đó đã bổ sung 8 họ, 36 giống và 78 loài là mới cho khu hệ ve
giáp Việt Nam [15]…
Về bọ nhảy, năm 1987, Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến đã giới thiệu
đặc điểm phân bố và danh pháp của 11 loài mới ở Việt Nam và 1 loài mới cho
khoa học [28]. Năm 1998, Kiều Thị Bích Thủy trong Luận văn Thạc sĩ của mình
đã đưa ra danh sách 126 loài bọ nhảy ở Việt Nam [48]. Năm 2003, Nguyễn Thu
Anh, Nguyễn Trí Tiến đã công bố danh sách 65 loài thuộc 31 giống của 11 họ ở

18

miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam [49, 51]. Năm 2005, Nguyễn Trí Tiến đã
bổ sung và mô tả 7 loài mới cho danh lục bọ nhảy ở Việt Nam [52]. Bên cạnh
nghiên cứu phân loại, các tác giả còn đi sâu nghiên cứu về tập tính sinh thái như
đặc điểm cư trú, cấu trúc quần xã và vai trò làm chỉ thị cho môi trường đất của
bọ nhảy [5, 6, 49, 50].
Về kiến, khi nghiên cứu tại VQG Cúc Phương Bùi Tiến Việt (2000) đã đưa
ra danh lục bước đầu có 117 loài thuộc 45 giống trong 8 phân họ. Qua đây, đã nêu
ra các vai trò của kiến đối với quá trình hình thành, cải tạo đất và vai trò trong chu

trình dinh dưỡng. Và kiến được xem như yếu tố sinh học để đánh giá và kiểm soát
môi trường [59]. Cùng tác giả Bùi Tuấn Việt (2005), sau khi tiến hành thu mẫu và
định loại mẫu kiến tại rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh đã công bố danh lục thành phần
kiến tại đây gồm có 118 loài thuộc 43 giống của 8 phân họ [59]. Năm 2011,
Zrianhin V.A nhà khoa học người Nga đã công bố danh lục kiến tại VQG Bidoup -
Núi Bà với 73 loài kiến thuộc 36 giống trong 9 họ phụ [23].
Về bộ nhện (Araneae), các tài liệu về các loài nhện bắt gặp ở Việt Nam đã
được công bố rải rác. Đến năm 1985, Zabka M, đã công bố danh sách 100 loài
thuộc họ nhện nhảy (Salticidae) ở Việt Nam, trong đó có 51 loài mới cho khoa học.
Gần đây, một số nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu khu hệ nhện ở
Việt Nam như Ono H. (1997, 1999, 2000, 2002, 2003), Lihong Tu và Shqiang Li
(2003, 2004), Grismado C. J. (2004), Phạm Văn Lâm (2000), Phạm Đình Sắc và
cộng sự (2001, 2002, 2003, 2004, 2005). Trong năm 2005, Phạm Đình Sắc đã công
bố danh sách cho khu hệ nhện ở Việt Nam tương đối đầy đủ với 275 loài, 144 giống
thuộc 30 họ, trong đó có 129 loài mới chỉ phát hiện ở Việt Nam [42, 43].
Về Chân khớp nhiều chân (Myriapoda), năm 2007, sau một thời gian dài tiến
hành nghiên cứu và thu thập các mẫu vật của lớp Chilopoda tại 32 địa phương ở Việt
Nam, A. Schileyko đã thu được 500 mẫu và bổ sung thêm cho bộ Sclopendromorpha
với 27 loài thuộc 9 giống [65]. Năm 2013, Trần Thị Thanh Bình và cộng sự đã đưa ra
danh lục 71 loài thuộc 26 giống, 13 họ cho khu hệ Rết tại Việt Nam. Đây là phần
tổng hợp từ một số nghiên cứu và các nguồn tài liệu từ các tác giả nước ngoài như
Attems C., Schileyko A. A [60].

19

Đặc biệt từ năm 90 của thế kỷ XX ngoài các nghiên cứu cơ bản về đa dạng
sinh học động vật đất Việt Nam, các nhà nghiên cứu còn chú ý ứng dụng sinh vật
đất vào cải tạo và tăng độ phì của đất, sinh vật đất trong quản lý và phát triển tài
nguyên, hệ động vật đất với quá trình cải tạo đất góp phần phủ xanh đất trống, đồi
trọc [31, 33]. Lê Văn Triển (2000), Giun đất vùng đồi núi và sử dụng chúng như

một thành tố góp phần cải tạo đất [54]. Nguyễn Lân Hùng và cộng sự (2000) đã nêu
vai trò và lợi ích kinh tế mang lại của giun đất [24]
Những công trình nghiên cứu vai trò chỉ thị của quần xã động vật đất trên
cơ sở khoa học với phương pháp chuẩn được tiến hành trong những năm gần
đây. Đó là công trình nghiên cứu sử dụng các nhóm giun đất, động vật chân
khớp bé… làm chỉ thị sinh học cho các mục đích cải tạo thiên nhiên bảo vệ môi
trường sống, trong đó có các tác giả nổi bật như Nguyễn Trí Tiến, Đặng Thị Đáp,
Nguyễn Thị Thu Anh… [7, 13, 19, 48, 50].
Các công trình nghiên cứu về các nhóm mesofauna tại VQG Cát Bà: Đối với
khu hệ ĐVĐCTB đã được nghiên cứu tại đây với các số liệu tương đối đầy đủ về các
nhóm loài. Cụ thể, các kết quả đã được công bố như giun đất bởi Huỳnh thị Kim Hối
(2007) đã ghi nhận 32 loài giun thuộc 6 giống của 5 họ. [22, 57]. Lớp Nhện được
nghiên cứu bởi Phạm Đình Sắc, Nguyễn Văn Quảng (2007), bước đầu đã ghi nhận
được 37 loài, 30 giống thuộc 10 họ, trong đó có 1 loài mới được ghi nhận cho khu hệ
nhện Việt Nam [44]. Bọ nhảy (Collembola) được nghiên cứu bởi Nguyễn Trí Tiến và
cộng sự, qua các đợt điều tra đã ghi nhận được 78 loài thuộc 48 giống, 14 họ phân bố
trong 8 kiểu sinh cảnh khác nhau. Trong đó đã bổ sung thêm 46 loài cho Vườn Quốc
gia và 5 loài cho khu hệ bọ nhảy Việt Nam. Đồng thời đã lần đầu tiên ghi nhận 4 loài
phân bố ở bãi triều ven biển [53]. Về Ve giáp, Vũ Quang Mạnh và cộng sự (2013), đã
ghi nhận được 55 loài thuộc 22 họ. Trong đó có 40 loài mới cho Vườn Quốc gia và
bổ sung thêm 2 loài mới cho khu hệ của Việt Nam [37]. Bộ Mối, Nguyễn Văn Quảng
và cộng sự (2007) đã ghi nhận được 24 loài thuộc 7 giống của 3 họ [40]. Chân khớp
nhiều chân, Lê Xuân Sơn, Nguyễn Đức Anh (2014), đã ghi nhận được 14 loài Rết
thuộc 11 giống, 1 họ của bộ rết lớn Sclopendromopha. Đây là lần đầu tiên rết được
nghiên cứu tại VQG Cát Bà [45].

20

Tóm lại, những nghiên cứu về động vật đất của các nhà khoa học thế giới
và trong nước đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của chúng đối

với đất, đặc biệt là trong quản lý, quá trình hình thành đất, tăng độ phì nhiêu cho
đất. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu về động vật đất giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về vai trò vị trí của chúng đối với đất cũng như đối với con người.
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội tại VQG Cát Bà, Hải Phòng
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Quần đảo Cát Bà gồm một hòn đảo chính là đảo Cát Bà và 366 hòn đảo lớn
nhỏ kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát
Hải, nằm ở phía Đông của thành phố Hải Phòng, có vị trí địa lí:
20°44′50″ - 20°55′29″ vĩ độ Bắc.
106°54′20″ - 107°10′05″ kinh độ Đông.
Hải đảo Cát Bà nằm giáp ranh giới của vùng biển vịnh Hạ Long nổi tiếng ở
phía Bắc và Đông Bắc, phía Tây giáp đảo Cát Hải, còn 3 phía Đông, Đông Nam,
Tây Nam đều hướng ra biển.

21


Hình 1. Vị trí địa lý và hình ảnh của VQG Cát Bà






×