Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE CUONG ON TAP DIA LY - LICH SU HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.64 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: Đòa Lí – Lớp 4
oOo
Bài : ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Câu 1 : Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các con công
nào bồi đắp nên?
Trả lời :
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta.
- Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông đồng Nai bồi đắp nên.
Câu 2 : Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ? (Hay Đồng bằng
Nam Bộ có những đặc điểm gì về diện tích, đòa hình, đất đai, sông ngòi? )
Trả lời : Một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ:
- Diện tích : Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần
đồng bằng Bắc Bộ.
- Đòa hình : Phần Tây Nam Bộ ( còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long) có nhiều vùng
trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
- Đất đai : Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần
phải cải tạo.
- Sông ngòi : Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chòt.
Câu 3 : Nêu đặc điểm của sông Mê Công? Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại
có tên là Cửu Long?
Trả lời :
- Đặc điểm của sông Mê Công : sông Mê Công là một trong những sông lớn trên thế
giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển Đông. Đoạn hạ lưu
sông chảy trên đất nước Việt Nam dài trên 200km và chia thành hai nhánh: sông Tiền,
sông hậu.
- Ở nước ta sông Mê Công lại có tên là Cửu Long do hai nhánh sông đổ ra biển bằng
chín cửu nên có tên là Cửu Long (chín con rồng)
Câu 4 : Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
Trả lời : Nhờ có Biển Hồ ở Căm-pu-chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê
Công lên xuống điều hoà. Nước lũ dâng cao từ từ (không lên nhanh và dữ dội như sông


Hồng), ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông
để nướclũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
Câu 5 : Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
Trả lời : Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá. Nước lũ ngập đồng bằng còn
có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù
sa.
Câu 6 : Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân đồng bằng
Nam Bộ phải làm gì ?
Trả lời : . Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô:
1
- Ở đông Nam Bộ người ta xây dựng nhiều hồ lớn để chứa nước cung cấp cho sinh
họat và sản xuất ( hồ Dầu Tiếng, hồ Trò An ).
- Tây Nam Bộ thì đào kênh, rạch lấy nước tưới ruộng.
Bài : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Câu 1 : Hãy kể tên một số dân tộc chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
Trả lời : Dân tộc chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung là người kinh, người
Chăm.
- Dân cư tập trung khá đông đúc ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Câu 2 : . Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền trung?
Trả lời: Đồng bằng duyên hải miền Trung tuy nhỏ hẹp, song có điều kiện tương đối
thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.
Câu 3 : Kể tên những nghề chính của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? ( Hay
hãy trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng
duyên hải miền trung)
Trả lời: Nghề chính của họ là nghề nông (trồng trọt), chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, làm
muối, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Câu 4 : Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa,
lạc, mía và làm muối?
Trả lời: Dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung trồng lúa, lạc, mía và làm muối vì có

đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, đất pha cát, nước biển mặn , nhiều
nắng
Câu 5 : Hãy nêu tên một số hoạt động sản xuất phù hợp các nghề chính của người dân
ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
Trả lời : - Trồng trọt : trồng lúa, mía
- Chăn nuôi : gia súc (nuôi bò)
- Nuôi, đánh bắt thuỷ sản: đánh bắt cá, nuôi tôm.
- Ngành khác : làm nuối
Câu 6 : Vì sao các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền
Trung đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp?
Trả lời : Các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung đa
số thuộc ngành nông – ngư nghiệp vì do nơi đây có điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất này như đất canh tác, nguồn nước sông, biển.
Câu 7 : Vì sao ở đồng bằng duyên hải miền Trung có khí hậu khắc nghiệt thường có
bão lụt, hạn hán nhưng các nghành sản xuất ở đây vẫn phát triển?
Trả lời : Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt, hạn hán nhưng người dân miền
Trungvẫn biết tận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để sản xuất ra
nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác cũng như phục vụ xuất
khẩu.
2
Câu 8 : hãy nêu các hoạt động và các điều kiện cần thiết để sản xuất ở đồng bằng
duyên hải miền Trung.
Tên Hoạt động Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
Trồng lúa - Đất phù sa tương đối màu mỡ.
- Khí hậu nóng ẩm
Trống mía, lạc - Đất cát pha, khí hậu nóng.
Làm muối - nước biển mặn
- Nhiều nắng
Nuôi, đánh bắt thuỷ sản - Biển, đầm, phá, sông.
- Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến

thuỷ sản.
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
Câu 1: Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
Trả lời : Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đơng.
Phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo.
Câu 2: Biển Đơng bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
Trả lời : Biển Đơng bao bọc phía Đơng, phía Nam và Tây Nam nước ta.
Câu 3: Em hiểu thế nào là đảo? Quần đảo?
- Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
( đảo Phú Quốc, đảo Cát Bà, Cơn Đảo )
- Nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo.(Quần đảo Trường Sa; Quần đảo Hồng Sa)
Câu : . Biển có vai trò gì đối với nước ta? ( Em hãy nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo
của nước ta.)
Trả lời : Vai trò của biển, đảo và quần đảo là :
- Vùng biển nước ta là kho muối vơ tận, đồng thời có nhiều khống sản, hải sản q.
- Biển có vai trò điều hòa khí hậu.
- Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc phát triển du
lịch và xây dựng cảng biển.
Câu 5: Hãy kể tên các hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển và đảo.
Trả lời : Các hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển và đảo là :
- Khai thác khống sản: dầu khí, cát trắng, muối
- Đánh bắt và ni trồng hải sản.
- Khai thác
Câu 6 : Các đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì?( có lợi ích gì?)
Trả lời : Các đảo và quần đảo nước ta mang lại nhiều lợi ích kinh tế và nhiều tài ngun
q.
Câu 7 : Nơi nào ở nước ta có nhiều đảo nhất?
Trả lời : Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất nước ta.
3
Câu 8: Hãy trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc,

vùng biển miền Trung, vùng biển miền Nam.
Trả lời :
- Ở vùng biển phía Bắc có các đảo lớn như đảo Cát Bà, đảo Cái Bầu có cư dân đông đúc,
nghề đánh cá phát triển. Có vịnh Hạ Long là thắng cảnh đẹp nổi tiếng đã được công nhận là
di sản thiên nhiên thế giới.
- Ở ngoài khơi vùng biển Miền Trung có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa; ven
biển có một số đảo nhỏ như Lí Sơn ( Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận). Trên các đảo
này có nhiều chim yến trú ngụ và làm tổ. Tổ yến là món ăn quý hiếm và bổ dưỡng.
- Ở vùng biển phía Nam và Tây Nam có một số đảo lớn, lớn hơn cả là Phú Quốc và Côn
Đảo. Người dân ở đây làm nghề trồng trọt, đánh bắt và chế biến hải sản, dịch vụ du lịch, hồ
tiêu và nước mắm ngon nổi tiếng ở Phú Quốc.
Câu 9 : Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ biển, đảo và quần đảo?
Trả lời : Biển, đảo và quần đảo của nước ta có nhiều tài nguyên quý nên chúng ta cần giữ
gìn, bảo vệ bằng nhiều biện pháp như:
- Không xả rác và nước thải có hại ra môi trường biển.
- Không đánh bắt hải sản bằng cách đánh mìn,
- Khai thác tài nguyên biển theo cách hợp lí.
- Tăng cường lực lượng quân đội để bảo vệ chủ quyền biển, đảo và quần đảo.
Câu 10 : Các đảo và quần đảo thuộc các tỉnh nào?
Trả lời :
- Đảo Cái Bầu - T. Quảng Ninh
- Đảo Cát Bà - T.P. Hải Phòng
- Quần đảo Hoàng Sa - TP Đà Nẵng
- Quần đảo Trường Sa - T. Khánh Hòa
- Đảo Lí Sơn - T. Quảng Ngãi
- Côn Đảo - T. Bà Rịa- Vũng Tàu
- Đảo Phú Quý - T Bình Thuận
- Đảo Phú Quốc - T. Kiên Giang.
* Ở Vũng Tàu có Côn Đảo và đảo Long Sơn
4

×