Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Kiểm kê khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh ninh bình và đề xuất các biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 83 trang )



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG i
DANH MỤC HÌNH ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Thành phần của rơm rạ và các vấn đề môi trƣờng do đốt rơm rạ ngoài
đồng ruộng 2
1.1.1. Thành phần và các ứng dụng của rơm rạ 2
1.1.2. Vấn đề môi trƣờng do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài
đồng ruộng trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 16
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Mục tiêu đề tài 29
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu 29
2.3.2. Phƣơng pháp kế thừa 29
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát 30
2.3.4. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm thực tế 30
2.3.5. Phƣơng pháp tính toán kiểm kê lƣợng khí thải 31
2.3.6. Phƣơng pháp sử dụng công cụ ABC - EIM (Atmospheric Brown
Clouds Emission Inventory Manual) 32



CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Khái quát về tình hình sản xuất lúa 34
3.1.1. Sản xuất lúa chất lƣợng cao 34
3.1.2. Diện tích, sản lƣợng trồng lúa 36
3.2. Tình hình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng của các hộ nông dân 38
3.3. Tính toán kiểm kê khí thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng 39
3.3.1. Sản lƣợng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng của tỉnh Ninh Bình năm 2013 39
3.3.2. Kết quả tính toán lƣợng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2013 42
3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu lƣợng khí thải phát sinh từ hoạt động
đốt rơm rạ trên đồng ruộng 50
3.4.1. Tăng cƣờng sử dụng rơm làm đế trồng nấm 50
3.4.2. Sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh 53
3.4.3. Bếp hóa khí tiết kiệm năng lƣợng 54
3.4.4. Dùng rơm để sản xuất gỗ ép 56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 63


i

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Ứng dụng rơm rạ trong nông nghiệp 5
Bảng 1.2: Ứng dụng rơm rạ trong lĩnh vực hóa chất 6
Bảng 1.3: Lƣợng khí thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên địa bàn tỉnh
Thái Bình năm 2012 15
Bảng 1.4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2013 24

Bảng 2.1: Hệ số phát thải của rơm rạ theo ABC - EIM 33
Bảng 3.1: Sản lƣợng rơm rạ tƣơi 40
Bảng 3.2: Sản lƣợng rơm rạ khô 40
Bảng 3.3: Sản lƣợng rơm rạ tƣơi phân theo huyện, thành phố, thị xã của tỉnh
Ninh Bình năm 2013 41
Bảng 3.4: Sản lƣợng rơm rạ khô phân theo huyện, thành phố, thị xã của tỉnh
Ninh Bình năm 2013 41
Bảng 3.5: Lƣợng khí thải phát thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh
Ninh Bình năm 2013 - phát thải thấp 42
Bảng 3.6: Lƣợng khí thải phát thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh
Ninh Bình năm 2013 - phát thải trung bình 45
Bảng 3.7: Lƣợng khí thải phát thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh
Ninh Bình năm 2013 - phát thải cao 48



ii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ tỉ lệ các khí ở Thái Lan năm 2007 9
Hình 1.2: Biểu đồ tỉ lệ các khí do đốt phụ phẩm nông nghiệp ngoài trời ở
Indonesia năm 2007 10
Hình 1.3: Biểu đồ tỉ lệ các khí do đốt phụ phẩm nông nghiệp ngoài trời ở
Trung Quốc năm 2006 12
Hình 1.4: Biểu đồ tỉ lệ các khí do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng khu vực Đồng bằng
sông Hồng năm 2012 13
Hình 1.5: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình 17
Hình 1.6: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm (Trạm Ninh Bình) 19
Hình 1.7: Số giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Ninh Bình) 19

Hình 1.8: Lƣợng mƣa các tháng trong năm (Trạm Ninh Bình) 20
Hình 2.1: Thành phần của cây lúa 31
Hình 3.1: Diện tích, sản lƣợng lúa qua các năm của tỉnh Ninh Bình 36
Hình 3.2: Diện tích lúa cả năm phân theo cấp huyện, thành phố, thị xã của tỉnh
Ninh Bình 37
Hình 3.3: Sản lƣợng lúa cả năm phân theo cấp huyện, thành phố, thị xã của tỉnh
Ninh Bình 37
Hình 3.4: Đốt rơm rạ trên các cánh đồng ở tỉnh Ninh Bình 38
Hình 3.5: Lƣợng phát thải của các chất ô nhiễm do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2013 - phát thải thấp 44
Hình 3.6: Lƣợng phát thải của các chất ô nhiễm do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2013 - phát thải trung bình 47
Hình 3.7: Lƣợng phát thải của các chất ô nhiễm do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2013 - phát thải cao 49
Hình 3.8: Bếp khí hóa tiết kiệm nhiên liệu ở Việt Trì - Phú Thọ 56



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABC
Atmospheric Brown Cloud
BC
Black carbon (than đen, muội than, bồ hóng)
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
HĐND
Hội đồng nhân dân

NMHC
Nonmethane hydrocarbons (hydrocarbon ngoại trừ CH
4
)
ÔNMT
Ô nhiễm môi trƣờng
UBND
Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
Diện tích gieo cấy lúa khoảng 80.900 ha, chiếm tới 93% diện tích cây lƣơng
thực có hạt của tỉnh Ninh Bình [21]. Trƣớc đây, sau khi thu hoạch, ngƣời nông dân
trong tỉnh thƣờng mang rơm rạ về nhà đánh đống để đun nấu, làm thức ăn cho gia
súc, lợp nhà, ủ chuồng làm phân bón…Nhƣng trong những năm gần đây, do những
biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội, một tỷ lệ đáng kể các hộ nông dân đã không
còn sử dụng rơm rạ vào những mục đích nhƣ trƣớc mà thay vào đó rơm rạ đƣợc đốt
ngay ở ngoài đồng ruộng.
Lƣợng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng ngày càng tăng đã tạo ra lƣợng khí thải
lớn, gây ô nhiễm môi trƣờng (ÔNMT). Đồng ruộng do đó bị khô, chai cứng, một
lƣợng nƣớc lớn bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm rạ. Quá
trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát đƣợc, lƣợng CO
2
phát thải vào khí
quyển cùng với CO, CH
4
, NO
x

và một lƣợng SO
2
. Những khí này đã góp phần làm
tăng hiệu ứng nhà kính làm vấn đề biến đổi khí hậu càng trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, các chất do đốt rơm rạ sinh ra còn gây ô nhiễm không khí, tác động nhiều
đến sức khỏe con ngƣời.
Tuy nhiên cho đến nay có rất ít những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở Việt Nam nói chung, của tỉnh Ninh Bình nói riêng
và do vậy tổng lƣợng khí thải phát thải vào môi trƣờng cũng nhƣ những thiệt hại
môi trƣờng gây ra từ đốt rơm rạ trong tỉnh là bao nhiêu vẫn là những câu hỏi chƣa
đƣợc trả lời. Do đó, việc “Kiểm kê khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở
tỉnh Ninh Bình và đề xuất các biện pháp giảm thiểu” là rất cần thiết. Tác giả đã
nhận thấy đƣợc vấn đề nhƣ vậy cho nên đã mạnh dạn thực hiện luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ này dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hoàng Anh Lê. Kết quả luận văn nhằm góp
phần nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tính đƣợc tải lƣợng các
chất ô nhiễm phát sinh do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng gây ra. Từ đó đƣa ra một số
giải pháp trong việc sử dụng hợp lý rơm rạ ngoài đồng ruộng trong thời gian tới.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Thành phần của rơm rạ và các vấn đề môi trƣờng do đốt rơm rạ
ngoài đồng ruộng
1.1.1. Thành phần và các ứng dụng của rơm rạ
Trong các hệ thống trồng lúa truyền thống, rơm rạ thƣờng đƣợc chuyển dời
ra khỏi các cánh đồng khi thu hoạch lúa và đƣợc ngƣời dân đem về nhà đánh đống
để đun nấu hoặc làm thức ăn cho gia súc. Trong thời gian gần đây do lƣợng rơm rạ
quá lớn, thêm vào đó là sự phát triển về kinh tế - xã hội, ngƣời dân không sử dụng
hết nên rơm rạ đƣợc đốt ngay ngoài đồng ruộng. Việc đốt rơm rạ trên đồng vẫn còn

thực hiện ở nhiều nƣớc, nhất là các nƣớc thuộc khu vực Châu Á, ngày càng trở nên
phổ biến và là nguy cơ đối với môi trƣờng và sức khỏe.
Tại thời điểm thu hoạch, hàm lƣợng ẩm của rơm rạ thƣờng cao tới 60%, tuy
nhiên trong điều kiện thời tiết khô hanh rơm rạ có thể trở nên khô nhanh đạt đến
trạng thái độ ẩm cân bằng vào khoảng 10 - 12% [6]. Rơm rạ, có hàm lƣợng tro cao
(trên 22%) và lƣợng protein thấp. Các thành phần hydrate cacbon chính của rơm rạ
gồm lienoxenluloza (37,4%), hemicellulose (bán xenluloza - 44,9%), linhin (4,9%)
và hàm lƣợng tro silica (silic dioxyt) cao (9 - 14%), chính điều này gây cản trở việc
sử dụng loại phế thải này một cách kinh tế [1]. Thành phần Lienoxenluloza trong
rơm rạ khó hủy về mặt sinh học, vì vậy để xử lý đòi hỏi phải có bƣớc tiền xử lý. Có
thể tiến hành tiền xử lý rơm rạ bằng các phƣơng pháp cơ học nhƣ xay, nghiền để
làm giảm kích thƣớc, hoặc xử lý nhiệt hoặc bằng hóa chất nhƣ sử dụng các axit hay
bazơ thƣờng có thể cải thiện đƣợc khả năng phân hủy.
Theo truyền thống, rơm rạ sau thu hoạch chủ yếu bao gồm sử dụng để làm
chất đốt, làm vật liệu xây dựng, nuôi gia súc và trồng nấm.
 Làm mũ, dép, xăng dan, bện dây thừng
Ngƣời ta có thể tạo ra nhiều kiểu mũ đƣợc bện từ rơm rạ. Tại Anh, vài trăm
năm trƣớc đây, các mũ bện từ rơm rạ đã rất phổ biến.

3

Ngƣời Nhật, Triều Tiên có truyền thống sử dụng rơm rạ để làm dép, xăng
đan, đồ thủ công mỹ nghệ. Tại một số nơi thuộc Đức, nhƣ vùng Black Forest và
Hunsruck, ngƣời ta thƣờng đi dép rơm trong nhà hoặc tại lễ hội [2].
Tại nhiều nơi trên thế giới, rơm rạ cho đến nay vẫn đƣợc sử dụng để làm đệm
giƣờng nằm cho con ngƣời và làm ổ cho vật nuôi [2]. Nó thƣờng đƣợc sử dụng để
làm ổ cho các loại súc vật nhƣ trâu bò (tức là loại động vật nhai lại) và cả ngựa. Nó
cũng có thể sử dụng để làm ổ cho các loài động vật nhỏ, nhƣng điều này thƣờng dẫn
đến gây thƣơng tổn cho các con vật ở miệng, mũi và mắt do những sợi rơm rất sắc
dễ cứa.

 Lợp nhà
Ở nông thôn, trƣớc đây ngƣời nông dân hay sử dụng rơm rạ cũng nhƣ lau sậy
hay các loại vật liệu tƣơng tự để làm các tấm lợp mái nhà nhẹ và không thấm nƣớc.
Loại rơm để sử dụng cho mục đích này thƣờng đƣợc trồng riêng và thu hoạch bằng
tay hoặc bằng máy gặt bó.
 Làm thức ăn cho động vật
Rơm rạ có thể đƣợc sử dụng nhƣ một thành phần thức ăn thô nuôi gia súc để
đảm bảo một lƣợng năng lƣợng trong thời gian ngắn. Rơm rạ có một hàm lƣợng
năng lƣợng và dinh dƣỡng có thể tiêu hóa đƣợc. Lƣợng nhiệt đƣợc sinh ra trong
ruột của các con vật ăn cỏ, vì vậy việc tiêu hóa rơm rạ có thể hữu ích trong việc duy
trì nhiệt độ cơ thể trong thời tiết mùa đông lạnh. Do mối nguy hiểm của sự cọ xát
mạnh và hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp, nên việc sử dụng rơm rạ làm thức ăn chỉ nên
giới hạn ở một phần của chế độ ăn cho gia súc.
 Trồng nấm
Việc trồng các loại nấm ăn đƣợc bằng các phụ phẩm nông nghiệp nhƣ rơm rạ
là một quá trình có giá trị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu này từ chỗ
đƣợc coi là phế thải thành thức ăn cho ngƣời.

4

Trồng nấm đƣợc coi là một trong những phƣơng pháp sinh học tận dụng
nguồn rơm rạ có hiệu quả nhất bởi nguồn đầu mẩu rơm rạ có thể dùng quay vòng lại
đƣợc. Nấm rất giàu protein và là loại thực phẩm ăn ngon. Sản lƣợng trồng nấm tại
các nƣớc trồng lúa liên tục gia tăng trong những năm gần đây.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng nấm bằng rơm rạ kết hợp với hạt
bông mang lại hiệu quả chuyển hóa sinh học cao nhất, đạt 12,82% (đƣợc xác định
bằng tỷ lệ phần trăm chuyển hóa chất nền thành thân cây nấm trên cơ sở trọng
lƣợng khô) [10].
Trồng nấm là một trong những phƣơng pháp thay thế để giảm nhẹ các vấn đề
ô nhiễm môi trƣờng liên quan đến các phƣơng pháp xử lý hiện nay nhƣ đốt ngoài

trời hay cho cày xới với đất. Trồng nấm trên nền rơm rạ còn mang lại những biện
pháp khuyến khích kinh tế đối với nghề nông, coi nguồn phế thải nhƣ một nguồn
nguyên liệu có giá trị và có thể phát triển các cơ sở kinh doanh sử dụng chúng để
sản xuất các loại nấm giàu chất dinh dƣỡng.
Với hiệu suất chuyển hóa sinh học 10% và 90% hàm lƣợng ẩm ở nấm tƣơi,
một tấn rơm rạ khô có thể cho sản lƣợng khoảng 1000 kg nấm sò [1]. Vì vậy việc
trồng nấm có thể trở thành một nghề nông mang lại lợi nhuận cao, có thể tạo ra
thực phẩm từ rơm rạ và giúp thanh toán loại phế thải này theo cách thân thiện
môi trƣờng.
Rơm rạ còn có thể tận dụng trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau, ví dụ
nhƣ trong ngành hóa chất rơm rạ đƣợc sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất các
sản phẩm hóa chất.





5

Bảng 1.1: Ứng dụng rơm rạ trong nông nghiệp
Phủ đất
Phủ một lớp vật liệu chết (không hoạt động) lên
bề mặt đất
Phân ủ
Quá trình phân giải để khôi phục một phần các
chất dinh dƣỡng và thành phần hữu cơ
Lót ổ cho gia súc
Phổ biến trong chăn nuôi gia súc
Chất nền trong trồng trọt
Các khối kiện rơm rạ có thể sử dụng trong sản

xuất nhiều loại cây trồng, dƣa chuột, cà chua, cây
cảnh,
Chống sƣơng giá
Thƣờng đƣợc ứng dụng kết hợp với phƣơng pháp
phủ đất và phân ủ trong khí hậu giá rét.
Nuôi giun
Sử dụng làm phƣơng tiện nuôi giun
Gieo hạt trong nƣớc
Rơm rạ nghiền sợi đƣợc sử dụng trong gieo hạt
nƣớc - một quy trình gieo trồng dọc theo các bờ
dốc đứng nhằm chống xói mòn.
Trồng cây cảnh
Rơm thô hoặc nghiền đều có thể sử dụng trong
nghề trồng cây cảnh
Làm ổ gia cầm
Ổ gia cầm bằng rơm có thể sử dụng trong hệ
thống ổ ráp nối
Trộn bùn thải
Làm vật mang trong ủ và phân hủy bùn cống.



6

Bảng 1.2: Ứng dụng rơm rạ trong lĩnh vực hóa chất
Quy trình xử lý
Sản phẩm
Thủy phân
Pentoza, glucoza và linhin, các thành phần tan
trong nƣớc.

Các quá trình nhiệt phân
Khí tổng hợp
Xử lý kết hợp
Tấm xơ ép và alcohol.
Hòa tan xenluloza nhớt
Sợi nhân tạo tổng hợp
Linhin bột
Chất keo dán
Thủy phân axit - lên men
Glucoza, xenlobioza hay xiro xyloza
Lên men vi sinh
Protein đơn bào (Single cell protein - SCP)
Quá trình Gulf đƣờng hóa
song song và lên men (SSF)
Sản xuất ethanol
Metan hóa hay sinh yếm khí
Metan và cacbon đioxit cùng với các khí khác.

1.1.2. Vấn đề môi trường do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
Theo đánh giá của một số công trình nghiên cứu, trung bình hàng năm ở
châu Á tổng cộng có 730 Tg (1 teragram = 10
9
kg) lƣợng sinh khối đƣợc xử lý bằng
cách đốt ngoài trời (open field burning), trong đó có 250 Tg có nguồn gốc từ nông
nghiệp [2]. Việc đốt ngoài trời các phế thải từ cây trồng là một hoạt động theo
truyền thống của con ngƣời nhằm chuẩn bị đất trồng cho vụ mùa sau, loại trừ những
đầu mẩu dƣ thừa, cỏ dại và giải phóng các chất dinh dƣỡng cho chu kỳ trồng trọt
sau. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là một thực tiễn phổ biến ở những nơi có thời gian
ngắn để chuẩn bị đất trồng cho vụ mùa sau.


7

Đốt sinh khối bao gồm các hoạt động đốt nhiên liệu sinh khối, đốt phụ phẩm
và rác thải nông nghiệp và cả đốt cho mục đích nấu ăn. Đây là một trong những
nguồn đóng góp vào ô nhiễm không khí toàn cầu với các chất thải đặc trƣng bao
gồm bụi mịn (particulate matter: PM
2,5
, PM
10
), SO
2
, NO
x
, CO, CO
2
, NH
3
, CH
4
, các
hydrocarbon ngoại trừ CH
4
(NMHC). Trong các thành phần vật chất của bụi thì
muội than, hay còn gọi là black carbon (BC, gồm cả EC, OC), là một trong những
hợp phần đƣợc quan tâm nhất bởi khả năng hấp thụ ánh sáng của nó. Chính vì vậy,
ngày nay BC đƣợc xem là một trong những nhân tố chính làm nóng bầu khí quyển,
chỉ đứng sau tác nhân CO
2
[9].
Các chất phát thải do đốt sinh khối gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi

trƣờng, biến đổi khí hậu và suy giảm sức khỏe con ngƣời. Tại châu Á dựa trên các
công trình nghiên cứu cho thấy, hàng năm nguồn phát xạ do đốt sinh khối ngoài trời
ƣớc tính đạt 0,37 Tg SO
2
; 2,8 Tg NO
x
; 1100 Tg CO
2
; 67 Tg CO và 3,1 Tg CH
4
.
Riêng lƣợng phát xạ từ việc đốt phế thải cây trồng theo ƣớc tính đạt: 0,10 Tg SO
2
;
0,96 Tg NO
x
; 379 Tg CO
2
; 23 Tg CO và 0,68 Tg CH
4
[12].
Từ lâu những ngƣời dân ở vùng nông thôn thƣờng hay sử dụng rơm rạ để
đun nấu mặc dù với số lƣợng không nhiều, gần đây do sản lƣợng lúa gia tăng kéo
theo lƣợng phế thải từ rơm rạ, việc đốt rơm rạ ngoài trời trên đồng ruộng và dùng để
đun nấu đều có thể dẫn đến phát xạ các khí gây ÔNMT. Một phần rơm rạ còn sót lại
một cách không kiểm soát trên đồng ruộng và chƣa đốt hết dần dần sẽ đƣợc cày lấp
vào trong đất để làm phân bón cho vụ mùa sau. Tỷ lệ phân hủy kỵ khí của chúng
phụ thuộc vào hàm lƣợng ẩm trong đất hay độ ƣớt của đất trong vụ mùa sắp tới,
điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến khối lƣợng CH
4

đƣợc giải phóng ra từ quá trình
này. Mặc dù việc rơm đƣợc trộn vào với đất có thể cung cấp một nguồn chất dinh
dƣỡng cho vụ mùa sau, nhƣng nó cũng có thể dẫn đến một số bệnh cho cây và
thƣờng ảnh hƣởng đến sản lƣợng do tác động bất lợi ngắn hạn của sự bất ổn định
hàm lƣợng nitơ. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao việc đốt rơm
rạ trên đồng ruộng lại thƣờng đƣợc tiến hành để xử lý nguồn phế thải này.

8

Bụi mịn là một trong sáu nhân tố chính gây ô nhiễm không khí và đƣợc
xem là nhân tố gây ô nhiễm trầm trọng nhất ở các nƣớc đang phát triển. Tác hại
của bụi chủ yếu phụ thuộc nhiều vào kích thƣớc, thành phần và bản chất nguồn
phát thải ra nó [9].
Trong những năm gần đây, thực tiễn cho thấy việc đốt cháy ngoài trời các
phế thải từ cây trồng góp phần làm phát xạ các chất gây ô nhiễm không khí, điều
này có thể dẫn đến những tác động nguy hại đến sức khỏe con ngƣời, trong đó có
các chất nhƣ polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH
s
), cũng nhƣ polychlorinated
dibenzo-p-dioxins (PCDD
s
), và polychlorinated dibenzofurans (PCDF
s
) đƣợc coi là
các dẫn xuất đioxin mang tính độc hại cao. Các chất gây ô nhiễm không khí này
mang tính độc hại nghiêm trọng và đáng chú ý là có tiềm năng gây ung thƣ. Ô
nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng
mà còn tác động dán tiếp đến nền kinh tế của một nƣớc. Chính vì vậy mà cộng đồng
quốc tế đã bắt đầu chú ý đến việc tìm kiếm các phƣơng pháp xử lý và tận dụng rơm
rạ theo cách an toàn, thân thiện môi trƣờng nhằm giúp làm giảm đƣợc khối lƣợng

rơm rạ đốt ở ngoài đồng ruộng.
Ngoài ra các loại khí thải khác nhƣ SO
x
, NO
x
có thể tích tụ trong khí quyển
gây ra tình trạng mƣa axít cũng nhƣ gây ra các bệnh liên quan đến đƣờng hô hấp
nhƣ khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Chính vì vậy hạn chế tình trạng đốt rơm rạ
bừa bãi sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm lƣợng khí thải độc hại, hạn
chế tình trạng ÔNMT, tình trạng biến đối khí hậu cũng nhƣ giảm thiểu những tác
động tiêu cực đến sức khỏe ngƣời dân.
1.2. Tình hình nghiên cứu về kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ
ngoài đồng ruộng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia dựa vào nông nghiệp với các loại cây trồng chính,
bao gồm: lúa, sắn, mía [16].

9

Năm 2007, sản lƣợng lúa của nƣớc này đạt hơn 30 triệu tấn, tạo ra một lƣợng
rơm rạ khổng lồ để lại trên đồng ruộng. Hầu hết, những ngƣời nông dân thƣờng đốt
phế phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch ngay tại đồng ruộng để chuẩn bị cho
vụ mùa sau, tạo ra một lƣợng thải lớn các chất gây ô nhiễm không khí. Theo nghiên
cứu, lƣợng khí thải do đốt phế phụ phẩm nông nghiệp ở Thái Lan năm 2007 đƣợc
thể hiện qua hình 1.1 (a). Trong đó đốt rơm rạ đóng góp lớn nhất trong tổng phát
thải khí (80%), đặc biệt là vào mùa khô và ở trung tâm Thái Lan hình 1.1 (b) [19].

Hình 1.1: Biểu đồ tỉ lệ các khí ở Thái Lan năm 2007
Chú giải: Số liệu trong ngoặc đơn: Số thứ nhất chỉ lượng khí thải (đơn vị:

Gg), số thứ 2 thể hiện tỉ lệ % các khí.
Hoạt động kiểm kê phát thải khí do đốt phế phụ phẩm nông nghiệp tại đất
nƣớc này đƣợc nghiên cứu theo cả không gian và thời gian. Theo không gian, phát
thải ban đầu đƣợc phân tách theo địa giới hành chính của tất cả 76 tỉnh ở Thái Lan
để có đƣợc khí thải hàng năm của từng tỉnh. Phần trung tâm của nƣớc này có phát
thải khí cao nhất, tiếp theo là Đông Bắc, phía Bắc và phía Nam đồng bằng, đây là
những khu vực trồng lúa chiếm ƣu thế ở trung tâm (dọc theo sông Chaopraya).
Lƣợng khí thải này thƣờng cao hơn ở xung quanh các tỉnh, đô thị lớn nhƣ Bangkok,
Khonkaen và Chiang Mai.

10

Theo thời gian, nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy lƣợng khí thải cao là
vào mùa khô (tháng 10 - tháng 4) và đạt cực đạt vào tháng 11, tháng 12 khi lúa và
các cây trồng khác đang thu hoạch. Thực tế cho thấy mùa khô là mùa ô nhiễm
không khí với mức độ cao hơn do một số nguyên nhân nhƣ không khí bị ứ đọng,
thiếu độ ẩm và tăng cƣờng sự vận chuyển khí thải ở phạm vi xa hơn từ các vùng ở
đầu hƣớng gió [19].
1.2.1.2. Indonesia
Sản xuất nông nghiệp ở Indonesia tạo ra một lƣợng lớn phế phụ phẩm và
những phế phụ phẩm này thƣờng đƣợc đốt cháy trên đồng ruộng sau mỗi vụ thu
hoạch. Tại những nƣớc đang phát triển ở châu Á, đặc biệt là ở Indonesia việc đốt
cháy phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải rắn đô thị thƣờng diễn ra ở khu vực
đông dân. Vì vậy mà nó ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng không khí và sức
khỏe của ngƣời dân nơi đây. Theo ƣớc tính của các chuyên gia ở Indonesia (năm
2007), lƣợng khí thải do đốt sinh khối ngoài trời đƣợc thể hiện qua hình 1.2. Trong
đó đốt rơm rạ trên đồng ruộng đóng góp lớn nhất vào tổng lƣợng khí thải do đốt
sinh khối. Cụ thể: 92% đối với CO, PM
2.5
và NO

x
; 81% với SO
2
và 84% với BC.
Nhƣ vậy trên 80% khí thải do đốt phế phụ phẩm nông nghiệp là từ rơm rạ, chỉ còn
lại 10 - 20% là đóng góp của các cây trồng khác [11].

Hình 1.2: Biểu đồ tỉ lệ các khí do đốt phụ phẩm nông nghiệp ngoài
trời ở Indonesia năm 2007
Chú giải: Số liệu trong ngoặc đơn: Số thứ nhất chỉ lượng khí thải (đơn vị:
Gg), số thứ 2 thể hiện tỉ lệ % các khí.

11

Khí thải do đốt phế phụ phẩm nông nghiệp ngoài trời ở Indonesia đƣợc
nghiên cứu theo cả không gian và thời gian. Theo không gian thì lƣợng khí thải
đƣợc thấy rõ nhất ở Đông Jave và nam Sumatra, đây là những khu vực canh tác
nông nghiệp chủ yếu ở Indonesia. Lƣợng khí thải tƣơng đối cao cũng đƣợc tìm thấy
phía Bắc Sumatra, tất cả các phần của Java, Bali, Tây và Nam Kalimanta, Bắc và
Nam Sulavesi. Còn phía Đông của Indonesia (Papua, Maluka ) lƣợng khí thải thấp
hơn bởi vì lúa không phải là cây lƣơng thực chủ yếu của vùng. Theo thời gian thì
lƣợng khí thải do đốt phế phụ nông nghiệp ngoài trời lớn nhất xảy ra vào mùa khô
(tháng 8 - 10). Tháng 8 - 10 ở Indonesia đƣợc coi là thời gian mà lƣợng khí thải do
đốt rơm rạ trên đồng ruộng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng vì thời gian này
hầu hết rơm rạ đƣợc đốt ngay tại đồng ruộng để chuẩn bị cho vụ gieo trồng sau [11].
1.2.1.3. Trung Quốc
Với tốc độ tăng trƣởng dân số và kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc đang
phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng trong nhiều thập kỉ, đặc
biệt là trong khu vực đô thị với nồng độ bụi cao. Kết quả ô nhiễm chủ yếu từ đốt
phế phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng [17], điều này dẫn đến một số hậu quả

nghiêm trọng nhƣ nhiều sân bay và đƣờng cao tốc phải ngừng hoạt động do sƣơng
khói dày đặc. Hơn nữa khí thải CO, NO
x
còn làm giảm nồng độ của OH
-
ở tầng đối
lƣu [14]. Để hạn chế vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã ban hành các luật và quy
định cấm đốt phế phụ phẩm nông nghiệp. Nông dân đƣợc khuyến khích là vùi phụ
phẩm vào đất để tạo ra nguồn phân bón hữu cơ. Tuy nhiên hoạt động này làm tăng
lao động, chi phí và một số tác dụng phụ lên cây trồng. Do đó, nó không đƣợc thông
qua bởi hầu hết nông dân và một tỉ lệ lớn các phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn bị đốt
cháy trên đồng ruộng [17].
Trƣớc những ảnh hƣởng do đốt phế phụ phẩm nông nghiệp đến môi trƣờng,
các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm kê phát thải khí do hoạt động này gây ra và
Suquian với 4523 km
2
tổng diện tích đất canh tác đã đƣợc chọn là một khu vực để
nghiên cứu, nơi mà lúa mì đƣợc trồng nhiều nhất.

12

Dựa trên dữ liệu của sản lƣợng nông sản từ năm 2001 - 2005, trung bình
hàng năm khối lƣợng phế phụ phẩm nông nghiệp đƣợc tạo ra ƣớc tính là 3,04 triệu
tấn. Khoảng 82% lúa mì và 37% lúa gạo đƣợc đốt tại cánh đồng, do đó tỉ lệ phế phụ
phẩm đốt trên đồng ruộng là khoảng 43%. Kết quả kiểm kê phát thải do đốt phế phụ
phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc năm 2006 đƣợc thể hiện qua hình 1.3. Trong đó
khoảng 78% các khí đƣợc phát thải từ vụ hè. Trong suốt vụ hè từ 4 - 13 tháng 6 năm
2006, do ảnh hƣởng của đốt phế phụ phẩm nông nghiệp, nồng độ trung bình hằng
ngày của PM
10

, NO
2
, SO
2
lần lƣợt là 0,226; 0,051 và 0,063 mg/m
3
. Trong đó nồng
độ trung bình của PM
10
vƣợt quá 0,25 mg/m
3
(Tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng
không khí xung quanh của Trung Quốc).


Hình 1.3: Biểu đồ tỉ lệ các khí do đốt phụ phẩm nông nghiệp
ngoài trời ở Trung Quốc năm 2006
Chú giải: Số liệu trong ngoặc đơn: Số thứ nhất chỉ lượng khí thải (đơn vị:
Gg), số thứ 2 thể hiện tỉ lệ % các khí.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với cây trồng
chính là lúa nƣớc. Vì vậy mà hằng năm một lƣợng lớn rơm rạ đƣợc tạo ra và đốt
ngay tại đồng ruộng [8].

13

Ảnh hƣởng của khí thải do đốt rơm rạ tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời
đã và đang trở nên ngày càng bức xúc nhƣng hoạt động liên quan đến kiểm kê phát
thải khí trong chƣơng trình quản lý chất lƣợng môi trƣờng không khí chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức.


Hình 1.4: Biểu đồ tỉ lệ các khí do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng khu vực
Đồng bằng sông Hồng năm 2012

Kết quả nghiên cứu ở vùng ĐBSH năm 2010 cho thấy lƣợng khí thải CO
2

phát thải vào môi trƣờng do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng là lớn nhất 1,2 - 4,7 triệu
tấn/năm [6]chiếm 94,75% tổng lƣợng khí thải nếu tỉ lệ đốt rơm rạ dao động trong
khoảng từ 20 - 80% (hình 1.4). Lƣợng khí thải nhà kính phát thải vào môi trƣờng do
đốt rơm rạ vùng ĐBSH có thể gây thiệt hại về môi trƣờng tƣơng đƣơng 19,05 -
200,3 triệu USD/năm tùy thuộc vào tỉ lệ đốt rơm rạ (20 - 80%) và tùy thuộc vào sự
thay đổi giá mua bán quyền phát thải CO
2
trên thị trƣờng thế giới. Nghiên cứu này
sử dụng hệ số phát thải của Gadde 2009 [13] và các dữ liệu về sản lƣợng lúa các
tỉnh vùng ĐBSH từ số liệu của Tổng Cục thống kê. Tuy nhiên, lƣợng khí thải do đốt
rơm rạ ngoài đồng ruộng của ĐBSH vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ theo không
gian và thời gian. Tỷ lệ đốt cũng chỉ dừng ở mức giả định lần lƣợt là 20% - 80% với
bƣớc chuyển 10%.

14

Trong một nghiên cứu gần đây của nhóm các nhà khoa học trƣờng Đại học
Bách khoa về mức độ phát thải một số chất ô nhiễm không khí từ các nguồn dân
sinh sử dụng nhiên liệu sinh khối (rơm, xoài, bạch đàn) cho thấy: Rơm có nhiệt độ
khí thải cao nhất (75
o
C) nhƣng có tốc độ cháy thấp nhất (151 g/h). Hệ số phát thải
thu đƣợc trong nghiên cứu này nằm trong cùng một dải so với các nghiên cứu ở một

số nƣớc khác. Nhƣng mới chỉ xác định đƣợc hệ số phát thải của một số thông số
nhƣ PM: 101 ± 12 (mg/kg), CO: 72 ± 12 (g/kg), CO
2
: 1465 ± 261 (g/kg), SO
2
: 253
± 45 (mg/kg) từ nguồn dân sinh sử dụng các loại nhiên liệu sinh khối [4].
Với kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, hoạt động đốt rơm rạ trên
đồng ruộng diễn ra rất phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong thời gian gần
đây. Hành vi này đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho môi trƣờng [8]. Theo kết quả
kiểm kê phát thải do hoạt động này trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong năm 2012
(Bảng 1.3) cho thấy CO
2
phát thải lớn nhất 738,8 nghìn tấn/năm chiếm 89,6% tổng
lƣợng khí phát thải; tiếp đến là khí CO phát thải 58,4 nghìn tấn/năm chiếm 7,08%
tổng lƣợng khí phát thải. Phần còn lại (3,35%) là các khí PM
2.5
, PM
10
, SO
2
, NO
x
,
NH
3
, CH
4
, NMHC, EC, OC [8]. Tuy vậy kết quả tính toán này cũng chỉ mới dừng
lại ở bƣớc điều tra, khảo sát số liệu nguồn thải rắn (rơm rạ) ngoài đồng ruộng. Còn

mức phát thải đƣợc tính toán đƣợc tham khảo thêm các hệ số phát thải từ các nghiên
cứu khác ở các quốc gia khác. Dẫu vậy đây cũng là kết quả rất hữu ích cho các nhà
hoạch định chính sách và quản lý Nhà nƣớc nói chung và lĩnh vực quản lý môi
trƣờng địa phƣơng nói riêng.


15

Bảng 1.3: Lượng khí thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2012 [8]
Nhân tố
Hệ số phát thải
(g/kg)
Lƣợng thải ƣớc tính năm 2012 (x 10
3
tấn)
Thái
Thụy
Kiến
Xƣơng
Đông
Hƣng
Quỳnh
Phụ
Tiền
Hải
Hƣng


Thƣ
T.p.Thái

Bình
Toàn
tỉnh
PM
2.5

8,3
a
0,83
0,74
0,75
0,76
0,69
0,7
0,68
0,05
5,2
PM
10

9,1
a

0,91
0,81
0,82
0,84
0,76
0,77
0,75

0,06
5,72
SO
2

0,18
b

0,0179
0,02
0,02
0,02
0,02
0,02
0,01
0,001
0,13
CO
2

1177
a

117,22
105,2
106,5
108,3
97,77
99,35
96,83

7,6
738,77
CO
93
a

9,26
8,31
8,41
8,56
7,72
7,85
7,65
0,6
58,36
NO
x

2,28
a

0,23
0,2
0,21
0,21
0,2
0,19
0,19
0,01
1,44

NH
3

4,1
c

0,41
0,37
0,37
0,38
0,34
0,35
0,34
0,03
2,59
CH
4

9,59
c

0,96
0,86
0,87
0,88
0,8
0,81
0,79
0.06
6,03

NMVOC
7,0
d

0,70
0,63
0,63
0,64
0,58
0,59
0,58
0,05
4,4
EC
0,51
a

0,05
0,05
0,05
0,05
0,04
0,04
0,04
0,003
0,32
OC
2,99
a


0,30
0,27
0,27
0,28
0,25
0,25
0,25
0,02
1,89
Ghi chú:
a
: Hệ số phát thải tham khảo từ [16];
b
: Hệ số phát thải tham khảo từ [17].
c
: Hệ số phát thải tham khảo từ [18];
d
: Hệ số phát thải tham khảo từ [15].

16

Nói tóm lại, hoạt động kiểm kê môi trƣờng ở nƣớc ta chỉ mới dừng lại ở
bƣớc tiếp cận, chƣa có nhiều nghiên cứu cụ thể mang tính khoa học. Kiểm kê phát
thải từ hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời cũng chỉ ở mức thống kê lƣợng rơm rạ để
lại trên đồng ruộng ở một số tỉnh, thành phố. Gần đây công tác nghiên cứu và
quản lý nhà nƣớc đã chú trọng hơn đến công cụ kiểm kê phát thải. Tác giả đã tham
gia vào việc biên soạn Thông tƣ quy định về kiểm kê phát thải (nhƣng chỉ tập
trung cho ngành sản xuất công nghiệp) do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì.
Đồng thời tham gia một số đề tài liên quan đến kiểm kê phát thải cho thành phố
Bắc Ninh với phƣơng pháp sử dụng hệ số phát thải từ Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng

Mỹ (EPA). Công tác kiểm kê chỉ dừng lại ở việc ƣớc tính tải lƣợng chất ô nhiễm
thông qua hệ số “vay mượn” từ các quốc gia, tổ chức khác. Điều này tất yếu sẽ dẫn
đến việc sai số khá lớn, chƣa đủ cơ sở để thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý
môi trƣờng và do đó chƣa có tiền đề vững chắc để đề xuất đƣợc công cụ quản lý
có hiệu quả.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam Đồng bằng Bắc bộ, 19
o
50’ đến 20
o
27’
độ Vĩ Bắc, 105
o
32’ đến 106
o
27’ độ Kinh Đông. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình
đƣợc thể hiện trong hình 1.5, bao gồm ranh giới đáng chú ý nhƣ sau:
- Dãy núi Tam Điệp chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, làm ranh rới tự
nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.
- Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam
và Nam Định.
- Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông.
- Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đƣờng sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.

17


Hình 1.5: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

1.3.1.2. Địa hình [23]
Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
 Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện
Kim Sơn và các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm
71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cƣ đông đúc nhất tỉnh,
chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9 - 1,2m, đất
đai chủ yếu là đất phù sa đƣợc bồi và không đƣợc bồi.
Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công
nghiệp ngắn ngày.
Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu thuyền, chế biến lƣơng thực, thực
phẩm, công nghiệp dệt may, thƣơng nghiệp, dịch vụ, phát triển cảng sông.

18

 Vùng đồi núi và bán sơn địa
Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía
Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phía Tây
Nam huyện Hoa Lƣ và Tây Nam huyện Yên Mô.
Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Độ cao trung bình từ 90 - 120m. Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m.
Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do
đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nhƣ: Sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất mía đƣờng, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia
súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công nghiệp dài ngày
nhƣ chè, cà phê và trồng rừng.
 Vùng ven biển
Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển
huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng
6.000ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải
tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng
một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.
1.3.1.3. Khí hậu
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4
mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông.Theo số liệu đo đƣợc tại Trạm Khí tƣợng Thủy văn
Ninh Bình [3] cho thấy, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
o
C (hình 1.6).Nhiệt độ
có xu hƣớng tăng từ tháng 1 đến tháng 4, đạt cực đại trong giai đoạn tháng 6 đến
tháng 8, sau đó có xu thế giảm dần cho đến cuối năm.

19




Hình 1.6: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm (Trạm Ninh Bình) [3]
Hình 1.7: Số giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Ninh Bình) [3]
10
15
20
25
30
35
0
50
100
150
200

250
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Giờ
2005 2010 2011 2012 2013

20













Số lƣợng giờ nắng trong năm trung bình trên 1.100 giờ. Ánh nắng mặt trời
chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 8 và chiếu lớn nhất vào tháng 7 hàng năm (hình 1.7).
Lƣợng mƣa trung bình/năm đạt 1.800mm. Lƣơng mƣa tăng dần từ tháng 1
đến tháng 5 và đạt cực đại từ tháng 7 đến tháng 9, sau đó giảm dần từ tháng 10 đến
tháng 12 (hình 1.8).
1.3.1.4. Giao thông
Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền
Trung và miền Nam.
- Đƣờng bộ: Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B,
59A.
- Đƣờng sắt: Tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều
dài 19km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện
trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng.
0
500
1000
1500
2000
2500

Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
mm
2005 2010 2011 2012 2013
Hình 1.8: Lượng mưa các tháng trong năm (Trạm Ninh Bình) [3]

×