Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 75 trang )


ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm về đất ngập nƣớc 3
1.2. Tổng quan khu bảo tồn thiên nhiên 4
1.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên 4
1.2.2. Mục tiêu quản lý khu bảo tồn thiên nhiên 6
1.2.3. Đặc điểm của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên 7
1.3. Tổng quan đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 9
1.3.1. Vị trí địa lý và hình thái 9
1.3.2. Đặc điểm địa hình 11
1.3.3. Khí hậu 11
1.3.4. Thủy-hải văn 11
1.3.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội 12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 15
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận 15
2.2.1. Phương pháp thông qua cộng đồng. 15
2.2.2 Phương pháp phân tích chính sách 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 15

iii
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và hồi cứu số liệu 15
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin 15


2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp 16
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 17
3.2. Giá trị kinh tế của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 24
3.2.1. Giá trị trực tiếp 24
3.2.2. Giá trị gián tiếp 33
3.2.3. Giá trị phi sử dụng 36
3.3. Tác nhân gây suy thoái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 39
3.3.1. Tác nhân gây suy thoái trực tiếp 39
3.3.2. Tác nhân gây suy thoái gián tiếp 42
3.4. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 46
3.4.1. Tổ chức quản lý, bảo tồn khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 47
3.4.2. Các chính sách và quy định liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái đất
ngập nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 50
3.4.3. Đánh giá chung về quản lý, bảo tồn 52
3.5. Đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai 55
3.5.1. Lợi ích của việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai 55
3.5.2. Sử dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức) để phân tích đề xuất việc thành lập khu bảo tồn 56
3.5.3. Đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai 59
3.6. Đề xuất giải pháp thực hiện 62
3.6.1. Về việc ban hành chính sách, pháp luật 62

iv
3.6.2. Về việc hoàn thiện tổ chức bộ máy 62
3.6.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra 63
3.6.4. Về việc xây dựng các chương trình quản lý 63

KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 68



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐNN: Đất ngập nước
HST: Hệ sinh thái
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KBVTS: Khu bảo tồn thủy sản
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
TGCH: Tam Giang - Cầu Hai
TTH: Thừa Thiên Huế
UBND: Ủy ban nhân dân

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Cầu Hai 18
Bảng 3.2: Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Thủy Tú –
Hà Trung 19
Bảng 3.3: Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Sam – Chuồn 20
Bảng 3.4: Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước phá Tam Giang 21
Bảng 3.5: Kết quả sản lượng nuôi trồng thủy sản các huyện năm 2012 26
Bảng 3.6: Thành phần cỏ thủy sinh ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 29

Bảng 3.7: Tính ưu thế về loài của các họ động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai 37
Bảng 3.8: Tổng hợp các hoạt động ở đầm phá 45
Bảng 3.9: Sử dụng mô hình SWOT để đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên
nhiên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 56
Bảng 3.10: Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T 58



vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 3.1: Giá trị trung bình thông số DO tại một số điểm so với QCVN
10:2008/BTNMT 22
Biểu đồ 3.2: Giá trị trung bình thông số COD tại một số điểm so với
QCVN 10:2008/BTNMT 22
Biểu đồ 3.3: Giá trị trung bình thông số NH4
+
tại một số điểm so với
QCVN 10:2008/BTNMT 23
Biểu đồ 3.4: Giá trị trung bình thông số Fe tại một số điểm so với QCVN
10:2008/BTNMT 23
Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 49
Hình 1.1: Bản đồ vệ tinh ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 10


1
MỞ ĐẦU

Phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai hợp thành hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai, đây là vùng đất ngập nước tiêu biểu cho các vùng đất ngập nước

ven biển nước lợ, nhiệt đới, gió mùa, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và thuộc cỡ
lớn trên thế giới. Với chiều dài 68km chạy từ cửa sông Ô Lâu ở phía bắc đến chân
núi Vĩnh Phong, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích mặt nước là
21.600

ha, chiếm 48,2% diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ nước ta. Đây là
loại hình thủy vực rất độc đáo, được coi như là một vùng biển - một lagoon ven
biển nhiệt đới.
Phá Tam Giang rộng 52km
2
, dài 24km, kéo từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông
Hương, rộng trung bình 2,5km, sâu chừng 1,6m, dốc dần về phía cửa sông Hương.
Đầm Sam và đầm Thủy Tú dài khoảng 33km, chạy từ cửa sông Hương đến thủy
vực Cầu Hai, rộng trung bình 1km, như một lạch triền dốc về phía nam, sâu từ 1,5m
đến 2m, diện tích mặt nước chiếm 60km
2
. Đầm Cầu Hai rộng lớn với diện tích
104km
2
, dài chừng 13km, đáy hơi gồ ghề nhưng có dáng của một lòng chảo hình
bán nguyệt, kéo từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, sâu từ 1m đến 1,5m về
phía đá Bạc có nơi sâu đến 3m.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có giá trị cao về tài nguyên, đặc biệt là
đa dạng sinh học, được ví như một bảo tàng sinh học, có chức năng quan trọng
về sinh thái, môi trường, có vai trò to lớn về cân bằng tự nhiên ven bờ và phát
triển kinh tế - xã hội. Thành phần nguồn gen của Tam Giang - Cầu Hai phong
phú; trên các đầm lầy, cỏ và thảm cỏ biển rất đặc thù và đây còn là nơi tập trung
hơn 70 loài chim nước, trên 2 vạn cá thể vào mùa đông, trong đó có hơn 30 loài
di cư, 21 loại được ghi vào danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng Châu
Âu, 1 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Cá ở phá Tam Giang được coi là loài

đặc hữu, có giá trị thương phẩm cao.
Vùng đất ngập nước này đang ngày một phát triển về kinh tế - xã hội và sự
gia tăng dân số cho nên kéo theo nguy cơ suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng

2
sinh thái và cạn kiệt tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến lợi ích sử dụng lâu dài. Để
phát triển bền vững, việc bảo vệ và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên vùng
đất ngập nước này là vấn đề cấp bách, cần được ưu tiên. Do đó, việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai” là cần thiết.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: phân tích giá trị kinh tế và thực trạng
quản lý, bảo tồn đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; sử dụng mô hình SWOT để đề xuất
thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài:
+ Đánh giá giá trị kinh tế và hiện trạng môi trường sinh thái của đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai.
+ Đánh giá thực trạng quản lý, bảo tồn đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
+ Đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai.










3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về đất ngập nƣớc
Trên thế giới có khoảng trên 50 định nghĩa khác nhau về đất ngập nước
(ĐNN), tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, sử dụng hay quản lý. Nhưng nhìn
chung, để được coi là ĐNN phải có đủ 3 yếu tố:
- Là đất chuyển tiếp phù hợp với hầu hết các loại thực vật sống dưới nước;
- Tầng nền đất không khô hoàn toàn; và
- Địa tầng đất không bão hòa hoặc không ngập rõ ràng vào thời điểm nào đó
trong mùa sinh trưởng.
Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của Cowardin và nnk
(1979): “ĐNN là vùng đất tại đó sự dư thừa của nước là yếu tố chính xác định bản
chất của việc hình thành thổ nhưỡng và các loại hình động vật và quần thể cây cối
sống trên mặt đất. Nó tạo sự bắc cầu kết nối giữa các môi trường, là vùng chuyển
tiếp giữa các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước”.
Tại Việt Nam, định nghĩa được ghi theo Công ước Ramsar về các vùng ĐNN
có tầm quan trọng quốc tế (1971) đã được áp dụng phổ biến cho các hoạt động liên
quan đến ĐNN. Theo đó, “ĐNN là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc những vùng
nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay
nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ
sâu không quá 6m khi triều thấp”.
Theo quy ước trên có những loại hình ĐNN như sau:
- Các vịnh nước nông có mức nước từ 6m trở lại khi triều thấp;
- Các vùng cửa sông châu thổ;
- Những đảo nhỏ xa bờ;
- Những bờ biển có đá, vách đá ven biển;

4
- Những bãi biển dù là cát hay sỏi;
- Những bãi gian triều dù là cát hay bùn;

- Những vùng đầm lầy rừng ngập mặn;
- Những đầm phá ven biển dù là nước lợ hay mặn;
- Những ruộng muối;
- Những ao nuôi tôm, cá;
- Các sông suối;
- Đầm lầy ven sông, hồ do sông đổi dòng;
- Hồ nước ngọt;
- Ao nước ngọt dưới 8ha, đầm lầy nước ngọt;
- Ao nước mặn, những hệ thống thoát nước nội địa;
- Đập chứa nước.
Theo định nghĩa nêu tại Thông tư 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn
và phát triển bền vững các vùng ĐNN thì “ĐNN là vùng ngập thường xuyên hoặc
tạm thời, nước chảy hoặc nước tù, nước ngọt, nước phèn, nước mặn hoặc nước lợ.
ĐNN được phân thành ĐNN ven biển, ĐNN nội địa”.
1.2. Tổng quan khu bảo tồn thiên nhiên [2], [8]
1.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự
tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Đa dạng sinh học ở
nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động của
con người. Các khu bảo tồn thiên nhiên đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng
sinh học và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng.
Định nghĩa của IUCN khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ
bản của khu bảo tồn thiên nhiên:

5
“Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi
kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu
quả khác” (IUCN 1994).

Trong vài thập kỷ qua, các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới đang có xu
hướng tăng cả về số lượng và diện tích. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100.000 khu
bảo tồn thiên nhiên (Tạp chí Khu bảo tồn thiên nhiên, Tập 14, số 3, năm 2004) chiếm
11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn
nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện
một hệ thống quản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng
mà khu bảo tồn thiên nhiên có thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Công ước ĐDSH (1992) xác định các khu bảo tồn thiên nhiên là công cụ hữu
hiệu và có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8
“Bảo tồn tại chỗ” của Công Ước có các mục (a), (b) và (c) quy định rơ các nước
tham gia công ước ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên, xây dựng các hướng dẫn lựa chọn, thành lập và quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên và quản lý các tài nguyên sinh học bên trong các khu bảo tồn thiên nhiên để
đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững.
Theo Luật Đa dạng sinh học 2008 của Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên
bao gồm các loại hình:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan;
Tuy nhiên, theo IUCN (1994), hệ thống phân hạng khu bảo tồn thiên
nhiên gồm có:

6
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/khu bảo vệ hoang dã: chủ yếu để
nghiên cứu khoa học hay bảo vệ vùng hoang dã;
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt: chủ yếu cho nghiên cứu khoa học;
- Vùng hoang dã: chủ yếu để bảo vệ sự nguyên vẹn của vùng chưa có sự tác
động của con người;

Năm 1997, trên toàn thế giới có khoảng 30.000 khu bảo tồn thiên nhiên,
chiếm hơn 132 triệu ha, 8,84% diện tích đất liền. Đến năm 2004, trên thế giới có
hơn 100.000 khu bảo tồn thiên nhiên, chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn thế giới.
Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn
loài và sinh cảnh.
Ở Việt Nam, vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên
được thành lập vào năm 1962. Đến năm 1998, đã có danh mục 105 khu bảo tồn
thiên nhiên, chiếm diện tích 2.092.466 ha, trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu dự
trữ thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái và các loài và 34 khu di tích văn hoá và lịch
sử.

Đến năm 2008, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu
rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo
vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển
chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu
biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển.
1.2.2. Mục tiêu quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên nhằm đạt được một số mục tiêu như sau:
- Nghiên cứu khoa học;
- Bảo vệ đời sống hoang dã;
- Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen;
- Duy trì các dịch vụ môi trường;
- Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hoá;

7
- Du lịch và nghỉ dưỡng;
- Giáo dục;
- Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên;
- Gìn giữ các bản sắc văn hoá và truyền thống.
1.2.3. Đặc điểm của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên

Các khu bảo tồn thiên nhiên đóng vai trò chủ chốt trong “bảo tồn đa dạng
sinh học tại chỗ”. Tuy nhiên, không khu bảo tồn thiên nhiên nào thành công nếu
được quản lý một cách riêng rẽ và cô lập. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên chú trọng tới mối quan hệ giữa các khu bảo tồn thiên nhiên và đặt mạng lưới
khu bảo tồn thiên nhiên trong bối cảnh và mối liên quan tới quá trình phát triển kinh
tế - xã hội và văn hóa rộng lớn. Hệ thống khu bảo tồn có các đặc điểm sau:
1.2.3.1. Tính đại diện, toàn diện và cân bằng
Được áp dụng đặc biệt đối với đa dạng sinh học của một nước tại các cấp:
nguồn gen, loài, sinh cảnh (hệ sinh thái) và cũng áp dụng đối với các giá trị khác
như cảnh quan và văn hoá. Các khu bảo tồn thiên nhiên hiện tại thường không được
lựa chọn căn cứ vào các giá trị về đa dạng sinh học một cách hệ thống do các khu
bảo tồn thiên nhiên được thành lập một cách đơn lẻ, theo từng trường hợp. Vì vậy,
nhiều nước cần tiến hành các nghiên cứu xác định các kiểu sinh cảnh và đa dạng
sinh học với mục đích rà soát, quy hoạch lại các khu bảo tồn thiên nhiên để đảm bảo
tính đại diện.
1.2.3.2. Tính đầy đủ
Vị trí, diện tích và ranh giới của các khu bảo tồn thiên nhiên trong hệ thống
cần được xem xét trên cơ sở các yếu tố sau:
- Yêu cầu về khu vực cư trú của các loài quý hiếm hay các loài khác; quy mô
quần thể tối thiểu để duy trì sự tồn tại.
- Liên kết giữa các khu bảo tồn thiên nhiên (hành lang) cho phép sự di

8
chuyển của động vật hoang dã, hay đôi khi cần có sự cô lập, tách biệt nhằm giảm
thiểu truyền dịch bệnh, loài săn mồi…
- Các mối quan hệ khu vực.
- Mối liên kết hệ thống tự nhiên và ranh giới, ví dụ lưu vực sông (nước mặt
và nước ngầm), núi lửa, các dòng hải lưu và các hệ thống địa mạo khác.
- Khả năng tiếp cận hoặc không thể tiếp cận để tiến hành các hoạt động quản
lý hoặc phát hiện các tác động tiềm ẩn.

- Các mối đe dọa từ bên ngoài hoặc các nguy cơ thoái hóa hiện tại.
- Các hoạt động sử dụng, sở hữu tài nguyên thiên nhiên truyền thống và
bền vững.
- Chi phí cho việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (phổ biến nhất là
tiền đất, phí đền bù hoặc chuyển nhượng, phí thiết lập các cơ chế đồng quản lý).
1.2.3.3. Tính gắn kết và bổ sung
Tính gắn kết và bổ sung của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên được phản ánh
qua sự đóng góp tích cực của từng khu cho toàn hệ thống. Các khu bảo tồn thiên
nhiên trong hệ thống quốc gia phải là một khối thống nhất và bổ sung cho nhau.
Mỗi một khu bảo tồn thiên nhiên cần phải tăng thêm giá trị cho toàn hệ thống quốc
gia về mặt số lượng cũng như chất lượng. Tăng diện tích hoặc số lượng các khu bảo
tồn thiên nhiên ít có ý nghĩa trừ khi điều này mang lại lợi ích tương xứng với các
chi phí bỏ ra.
1.2.3.4. Tính nhất quán
Được thể hiện qua mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý của khu bảo tồn thiên
nhiên và các hoạt động bảo tồn. Một trong những mục đích chính của phân hạng
quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của IUCN là thúc đẩy xây dựng hệ thống các
khu bảo tồn thiên nhiên dựa trên mục tiêu quản lý và nhấn mạnh rằng hoạt động
quản lý phải nhất quán với những mục tiêu này.

9
1.2.3.5. Hiệu quả, hiệu suất và công bằng
Việc thành lập và quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên cần đảm bảo
sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích, sự công bằng trong phân bổ chi phí và lợi ích
giữa các bên có liên quan, trong đó chú trọng đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân
cư địa phương và đồng bào dân tộc ít người. Hiệu suất thể hiện ở số lượng tối
thiểu các khu bảo tồn thiên nhiên cần có để đảm bảo mục đích bảo tồn của toàn
hệ thống quốc gia.
Thành lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên phải được coi là một loại
hoạt động kinh tế - xã hội. Khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập nhằm mục đích

đem lại một số lợi ích cho xã hội và sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên. Do vậy, hoạt
động của các khu bảo tồn thiên nhiên phải bảo đảm có hiệu quả, tương xứng với chi
phí bỏ ra và được quản lý sao cho các tác động và lợi ích được phân bổ và chia sẻ
công bằng với các cộng đồng và các bên có liên quan.
Như vậy, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên có các đặc điểm như tính đại
diện, toàn diện và cân bằng; tính đầy đủ; tính gắn kết và bổ sung; tính nhất quán;
Hiệu quả, hiệu suất và công bằng. Do có các đặc điểm quan trọng như vậy nên khu
bảo tồn thiên nhiên được thành lập để đáp ứng các mục tiêu như nghiên cứu khoa
học; bảo vệ đời sống hoang dã, đa dạng loài và nguồn gen, các đặc điểm tự nhiên và
văn hoá; duy trì các dịch vụ môi trường; du lịch và nghỉ dưỡng; giáo dục; sử dụng
bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên và gìn giữ các bản sắc văn hoá và
truyền thống.
1.3. Tổng quan đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
1.3.1. Vị trí địa lý và hình thái
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, bao
gồm: 33 xã thuộc 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc).
Hệ đầm phá diện tích mặt nước 21.600ha, kéo dài 68km, rộng nhất 8km, hẹp nhất 0,6km,
có độ sâu trung bình 1,5m - 2m, bằng 20% diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong
phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ Bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh Đông [15].

10

Hình 1.1: Bản đồ vệ tinh ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Tam Giang - Cầu Hai hợp thành từ các bộ phận là phá Tam Giang (từ sông Ô
Lâu tới cửa sông Hương), đầm Sam - An Truyền gọi tắt là đầm Sam (phía Nam cửa
sông Hương), đầm Thủy Tú - Hà Trung gọi tắt là đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai ở
tận cùng phía Nam.
Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với
biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25km, chiều rộng từ 0,5km - 4km, chiều
sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1m - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4m - 6

m, diện tích mặt nước khoảng 52km
2
.

[16]
Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và
Thủy Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33km,
chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5km - 5,5km, chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5m - 2m,
diện tích mặt nước khoảng 60km
2
.
Đầm Sam tạo hình tương đối đẳng thước với diện tích vào khoảng 1.620 ha,
với độ sâu 1,5m ở Hòa Duân, - 0,5m ở phía Phú An và An Truyền và có lạch chiều
ngầm sâu 2m và sâu dần về phía Thuận An với độ sâu 5m.

11
Đầm Cầu Hai: kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9km và
từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13km, chiều sâu trung bình khoảng
1,4km, diện tích mặt nước khoảng 104km
2
. Đầm Cầu Hai thông với biển Đông
qua cửa Tư Hiền.
1.3.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có thể chia làm các dạng sau:
- Địa hình ven bờ sau đầm phá ít thay đổi, độ cao thường không quá 10m,
chủ yếu gồm các dạng tích tụ nguồn gốc sông - biển và biển tạo nên đồng bằng cát
với cao độ từ 4m - 10m và đồng bằng châu thổ với cao độ phổ biến từ 3m - 6m.
- Địa hình lòng đầm phá: hợp thành từ các bộ phận là phá Tam Giang (từ
sông Ô Lâu tới cửa sông Hương), đầm Sam - An Truyền gọi tắt là đầm Sam (phía
Nam cửa sông Hương), đầm Thủy Tú - Hà Trung gọi tắt là đầm Thủy Tú và đầm

Cầu Hai ở tận cùng phía Nam.
- Đị ửa đầm phá: có hai cửa là cửa Thuận An (ở giữa) và
cửa Tư Hiền (ở phía Nam), thường xuyên biến động, đặc biệt vào các thời kỳ
thời tiết cực đoan.
1.3.3. Khí hậu
Khí hậu vùng hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) rất khắc nghiệt,
thường xuyên biến động, đặc biệt vào các thời kỳ thời tiết cực đoan như mưa, lũ,
xâm nhập mặn. Bão vào từ tháng 7 đến tháng 11, tập trung vào tháng 8, 9. Mỗi
năm có 1-4 cơn bão ảnh hưởng. Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,5
0
C, biên
độ năm đạt 10
0
C.
1.3.4. Thủy-hải văn
1.3.4.1. Thủy văn sông
Thủy văn sông của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là bồn hội lưu của hầu
hết các sông ở Thừa Thiên Huế (TTH) (trừ hệ thống sông Xê Sáp ở huyện A Lưới),

12
bao gồm các sông (từ Bắc vào Nam) Ô Lâu, Hương (gồm cả sông Bồ, Tả Trạch và
Hữu Trạch), Nong, Truồi và Cầu Hai với tổng thủy lượng bình quân mỗi năm
khoảng 5,171x10
9
m
3
, mang theo 620.000 tấn bùn cát. Trong đó, lớn nhất là sông
Hương với diện tích lưu vực 2.713km
2
và chiếm 80% tổng thủy lượng.

1.3.4.2. Hải văn
Nằm ở cung bờ lớn của vùng biển hở, chế độ hải văn khu vực mang đặc
điểm cơ bản nhất của chế độ hải văn vịnh Bắc Bộ. Vào mùa đông, nhiệt độ nước
biển tầng mặt chưa tới 24
o
C, trong khi vào mùa hè luôn cao hơn 26
o
C. Độ muối
nước biển tầng mặt trong khoảng 32 - 34%o, tăng dần từ bờ và mùa hè cao hơn mùa
đông 1%o do trùng vào mùa mưa. Thủy triều khu vực Thuận An thuộc loại bán nhật
không đều với biên độ nhỏ nhất 0,35m - 0,5m so với cả nước nhưng về phía cửa Tư
Hiền, biên độ tăng dần đạt tới 0,55m - 1,0m. Khác với khu vực Cồn Cỏ và cửa vịnh
Bắc Bộ, sóng khu vực này thịnh hành hướng Đông Bắc về mùa đông với tần suất
99% và độ cao có tần suất lớn đạt 0,25m - 3m và thịnh hành hướng Đông về mùa hè
với tần suất đạt 93% và độ cao có tần suất lớn đạt 0,25m - 1m.
1.3.4.3. Thủy văn đầm phá
Chế độ thủy văn sông và hải văn có ảnh hưởng sâu sắc đến thủy văn đầm
phá cho nên mực nước đầm phá biến đổi không đồng nhất giữa các vị trí trong
đầm phá và giữa đầm phá và biển. Về mùa kiệt, mực nước đầm phá luôn thấp
hơn mực biển 5cm - 15cm (so với đỉnh triều) ở phá Tam Giang và 25cm - 30cm
ở đầm Cầu Hai. Về mùa lũ, mực nước đầm phá luôn cao hơn mực nước biển và
có thể cao hơn tới 70cm ở đầm Cầu Hai.
1.3.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.5.1. Dân số và lao động
Dân số trung bình tại các huyện quanh khu vực đầm phá Tam Giang
(huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà) năm
2012 là khoảng 602 nghìn người, bằng 54% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế

13
(Niên giám thống kê năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế) [1]. Năm 2012 còn khoảng

2.700 hộ dân vạn đò sống trên khu vực ven biển đầm phá. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, không đáp ứng yêu cầu tiếp
cận công nghệ tiên tiến.
1.3.5.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng ở các địa phương khu vực đầm phá, ven biển đang được đầu tư
xây dựng và từng bước được cải thiện. Triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU
(khoá XI), một loạt các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực đầm phá, ven
biển đã hoàn thành, một số trung tâm vùng như thị trấn Thuận An (Phú Vang), Điền
Hải (Phong Điền), Viễn Trình (Phú Vang), Vinh Hưng (Phú Lộc) đã hình thành. Hệ
thống giao thông du lịch kết hợp quốc phòng - an ninh đã và đang được xây dựng.
Các đường quốc lộ 49B, 68B, tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 10, các tuyến đường liên huyện, liên
xã đã được nâng cấp, nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Việc xây dựng các đường ra bãi
ngang sẽ là cơ sở để hình thành các làng cá, các khu nuôi tôm công nghiệp trên cát,
các khu du lịch dọc theo bờ biển.
1.3.5.3. Các ngành nghề kinh tế cơ bản
Đối với nông nghiệp nếu xét trên các chỉ tiêu về diện tích canh tác và lao
động, ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện thì nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo
của các địa phương khu vực đầm phá, ven biển. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi
thiên tai nên diện tích canh tác thường bị rét và ngập lụt, lúa vụ hè thường bị hạn
và nhiễm mặn, giảm ngập lụt, bảo đảm cho nước sinh hoạt. Các hồ chứa thượng
nguồn hiện có dung tích 25 triệu m
3
chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nước nông
nghiệp và sinh hoạt. Hệ thống đê ngăn mặn 162km ven đầm phá hạn chế được
một phần xâm nhập mặn.
Đối với thuỷ sản nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và tiềm năng
phát triển thì thủy sản là ngành kinh tế có vị trí thứ dẫn đầu của khu vực. Lợi thế
của các huyện thuộc vùng nghiên cứu về phát triển thuỷ sản là rất lớn. Nghề nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt phát triển mạnh là nuôi tôm.


14
1.3.5.4. Đời sống xã hội và văn hóa
Đời sống vật chất của hộ dân cư thuộc các xã ven đầm phá nói riêng, hộ dân
cư thuộc các huyện ven đầm phá nói chung còn thấp. Qua tham khảo tài liệu gần
đây về thu nhập bình quân năm của các hộ dân cư vùng ven biển chỉ ra rằng khu
vực các tỉnh Bắc Trung bộ có thu nhập thấp nhất, khoảng 20,8 triệu đồng, trong khi
con số này của các vùng ven biển Bắc bộ, Trung Trung bộ và Nam bộ là 40,3; 35,3
và 57,8 một cách tương ứng. Mặt khác cũng phải nhận thấy rằng, trong vòng 5 năm
qua thu nhập của người dân đã được cải thiện một cách rơ rệt.
Về văn hóa: số dân cư ven đầm phá theo các tôn giáo khá đông, chủ yếu là
Phật giáo và Thiên chúa giáo: Phú Vang có 35% dân số theo Phật giáo, 5% dân số
theo Thiên chúa giáo; Phú Lộc là 11,9% và 6,35% một cách tương ứng. Vùng đầm
phá hàng năm có nhiều lễ hội có tính nghề nghiệp đáng chú ý, như Thấm Đầm, Cầu
Ngư, Hạ Sào và một số lễ hội khác như vật, vơ, đua thuyền, đâm trâu. Các lễ hội
Cầu Ngư ở Thuận An và Vật làng Sình được phục hồi và duy trì, trở thành nét đẹp
văn hoá riêng vì thế đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài
nước. Ở các vùng ven khu vực đầm phá có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ
với khoảng 20 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Trong đó, đáng chú ý có khu
quần thể di tích Triều Nguyễn và văn hóa Chăm. Đặc biệt, gần đây một tháp Chàm
cổ được phát hiện ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang nằm cách bờ
biển 100m và dưới mặt nước biển 5m.








15

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; một trong những tỉnh ven biển Miền Trung.
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận
2.2.1. Phương pháp thông qua cộng đồng: nhằm tìm hiểu phong tục tập quán, nơi
ở, tài nguyên thủy sinh, đa dạng sinh học, môi trường, thủy sản do thời tiết và khai
thác quá mức. Qua đó hiểu được những khó khăn, những thuận lợi trong cuộc sống
hàng ngày mà người dân phải đối mặt. Từ đó đưa ra hiện trạng môi trường và giá trị
của đầm phá.
2.2.2 Phương pháp phân tích chính sách: tiêu chí được xây dựng dựa trên sự phù
hợp dựa vào các chính sách của nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của người
dân, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và hồi cứu số liệu
Thông tin sẽ được thu thập qua nhiều nguồn khác nhau như mạng Internet,
hệ thống các thư viện thuộc các trường, viện nghiên cứu và các bộ/ngành, báo chí
và phương tiện truyền thông đại chúng, kế thừa các nghiên cứu sẵn có về đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin
Được áp dụng để điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về các nguồn thông
tin hiện có, bổ sung các nguồn thông tin còn thiếu trong quá trình đánh giá hiện
trạng môi trường và thực trạng quản lý đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đối tượng
được đề tài lựa chọn khảo sát là cộng đồng dân cư xung quanh đầm phá với 50
phiếu điều tra.

16
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng trong quá trình hoàn thiện đề tài. Đề tài lựa chọn mô hình SWOT

để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai, qua đó đề xuất phương án thành lập khu bảo tồn hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai.




















17
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được mệnh danh là “Biển cạn”, là vùng
đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, là nơi sinh
tồn của hàng ngàn loài thủy sinh có giá trị kinh tế. Phá Tam Giang - Cầu Hai.

* Hiện trạng môi trường nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai [6]
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không chỉ là nguồn sống, nguồn thu nhập
chính của người dân hai bên đầm phá từ bao đời nay mà còn là chiếm vị trí quan
trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái của khu vực Thừa Thiên Huế. Ngoài giá trị to
lớn về môi trường sinh thái thì đầm phá còn là “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ,
góp phần chống xâm nhập mặn. Tuy nhiên, trước sức ép của con người lên tài
nguyên, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hiện nay đang bị ô nhiễm, trong đó có ô
nhiễm do các chất thải dẫn đến có sự thay đổi về chất lượng nước. Hiện đang có
khoảng 300.000 cư dân sinh sống ở 41 xã sinh sống chung quanh ven phá Tam
Giang. Đời sống của các hộ dân này gắn liền với khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp
nguồn tài nguyên trong đầm phá hoặc ven phá, lượng rác thải sinh hoạt của cư dân
vùng đầm phá đang ngày một nhiều lên, trong đó có những chất thải rất khó phân
hủy. Phong trào nuôi trồng thủy sản mang lại kinh tế cho người dân nhưng nếu
không quản lý theo quy hoạch, không có các hình thức nuôi phù hợp thì cũng sẽ gây
ô nhiễm. Mặt khác, cư dân sống xung quanh khu vực đầm phá đa phần là nghèo,
đánh bắt theo thói quen và với mục đích hưởng lợi là chính. Do vậy, đánh bắt không
đi đôi với bảo vệ tài nguyên sẽ đe doạ trực tiếp đến đời sống của họ.
Theo tài liệu tham khảo và tổng hợp, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được phân tích cụ thể tại một số địa điểm sau:


18

- Đầm Cầu Hai
Bảng 3.1: Giá trị trung bình các thông số chất lƣợng nƣớc đầm Cầu Hai [6]


Năm 2009
QCVN
TT

Thông số
Đơn vị
Mùa khô
TB ± S
(a)

Mùa mƣa
TB ± S
(a)

10:2008/BTNMT
(b)

1
Nhiệt độ
0
o
C
31,50
26,20
30
2
pH

8,10
7,80
6,5 - 8,5
3
DO
mg/l

5,70
7,90
5
4
COD
mg/l
21,10
10,10
3
5
NH
4
+

mg/l
0,02
0,18
0,1
6
NO
3
-

mg/l
0,15
0,73
KQĐ
7
PO
4

3-

mg/l
0,01
0,004
KQĐ
8
Fe
mg/l
0,14
0,11
0,1
9
Mn
mg/l
0,03
0,05
0,1
10
Coliform
MPN/100ml
935,360
2,540
1.000

Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định;
(a)
: n=30 cho các
thông số có STT 1-3 và n=10 cho các thông số còn lại;
(b)

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước biển ven bờ (áp dụng cho nuôi trồng thủy sản).
Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước đầm Cầu Hai ở bảng trên
cho thấy các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, DO, NH
4
+
, NO
3
-
, PO
4
3-
, Mn đều thỏa mãn
giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT - áp dụng cho vùng nuôi trồng
thủy sản (NTTS) và yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm theo Thông tư số
44/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên,

19
một số chỉ tiêu như: COD, Fe và Coliform có kết quả phân tích tương đối cao và
đều vượt quá so với giá trị cho phép trong QCVN 10:2008/BTNMT (áp dụng cho
vùng NTTS), điều này chứng tỏ đầm Cầu Hai đã có dấu hiệu ô nhiễm.
- Đầm Thủy Tú - Hà Trung
Bảng 3.2: Giá trị trung bình các thông số chất lƣợng nƣớc đầm
Thủy Tú – Hà Trung [6]

Năm 2009
QCVN
TT
Thông số
Đơn vị

Mùa khô
TB ± S
(a)

Mùa mƣa
TB ± S
(a)

10:2008/BTNMT
(b)

1
Nhiệt độ
0
o
C
31,3
26,0
30
2
pH

8,1
7,8
6,5 - 8,5
3
DO
mg/l
6,2
8,4

5
4
COD
mg/l
18,4
6,5
3
5
NH
4
+

mg/l
0,03
0,16
0,1
6
NO
3
-

mg/l
0,17
1,05
KQĐ
7
PO
4
3-


mg/l
0,01
0,005
KQĐ
8
Fe
mg/l
0,10
0,17
0,1
9
Mn
mg/l
0,06
0,08
0,1
10
Coliform
MPN/100ml
1.534.180
2.930
1.000

Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định; (a): n=30 cho các
thông số có STT 1-3 và n=10 cho các thông số còn lại; (b): Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (áp dụng cho nuôi trồng thủy sản).
Tương tự như đầm Cầu Hai, khu vực Thủy Tú - Hà Trung, kết quả phân tích
chất lượng môi trường nước cho thấy các chỉ tiêu như: pH, Độ mặn, DO, NH
4
+

,
NO
3
-
, PO
4
3-
, Mn đều thỏa mãn giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT (áp

×