Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP KHOA HỌC HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.65 KB, 12 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP KHOA HỌC HÀNH CHÍNH
Câu 1. Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là gì? Trình bày thẫm quyền ban hành văn bản
VBQPPL theo quy định của pháp luật hiện hành? Phân biệt văn bản VBQPPL với văn bản quản
lý cá biệt?
1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung, có
hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội.
2. Thẫm quyền ban hành VBQPPL:
Văn bản quy phạm pháp luật ban hành đúng thẩm quyền gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung: (theo
Điêu 3 của Thông tư20/2010/TT-BTP)
a) Thẩm quyền về hình thức: Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ được ban hành văn bản theo đúng hình
thức (tên gọi) văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền đó;
b) Thẩm quyền về nội dung: Cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ban hành các văn bản có nội dung phù hợp với thẩm
quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về phân công, phân cấp, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực.
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp
lệnh, Nghị quyết;
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị - xã hội.


11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
3. Phân biệt văn bản VBQPPL với văn bản quản lý cá biệt?
Văn bản quản lý cá biệt: là loại văn bản áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể xác định
nó chứa đựng các quy tắc xử sự riêng, nhằm cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của đối tượng quản lý
* Sự giống nhau:
+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay nhà chức trách có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục
luật định;
+ Có tính bắt buộc, tính đơn phương;
+ Tên loại văn bản cá biệt giống một số tên loại văn bản QPPL như Nghị quyết, QĐ, Chỉ thị.
* Sự khác nhau:
Văn bản quy phạm pháp luật:
(Quyết định quản lý hành chính)
Văn bản quản lý cá biệt
(Quyết định hành chính cá biệt)
+ Chứa đựng quy tắc xử sự chung;
+ Áp dụng nhiều đối tượng hay một
nhóm đối tượng;
+ Thường áp dụng nhiều lần;
+ Thường hiệu lực thời gian dài;
+ Tác động phạm vi rộng;
+ Chứa dựng quy tắc xử sự riêng;
+ Áp dụng một số đối tượng nhất định;
+ Áp dụng một lần;
+ Hiệu lực thời gian ngắn;
+ Tác động phạm vị hẹp;

+ Áp dụng VBQPPL để làm căn cứ pháp
1
+ Cơ sở pháp lý cho văn bản cá
biệt;
+ Ghi năm ban hành giữa số và ký
hiệu.
Ví dụ:
Số : 34/2010/NĐ-CP
lý;
+ Không ghi năm ban hành giữa số và ký
hiệu.
Ví dụ :
Số : 12 /QĐ-UBND.
Số : 15/QĐ-SXD (Sở Xây dựng).
So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật?
1,Nêu khái niệm:
Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành VBQPPL của Hội
đồng nhân dân, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Ví dụ: Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5/3/2009
Văn bản áp dụng pháp luật: là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật.
Đây là các văn bản mang tính cá biệt, chỉ áp dụng một lần như quyết định bổ nhiệm, nâng bậc lương, khen
thưởng, kỷ luật; Ví dụ Quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 24/4/2010 của Sở Y tế Bình Định về việc kỷ luật cán bộ
viên chức
Giống nhau: Đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Khác nhau:
Văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản áp dụng pháp luật:

-Chứa quy tắc xử sự chung.
- Áp dung nhiều lần.
- Áp dụng cho mọi chủ thể.
- Hình thức: Luật, văn bản dưới
luật.
+ Ghi năm ban hành giữa số và ký
hiệu.
Ví dụ:
Số : /2006/QĐ-TTg.
Số : /2006/QĐ-UBND
-Chứa quy tắc xử sự cụ thể.
- Áp dụng một lần.
-Áp dụng cho một chủ thể xác
định
- Ban hành trên cơ sớ Văn bản
quy phạm pháp luật
- Hình thức: Bản án, quyết định…
+ Không ghi năm ban hành giữa
số và ký hiệu.
Ví dụ :
Số : /QĐ-UBND.
Số : /QĐ-SXD (Sở Xây dựng).
.2,Điểm giống nhau:
-Đều là văn bản pháp luật tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật ban hành.
-Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thục hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
-Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
-Đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.
-Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3,Điểm khác nhau:

* Văn bản quy phạm pháp luật
-Chỉ do các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành ra.
-Nội dung của văn bản có chứa đụng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là
các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong
thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy
ra cho đến khi nó hết hiệu lực.
2
-Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong hiến pháp và các luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
-Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ các quy phạm pháp luật hoặc
các văn bản quy phạm pháp luật.
-Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật.
* Văn bản áp dụng pháp luật:
-Chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành ra.
-Nội dung của văn bản xác dịnh rõ quyền và nghĩa vụ pháplý cụ thể, hoặc các hình thức khen thưởng cụ
thể, hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng
chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được thực hiện một lần thực tế cuộc sống.
-Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật
và thường theo mẫu đã quy định sẵn.
-Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ
chức cụ thể.
-Được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 2 Phân biệt văn bản VBQPPL với văn bản hành chính thông thường?
Văn bản hành chính: Bao gồm văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường.
*) Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý
hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan
nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể.
Ví dụ như: các quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
công chức; chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…
*) Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tín thông tin điều hành nhằm thực hiện

các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình,
giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.
Hệ thống này rất đa dạng và phức tạp bao gồm 2 loại chính:
- Văn bản không có tên loại: Công văn
- Văn bản có tên loại: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng,
các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghĩ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu
gửi, phiếu báo,phiếu trình…)
Câu 3: Đồng chí hãy thiết lập thể thức đề ký văn bản của một số trường hợp sau:
a. Thay mặt Hội đồng tuyển dụng Phó Chủ tịch ký;
TM. HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
b. Văn bản hành chính thông thường do Phó Trưởng phòng Kế hoạch ký;
TL. GIÁM ĐỐC
KT. TRƯỞNG PHÒNG KÊ HOẠCH
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Thừa lệnh: dưới một cấp
c. Nghị quyết của Hội đồng quản trị do Phó Chủ tịch ký;
d. Văn bản của Thủ Tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc
hội;
TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG
Thừa ủy quyền: phải bằng văn bản Văn bản quan trọng từ vụ trở lên chủ yếu là thừa ủy quyền
3
e. Văn bản của Giám đốc do Trưởng phòng Tổ chức lao động được giao ký;
f. Văn bản của Giám đốc do Phó Chánh Văn phòng ký;
g. Văn bản của Bộ Trưởng giao cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký.
TUQ. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

Câu 4: Luật giáo dục nêu rõ: “ Nền Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân,
dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng ?”
Đồng chí hãy làm rõ.
Giáo dục-đào tạo: là lĩnh vực truyền bá, cung cấp và trang bị những tri thức khoa học, xã hội cho con
người, nhằm phát triển trí tuệ nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách, lối sống, xây dựng kỹ năng lao
động và thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, hiểu biết bản thân vào thực tiễn cuộc sống
Giáo dục: là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ
năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách con người.
- Nền giáo dục XHCN:
+ Nền giáo dục nước ta là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN, lấy CM Mac-
Lenin và tư tưởng HCM làm nền tảng
+ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người VN phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe,
thẫm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH;
+ Toàn bộ nội dung giáo dục đều nhằm xây dựng và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
- Tính nhân dân:
+ Tạo mọi điều kiện để người lao động được đi học dưới nhiều hình thức học tập khác nhau
+ chú trọng phát triển giáo dục các vùng tập trung, ưu tiên hơn ở các vung sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo…
+ Phát triển một mạng lưới nhà trường đến từng thôn, bản. Từng bước thực hiện mục tiêu phổ cập giáo
dục, thực hiện dân chủ hóa giáo dục.
+ Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, nội dung giáo dục coi trọng giáo dục cho mọi người, nhất
là ý thức quí trọng người lao động.
- Tính dân tộc:
+ Nội dung giáo dục coi trọng giáo dục truyền thống;
+ Trong các môn học chú ý đến giảng dạy chữ quốc ngữ, quốc sử, quốc văn và địa lý nước nhà…
+ Giáo dục tinh thần bình đẳng giữa các dân tộc cùng sinh sống trong cộng đồng Việt Nam
- Tính khoa học:
+ Nội dung chương trình của các cấp học, bậc học đều bao gồm các bộ môn khoa học cơ bản.
+ Nền GD đòi hỏi việc giảng dạy và học tập phải loại trừ mọi thứ phản khoa học, mọi phương pháp phản

khoa học.
+ Phương pháp GD đòi hỏi tư duy khoa học, phong cách khoa học, gắn lý luận với thực tiễn.
- Tính hiện đại:
+ Nội dung, phương pháp giáo dục luôn luôn được cập nhật
+ Không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức và quản lý giáo dục.
+ Chương trình GD phải phản ánh những thành tựu mới nhất của nền khoa học thế giới
Câu 5. Tai sao nói quản lý theo hình thức pháp luật là một trong những hình thức cơ bản, quan
trọng nhất trong quản lý văn hóa. Nhà nước cần làm gì để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp
luật trong quản lý văn hóa.
Khái niêm:
Văn hóa:
- Văn hóa vốn bắt nguồn từ chữ Latinh “cultura” có nghĩa là cày cấy vun trồng;
- Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
4
cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa”
Nghị quyết TW 5 khóa VIII đã đưa ra nội hàm của khái niệm VH theo nghĩa rộng đề cập 8 lĩnh vực
lớn: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; di sản văn hóa; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn học,
nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa. Trong tám
lĩnh vực này thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng
nhất hiện nay cần đặc biệt quan tâm.
Nội dung QLNN về văn hóa thông tin ở cơ sở: Thực hiện xã hội hóa các phong trào; Điều tra đánh giá
tình hình thực trạng nắm vững nhu cầu của đối tượng để từ đó có biện pháp quản lý đúng đắn’ Tổ chức
hoạt động thông tin có qui mô từ nhỏ đến lớn; Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp để huy động
lực lượng, tài năng khai thác cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động; Xây dựng chương trình hoạt
động ngắn hạn, dài hạn và dự trù nhân sách để tổ chức thực hiện tốt; Vận động tổ chức các hội quần
chúng, xây dựng các quỹ hoạt động VH, thông tin, tham gia làm kinh tế để có kinh phí hoạt động, thực
hiện kinh tế trong văn hóa và VH trong kinh tế; Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có chính sách
đầu tư hợp lý, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật…

Pháp luật: pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi
ích của giai cấp mình
- Các phương thức QLNN các hoạt động văn hóa của chính quyền cơ sở: Quản lý VH bằng pháp
luật; Quản lý VH bằng đầu tư; Quản lý bằng biện pháp tuyên truyền giáo dục văn hóa; Quản lý VH bằng
kiểm tra giám sát. Trong đó quản lý VH bằng pháp luật là quan trọng nhất bởi vì:
+ VH liên quan đến vấn đề tư tưởng và tinh thần của cả chế độ, NN trước hết phải sử dụng P luật để tạo
cho VH có bước đi đúng và chỉ có PL mới có ảnh hưởng đến toàn bộ XHội, ý chí của giai cấp thống trị
mới có thể báo trùm lên những khía cạnh VH;
+ VH là một lĩnh vực nhạy cảm có nhiều biến động ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-XH…khi đó Pluật
được xem là một công cụ hữu hiệu nhất bởi hiệu lực của PL được đảm bảo bằng cưỡng chế NN, bằng bộ
máy công quyền mà không một công cụ quản lý nào khác có thể thay thế được;
+ Phương thức quản lý VH bằng pháp luật là quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất vì vậy cần
phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức khác.
- Nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật:
+ Xây dựng hệ thống PL đồng bộ, khoa học, hợp lý, khả thi
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan vì QLNN về VH không chỉ là nhiệm vụ riêng của các
cơ quan mang tên VH mà còn là vấn đề của toàn XH.
+ Các văn bản luật cần được hướng dẫn kịp thời bở các VBản QPPL dưới luật, đảm bảo tránh chồng
chéo, mâu thuẫn.
+ Nâng cao khả năng dự báo về tiến trình phát triển văn hóa để dự thảo các văn bản pháp luật tránh tình
trạng thụ động.
Câu 6: Phân biệt hương ước với pháp luật.
Hương ước Pháp luật
- Chủ thể
- Tính chất
- Phạm vi
tác động
-Trình tự,
thủ tục

- Công cụ
Cộng đồng, thôn bản
thảo luận xây dựng ban
hành
Ban hành dựa trên pháp
luật nhằm tác động đến
các quan hệ xã hội mà
pháp luật chưa điều
chỉnh hoặc điều chỉnh
chưa đầy đủ
-Hẹp chỉ là trong một
cộng đồng
- Ít chặt chẽ hơn
-Không có công cụ, chủ
Cơ quan quản lý nhà
nước ban hành
-Là cơ sở để xây dựng
hương ước
- Phạm vi rộng
- Chặt chẽ theo quy
định pháp luật
- Có tính giai cấp, tính
xã hội
- Đảm bảo thực hiện
bằng các công cụ cưỡng
5
yếu dựa trên tinh thần
tự nguyện, tự giác
- Dựa trên pháp luật và
truyền thống tốt đẹp

Mang tính xã hội
chế Nhà nước
Câu: 7. Vị trí, tính chất của chính quyền cơ sở;
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính quyền cơ sở ở nước ta bao gồm HĐND và UBND xã, phường , TT
gọi chung là HĐND và UBND xã.
1. Vị trí, tính chất của HĐND xã
- Là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở xã do ND trong xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của người dân trong xã, HĐND xã vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên, bảo đảm việc
triển khai, thực hiện pháp luật và văn bản cấp trên, bảo đảm sự thống nhất từ TƯ tới cơ sở, vừa thực hiện ý chí,
nguyện vọng của ND trên địa bàn xã, phát huy quyền chủ động của xã trong QLNN.
- HĐND xã thể hiện hai tính chất chủ yếu:
+ Tính chất đại diện: thể hiện ở HĐND xã là do ND địa phương trực tiếp bầu ra để thay mặt ND thực hiện
quyền làm chủ> Đó là cơ quan quan trọng phản ánh ý chí, nguyện vọng của ND trên địa bàn xã. Căn cứ và
nguyện vọng của ND của địa bàn và các quy định của pháp luật, HĐND xã có quyền ra các quyết định để phát
triển KT-XH và bảo đảm đời sống cho ND trên địa bàn xã.
+ Tính chất của cơ quan quyền lực NN: HĐND xã là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quyền lực trong bộ
máy NN thống nhất từ TƯ tới cơ sở. Do đó HĐND xã có trách nhiệm triển khai thực thi Hiến pháp, pháp luật và
và các văn bản của cơ quan NN cấp trên trên địa bàn xã; điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan NN trên
địa bà và các cơ quan TƯ đóng trên địa bàn. HĐND xã chịu sự giám sát, chỉ đạo của cơ quan NN cấp trên.
2. Vị trí, tính chất của UBND xã
- Theo quy định của Hiến pháp 1992, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của
HĐND, là cơ quan hành chính NN của địa phương. UBND xã chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các
văn bản của cơ quan NN cấp trên và NQ của HĐND cùng cấp.
- UBND xã thể hiện hai tính chất cơ bản:
+ Là cơ quan chấp hành của HĐND xã, UBND xã chịu trách nhiệm thi hành các NQ của HĐND và báo
cáo về các hoạt động của mình trước HĐND cùng cấp. UBND xã chịu sự giám sát của HĐND xã. HĐND xã có
quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, các PCT và các thành viên của UBND xã; bãi bỏ một phần hoặc toàn
bộ các QĐ quản lý HCNN trái pháp luật của UBND xã.
+ Là cơ quan HCNN ở xã, UBND xã thực hiện các nhiệm vụ QLHC NN trên địa bàn xã và chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của UBND huyện, bảo đảm bộ máy HCNN vận hành thông suốt và thống nhất trong QLNN từ TƯ

tới cơ sở. UBND xã đại diện cho chính quyền địa phương quan hệ trực tiếp với dân, có trách nhiệm, tổ chức, chỉ
đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc ND địa phương thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của NN tại địa phương, cung cấp các dịch vụ công cần thiết theo sực phân cấp cho ND địa phương và tổ chức
thực hiện các nghĩa vụ của công dân với NN và XH.
6
Câu 8Các điều kiện tiến hành quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở;
1. Các điều kiện về thể chế hành chính
Thể chế HC có thể hiểu là hệ thống các quy định xác lập hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ
máy HC. Thể chế HC đóng vai trò quan trọng giúp bộ máy HC thực hiệc các mục tiêu của mình. Hoạt động của các cơ quan
NN nói chung và chính quyền CS nói riêng chỉ có thể tiến hành tốt nếu có một hành lang pháp lý chặt chẽ quy định về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan này. Thể chế HC
NN đối chính quyền cơ sở bao gồm:
- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND cấp xã và các vị trí lãnh đạo, chuyên môn
nghiệp vụ cấp xã;
- Các quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã;
- Hệ thống quy định về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
- Hệ thống quy định giải quyết tranh chấp HC, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc cấp xã theo quy
định của pháp luật;
- Các quy định về hệ thống thủ tục HC được giải quyết ở cấp xã.
Những quy định trên đây là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở. Thể chế HC
càng rõ ràng, cụ thể thì cấu trúc bộ máy chính quyền càng rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ sẽ không chồng chéo; nhân sự cho
bộ máy được bảo đảm về số lượng và chất lượng cu4nh như các hoạt động được chuẩn hóa. Điều đó mang lại hiệu lực và
hiệu quả cao cho hoạt động của bộ máy chính quyền.
2. Điều kiện về nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng nhất của bất cứ tổ chức nào. Mọi hoạt động có đạt tới hiệu lực, hiệu quả cao hay
không thì phụ thuộc phần lớn vào năng lực, phẩm chất và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân sự. Để đảm bảo hiệu lực và
hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở nói chung, UBND xã nói riêng, cần phải đảm bảo chất lượng của đội ngũ
CBCC cơ sở.
NQ 17-NQ/TƯ ngày 18/3/2002 của HN lần thứ 5 BCH TƯ Đảng khóa IX về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phương, TT đã xác định rõ hệ thống chính trị ở cơ sở có CB chuyên trách và không chuyên trách.

Việc công chức hóa đội ngũ nhân sự trong bộ máy chính quyền cấp xã theo Luật cán bộ, công chức năm 2008. Theo luật này
thì Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã
hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã:
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có
hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa
chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường
(đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
3. Các điều kiện về nguồn tài chính
Tài chính công là phạm trù gắn liền với thu nhập và chi tiêu của NN. Nguồn TC công vừa là nguồn lực để giúp NN
thực hiện các chức năng của mình, vừa là công cụ quan trọng giúp NN định hướng cho XH phát triển theo đúng yêu cầu của
NN. Ngân sách NN là bộ phận cấu thành của hệ thống ngân sách NN. Các khoản thu và chi của ngân sách xã đều được quy
định trong Luật ngân sách NN về các văn bản pháp luật có liên quan. Nguồn thu của ngân sách xã được hình thành chủ yếu từ
3 nguồn:
- Các khoản thu để lại cấp xã 100%;
- Các khoản thu nộp lên cấp trên được giữ lại một số % nhất định;
- Thu từ sự điều tiết bổ sung từ ngân sách huyện.
Các khoản chi tại xã:
- Chi thường xuyên và chi hoạt động;
- chi đầu tư phát triển.
Bảo đảm nguồn thu và chi theo đúng quy định, đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động thu, chi ngân sách là một
trong những điều kiện cơ bản để tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của chính quyền cơ sở.
4. Các điều kiện về vật chất, kỹ thuật
Để tiến hành hoạt động quản lý xã hội, các cơ quan NN nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng cần được đảm bảo

các trang thiết bị vật chất, kỹ thuật. Các điều kiện này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của cơ quan NN.
Các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động của chính quyền cơ sở gồm công sở và công sản (trụ sở và phương tiện
làm việc). Bảo đảm chính quyền cấp xã đều có trụ sở và phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý là một
trong những nội dung chủ yếu của chương trình hành động hiện đại hóa hành chính NN mà Đảng và ND ta đặt ra trong giai
đoạn 2001-2010 vừa quan.
5. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở
Chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong cấu trúc bộ máy NN, chính quyền là trụ cột của hệ thống chính trị cơ
sở nắm vai trò điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động KT-XH trên phạm vi địa bàn, lại là nơi trực tiếp triển khai thực hiện
7
các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của NN trong XH. Hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở phán
ánh trung thực nhất bản chất NN của dân, do dân và vì dân. Do đó nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy CQCS là một
đòi hỏi khách quan và tất yếu trong tiến trình đổi mới hiện nay.
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý HCNN ở cấp CS, chúng ta cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định rõ tầm quan trọng của CQCS, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ tại CS sẽ giúp các cơ
quan có thẩm quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn;
- Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của moi64i cơ quan trong bộ máy CQCS;
- Nâng cao năng lực cán bộ, CC làm việc trong bộ máy CQCS;
- Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động của CQCS;
- Tăng cường thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, bảo đảm cho mọi người dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến và
quyết định các vấn đề trên địa bàn theo quy định vủa pháp luật;
- Thường xuyên đánh giá, phân loại cán bộ, công chức và hoạt động chung của bộ máy CQCS.
Liên hệ cái được và cái chưa được tại địa phương, đơn vị công tác?
Câu 9: Nội dung công tác văn thư theo quy định của pháp luật hiện hành:
3. 1. Soạn thảo và ban hành văn bản
3. 1. 1. Hình thức văn bản
Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm
1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
- Văn bản hành chính

Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên
bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy
nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển;
- Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận
thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.
3. 1. 2. Thể thức văn bản
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
- Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
+ Quốc hiệu;
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
+ Số, ký hiệu của văn bản;
+ Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
+ Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
+ Nội dung văn bản;
+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
+ Dấu của cơ quan, tổ chức;
+ Nơi nhận;
+ Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
- Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định
tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax.
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy
định.
b) Thể thức văn bản chuyên ngành
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau
khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
c) Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan
Trung ương của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.
d) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo
thông lệ quốc tế.
3. 1. 3. Các giai đoạn
3. 1. 3. 1. Thảo văn bản
a) Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 16 tháng 12 năm 2002.
b) Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau:
8
- Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân
soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.
- Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;
+ Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;
+ Soạn thảo văn bản;
+ Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ
chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;
+ Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.
3. 1. 3. 2. Duyệt bản thảo, việc sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt
a) Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
b) Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét, quyết định.
3. 1. 3. 3. Đánh máy, nhân bản
Việc đánh máy, nhân bản văn bản phải bảo đảm những yêu cầu sau:
a) Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp phát hiện có sự sai
sót hoặc không rõ ràng trong bản thảo thì người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người duyệt bản
thảo đó;
b) Nhân bản đúng số lượng quy định;

c) Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy định.
3. 1. 3. 4. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
a) Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội
dung văn bản.
b) Chánh Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt
là Chánh Văn phòng); Trưởng phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có văn phòng (sau đây gọi tắt là trưởng
phòng hành chính); người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ
quan, tổ chức khác (sau đây gọi tắt là người được giao trách nhiệm) phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức,
kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.
3. 1. 3. 5. Ký văn bản
a) Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn
bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản
thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể
- Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức,
phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức;
+ Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người
đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân
công phụ trách.
c) Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới mình
một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn
bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký.
d) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một
số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động
hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
e) Khi ký văn bản không dùng bút chì; không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai.
3. 1. 4. Bản sao văn bản
a) Các hình thức bản sao được theo quy định của pháp luật hiện hành gồm bản sao y bản chính, bản trích sao và bản
sao lục:

b) Thể thức bản sao được quy định như sau:
Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa
danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi
nhận.
c) Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng quy định thì có giá trị pháp lý như bản
chính.
d) Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng thể thức quy định thì chỉ có giá trị
thông tin, tham khảo.
3. 2. Quản lý văn bản và tài liệu khác.
3.2.1. Quản lý văn bản đi:
Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành (sau đây gọi chung là văn bản đi) phải được quản lý theo trình tự sau:
3. 2. 1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản;
3. 2. 2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có);
3. 2. 3. Đăng ký văn bản đi;
3. 2. 4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;
3. 2. 5. Lưu văn bản đi.
9
- Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức và một bản lưu trong hồ sơ.
- Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được sắp xếp thứ tự đăng ký.
- Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của cơ quan, tổ chức phải được làm bằng loại giấy
tốt, có độ pH trung tính và được in bằng mực bền lâu.
- Nghiệp vụ quản lý văn bản đi được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
3. 2. 6. Chuyển phát văn bản đi
- Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là
trong ngày làm việc tiếp theo.
- Văn bản đi có thể được chuyển cho nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua mạng để thông tin nhanh.
3. 2.2. Quản lý văn bản đến
Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là văn bản đến) phải được quản lý
theo trình tự sau:
3. 3. 1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến

Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký.
Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
3. 3. 2. Trình, chuyển giao văn bản đến
a) Văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết.
Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
b) Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.
3. 3. 3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những văn
bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. Đơn vị
hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định
của cơ quan, tổ chức.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được
giao trách nhiệm thực hiện những công việc sau:
- Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp;
- Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
d) Nghiệp vụ quản lý văn bản đến được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
3. 3. Quản lý, sử dụng con dấu
3. 4. 1. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên
văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
d) Không được đóng dấu khống chỉ.
3. 4. 2. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được
quy định như sau:
a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay

dấu của đơn vị đó.
3. 4. 3. Đóng dấu
3. 4. 3. 1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
3. 4. 3. 2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. 4. 3. 3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên
trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
3. 4. 3. 4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
Câu 5: Những yêu cầu về nội dung của văn bản QLHCNN?
Các khái niệm:
+Văn bản: là một phương tiện ghi nhận và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hoặc bằng ký hiệu.
10
+Văn bản Quản lý NN: Là loại văn bản do cơ quan QLNN ban hành theo trình tự thẩm quyền, thủ tục và
hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ QLNN giữa các cơ quan NN với nhau hoặc giữa cơ
quan NN với công dân.
+Văn bản QLHCNN: Là những quy định quản lý thành văn, do các cơ QLHCNN ban hành theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ QLHCNN giữa các cơ quan
nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan NN với tổ chức và công dân.
Văn bản QLHCNN có vai trò quan trọng như vậy nên khi ban hành các văn bản QLHCNN cần phải đảm
bảo các yêu cầu về nội dung sau đây:
1. Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp: Văn bản hợp pháp là văn bản đủ các điều kiện sau đây:
*Được ban hành đúng căn cứ pháp lý:
- Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành.
-Những căn cứ pháp lý đó đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban hành.
- Cơ quan thủ trưởng đơn vị trình dự thảo văn bản có thẩm quyền trình theo quy định của pháp luật.
- Những đề nghị để ban hành văn bản là hợp pháp.
* Được ban hành đúng thẩm quyền(thẩm quyền về nội dung; thẩm quyền về hình thức)
*Nội dung của văn bản phải phù hợp với quy định của pháp luật.
-Phù hợp với nội dung, mục đích của pháp luật.
- Phù hợp với những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của NN CHXHCNVN và những

nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
-Phù hợp với các điều ước Quốc tế mà CHXHCNVN ký kết hoặc gia nhập.
* Văn bản được trình bày đúng thể thức và kỹ thuật trình bày.
2. Văn bản phải có tính khoa học:
* Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết.
* Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý và đảm bảo chính sác.
* Đảm bảo sự logic về nội dung.
3. Văn bản phải có tính đại chúng:
* Đối tượng thi hành chủ yếu của văn bản là các tầng lớp nhân dân, có trình độ học vấn cao thấp khác
nhau. Do đó van bản phải có nội dung dễ hiểu và dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí.
* Tính đại chúng giúp cho nhân dân dễ dàng, nhanh chóng nắm bắt chính xác ý đồ của cơ quan ban
hành, để từ đó có hành vi đúng khi thực hiện pháp luật.
4. Văn bản phải có tính khả thi:
* Tính khả thi là một yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là hiệu quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý
các yêu cầu vừa nêu trên.
* Để văn bản đảm bảo tính khả thi, nội dung văn bản phải phù hợp với trình độ, khả năng của đối tượng
thực thi. Những quy phạm pháp luật, thẩm quyền và hiệu lực pháp lý phải cụ thể để đối tượng thực thi.
5. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ chuẩn mực:
* Ngôn ngữ sử dung trong văn bản QLNN là ngôn ngữ hành chính- công vụ. Ngôn ngữ này có đặc điểm
như sau: Tính chính xác rõ ràng; Tính phổ thông, đại chúng; Tính khách quan, phi cá tính; Tính trang
trọng lịch sự; Tính khuôn mẫu.
* Liên hệ thực tế: Từng nội dung cho văn bản ở cơ sở quá trình thực hiện.
Câu 6: Tính hợp pháp của QĐHC?
*Khái niệm: QĐQLHCNN là sự thể hiện ý chí quyền lực NN của các cơ quan và các CBCC trong bộ
máy hành pháp được ban hành trên cơ sở luật và để thi hành luật nhằm định ra chủ trương chính sách,
11
nhiệm vụ có tính định hướng, hoặc đặt ra, sửa đổi, bão bỏ quy phạm pháp luật hiện hành, làm thay đổi
hiệu lực của chúng hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể để
thực hiện các nhiệm vụ và chức năng QLNN.
Do đó QĐQLHCcần phải có những yêu cầu cơ bản đó là:

• Đảm bảo tính chính trị.
• Đảm bảo tính hợp pháp.
• Đảm bảo đúng hình thức và thủ tục.
• Đảm bảo tính hợp lý.
• Đảm bảo kỹ thuật ban hành.
Trong các yêu cầu trên thì yêu câu cầu đảm bảo tính hợp pháp là điều khá quan trọng do đó khi
ban hành các QĐQLHCNN cần phải quan tâm đó là:
+ Các QĐQLHCNN phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật.
+ Các QĐQLHCNN không được trái với hiến pháp, trái với lụât và văn bản của cơ quan NN cấp
trên.
+ Các QĐQLHCNN phải được ban hành đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; việc
phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan sẽ đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
một cách chủ động tránh sự chồng chéo, lạm quyền, lẫn tránh trách nhiệm, vi phạm trật tự quản lý NN.
+ Các QĐQLHCNN phải được ban hành xuất phát từ những căn cứ được pháp luật quy định,
nghĩa là chỉ khi nào trong hoạt động quản lý xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy định
thì cơ quan hành chính mới ra các quyết định chứ không được tùy tiện.
* Liên hệ thực tế: Từng nội dung cho văn bản ở cơ sở quá trình thực hiện.
Ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học:
+ Đầu năm học; để điều hành hoạt động chuyên môn của tổ; căn cứ vào điều lệ trường tiểu học về
quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng; căn cứ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của người
được bổ nhiệm;
12

×