Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Câu hỏi ôn tập môn luật hành chính và tài phán hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.38 KB, 3 trang )

Câu hỏi ôn tập môn Luật Hành chính và Tài phán hành chính
20 câu hỏi ôn tập môn Luật Hành chính và Tài phán hành chính nè:
1. Các đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước; nội dung cải cách cơ quan hành chính
nhà nước.
2. Công vụ và đặc điểm công vụ nhà nước.
3. Những yêu cầu đối với Chính phủ trong nhà nước pháp quyền; thành tựu đổi mới, cải
cách của Chính phủ theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền thời gian qua.
4. Những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp pháp lý phát sinh trong
quản lý nhà nước.
5. Yêu cầu phân cấp giữa trung ương và địa phương và đổi mới hoạt động của chính quyền
địa phương theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền.
6. Các nguyên tắc của hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Việt Nam hiện nay.
7. Phân biệt khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính; xu hướng hoàn thiện của pháp
luật về khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính.
8.Nội dung những quy định mới của Luật công chức Việt Nam năm 2008.
9. Luật hành chính Việt Nam trong thực hiện và bảo vệ các quyền công dân.
10. Quy định của Luật hành chính Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
các cấp; xu hướng hoàn thiện cơ quan hành chính địa phương trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền.
11. Phân tích các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính ở Việt
Nam.
12. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam và xu
hướng phát triển của ngành luật hành chính.
13. Tính chuyên nghiệp của nền hành chính Việt Nam thể hiện qua những quy định của
ngành luật hành chính.
14.Sự hình thành và phát triển của chế định Chính phủ qua các bản Hiến pháp Việt Nam
1946; 1959; 1980; 1992 ( sửa đổi, bổ sung 2001); xu hướng hoàn thiện chế định chính phủ
trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
15. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của hoạt động công vụ trong pháp luật về cán bộ,
công chức ở Việt Nam.


16. sự hình thành, phát triển và xu hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
17. Tại sao phải kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước? Các phương thức kiểm
soát đối với hoạt động hành chính nhà nước.
18. Sự hình thành, cơ sở lý thuyết, thực tiễn và xu hướng phát tiển của Khoa học luật hành
chính Việt Nam.
19. Quan niệm về công vụ, công chức trong pháp luật hành chính Việt Nam.
20. Quan niệm về tài phán hành chính; tài phán hành chính và vấn đề bảo vệ quyền, tự do,
lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu hỏi ôn tập môn Luật hành chính 2
CÂU HỎI MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Nêu mối quan hệ giữa quy phạm pháp luật vật chất hành chính và quy phạm thủ tục
hành chính?
2. Đặc điểm của nguồn Luật hành chính Việt Nam?
3. mối quan hệ giữa đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính?
4.Tại sao nói cơ quan hành chính là chủ thể cơ bản của Luật hành chính?
5.Nêu mối quan hệ giữa Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân?
6.Trình bày mối quan hệ giữa UBND và MTTQ Việt Nam theo Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 2003?
7. Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động của UBND?
8. Quan hệ giữa UBND với cơ quan nhà nước cấp trên và cấp dưới?
9. Trình bày bản chất của quyết định quản lý của CQHCNN?
10. Mối quan hệ giữa quyết định quản lý hành chính của UBND với quyết định quản lý
hành chính của cơ quan nhà nước cấp trên và cấp dưới?
11. Thẩm quyền xử lý của Bộ trưởng đối với quyết định quản lý bất hợp pháp của các cơ
quan hành chính nhà nước khác?
12. Đặc điểm của Công chức?
13. Tại sao cán bộ, công chức phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên?
14. Tại sao không xử phạt hành chính trong trường hợp tình thế cấp thiết, phòng vệ chính
đáng, sự kiện bất ngờ?

15. Phân biệt các hình thức xử phạt hành chính chính và bổ sung?
16. Đối tượng bị quản chế hành chính?
17. Phân biệt thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi
phạm hành chính?
18. Trách nhiệm hành chính phát sinh khi nào?
19. Phân biệt thanh tra hành chính và thạnh tra chuyên ngành?
20. Phân biệt thanh tra Chính phủ và thanh tra nhân dân?
21. Thẩm quyền của Thanh tra chính phủ?
22. Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh?
23. Thẩm quyền của Thanh tra huyện?
24. Phân biệt hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra Chính phủ?
25. Phân biêt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân?
26. Phân biệt giám sát của HĐND và của Toà án đối với hoạt động hành chính?
27. Phân biệt hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và
kiểm tra nội bộ?
28. Phân biệt hoạt động giám sát của HĐND với hoạt động thanh tra hành chính?
29. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng?
30. Phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động giám sát của tổ chức xã hôi
đối với hoạt động hành chính nhà nước?
31. Phân biệt hoạt động kiểm tra chức năng và hoạt động thanh tra Chính phủ?
32. Phân biệt hoạt động kiểm tra của Đảng với hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước?

×