Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tác dụng chữa bệnh của rau răm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 3 trang )

Tác dụng chữa bệnh của rau răm
Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở
nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương
thơm đặc biệt. Vị cay tính ấm. Có tinh dầu. Nó là một loại gia vị được sử
dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: Cháo lươn, trứng vịt lộn, gà
nộm
Theo đông y: Rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá,
trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể
dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc
uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Rau
răm không độc.
Nó đã được ứng dụng trong dân gian ví như những trường hợp sau đây:
1. Bụng đầy trướng tiêu hoá trì trệ Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã
nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
2. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã
nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương
bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
3. Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân
uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g,
kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát,
sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
5. Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ
lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô
ráo để chống bội nhiễm).
6. Mụn nhọn đang ở giai đoạn cương Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai
thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng
cho tất cả những trường hợp mụn nhọt, áp se đang ở giai đoạn đầu. Có tác
dụng: Chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Lưu ý: - Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng
ngày. Bởi vậy mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ ở trong vườn nơi gần


nước. Khi cần có ngay để sử dụng.
- Quý ông nên bớt rau răm:
Nhiều bà vợ hay nấu món canh thịt bò rau răm cho chồng ăn vì cứ
tưởng thế là tẩm bổ nhưng không biết đã vô tình ức chế sự hưng phấn của
chồng
Rau răm được dùng phổ biến làm gia vị và có mặt trong các món ăn khoái
khẩu như gỏi gà, vịt; miến măng, bún bò, ốc len xào dừa, đặc biệt là món
trứng vịt lộn.
Rau răm dễ trồng và mọc rất nhanh, nhất là những nơi đất ẩm ướt, được thu
hái quanh năm và cũng rẻ tiền. Ngoài công dụng làm gia vị, rau răm còn là
một vị thuốc mà mỗi gia đình nên có.
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm đặc
trưng, tính ấm, tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sát trùng.
Dùng rau răm làm thuốc kích thích tiêu hóa, công dụng chống lạnh bụng,
đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy khi ăn những thức ăn sống hoặc lạnh
như cua, ốc, vịt… Rau răm còn được dùng làm thuốc hạ sốt, thông tiểu, chữa
chứng vọp bẻ, chữa rắn cắn, các bệnh ngoài da như hắc lào, lang ben.
Cách dùng: Mỗi ngày 20-30 g tươi, giã vắt lấy nước uống tươi hoặc sắc lấy
nước để uống. Để chữa rắn cắn, giã nát 20 g cành và lá, vắt lấy nước uống,
bã đắp ngay lên vết rắn cắn, sau 15 phút đỡ đau, sau 3 giờ bớt sưng tấy.
Dùng ngoài không tính liều lượng, giã nát cành lá, thêm chút rượu trắng rồi
bôi vào nơi hắc lào hoặc chốc lở sau khi rửa sạch vùng da bị nhiễm.
Món trứng vịt lộn sẽ ngon hơn nếu được dùng với rau răm
Lưu ý: Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau răm chứa một số tinh
dầu và vài chất có tác dụng ức chế dục tính. Nhiều bà vợ hay nấu món canh
thịt bò rau răm cho chồng ăn vì cứ tưởng như thế là tẩm bổ nhưng vô tình đã
làm ức chế sự hưng phấn của chồng.
Rau răm, vì vậy, chỉ nên dùng cho các ông chồng trong trường hợp cần giảm
các cơn bốc dục khi đi xa nhà. Tại Ấn Độ, các nhà tu thường trồng rau răm
quanh vườn và ăn thường xuyên nhằm làm giảm dục tính để có thể yên tâm

tu luyện và tránh cám dỗ.
Phụ nữ đang hành kinh nếu uống nước rau răm có thể làm tắc kinh. Người
đang mang thai cần thận trọng khi ăn rau răm vì nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ
sẩy thai.
Nếu lỡ sẩy thai vì dùng nhiều rau răm thì sau khi sạch kinh nguyệt, có thể
lấy một nắm lá chanh non (chừng 30 g) giã nát rồi hòa với 100 ml nước
chín, uống trong ngày để tẩy hết tác hại của rau răm và giúp bổ huyết. Người
tạng nhiệt hay nóng trong người cũng không nên dùng nhiều rau răm.
………………………………………………… .

×