1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong nền giáo dục hiện tại thì giáo dục trung học phổ thông giữ một vai trò rất quan
trọng. Vì đây là cấp học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai học sinh sau này. Chính bởi
yếu tố quyết định như thế mà việc học tập ở cấp học này đã gây một áp lực không nhỏ
đối với học sinh. Các em dành hầu hết thời gian trong ngày của mình cho việc học, nào
là học ở trường, học thêm ở nhà thầy cô và tự học ở nhà. Thế nên việc tìm cho học sinh
một thời gian thư giãn, giải trí và hoạt động tập thể cùng với bạn bè một cách lành mạnh
và có ích là rất quan trọng. Giờ sinh hoạt lớp là một trong những cơ hội để chúng ta thực
hiện điều đó.
Thế nhưng, một thực tế khá phổ biến đang diễn ra ở các trường trung học phổ thông
hiện nay là giáo viên thường ít quan tâm đến nhu cầu hoạt động vui chơi giải trí của học
sinh trong giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt trở nên nhàm chán và mất ý nghĩa.
Do đó, để cho giờ sinh hoạt trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn thì ngoài việc đánh giá
nhận xét tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần thì giáo viên còn cần
phải quan tâm đến việc tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động vui
chơi tập thể. Những trò chơi và những câu hỏi vui là thứ đơn giản nhất có thể giúp cho
giáo viên làm sống lại không khí vui tươi cho giờ sinh hoạt và giúp cho học sinh có
những giây phút thư giãn hữu ích. Bởi lẻ, những trò chơi và những câu hỏi vui khoa học
không chỉ mang tính chất giải trí mà nó còn giúp cho học sinh phát triển tư duy; hình
thành cho học sinh khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén; giúp cho học sinh có những
hiểu biết thêm về văn hoá dân tộc và về thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, chúng còn có
thể giúp cho tập thể lớp của học sinh trở nên đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau.
Trên thực tế những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho hoạt động tập thể đã xuất
hiện từ rất lâu, thế nhưng chúng chưa được khai thác một cách triệt để và có hệ thống.
Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những trò chơi và những câu hỏi vui với
nhiều lợi ích và ý nghĩa như thế lại ít có cơ hội tiếp cận với học sinh. Bởi lẻ, chúng bị
2
những trò chơi hiện đại với những hình ảnh, âm thanh sinh động và phong cách sống
hiện đại với chủ nghĩa cá nhân lấn áp. Do đó, với ý định giúp cho giáo viên có cơ sở để
tổ chức được giờ sinh hoạt thú vị, ý nghĩa và giúp cho học sinh có được những hoạt
động giải trí hữu ích và lành mạnh đề tài sẽ sưu tầm và hệ thống lại một số trò chơi và
những câu hỏi vui phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.
II. Định hướng nghiên cứu:
II.1 Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm làm cho giờ sinh hoạt trở nên thú vị và có ích.
- Giúp cho học sinh có được thời gian thư giãn hữu ích.
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt; bồi dưỡng tình cảm, đoàn kết
bạn bè trong một lớp.
II.2 Đối tượng nghiên cứu:
Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi
trung học phổ thông.
II.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và hệ thống lại những trò chơi và những câu hỏi phù hợp với học sinh
trung học phổ thông.
- Tiến hành cho học sinh tiếp cận với những trò chơi và những câu hỏi vui đã lựa
chọn.
II.4 Giả thuyết khoa học:
Đối với học sinh trung học phổ thông thì học tập là hoạt động chủ đạo và quan trọng.
Thế nhưng, người ta không thể học tập tốt được nếu như không có thời gian thư giãn
hợp lý và đúng cách. Học sinh trung học phổ thông ngày nay thường ít có cơ hội tham
gia vào những hoạt động vui chơi tập thể do thời gian học tập của các em quá nhiều hoặc
do nhịp sống hiện đại đưa đẩy. Vì thế, nếu các trò chơi và những câu hỏi vui có thể đưa
được vào giờ sinh hoạt thì đây chính là một cơ hội để các em có được những giây phút
thư giãn thú vị.
3
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra – quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
1.1 Cơ sở lý luận:
Ngày nay, dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường, đời sống của người dân có
rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi này tác động chủ yếu là vào thế hệ trẻ. Đặc biệt là lứa
tuổi học sinh trung học phổ thông. Đây là lứa tuổi mà học sinh phải nổ lực rất nhiều cho
việc học để bước đến việc chọn nghề nghiệp phù hợp cho tương lai. Thế nên nhu cầu
giải trí của học sinh cũng là rất lớn. Tuy nhiên, với sự phức tạp của cuộc sống hiện đại
thì việc lựa chọn được một hình thức giải trí tích cực không phải là dễ dàng. Do đó, việc
nghiên cứu, sưu tầm những trò chơi và những câu hỏi vui để phục vụ nhu cầu giải trí của
học sinh, đồng thời cũng giúp cho giáo viên chủ nghiệm có được cơ sở để tổ chức một
giờ sinh hoạt thú vị là điều cần thiết.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Một người không thể thành đạt trong xã hội nếu như họ không có trình độ học vấn,
không trải qua một quá trình học tập. Thế nhưng người ta không thể học tốt, làm việc
hiệu quả được nếu như không có thời gian giải trí hợp lý. Ngoài vai trò cung cấp kiến
thức cần thiết cho học sinh bước chân vào xã hội, nhà trường còn cần phải tạo cho học
sinh những cơ hội để học sinh giải trí, vui chơi cùng với tập thể bạn bè. Giáo viên chủ
nhiệm là người dễ thực hiện vai trò đó nhất. Tuy nhiên, với một lịch công tác dày đặt,
nào là tập trung với vấn đề chuyên môn, nào là quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo
đức cho học sinh lớp chủ nhiệm thì giáo viên có rất ít thời gian để tìm tòi, chuẩn bị
những trò chơi hay những câu hỏi vui cho học sinh tham gia. Chính vì thế mà giờ sinh
hoạt thường thiếu những hoạt động giải trí vui nhộn hữu ích. Do đó, ta thấy rằng, việc
4
sưu tầm, hệ thống lại một số trò chơi và những câu hỏi vui cho giờ sinh hoạt là thật sự
cần thiết cho giáo viên chủ nhiệm và cho cả học sinh.
II. Một số trò chơi trong giờ sinh hoạt:
2.1 Một số trò chơi toán học:
2.1.1 Trò chơi toán học:
Trò chơi qua sông 1:
Yêu cầu của trò chơi:
Bạn hãy giúp một người đàn ông vận chuyển một thùng cỏ, một con cừu và một
chú chó sói qua sông sao cho chúng vẫn còn nguyên vẹn.
Chú ý rằng: Sói sẽ ăn thịt cừu, cừu sẽ ăn cỏ nếu như không có người đàn ông
trông coi.
Đáp án:
Bước 1: Chở cừu qua.
Bước 2: Chở cỏ qua, rồi chở cừu trở về.
Bước 3: Chở sói qua (còn cừu ở lại).
Bước 4: Quay lại chở cừu qua.
Trò chơi qua sông 2:
Yêu cầu của trò chơi:
Bạn hãy tìm cách để đưa 3 người và 3 con quỷ từ bờ sông 1 sang bờ sông 2 chỉ
bằng một chiếc đò.
Chú ý rằng: đò chỉ chở được tối đa là 2 và trong đó phải có một bên chèo; nếu
cùng một bờ mà số quỷ lớn hơn số người thì quỷ sẽ ăn thịt người và trò chơi sẽ
kết thúc.
Đáp án:
Bước 1: Người và quỷ xuống đò đi từ 1 sang 2; quỷ lên bờ, người đem đò về bờ
1.
5
Bước 2: Người lên bờ, hai quỷ xuống đò đi từ 1 sang 2; một quỷ lên bờ, một quỷ
đem đò về bờ 1.
Bước 3: Quỷ lên bờ, hai người xuống đò đi từ 1 sang 2; một người lên bờ, một
quỷ xuống đò, người và quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 4: Quỷ lên bờ, một người xuống đò thay chổ của quỷ, hai người đi từ 1
sang 2; hai người lên bờ, quỷ xuống đò đem đò về bờ 1.
Bước 5: Hai quỷ đi từ bờ 1 sang 2; một quỷ lên bờ, một quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 6: Hai quỷ qua sông.
2.1.2 Ảo thuật toán học:
Đó là số bạn đã viết:
Để có sự công bằng, chúng ta sẽ chọn ra một người làm trọng tài, một người nào đó
hãy viết vào mảnh giấy một số có 3 chữ số ( số có 3 chữ số bất kỳ ) sau đó cho trong tài
biết đó là số mấy và tất nhiên là không cho tôi biết. Tôi sẽ đoán là bạn đã viết số mấy
vào giấy. Nhưng để tạo thêm bầu không khí vui vẻ tôi sẽ đưa ra đáp án cùng với sự tham
gia của một số bạn nữa ở đây và chắc chắn rằng các bạn ấy cũng không nói cho tôi biết
những con số đã ghi trên giấy.
- Bạn đã viết xong chưa, cứ viết một số có 3 chữ số bất kỳ.
- Xong rồi, đoán đi.
- À, cứ từ từ thôi mà, bạn hãy viết lại số đó thêm một lần nữa ngay bên phải số
đã viết, vậy là bạn có được một số có 6 chữ số.
- Đúng vậy, một số có 6 chữ số.
- Hãy chuyển tờ giấy đó cho một người nào đó, cách xa tôi nhé! Và bạn đó hãy
chia số có 6 chữ số cho 7.
- Chia cho 7 à ! Có thể chia hết không?
- Cứ chia đi, chia hết đấy.
- Thì tôi chia đây, hy vọng là chia hết.
- Thì cứ chia đi để ra kết quả mà tôi còn biết làm thế nào nữa chứ.
6
- Thật là may mắn vì đã chia hết.
- Tôi đã nói rồi mà. Để tôi suy nghĩ một tí, à bạn hãy chuyển tờ giấy có kết quả
của phép chia mà bạn mới thực hiện cho một người khác, và người này hãy
chia kết quả đó cho 11, chia hết đấy.
- Anh có nghĩ là mình sẽ gặp may nữa hay không khi mà đem một số chưa chắc
là bao nhiêu mà lại chia cho một số nguyên tố?
- Hãy chia đi, không dư đâu.
- Đúng là không dư thật! bây giờ làm gì?
- Bây giờ hãy chuyển tờ giấy cho người khác và tiếp tục chia kết quả mới tìm
được cho...ờ, số 13 đi.
- Anh thật là may mắn vì nó đã chia hết cho 13, bây giờ làm gì nữa?
- Việc cuối cùng là chuyển giúp tôi kết quả anh tìm được cho trọng tài, và đó
chính là đáp án của tôi.
- Quả thật đây là kết quả cần tìm.
Giải thích tính đúng đắn của trò ảo thuật :
Chúng ta sẽ nhận thấy việc tính toán đã tiến hành theo những con số đã được định
trước. Trước hết, ta viết ta viết số có 3 chữ số một lần nữa. Thực chất của việc đó là ta
thêm vào 3 con số 0 vào phía sau con số đã chọn và cộng thêm số ban đầu.
Thí dụ :
abcabc
=
000abc
+
abc
Rõ ràng con số ban đầu đã tăng lên 1001 lần:
abcabc
= a.100000 + b.10000 + c.1000 + a.100 + b.10 + c
= 1001( a.100 + b.10 + c )
= 1001.
abc
Lúc này bạn không còn gì phải ngạc nhiên khi 7.11.13 = 1001.
Con số bị xóa:
7
Một người nào đó nghĩ ra một số bất kỳ, ví dụ 847. Hãy yêu cầu anh ta tìm tổng các
chữ số đó ( 8 + 4 + 7 ) = 19 và đem số đã nghĩ ra trừ cho tổng đó. Như vậy còn lại:
847 – 19 = 828.
Trên số thu được đó, bảo anh ta hãy xóa đi một chữ số bất kỳ và báo cho bạn những
chữ số còn lại. Bạn sẽ trả lời ngay là anh ta đã xóa đi chữ số nào mặc dù không biết anh
ta đã nghĩ ra số mấy.
Làm sao mà bạn làm được việc đó và bí mật của nó là như thế nào ?
Điều này được thực hiện một cách dễ dàng: tìm một số nào đó để cộng với tổng của
những số mà người ta báo cho bạn thành một số gần nhất có thể chia hết cho 9. Thí dụ,
nếu như 828 xóa đi chữ số 8 và người ta báo cho bạn hai số là 2 và 8 thì sau khi cộng 2
với 8 là 10, chúng ta biết muốn có con số gần nhất chia hết cho 9, tức là số 18 thì số còn
thiếu sẽ là số 8. Đó là con số đã bị xóa.
Tại sao như thế ? Bởi vì, nếu lấy một số bất kỳ trừ đi tổng các chữ số của nó thì ta
luôn được một số chia hết cho 9. Thực vậy, lấy ví dụ cụ thể như sau:
abc
= a.100 + b.10 + c
abc
– ( a + b + c ) = 99a + 9b = 9( 11a + b ) chia hết cho 9.
Trong khi tiến hành ảo thuật, có trường hợp mà tổng của các chữ số người ta báo cho
bạn đã chia hết cho 9. Điều đó chứng tỏ con số bị xóa là 0 hoặc 9 khi đó bạn trả lời là 0
hoặc 9.
Còn đây là dạng biến đổi của trò ảo thuật này : thay vì trừ số nghĩ ra cho tổng các
chữ số của nó thì tìm hiệu của số đó với một số có cùng những chữ số với số đã cho đã
được sắp xếp khác đi ( tất nhiên là số lớn trừ số bé ). Thí dụ : tứ số 8247 có thể trừ đi
2748, tiếp theo làm giống như trên.
8247 – 2748 = 5499
Nếu báo các chữ số còn lại là 5, 9, 9 thì 5 + 9 + 9 = 23.
Số lớn hơn gần 23 nhất chia hết cho 9 là 27 vậy số bị xóa là 27 – 23 = 4.
Đoán một số mà không hỏi gì
8
Bạn bảo một người nào đó nghĩ ra một số bất kỳ có 3 chữ số nhưng không được kết
thúc bằng chữ số 0 ( đồng thời sự cách biệt của chữ số đầu và chữ số cuối không được ít
hơn 2 ). Bảo người đó xếp số ấy theo một trật tự ngược lại rồi trừ hai số đó cho nhau
( lấy số lớn trừ cho số bé ). Đem hiệu hai số đó cộng với chính nó nhưng các chữ số
được sắp xếp theo trật tự ngược lại. Không cần hỏi gì, bạn có thể nói được số mà người
đó thu được sau khi thực hiện các công việc trên.
Thí dụ : nếu con số nghĩ ra là 467 thì người đó phải thực hiện công việc sau :
764 – 467 = 297
297 + 792 = 1089
Đó chính là kết quả cuối cùng mà bạn sẽ tuyên bố với người đó : 1089.
Làm thế nào mà bạn có được con số đó ?
Chúng ta cần xét câu đố trong dạng tổng quát. Lấy một số có 3 chữ số với a, b, c
trong đó a lớn hơn c ít nhất 2 đơn vị, c khác 0. Nó được biểu diễn như sau :
abc
= a.100 + b.10 + c
Con số được sắp với trật tự ngược lại là :
cba
= c.100 + b.10 + a
Hiệu của hai số:
abc
–
cba
= 99a – 99c
Chúng ta thực hiện sắp xếp như sau :
99a – 99c = 99( a – c) = 100( a – c) – ( a – c)
= 100( a – c) – 100 + 100 – 10 + 10 – a + c
= 100( a – c – 1 ) + 90 + ( 10 – a + c )
Vậy hiệu của số gồm 3 chữ số sau :
Chữ số hàng trăm : a – c – 1
Chữ số hàng chục : 9
Chữ số hàng đơn vị : 10 – a + c
Số có trật tự sắp ngược lại là : 100(10 – a + c ) + 90 + ( a – c – 1)
Cộng hai biểu thức lại:
9
+
+++
+++
1) - c - a ( 90 ) c a - 100(10
) c a - 10 ( 90 ) 1- c - a 100(
Ta có:
100.9 + 180 + 9 = 1089.
Như vậy, là chúng ta luôn thu được một số duy nhất là 1089 mà không phụ thuộc vào
các chữ số a, b, c ( thỏa yêu cầu đề bài ). Do đó không khó khăn gì trong việc đoán ra kết
quả của chuổi tính toán vì ta đã biết trước kết quả của nó rồi.
Tất nhiên là không nên biểu diễn trò ảo thuât này 2 lần cho một người vì bí mật sẽ bị
lộ.
Ai đã lấy cái gì?
Để thực hiện trò ảo thuật này, cần chuẩn bị 3 vật nhỏ bỏ trong túi dễ dàng, thí dụ như
bút chì, thước kẻ và bút bi. Ngoài ra, hãy đặt lên bàn một cái dĩa có 24 viên kẹo hay viên
sỏi,…
Bạn bảo 3 người, mỗi người giấu một vật tùy ý vào túi trong lúc bạn không có mặt ở
đó. Bạn sẽ đoán vật nào trong túi của ai.
Việc đoán được tiến hành như sau. Sau khi các vật được giấu vào túi, bạn quay trở
lại phòng và đưa cho những người kia các viên kẹo trên dĩa. Đưa cho người thứ nhất 1
viên, người thứ hai 2 viên, người thứ ba 3 viên. Sau đó bạn rời khỏi phòng và yêu cầu
những người kia làm như sau: Mỗi người lấy ra từ dĩa một số viên kẹo, cụ thể là: người
lấy cây bút chì thì lấy ra số viên kẹo bằng số viên kẹo đã đưa, người lấy thước kẻ thì lấy
ra số viên kẹo gấp đôi số viên kẹo bạn đã đưa, người lấy bút bi thì lấy ra số viên kẹo gấp
ba lần số viên kẹo bạn đã đưa.
Những viên kẹo khác sẽ còn lại trên dĩa.
Khi mọi việc đã xong thì người ta sẽ gọi bạn trở vào. Khi vào phòng, nhìn lên dĩa,
bạn sẽ tuyên bố được ai đã giấu cái gì ?
10
Ảo thuật càng thêm ly kỳ vì nó được thực hiện mà không cần sự tham gia của một
nội ứng để bí mật ra dấu cho bạn. Ở đây hoàn toàn không có một sự ma giáo nào mà
hoàn toàn dựa trên tính toán số học. Bạn phát hiện ra ai giấu cái gì chỉ dựa vào số viên
kẹo còn lại trên dĩa mà thôi. Số viên kẹo còn lại trên dĩa không nhiều: từ 1 đến 7 và bằng
cái liếc nhìn, có thể đếm được hết. Thế nhưng làm thế nào mà chỉ qua số lượng viên kẹo
còn lại mà biết được ai đã lấy cái gì ?
Rất đơn giản mỗi kiểu phân bố các vật trong túi của những người ứng với một số
lượng viên kẹo còn lại trong dĩa. Bây giờ chúng ta sẽ chứng tỏ điều đó.
Giả sử tên của ba người nhận 1, 2, 3 viên kẹo tương ứng là Phúc, Ngọc, Vi, và viết
tắt là: P, N, V. Các vật cũng được biểu thị là : a – bút chì, b – thước kẻ, c – bút bi. Ba vật
này có bao nhiêu cách phân bố ở ba người kia ? có 6 cách và số viên kẹo còn lại tương
ứng như sau:
P N V Số viên kẹo lấy đi Tổng cộng Còn lại
a b c 1 + 1 = 2 2 + 4 = 6 3 + 12 = 15 23 1
a c b 1 + 1 = 2 2 + 8 = 10 3 + 6 = 9 21 3
b a c 1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 3 + 12 = 15 22 2
b c a 1 + 2 = 3 2 + 8 = 10 3 + 3 = 6 19 5
c a b 1 + 4 = 5 2 + 2 = 4 3 + 6 = 9 18 6
c b a 1 + 4 = 5 2 + 4 = 6 3 + 3 = 6 17 7
Bạn thấy đó, số viên kẹo còn lại trong mỗi trường hợp đều khác nhau. Do đó, khi biết
được số viên kẹo còn lại, bạn dễ dàng biết được các vật đã được phân bố như thế nào
trong những người kia. Bạn lại ra khỏi phòng ( lần thứ 3 ) và nhìn vào quyển sổ của
mình trong đó có ghi bảng đối chiếu ( đối với bạn chỉ cần có cột đầu và cột cuối). Học
thuộc lòng nó thì khó và cũng không cần thiết. Bảng sẽ giúp bạn biết trong túi ai dấu vật
gì.
2.2 Một số trò chơi khác:
Tìm nghề nghiệp:
11
• Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh.
• Số lượng: Chia lớp thành 3 đến 4 đội.
• Ban tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
• Vật dụng: Viết, giấy trắng.
Cách chơi:
Chia lớp thành 3 đến 4 đội, trọng tài ghi tên nghề vào những miếng giấy trắng. Mỗi
đội cử một người lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội
nêu đáp án (Vận động viên chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây
đội đó không có câu trả lời thì các đội khác có quyền trả lời.
Địa danh Việt Nam
• Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước.
• Thời gian: 5 đến 10 phút
• Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển.
Cách chơi:
Các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã trong toàn cả nước.
Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.
Ví dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Giang,…
Không được lặp lại tên của bất kỳ địa danh nào, nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh
đó nhưng các địa danh tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian quy định đội nào có
nhiều địa danh thì đội đó thắng.
Phản xạ nhanh
• Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ tốt.
• Ban tổ chức: 1 quản trò.
• Số lượng: cả tập thể.
Cách chơi:
12
Người quản trò phổ biến trò chơi gồm ba động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi
quản trò hô vỗ tay thì tất cả cùng hô vỗ tay và làm theo vỗ tay một cái, với động tác
đứng lên, ngồi xuống cũng vậy. Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi
(khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả nói tay nhưng động tác thì đứng lên, khi quản trò
hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống, người quản trò hô
ngồi xuống thì tất cả nói ngồi xuống nhưng động tác thì là đứng lên. Cứ thế trò chới tiếp
tục, ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò đưa ra.
Cử đại diện
• Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, suy luận tốt.
• Ban tổ chức: 1 quản trò.
• Số lượng: Chia lớp thành hai đội (đội A và đội B).
Cách chơi:
Đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin
cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói).
Ví dụ: Đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần một chiếc nón”. Sau
đó người đại diện của đội A sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội mình đoán nội
dung; sau hai lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói hai lần), nếu không nói
được là thua.
III Hệ thống câu hỏi vui trong giờ sinh hoạt:
III.1 Một số câu hỏi vui toán học:
Câu 1: Hãy biểu thị số 10 bằng năm con số 9.
Đáp án: 9 +
99
99
= 10
hoặc
10
9
9
9
99
=−
Câu 2: Với bốn cách khác nhau, bạn hãy biểu thị số 100 bằng năm chữ số giống nhau.
Đáp án: 111 – 11 =100