Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÌM HIỂU VỀ CARD ĐỒ HỌA & BOARD MỞ RỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.06 KB, 22 trang )

BÀI TẬP
TÌM HIỂU VỀ CARD ĐỒ HỌA & BOARD MỞ RỘNG
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
• Nguyễn Hoàng Anh (MSV: 1000321)-Biên tập; I.Các chuẩn bus của board mở
rộng
• Nguyễn Thị Ngọc Ánh – II Các đặc tính của Plug and Play (Cắm và Chạy).
• Nguyễn Thị Giang – III. Một số loại card thường gặp ; IV. Các thành phần cơ
bản của Card đồ họa
• Nguyễn Thị Lợi – V. Một số vấn đề khác (1,2,4)
• Nguyễn Tuấn Thành – V. Một số vấn đề khác (1,3,4)
MỤC LỤC
I. CÁC CHUẨN BUS CỦA BOARD MỞ RỘNG 3
1. Bus mở rộng ISA 3
2. Bus Micro Chanel Architecture (MCA): 3
II. ĐẶC TÍNH CỦA PLUG AND PLAY (CẮM VÀO VÀ CHẠY) 6
III. MỘT SỐ LOẠI CARD THƯỜNG GẶP (SGK-TRANG 93-99) 7
1. Video Card (Card màn hình) 7
2. Sound Card 8
3. SCSI Card 8
4. Net Card 9
5. Fax/Modem 9
IV. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA 1 CARD ĐỒ HỌA 10
1. Bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc chức năng đồ họa tích hợp: 10
2. Bộ nhớ đồ họa: 11
3. Bus kết nối: 11
4. Trình điều khiển: 12
5. RAMDAC: 12
6. Video BIOS: 12
V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC 13
1. Tản nhiệt ở bo mạch đồ họa: 13
2. Đa màn hình: 13


Hai bo mạch đồ họa được gắn trên cùng một bo mạch chủ khi hoạt động ở chế độ crossfire
cho ra chỉ một màn hình 13
3. Đồ họa kép: 14
a. Công nghệ Crossfire của ATI: 14
14
Hình 7: Minh họa công nghệ crossfire 14
b. Công nghệ SLI của nVIDIA: 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO… 22
2
I. CÁC CHUẨN BUS CỦA BOARD MỞ RỘNG
1. Bus mở rộng ISA
Trên Mainboard của kiểu máy tính cũ IBM PC/XT (VXL 8088 hoặc 8086)
người ta dùng bus mở rộng có khe cắm 62 chân gồm ba đường dây đất, năm đường
dây nguồn nuôi, hai mươi đường địa chỉ, 8 đường dữ liệu (8-bit), mười đường ngắt, và
mười sáu đường tín hiệu điều khiển. Bus mở rộng XT bị giới hạn ở mức quá thấp về
dung lượng nhớ, bus dữ liệu 8-bit quá hẹp, và những dịch vụ hệ thống (như ngắt và
DMA) không đủ dùng cho tất cả các ứng dụng xử lý dù là đơn giản, nên các nhà thiết
kế máy tính đã nâng cấp thành kiểu IBM PC/AT dùng vi xử lý 80286 có bus dữ liệu
16-bit.
Bus mở rộng PC/AT gồm hai đoạn khe cắm cách rời nhau, một đoạn 62 chân
như kiểu XT 8-bit cũ, và một đoạn bổ sung thêm 36 chân. Đoạn phát triển AT này bổ
sung thêm năm dịch vụ ngắt, tám đường dữ liệu, bốn đôi yêu cầu và báo nhận DMA,
bốn đường địa chỉ, và một số đường điều khiển khác. Đây là bus mở rộng 16-bit
nhưng vẫn tương thích với loại 8-bit cũ. Năm 1987, Ủy ban tiêu chuẩn phối hợp với
Viện kỹ thuật điện và điện tử IEEE (của Mỹ) đã đưa ra một bộ các tiêu chuẩn gọi là
ISA (Industry Standard Architecture) bao gồm tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết
để tạo ra các loại bus và các card mở rộng tương hợp với AT. Từ đó bus AT được xem
là bus ISA. Bus mở rộng ISA có tốc độ chậm (8 megabyte mỗi giây) nên với những
bộ VXL tốc độ nhanh, bus này bị quá tải mà người ta gọi là hiện tượng thắt cổ chai
(bottleneck).

2. Bus Micro Chanel Architecture (MCA):
Đây là kiểu thiết kế Bus mở rộng 32 bit sở hữu riêng do IBM giới thiệu vào
năm 1987 trong dòng máy tính PS/2 của họ. Khe cắm MCA có kích thước bé hơn,
chân dày sít hơn, nhưng không chỉ về mặt vật lý, nó còn có khả năng hoạt động nhanh
và mạnh hơn bus ISA. Với 32-bit dữ liệu, 32 đường địa chỉ (khả năng địa chỉ hóa 4GB
3
bộ nhớ), một kênh âm thanh, và khả năng VGA cài sẵn, bus MCA được dự định dùng
cho việc tính toán mức cao. Tốc độ truyền tải dữ liệu của bus này là 20MB mỗi giây
nên có thể hoạt động với các BXL đến 100 MHz.
Tuy nhiên, bus MCA không tương thích ngược với bus AT và máy PC, bắt
buộc người sử dụng phải mua card mở rộng tương thích với MCA. Chi phí tác quyền
cao nên đã không được các hãng sản xuất máy nhái và phụ kiện PC hưởng ứng đối với
bus MCA, và về sau IBM phải tự từ bỏ.
3. Bus EISA:
Đây là kiểu bus mở rộng ISA được nâng cao (Enhanced ISA), do liên minh
gồm 9 công ty (AST Research, Compaq, Epson, Hewlett-Packard, NEC, Olivetti,
Tandy, Wyse và Zenith Data System) cùng hợp tác xây dựng. Bus EISA có một sự
nhảy vọt về sự truyền thông của bus (đó là dung lượng được đo bằng số lượng bit dữ
liệu truyền trong một giây). EISA, viết tắt của thuật ngữ Extended Industry Standard
Architecture, chấp nhận cả hai loại card tiêu chuẩn ISA và EISA. Nó cho phép truyền
8 bit hoặc 16 bit qua card ISA và truyền 32 bit qua card EISA. Bus EISA còn có tính
chủ động, nó cho phép các bộ phận như bộ điều khiển ổ cứng và card LAN có thể giao
dịch trực tiếp với nhau, không cần thông qua chip CPU của máy tính.Vì hai lý do trên,
card LAN chuẩn EISA có tốc độ truyền thông nhanh hơn gấp bốn hoặc năm lần tốc độ
của card LAN chuẩn ISA 16 bit. Được thiết kế một cách nhanh chóng để cạnh tranh
với chuẩn MCA, bus EISA tương thích ngược với các tiêu chuẩn bus ISA 16-bit và
XT 8-bit trước đó. Chạy ở 8,33 MHz, bus EISA có thể truyền dữ liệu với tốc độ
33MB mỗi giây. Một phiên bản mới là EISA-2 có tốc độ truyền dữ liệu đến 132 MB
mỗi giây. Mặc dù EISA đã được thay thế bởi VESA local bus phổ dụng và PCI còn
phổ dụng hơn, nhưng chuẩn EISA-2 vẫn thuộc loại có hiệu năng cao và được dùng

trong một số trạm server tốc độ nhanh của mạng LAN.
4. Local bus:
Đây là loại bus mở rộng kéo dài trực tiếp bus dữ liệu trong của bộ VXL ra
ngoài, cho phép hoạt động theo tốc độ của bus dữ liệu ngoài BXL (đến 33MHz).
4
Thuật ngữ "local" có ý nhấn mạnh tính địa phương thân thuộc trong sự ghép nối với
CPU - local bus đơn giản chỉ là một đoạn ghép nối cận kề tốc độ cao, nằm giữa BXL
và tập hợp các chip phụ trợ của nó.
Đầu những năm 1990, hiện tượng thắt cổ chai do bus mở rộng tốc độ chậm đã
thúc đẩy những nhà thiết kế hệ thống tiến hành ghép nối mạch điện của bộ điều hợp
video (video adapter) vào bus địa phương này và loại bus địa phương sở hữu riêng
(proprietary local bus) của từng hãng ra đời. Nhờ đó, tốc độ hiển thị, nhất là với các
chương trình đồ họa, đã tăng lên một cách đầy ấn tượng. Để thống nhất lại các kiểu
local bus sở hữu riêng, năm 1992 hiệp hội VESA (Video Electronics Standards
Association) đã đưa ra kiểu thiết kế VESA local bus. Đầu tiên được xây dựng để dùng
phổ biến để ghép nối các ngoại vi tốc độ cao khác, kể cả các loại card điều hợp mạng.
Tuy thế, chưa bao giờ nó được thiết kế để thay thế cho các loại bus mở rộng khác, cho
nên hầu hết các máy tính có VESA local bus thì đồng thời cũng có bus mở rộng ISA.
Trong board mẹ 33MHz, VESA local bus có khả năng chuyển tải dữ liệu với tốc độ
đến 107 megabyte mỗi giây.
5. Bus mở rộng PCI
Đây là loại bus mở rộng 32- hoặc 64-bit dựa vào kiểu thiết kế do Intel
Corporation xây dựng năm 1992. Không phải là loại local bus thực sự, bus PCI
(Peripheral Component Interface bus) là kiểu trung gian giữa bus dữ liệu ngoài của
BXL và bus vào/ra chung của máy tính. Cách thiết kế này cho phép bus PCI có thể
chạy với các tốc độ không phụ thuộc vào tốc độ xung nhịp của BXL. Ngoài ra, chuẩn
PCI không ràng buộc việc sử dụng bus vào một loại BXL nhất định, như kiểu VESA
local đã bị buộc chặt vào 80486. Đồng thời cũng khác với VESA local bus, bus PCI là
một kiểu bus mở rộng hoàn chỉnh, cho phép những nhà thiết kế hệ thống hoàn toàn bỏ
qua loại bus ISA đã lỗi thời và tốc độ chậm.

Một điều đáng chú ý nữa là PCI có khả năng tương thích tiến đối với chuẩn Plug and
Play để người dùng máy PC có thể tự do cài đặt các card ngoại vi mà không phải bận
tâm về những tranh chấp sẽ xảy ra.
5
II. ĐẶC TÍNH CỦA PLUG AND PLAY (CẮM VÀO VÀ CHẠY)
Cho đến nay, khi mua một card mở rộng mới cho máy tính thật khó có thể chắc
chắn rằng nó có thể làm việc hòa hợp với các linh kiện khác sẵn có trong máy của
ta hay không. Vấn đề được đặt ra vì mỗi một thiết bị cần phải giao tiếp với bộ xử
lý và các thiết bị ngoại vi khác, và chỉ tồn tại một số kênh cho sự giao tiếp đó mà
thôi. Những kênh này được gọi là nguồn dự trữ (system resource). Một nguồn nữa
là bộ ngắt quãng (interrupt). Nguồn dự trữ khác là một đường nối trực tiếp đến bộ
nhớ gọi là DMA (Direct Memory Access – Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên).
Trong thập niên 80 và nửa đầu thập niên 90 có hai giải pháp để giải quyết vấn
đề tranh chấp. Giải pháp một là phải có một bản ghi đầy đử mỗi nguồn dự trữ
được sử dụng bởi từng thiết bị của máy tính. Tất nhiên ta không thể có được những
bản ghi như vậy. Vì vậy, hầu hết các tranh chấp được giải quyết bằng cách cắm
vào những card mở rộng hoặc bộ điều khiển mới rồi kiểm tra xem mọi thứ có làm
việc bình thường hay không, nếu không thì bỏ thiết bị đó ra và thử lại với một thiết
bị khác cho đến khi tìm được các thiết bị tương thíc. Một việc làm rất phức tạp và
mất thời gian.
Tuy nhiên, vẫn có một giải pháp tốt hơn. Hầu hết các công ty máy tính hàng
đầu đều đồng ý sử dụng một hệ thống gọi là Plug and Play (Cắm và Chạy). Theo
lý thuyết, nếu tất cả mọi thiết bị trong máy tính đều được thiết kế theo tiêu chuẩn
Plug and Play thì BIOS của máy tính, các phần mềm hệ thống khác nhai và các
thiết bị có thể tự động làm việc hòa hợp với nhau và đảm bảo không có hai thiết bị
nào trong chúng tranh chấp nguồn dự trữ.
Nói tóm lại, Plug and Play là một chuẩn thiết kế để toàn bộ hệ thống máy tính
cả phần cứng lẫn phần mềm đề phải hòa hợp với nhau. Các thành phần để cấu tạo
nên một hệ thống Plug and Play bao gồm:
• Một hệ điều hành hỗ trợ Plug and Play, ví dụ như hệ điều hành Windows.

• Một hệ thống Input/Output (BIOS) dựa trên cơ sở Plug and Play, ví dụ như
BIOS Award của tập đoàn Award Software.
• Các thiết bị phần cứng với các trình điền khiển thiết bị Plug and Play.
6
Tuy nhiên do chiều hướng riêng của mỗi nhà sản xuất máy tính và linh kiện
máy tính nên Plug and Play vẫn chưa được hoàn toàn. Vì thế người ta chia ra
làm 3 mức hỗ trợ Plug and Play:
• Mức độ hỗ trợ thấp nhất: Khi không có thành phần nào hỗ trợ Plug and Play
thì người sử dụng phải tự cài đặt các cầu nhảy mạch (jumper) và các chuyển
đổi (switcher) trên card và cũng phải tự cài đặt driver.
• Mức độ hỗ trợ tương đối: khi hệ điều hành hỗ trợ Plug and Play nhưng lại sử
dụng các thiết bị phần cứng không có đặc tính Plug and Play thì mức độ can
thiệp của người sử dụng có giảm nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị loại trừ.
• Mức độ hỗ trợ cao nhất: khi cả 3 thành phần đều hỗ trợ Plug and Play, những
thiết bị mới khi cần đặt chỉ việc đơn giản là lắp vào máy tính và bật hệ thống,
phần cứng sẽ tự nhận biết và tự động đặt cấu hình mà người sử dụng không
cần phải quan tâm, kể cả việc cài đặt các driver.
III. MỘT SỐ LOẠI CARD THƯỜNG GẶP (SGK-TRANG 93-99)
1. Video Card (Card màn hình)

Hình 1: Một Mainboard sử dụng cổng PCI Express (màu xanh dương)
7
Hình 2: Một Video Card
2. Sound Card
Hình 3: Sound Card
3. SCSI Card
8
Hình 4: SCSI Card
4. Net Card
Hình 5: Net Card

5. Fax/Modem
Hình 6: Fax/Modem với bus PCI
9
IV. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA 1 CARD ĐỒ HỌA
1. Bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc chức năng đồ họa tích hợp:
Bộ xử lý đồ họa ("Graphic Processing Unit", viết tắt là GPU) là thành phần rất
quan trọng quyết định đến sức mạch đồ họa, nó có ý nghĩa như CPU trong máy tính.
GPU thường được hàn/dập chắc chắn vào bo mạch đồ họa rời. Đối với các bo mạch
đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ chúng có thể ở dạng GPU gắn liền trên bo mạch chủ
hoặc được tích hợp chung vào chipset (thường là chipset cầu bắc.
Hiện nay các bo mạch đồ họa rời thường sử dụng GPU của hai hãng sản xuất:
• nVIDIA
• ATI (Trước đây là một hãng độc lập, nay đã được hãng AMD mua lại)
Ngoài hai hãng này một số hãng khác cũng sản xuất chip xử lý đồ họa (SIS,
Trident, S3 Trio v.v.) nhưng các công ty đó hiện không thành công trong khẳng định
vị thế của mình trên thị trường chip xử lý đồ họa.
Đối với dạng tính năng đồ họa được tích hợp vào chipset hoặc gắn liền trên bo
mạch chủ:
• Intel: Với các chipset: 810, 815, 845, 865, 910, 915, 945, 946, 965 mà phân
biệt các chipset tích hợp đồ họa thường được ký hiệu thêm chữ "G" (cùng một
ký tự khác hoặc không có) ở sau ký hiệu chipset (Ví dụ: 915G, 915GV,
915GL )
• ATI: Radeon IGP 9100, Radeon IGP 9100 PRO, Radeon Xpress 200 (có các
phiên bản cho CPU Intel và AMD khác nhau), Radeon IGP 320
• VIA: P4M800, P4M800 Pro, K8M800, K8M890, KM400
• SiS: SiS661FX, SiS661GX, SiS761GL, SiS761GX, SiS760, SiS741
• nVIDIA: nForce2
10
2. Bộ nhớ đồ họa:
Để xử lý các tác vụ đồ họa và lưu trữ kết quả tính toán tạm thời, bo mạch đồ

họa có các bộ nhớ riêng hoặc các phần bộ nhớ rành riêng cho chúng từ bộ nhớ chung
của hệ thống, trong các trường hợp khác bộ nhớ cho xử lý đồ họa được cấp phát với
dung lượng thay đổi từ bộ nhớ hệ thống. Dung lượng của bộ nhớ đồ họa một phần
quyết định đến: độ phân giải tối đa, độ sâu màu và tần số làm tươi mà bo mạch đồ họa
có thể xuất ra màn hình máy tính. Do vậy dung lượng bộ nhớ đồ họa là một thông số
cần quan tâm khi lựa chọn một bo mạch đồ họa. Dung lượng bộ nhớ đồ họa có thể có
số lượng thấp (1 đến 32 Mb) trong các bo mạch đồ họa trước đây, 64 đến 128 Mb
trong thời gian hai đến ba năm trước đây và đến nay đã thông dụng ở 256 Mb với mức
độ cao hơn cho các bo mạch đồ họa cao cấp (512 đến 1Gb và thậm chí còn nhiều hơn
nữa).
Tuy nhiên, dung lượng không phải là một yếu tố quyết định tất cả, khi mà việc
tăng dung lượng bộ nhớ đã không trở thành hữu ích cho bo mạch đồ họa, các nhà thiết
kế đã chuyển hướng sử dụng các bộ nhớ có tốc độ cao hơn, do đó đến nay đã có rất
nhiều chuẩn bộ nhớ đồ họa đã từng được sử dụng: FPM DRAM, VRAM, WRAM,
EDO DRAM, SDRAM, MDRAM, SGRAM, DDR SDRAM, DDR-II SDRAM, và
gần đây là GDDR-3 SDRAM, GDDR-4 SDRAM. Có một điều rằng bo mạch đồ họa
khác nhau lại sử dụng các tốc độ đồ họa thay đổi tuỳ thuộc vào bo mạch đó dùng GPU
nào. Chúng không được sử dụng ở tốc độ tối đa theo như thiết kế. Một số hãng sản
xuất có thể thiết kế và thiết đặt sẵn (trong Video Bios - xem phần sau) để bo mạch đồ
họa làm việc với tốc độ bộ nhớ cao hơn so với mặc định (overlock).
3. Bus kết nối:
Bo mạch đồ họa thường sử dụng các đường truyền dữ liệu theo các chuẩn nhất
định (bus) để truyền dữ liệu giữa bo mạch đồ họa với hệ thống máy tính, các bus có
thể là PCI Express X16 (mới nhất), AGP (gần đây), PCI (trước khi ra đời AGP), hoặc
các bus cổ hơn nữa trong thời gian trước đây (ISA 8 bit, ISA 16 bit, VESA 32 bit).
Đặc điểm của các bo mạch đồ họa sử dụng các bus được giới thiệu sơ lược như sau:
• Bo mạch đồ họa sử dụng bus PCI:
11
• Bo mạch đồ họa sử dụng bus AGP: có các thế hệ 2x, 4x và 8x.
• Bo mạch đồ họa sử dụng bus PCI Express: 1x, 2x

4. Trình điều khiển:
Bo mạch đồ họa đều cần sử dụng một trình điều khiển riêng đối với các hệ điều
hành khác nhau, nếu không có các trình điều khiển thì dù có một bo mạch đồ họa hiện
đại nhất hệ thống chỉ xuất ra hình ảnh có có độ phân giải thấp, độ sâu màu thấp và với
tốc độ làm tươi hạn chế. Trình điều khiển được cần được cài đặt vào hệ điều hành sau
khi kết nối bo mạch đồ họa với hệ thống (trong một số trường hợp, trình điều khiển hệ
thống đã được tích hợp sẵn với hệ điều hành thì người sử dụng có thể không cần đến
việc cài đặt trình điều khiển).
Do sự quan trọng của trình điều khiển mà nó là một thành phần cơ bản, không
thể thiếu trong bo mạch đồ họa. Đôi khi trình điều khiển chưa được hoàn thiện hay tồn
tại một số lỗi dẫn đến hiệu năng của bo mạch đồ họa bị giảm ít hay nhiều tuỳ mức độ,
hoặc xuất ra hình ảnh không đúng(sọc, răng cưa, rác )
5. RAMDAC:
RAMDAC (Digital-to-Analog Converter – Chuyển đổi tín hiệu số): Có chức
năng chuyển đổi các tín hiệu số sang tín hiệu tương tự để hiển thị trên màn hình máy
tính. Tốc độ của RAMDAC có thể cao hơn tốc độ làm việc của bộ xử lý đồ họa.
Tốc độ RAMDAC trong thời điểm năm 2007 thường vào khoảng 300-500
Mhz. RAMDAC có thể là một bộ phận tách rời hoặc tích hợp sẵn vào các bộ xử lý đồ
họa nếu là bo mạch rời.
6. Video BIOS:
Cũng giống như tính năng của BIOS ở bo mạch chủ, video bios chứa toàn bộ
thông tin thiết lập về phần cứng của bo mạch đồ họa. Video Bios còn giúp cho bo
mạch đồ họa hoạt động ngay khi máy tính bắt đầu khởi động trong quá trình POST -
trước khi trình điều khiển của hệ điều hành được nạp. Video bios của bo mạch đồ họa
ở dạng một ROM, có thể được hàn định vị trực tiếp vào bo mạch đồ họa, có thể ở
dạng gắn trên đế cắm (đối với các bo mạch đồ họa trước đây).
12
V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
1. Tản nhiệt ở bo mạch đồ họa:
Do phải xử lý một khối lượng công việc lớn khi chơi game hoặc thực hiện các tác

vụ liên quan nên bộ xử lý đồ họa thường toả một lượng nhiệt lớn, cũng như CPU
trong máy tính, các bo mạch đồ họa cũng cần tản nhiệt cho GPU.
Cách thức tản nhiệt với các GPU thường là:
• Sử dụng tấm, phiến tản nhiệt (không dùng quạt) để tản nhiệt tự nhiên. Hình
thức này trước kia chỉ phù hợp với các GPU có xung nhịp thấp. Hiện nay đã có
những hãng (như Asus) rất thành công trong việc tạo những phiến tản nhiệt
tĩnh lặng (tản nhiệt silent) cho bo mạch đồ họa trung, cao cấp, tận dụng được
quạt của CPU và case giải nhiệt qua những ống đồng và các phiến dẫn nhiệt.
• Sử dụng tấm, phiến tản nhiệt kết hợp dùng quạt.
• Tản nhiệt bằng chất lỏng: Rất hiếm gặp hình thức này ở các bo mạch đồ họa
khi xuất xưởng. Thông thường hình thức này do người dùng thay thế cách cách
tản nhiệt nguyên bản của bo mạch đồ họa để ép xung.
Do bộ nhớ đồ họa cũng phát sinh nhiệt nên trong các cách tản nhiệt trên, tấm tản
nhiệt thường bao trùm và tản nhiệt luôn cho bộ nhớ đồ họa tuy rằng một số bo mạch
đã không tản nhiệt cho bộ nhớ đồ họa hoặc thiết kế các phiến tản nhiệt riêng.
2. Đa màn hình:
Hai bo mạch đồ họa được gắn trên cùng một bo mạch chủ khi hoạt động ở
chế độ crossfire cho ra chỉ một màn hình
Cùng một bo mạch đồ họa có thể cho phép xuất ra nhiều màn hình đồng thời
mà không nhất thiết chúng có hình ảnh giống hệt nhau. Với các bộ xử lý đồ họa mạnh
mẽ hiện nay có thể cho phép một bo mạch đồ họa xuất ra hai màn hình để mở rộng
desktop trong hệ điều hành. Trong trường hợp hệ thống có nhiều bo mạch đồ họa cũng
có thể mở rộng ra nhiều màn hình đồng thời (giả sử có hai bo mạch đồ họa, mỗi chiếc
xuất ra hai màn hình thì tổng số sẽ có thể có 4 màn hình cùng hiển thị).
Hai (hoặc nhiều hơn) màn hình có thể giúp người sử dụng mở đồng thời nhiều
ứng dụng mà vẫn quan sát được các tiến trình đang diễn ra, nhiều cửa sổ để tham
13
chiếm, duyệt web một số trò chơi cũng cho phép xuất ra nhiều màn hình cùng lúc để
hiển thị các góc nhìn khác nhau.
3. Đồ họa kép:

Không dừng lại ở các bộ xử lý đồ họa cao cấp, bộ nhớ đồ họa dung lượng lớn
với tốc độ làm việc cao, các hãng sản xuất đã thiết kế các kiểu sử dụng nhiều bo mạch
đồ họa trên cùng một máy tính. Trong các thời gian trước đây, người ta cũng có thể sử
dụng đồng thời nhiều bo mạch đồ họa nhưng chỉ dừng lại ở công dụng phát ra nhiều
màn hình đồng thời. Công nghệ đồ họa kép hiện nay cho phép nhiều bộ xử lý đồ họa
cùng xử lý một vấn đề đồ họa do đó chất lượng và tốc độ xử lý tăng mạnh hơn (có thể
hình dung nhiều bộ xử lý đồ họa tương tự việc bộ xử lý đa nhân hoặc nhiều bộ xử lý
trên cùng một bo mạch chủ). Hai hãng sản xuất chip đồ họa ATI và nVIDIA đã có các
chuẩn riêng như sau
a. Công nghệ Crossfire của ATI:
Hình 7: Minh họa công nghệ crossfire
Crossfire có thể là: Hai bộ xử lý đồ họa cùng có mặt trên một bo mạch đồ họa
hoặc hai bo mạch đồ họa (trở lên) cùng có mặt trên một bo mạch chủ.
Nếu thuộc loại hai bo mạch đồ họa (trở lên) cắm vào bo mạch chủ thì yêu cầu bo
mạch chủ phải có hai khe cắm kiểu PCI Express X16 (chúng có thể không đồng thời
hỗ trợ X16) và bo mạch chủ phải hỗ trợ. Hai bo mạch đồ họa ở đây phải liên kết với
14
nhau, có thể qua dây kết nối đầu ra (dây cắm thiết kế riêng gồm 3 đầu, hai đầu cắm
vào hai bo mạch đồ họa, đầu còn lại cắm vào màn hình máy tính), có thể sử dụng cầu
nối giữa hai bo mạch đồ họa hoặc có thể sử dụng bằng phần mềm thiết đặt trình điều
khiển.
b. Công nghệ SLI của nVIDIA:
Gần tương tự như công nghệ Crossfire của ATI, nhưng công nghệ SLI của
nVIDIA yêu cầu khắt khe hơn về bo mạch chủ: Các bo mạch chủ hỗ trợ công nghệ
này phải sử dụng các chipset của chính hãng nVIDIA.
4. Một số loại card màn hình đời mới:
a. ATI Radeon HD 5550 – Giá tham khảo: 65 USD
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ 40nm, ATI Radeon HD 5550 hướng đến
phục vụ những tiện ích giải trí số và đáp ứng khá tốt nhu cầu của đối tượng gamer với
bộ nhớ 1GB GDDR5 và giao diện nhớ 128-bit với 320 Sream Processors, có mức

xung nhân/bộ nhớ lần lượt là 550/800 MHz. Sản phẩm trang bị công nghệ Ultra
Durable 2 siêu bền, tương thích hoàn toàn với Microsoft Window7, thư viện đồ họa
DirectX 11, OpenGL 3.1, Shader Model 5.0.

Hình 8: ATI Radeon HD 5550
15
b. ATI Radeon HD 5670 – Giá tham khảo: 90 USD
Với mức giá dưới 100 USD, Radeon HD 5670 mang đến cho người chơi trải
nghiệm chơi game HD với những tựa game được phát triển trên nền tảng DirectX 11
cùng công nghệ ATI Stream tăng cường khả năng hiệu năng chơi video và các ứng
dụng đồ họa cũng như tận dụng hết tiềm năng xử lý của hệ điều hành Windows 7.
Sản phẩm có tần số nhân và tần số bộ nhớ lần lượt là 775 MHz và 1 GHz với
băng thông bộ nhớ lên đến 64GB/giây. Được trang bị 400 dòng xử lý với sức mạnh
lên đến 620 GigaFLOPS và bộ nhớ đồ họa GDDR5.
Hình 9: Radeon HD 5670
c. Nvidia GeForce GTS 250 – Giá tham khảo: 110 USD
Luôn là một lựa chọn đáng tiền đạt hiệu năng chơi game đáng nể, GeForce
GTS 250 giới thiệu 128 bộ xử lý dòng, xung nhịp 738MHz, tần số bộ nhớ 1100MHz,
dung lượng nhớ tiêu chuẩn 1GB, giao tiếp 256-bit, trình diễn các công nghệ ghép 2-
way SLI/3-way SLI, thư viện OpenGL 3.0, GeForce 3D Vision, PhysX, PureVideo
HD Technology, CUDA
16
Hình 10: Nvidia GeForce GTS 250
d. Nvidia GeForce GTS 450 – Giá tham khảo: 130 USD
Hứa hẹn thay thế GeForce GTS 250, phiên bản đời mới GeForce GTS 450 tăng
cường hiệu năng gaming cao hơn 33% so với đồng nghiệp cùng phân khúc. GeForce
GTS 450 bao gồm thiết kế mặc định giống hệt GeForce GTX 460 với nhân GPU
GF106 Fermi dựa trên 192 nhân tính toán CUDA, xung lõi là 783 MHz, xung shader
1566 MHz, tần số đổ bóng 1566 MHz, tổng cộng 1GB bộ nhớ GDDR5 128-bit có
mức xung 900 MHz cho băng thông 57,6 GB/s.

Hình 11: Nvidia GeForce GTS 450
e. Nvidia GeForce GTX 460 – Giá tham khảo: 180 USD
Tên tuổi đang nổi GeForce GTX 460 được thiết kế dựa trên con chíp GF104,
với 336 nhân xử lý CUDA, ít hơn bất kỳ GPU kiến trúc Fermi nào khác. Trên thực tế,
model này sở hữu giao tiếp nhớ 192-bit, bộ nhớ đồ họa 1GB GDDR5 @ 3600MHz,
xung GPU ở mức 675MHz và tần số đổ bóng 1350MHz. “Gã khổng lồ xanh” quảng
cáo rằng GeForce GTX 460 có thể chơi tốt hầu hết các tựa game yêu cầu trực tiếp
17
DirectX 11, với độ phân giải cao 1.920 x 1.200 pixel và thiết lập tốc độ khung hình tối
đa.
Hình 12: Nvidia GeForce GTX 460
f. ATI Radeon HD 5830 – Giá tham khảo: 210 USD
Sản phẩm thiết lập chíp xử lý đồ họa bao gồm đầy đủ thư viện DirectX 11 với
tần số nhân và tần số bộ nhớ lần lượt là 800MHz và 1200MHz, đồng thời 1120 dòng
xử lý với khả năng xử lý lên đến 1.79 TFLOP/giây. Sức mạnh của ATI Radeon HD
5830 nằm ở bộ nhớ đồ họa 1GB GDDR5 có xung nhịp hiệu dụng trên ngưỡng 1GHz.
Radeon HD 5830 có thể xuất hình ra màn hình ngoài thông qua kết nối Dual-
link DVI, HDMI (bao gồm cả âm thanh) hoặc DisplayPort, tính năng Eyefinity xuất
hình ra hệ thống 6 màn hình LCD lớn.

18
Hình 13: ATI Radeon HD 5830
g. ATI Radeon HD 5850 – Giá tham khảo: 300 USD
Giống như bản sao Radeon HD 5870 nhưng cắt giảm đi một số tính năng,
Radeon HD 5850 tự hào chíp xử lý Cypress Pro xung nhịp nhân 725MHz mà chỉ có
1.440 đơn vị xử lý đổ bóng, hỗ trợ DirectX 11 và Eyefinity. Model này cũng được coi
là sản phẩm đánh dấu sự mở đầu của phân khúc card đồ họa cao cấp dành cho game
thủ.
Mặc dù bị cạnh tranh mạnh bởi GeForce GTX 470, chiến binh Radeon HD
5850 vẫn thể hiện ưu thế nhờ mức giá thấp và không đòi hỏi một bo mạch chủ tương

thích CrossFire.
Hình 14: ATI Radeon HD 5850
h. Nvidia GeForce GTX 470 – Giá tham khảo: 350 USD
19

Sử dụng GPU kiến trúc Fermi mang mã GF100 và sản xuất trên dây truyền
40nm của TSMC, dòng đồ họa hạng sang GeForce GTX 470 cực hoành tráng nhờ
vào 448 nhân tính toán CUDA, 56 đơn vị xử lý Texture cùng giao tiếp bộ nhớ 320-bit.
Mức xung / shader / bộ nhớ tương ứng của card lần lượt là 607 / 1215 / 3348MHz, thư
viện đồ họa DirectX 11, khả năng xử lý răng cưa lên đến 32x và nếu sử dụng nhiều
màn hình có thể nâng độ phân giải lên đến 7.680 x 1.600 pixel.
Hình 15: Nvidia GeForce GTX 470

i. Nvidia GeForce GTX 480 – Giá tham khảo: 480 USD
Phát huy kiến trúc Fermi, GeForce GTX 480 đem đến nhân đồ họa GF100
40nm, cơi nới 12 bộ nhớ đồ họa GDDR5 với giao tiếp bộ nhớ 384-bit, nâng mức dung
lượng bộ nhớ lên đến hơn 1.5GB. Đặc biệt, phiên bản cao cấp còn được trang bị đến
512 bộ vi xử lý CUDA, đầy đủ công nghệ 3-way SLI, cổng Dual-DVI, HDMI lẫn
DisplayPort. Và để cung cấp điện áp cho card đồ họa GeForce GTX 480 hoạt động ổn
định, Nvidia đã cơi nới đến 2 cổng cấp nguồn 6-pin và 8-pin.
20
Hình 16: Nvidia GeForce GTX 480
j. ATI Radeon HD 5970 – Giá tham khảo: 650 USD
Với khả năng xử lý điện toán lên đến gần 5 TeraFLOPS của 2 chip xử lý
Cypress HD 5800, Radeon HD 5970 xứng đáng là dòng thiết bị mạnh nhất trong gia
đình card sử dụng công nghệ xử lý 40nm với 3.200 dòng xử lý, tổng cộng 4,3 tỉ
transistor, bộ nhớ 2GB GDDR5, tần số nhân và bộ nhớ lần lượt là 725MHz và 1GHz
với băng thông bộ nhớ 256 GB/giây.
ATI Radeon HD 5970 có mức tiêu thụ điện năng tối đa 294W, điện năng tiêu
thụ ở trạng thái chờ là 51W. Khi hoạt động với hiệu suất cao, nhiệt độ hệ thống có thể

lên tới 77 độ.
Hình 17: ATI Radeon HD 5970
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Thiên, Hướng dẫn lắp ráp- cài đặt nâng cấp và
bảo trì máy vi tính đời mới, Nhà xuất bản Thống Kê, 2010.
2. Một số tài liệu trên mạng Internet.
22

×