Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới
hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu.
Để có thể hội nhập khu vực và quốc tế các doanh nghiệp
nước ta phải phát triển về quy mô, năng lực ngày càng lớn mạnh
vượt phạm vi một nghành, một lĩnh vực, quốc gia để từ đó hình
thành nên các tập đoàn kinh tế mạnh. Để làm được điều này
Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương Đảng
khóa IX đã đề ra chủ trương “thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân
rộng việc chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con”.
Do đó, vấn đề công ty mẹ - công ty con đang được Đảng, nhà
nước và các doanh nghiệp rất quan tâm. Để tìm hiểu về bản chất
của mô hình công ty mẹ - công ty con và tìm hiểu về khả năng áp
dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vào nước ta và đóng góp
ý kiến của mình đối với vấn đề Đảng và nhà nước quan tâm em
quyết định chọn đề tài này.
Bài viết còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em mong thầy cô xem
xét, sửa chữa và bổ xung thêm. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên : Nguyễn Thị Lan Hương
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. Nội dung
I. Những vấn đề chung về công ty mẹ - công ty con
Để hiểu được bản chẩt của mô hình công ty mẹ_công ty con
chúng ta xét khái niệm công ty mẹ_công ty con. Theo chuẩn mực
quốc tế, công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con. Công
ty con là công ty có vốn đầu tư của công ty mẹ, bị công ty mẹ chi
phối bằng cách nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết hoặc nắm giữ
quyền chỉ định đa số thành viên hội đồng quản trị hoặc nắm giữ
quyền biểu quyết đa số trong hội đồng quản trị. Mô hình công ty
mẹ_công ty con được thể hiện qua sơ đồ sau:
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ phối hợp
Các công ty con có nhiều cấp trực thuộc trực tiếp, do công ty
từng cấp đứng ra thành lập và quản lý. Công ty mẹ trực tiếp
quản lý các công ty con cấp 1 nhưng theo hình thức tách biệt
pháp lý. Công ty mẹ và công ty con được bình đẳng với nhau
với pháp luật nhưng công ty con phụ thuộc công ty mẹ về vốn,
chiến lược và phối hợp kinh doanh. Các công ty con cấp 2,cấp 3
… liên hệ trực tiếp với công ty cùng cấp để phối hợp kinh
doanh trong các môi trường khác nhau. Các công ty con các cấp
2
Công ty mẹ
Công ty con
cấp1
Công ty con
cấp 1
Công ty con
cấp 2
Công ty con
cấp 2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đều có tư cách pháp nhân độc lập theo luật pháp tưng nước theo
môi trường kinh doanh cụ thể.
II. Bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con
1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX. Nguyên nhân chủ yếu của sự xuất hiện chủ
nghĩa tư bản độc quyền là sự tác động của cạnh tranh, sự xuất
hiện của những thành tựu mới của khoa học_kỹ thuật và khủng
hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Các nguyên nhân trên dẫn
đến quá trình tích tụ, tập trung sản xuất, hình thành các công ty,
xí nghiệp khổng lồ, nghĩa là sản xuất ngày càng được tập trung .
Trong những năm 1900, ở các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp
đều có tình trạng là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm 1% trong tổng
số các xí nghiệp mà chiếm tới 3/4 tổng số sức hơi nước và điện
lực, gần nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần nửa tổng số
sản phẩm.Tập trung sản xuất đến mức độ cao như vậy trực tiếp
dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền: là những xí nghiệp tư bản lớn hoặc liên
minh giữa các xí nghiệp lớn nắm trong tay phần lớn những cơ
sở sản xuất lớn hoặc tiêu thụ một số lớn loại hàng hóa, có khả
năng hạn chế cạnh tranh, định giá độc quyền và thu được lợi
nhuận độc quyền cao.
Các hình thức tổ chức độc quyền phổ biến: Cacten,
Xanhdica, Tơ-rớt, Cong-Xooc-Xiom, Cong-gơ-lô mê-rat.
Cac-ten là một loại độc quyền về giá cả, về thị trường hoặc
về quy mô sản xuất. Những thành viên tham gia Cac-ten vẫn
giữ tư cách là một đơn vị độc lập ( cả về quyền sở hữu lần
quyền sử dụng các điều kiện sản xuất). Đây là một hình thức
liên minh độc quyền tương đối cố định, nhưng không vững
chắc, đôi khi tan rã trước kì hạn của hiệp định.
Xanh-di-ca là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định
hơn so với Cac-ten. Trong liên minh này việc mua nguyên vật
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
liệu, bán hàng hóa (lưu thông) do một ban quản trị điều hành
thống nhất. Nó không còn độc lập về sự lưu thông, nhưng vẫn
độc lập về mặt sản xuất.
Tơ-rớt là hình thức độc quyền mang hình thức công ty cổ
phần. Các thành viên tham gia Tơ-rơt hoàn toàn mất tính độc
lập. Việc sản xuất và lưu thông do một ban quản trị đảm nhiệm
điều hành. Những thành viên tham gia Tơ-rớt chỉ là những cổ
đông thu được lợi nhuận nhiều hay ít tùy theo số cổ phần của
mình theo Tơ-rớt.
Công-Xooc-Xi-Om là một trong những hình thức liên minh
độc quyền cao hơn. Quy mô lớn hơn các hình thức trước rất
nhiều. Một Công-xooc-xi-om có thể có hàng trăm xí nghiệp bao
gồm nhiều nghành sản xuất-kinh doanh khác nhau: công
nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bảo hiểm xã hội…
do một nhóm nhà tư bản có lực lượng tài chính rất lớn khống
chế. Hình thức này tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số xí
nghiệp nhưng lại chiếm một vị trí chủ chốt trong nền khinh tế.
Trong những thập niên gần đây hình thức này phát triển thành
hình thức Công-glô-me-rat là hình thức tổ hợp độc quyền
khổng lồ, bao quát nhiều nghành, nhiều công nghệ khác nhau
va có thể không liên quan đến nhau.
Tổ chức độc quyền ra đời với vai trò to lớn, vai trò thống trị
trong nước, mà trước hết là thống trị trong lĩnh vực sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa. Không dừng lại ở đó, dộc quyền còn mở rộng
sự thống trị trong lưu thông tư bản.
2. Bản chất mô hình công ty mẹ-công ty con
Để hiểu được bản chất của mô hình, trước hết ta hãy xem xét
qua vai trò của ngân hàng.
Trong giai đoạn trước kia, ngân hàng chỉ đơn thuần đóng vai
trò môi giới trong thanh toán và trong tín dụng ngắn hạn.
Các ngân hàng dần dần phát triển và tập trung thành một số
ít cơ quan, thì chúng không còn là những trung gian nhỏ nữa,
mà trở thành những tổ chức độc quyền vô cùng mạnh, sử dụng
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
được hầu hết tổng số tư bản-tiền tệ của toàn thể bọn tư bản và
tiểu chủ, cũng như phần lớn những tư liệu sản xuất và những
nguồn nguyên liệu của một nước nhất định hay của nhiều nước.
Việc biến đổi từ nhiều trung gian nhỏ thành một nhúm nhỏ
những kẻ độc quyền là một trong quá trình chủ yếu của việc
biến đổi từ chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa đế quôc tư bản.
Sự tập trung của các ngân hàng: các ngân hàng nhỏ bị các
ngân hàng lớn gạt ra ngoài và hàng loạt ngân hàng nhỏ trở
thành chi nhánh của ngân hàng lớn. Những xí nghiệp lớn, nhất
là các ngân hàng, không những chỉ nuốt những xí nghiệp nhỏ,
những ngân hàng nhỏ, chúng còn làm cho những xí nghiệp nhỏ
này "phụ thuộc" vào chúng, phục tùng chúng, sát nhập vào tập
đoàn của "chúng" - tức là vào "Công - xooc - xi - ông" của
chúng bằng cách "tham dự" vào tư bản của những ngân hàng
nhỏ ấy, bằng lối mua hay trao đổi cổ phần, bằng chế độ tín
dụng…
Sự tích tụ và tập trung sản xuất trong nghành ngân hàng đã
làm xuất hiện các tổ chức độc quyền ngân hàng, có quy mô lớn,
có quyền lực vạn năng và sử dụng hầu hết tổng số tư bản tiền tệ
của xã hội. Khi nắm trong tay một số tư bản tiền tệ lớn của xã
hội, các tổ chức độc quyền ngân hàng bắt các xí nghiệp công
nghiệp phải đặt quan hệ tín dụng cố định vào một ngân hàng và
tập trung tất cả nghiệp vụ tài chínhcủa xí nghiệp vào tổ chức
độc quyền ngân hàng này. Bằng cách đó, ngân hàng nắm trong
tay các tài khoản của các nhà tư bản công nghiệp, ngân hàng có
thể nắm được tình hình hoạt động của các nhà tư bản một cách
chính xác, qua đó kiểm soát gây ảnh hưởn đến việc thu nạp
hoặc mở rộng tín dụng, rồi sau cùng hoàn toàn quyết định vận
mệnh của xí nghiệp công nghiệp công thương nghiệp tư bản,
quyết định số thu nhập của các xí nghiệp… đó là vai trò lớn của
ngân hàng.
Ngoài ra, còn phát triển sự liên hợp cá nhân giữa các ngân
hàng với xí nghiệp công thương nghiệp lớn, phát triển sự hợp
nhất giữa những ngân hàng này với với những xí nghiệp kia
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bằng cách mua cổ phần, bằng cách đưa các giám đốc ngân hàng
vào trong các hội đồng giám sát (hay quản trị) của các xí nghiệp
công thương nghiệp và ngược lại.
Sự liên hiệp cá nhân giưa các ngân hàng với các xí nghiệp
công thương nghiệp được bổ sung bằng sự liên hiệp cá nhân giữ
những ngân hàng và những xí nghiệp công nghiệp với chính
phủ.
Như vậy, một mặt là có sự dung hợp ngày càng chặt chẽ
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp mặt khác có sự
cải biến các ngân hàng thành các công ty vạn năng.
Sự xâm nhập hay dung hợp lẫn nhau ngày càng chặt chẽ
giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng hình thành một
quan hệ xã hội mới, một thứ tư bản mới, đó là tư bản tài chính.
Theo V.Lê-Nin " Sự tập trung sản xuất, các tổ chức độc
quyền sinh ra từ sự tập trung đó, sự hợp nhất hay sự gắn chặt
vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp, đó là lịch sử sự hình
thành tư bản tài chính và là nội dung khái niệm tư bản tài
chính".
Một nhóm nhỏ những chủ ngân hàng và công nghiệp độc
quyền kếch xù khống chế toàn bộ sinh hoạt kinh tế và chính trị
trong nước đó chính là bọn đầu sỏ tài chính.
Bọn đầu sỏ tài chính khống chế các ngành kinh tế chủ yếu
thông qua "chế độ tham dự" - chế độ cổ phiếu khổng chế. Bằng
chế độ này người giám đốc kiểm soát công ty gốc (công ty mẹ),
công ty gốc lại chỉ phối các công ty phụ thuộc vào công ty gốc
(công ty con), các công ty con này lại chi phối các công ty
cháu… Như vậy không cần có số vốn rất lớn mà người ta vẫn
có thể nắm chắc được nhiều lĩnh vực rộng lớn. Thật thế, nếu có
50% sổ vốn là luôn đủ để kiểm soát một công ty cổ phần thì
người giám đốc chỉ cần một triệu là có thể kiểm soát được 8
triệu vốn của các công ty cháu. Và cứ đẩy lối "tổ chức móc
xích" như thế mãi thì với 1 triệu người ta có thể kiểm soát được
16 triệu, 32 triệu…
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kỹ thuật, chỉ cần có 40% số cổ phần cũng đủ để quản lý các
công việc của công ty, vì một số nào đó những cổ đông nhỏ ở
rải rác, thực tế không có một khả năng nào để tham dự các cuộc
họp cổ đông … Thực chất là việc "dân chủ hóa tư bản" - đó là
việc một bộ phận ngày càng tăng người lao động có cổ phần
trong các công ty cổ phần, trở thành chủ sở hữu với các nhà tư
bản lớn, nhỏ khác nhau . . .chỉ là một thủ đoạn để tăng thế lực
cho bọn đầu sỏ tài chính.
Nhưng chế độ tham dự không phải chỉ dùng để làm cho thế
lực của bọn độc quyền tăng lên vô cùng mà thôi đâu, ngoài ra
nó còn cho phép dùng mưu đồ gian bỉ ổi không bị tội lỗi nào cả
cho phép ăn cắp của công chúng, bởi vì, chính thức, đối với
pháp luật, thì bọn giám đốc "công ty mẹ" không chịu trách
nhiệm về công ty chi nhánh chúng có thể làm bất cứ điều gì, bất
cứ cái gì cũng được. Đây là một ví dụ điển hình rút ra trong tập
Tạp chí Ngân hàng ở Đức ra tháng 11-1914: "Công ty vô danh
chế thép lòi so" ở Cat-xen, trước đây vài năm đang còn là một
trong các xí nghiệp ở Đức có nhiều thu nhập hơn cả, nhưng vì
quản lý kém nên các phần lời cổ phần của nó từ 15% nay tụt
xuống không còn gì cả. Không cho những người có cổ phần
biết, ban giám đốc đã cho một trong những công ty chi nhánh
của nó, công ty Hat-xi-a mà số tư bản danh nghĩa chỉ có vài chụ
mac thôi, vay một số vốn là 6 triệu Mac. Sổ sách kế toán của
công ty mẹ không hề nói gì đến khoản vay đó của công ty mẹ.
Đứng về mặt pháp lý mà nói, thì lờ đi như thế vẫn hoàn toàn
hợp pháp và nó cứ lờ đi như thế trong 2 năm. Viên chủ tịch hội
đồng giám sát, là người có trách nhiệm và đã kí chứng nhận cho
các quyết toán gian lận đó, trước đây và hiện nay, vẫn làm chủ
tịch phòng thương mại Cat-xen. Chỉ mãi rất lâu về sau, những
người có cổ phần mới biết việc cho công ty Hat-xi-a vay tiền và
các cổ phần của công ty "thép lòi xo" đã mất gần 100% giá trị
và bị những người biết chuyện đem bán tống tháo đi.
Ngoài chế độ tham dự, bọn đầu sỏ tài chính còn dùng những
thủ đoạn khác để chi phối tiền của người khác, như lập ra các
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
công ty bảo hiểm, các tơ-rớt đầu tư, các công ty mới, phát hành
chứng khoán, kinh doanh công trái …
Nếu như trong thời kì công nghiệp phồn thịnh, tư bản tài
chính thu được những món lời vô cùng lớn, thì trong thời kì tiêu
điều, những xí nghiệp nhỏ và những xí nghiệp bấp bênh tiêu
vong đi, thì các ngân hàng lớn hoặc "tham dự" vào việc mua
các xí nghiệp đó với giá rẻ mạt, hoặc tham dự vào những việc
chỉnh lí và cải tổ có lời. Trong việc chỉnh lí những xí nghiệp
thua lỗ, thì tư bản-cổ phần bị giảm xuống, nghĩa là tiền lời đều
đem phân phối theo những số vốn ít hơn trước… Tất cả những
việc chỉnh lí và cải tổ ấy đối với các ngân hàng, đều có hai ý
nghĩa: Trước hết đó là việc làm có lợi và sau nữa là một cơ hội
để giám sát các công ty bị quẫn bách ấy.
Không dừng lại ở trong nước, tư bản tài chính thực hiện sự
bành trướng thế lực, mở rộng thống trị ra các nước bằng cách
xuất khẩu tư bản, xâm chiếm thị trường thuộc địa. Kết qủa là sự
hình thành tư bản độc quyền quốc tế.
Tư bản độc quyền quốc tế là liên minh các tổ chức độc
quyền lớn nhất của các nước tư bản cùng nhau phân chia thị
trường và nguồn nguyên liệu, định chính sách giá cả, quy mô
sản xuất nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Xuất khẩu tư bản là phương tiện chủ yếu để tư bản tài chính
mở rộng thống trị trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu tư bản được
thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là trực tiếp tham gia kinh
doanh (đầu tư) và cho vay. Đó là việc đem tư bản ra nước ngoài
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao ở nước ngoài. Hình thức
hoạt động chủ yếu của độc quyền quốc tế hiện nay là các Công-
xác-xi-om và công ty xuyên quốc gia hay đa quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia là những công ty của một quốc
gia thực hiện kinh doanh quốc tế.
Để kinh doanh quốc tế các công ty này có thể thực hiện theo
nhiều cách khác nhau. Cũng có thể lập các "trạm trung gian"
làm nhiệm vụ xuất khẩu, hoặc thực hiện các hợp đồng với công
ty nước ngoài. Hợp động đó có thể thuộc lĩnh vực thương mại,
dịch vụ, cũng có thể là hợp đồng sản xuất, hoặc cao hơn nữa là
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thiết lập công ty chi nhánh của mình (công ty con). Chi nhánh
là bộ phận cấu thành cơ bản của các công ty xuyên quốc gia và
là bộ phận có vai trò quan trọng đối với công ty và cả nước chủ
nhà.
Để thực hiện việc cắm nhánh các công ty xuyên quốc gia đã
sử dụng một số hình thức như:
Xí nghiệp chi nhánh 100% vốn công ty (công ty 100% vốn
nước ngoài). Để có được xí nghiệp 100% vốn của mình, các
công ty xuyên quốc gia thường sử dụng một số phương thức
như mua lại xí nghiệp của nước chủ nhà hoặc xây dựng mới
theo các điều khoản của luật đầu tư.
Hình thức liên doanh: có nhiều con đường để hình thành các
xí nghiệp liên doanh: tham gia cổ phần vào các công ty đang
hoạt động hoặc cùng góp vốn xây dựng mới ở nước chủ nhà.
Ngày nay mô hình đang phát triển mạnh và hết sức đa dạng
phong phú.
Ngày nay với qúa trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất được
đẩy mạnh mẽ, biểu hiện ở qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất
đã làm cho hiện tượng xuyên quốc gia hóa trở nên phổ biến. Do
vậy, một quốc gia dù ở trình độ thấp, song do "hiệu ứng" của
qúa trình tích tụ và tập trung này nên vẫn có khả năng hiện thực
để các công ty quốc gia của quốc gia đó vượt biên giới hoạt
động quốc tế trở thành công ty xuyên quốc gia dưới những hình
thức mới, đa dạng, phong phú thông qua các hình thức liên
doanh liên kết.
Như vậy, thực chất công ty mẹ là một nhà tài phiệt, quan hệ
mẹ - con giữa công ty mẹ và công ty con là sự chi phối của nhà
tài phiệt vào hoạt động kinh doanh của công ty con nhờ có vốn
của nhà tài phiệt tại các công ty con đó. Nhà tài phiệt khác các
công ty cổ đông thông thường ở chỗ, do có nhiều vốn nên cùng
luc có thể là cổ đông của nhiều công ty. Vì là cổ đông của nhiều
công ty, hơn thế nữa là cổ đông chi phối hoặc đặc biệt, nên nhà
tài phiệt có thể có tác động đặc biệt đối với các hoạt động của
công ty con. Thứ đến là khả năng hoạt động toàn diện của công
ty mẹ vào các công ty mẹ vào các công ty con do cùng lúc có
9