Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Xứ quê trong hồn thơ ấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.09 KB, 2 trang )

Xứ quê trong hồn thơ ấy
(Đọc bài thơ “Sơn Tây một phía” của Trần Hoà Bình)

Mưa nhè nhẹ rất thương choàng lên phố nhỏ
Những chiếc lá bàng trong ngõ vắng lang thang
Thành hào cũ phong bao một bài thơ cổ
Chẳng biết dành tặng ai, yên tĩnh quá chừng!
Bỏ lại sau lưng những dặm dài cát bụi
Những ưu phiền, thành bại tuổi ba mươi
Mẹ ơi mẹ con lại về bẻ củi
Bữa cơm chiều cuối năm nghe lửa réo quanh nồi.

Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió
Vẫn khát nửa hồn mình được yên tĩnh tựa chiều nay
Em hiền dịu rất thương lấy chồng nơi chân núi
Biết xuân này có trở lại Sơn Tây?
Nghe đâu đó đã có một ai vui miệng nói rằng thơ Trần Hoà Bình ăn nhau ở cái sự thông minh tài hoa. Nghiệm ra có
phần như thế thật. Thì đấy thôi, chỉ độc cái sự thêm bớt, cộng trừ có vẻ số học kia (Thêm một) mà anh khiến người
ta ngẫm về cái được mất biến ảo, bất trắc của đời, và dường như còn nhắn nhủ: Bạn ơi, hãy nâng niu chi chút lấy sự
sống, hãy hướng về cái lẽ thanh thản, lấy sự nhàn tâm làm cứu rỗi, được mất kể chi mà…

Nhng “Sơn Tây một phía” nằm ở phía khác của những bài thơ như thế. Từ đầu đến cuối cả bài thơ đợc ủ ướp trong
một chữ tình thơm thảo. Người trai Sơn Tây ấy cũng như bao chàng trai khác, đã một lần dứt áo ra đi lập nghiệp nơi
xa với nhiều mộng mơ to tát, đã dầu dãi qua bao nhiêu lành vỡ, thành bại ở đời. Rồi phải sau nhiều năm, trong anh
mới nứt được ra một câu hỏi: Tất cả sự sắng sở bấy nay đã được gì và để làm gì? Đây là cái dấu mốc chứng tỏ anh
đã trưởng thành…Trong cái mông lung thẳm sâu nơi tâm trí ấy, đột nhiên hình dáng mẹ hiện về. Lòng anh bỗng
nhiên se thắt lại. Hình ảnh một vùng quê thân thuộc cũng theo mẹ về cùng. Một bức phong cảnh mở ra: Cơn mưa
bụi bay “choàng lên phố nhỏ”, lá bàng , thành hào cũ… tất cả đắm trong cách thức của một họa phẩm ấn tượng,
thoạt gặp, nắm bắt và thể hiện tức thì, có phần phóng túng. Đây vẫn là chỗ để cho chất tài hoa Trần Hoà Bình thi
thố:


Thành hào cũ phong bao một bài thơ cổ
Chẳng biết dành tặng ai, yên tĩnh quá chừng!

Cả một phố nhỏ trung du yêu dấu đã hiện ra rồi. Bây giờ mới để lòng quay ngược về với nỗi mình. Và Mẹ! Bên bếp
lửa mẹ ngồi, đứa con trai bỗng cảm thấy mình bé lại, nh đợc nơng náu, vỗ về. Những tởng lòng anh có thể lịm đi
đợc. Nhưng mà, lạ chưa kìa, anh xoay lòng sang hỏi xem người năm ấy “Biết xuân này có trở lại Sơn Tây?”. Liệu có
gì như không phải với mẹ? Tôi đứng về phía tác giả mà cho rằng sự xuất hiện của hình ảnh em gái ấy dường như ắt
phải thế, cái mạch thơ trôi đi tự nhiên thành ra thế. Có phải không, ta vẫn nói quê hương là mẹ, là em đấy thôi –
những người có khả năng lưu giữ những gì thân thuộc của ngàn đời! Câu thơ cho em vụt hiện ra từ tầng sâu ký ức,
không xác thực nên sức gợi lan xa, rất động lòng ngời… Ví “Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió”
cũng là cách nói cho khéo ra thôi, vẫn như cách nói thật hào hoa về thành hào cũ trên kia vậy. Nhưng cả bài thơ
được tựa trên hai câu thơ thật giản dị mà nặng tình:
Mẹ ơi mẹ con lại về bẻ củi
Bữa cơm chiều cuối năm nghe lửa réo quanh nồi

(Chả lẽ với mẹ lại làm ra khéo ra khôn được nữa sao!). Có lần Bình tâm sự: Bài thơ viết rất nhàn, một mạch xong,
chỉ phải xoay sở mỗi chữ bẻ (trong bẻ củi). Chặt thì mạnh quá, phá vỡ hết cái thanh nhẹ, yên tĩnh của toàn bài. Hái
có được không? Nghe ra có vẻ ca dao và trung tính quá. Bẻ củi, đúng là phải thế, nghe thật từ tốn, ngoan ngoãn,
thật thương, rõ ra cái chàng trai “vô tích sự” được ru vỗ trong sự chở che của mẹ. Quả là anh biết chăm con chữ một
cách cật lực. Chính cái chỗ chật vật nhất ấy, mà khi câu thơ lên khuôn, lại cảm giác cứ dễ như không, sạch làu tì
vết, lại hoá ra là chỗ thật đắc ý!

Cả bài thơ là cái tình của một người trai trở lại cố hương – lâu đài của ký ức và ơn nghĩa. Cho nên từ lúc đặt chân về
cho đến khi ngồi bên mẹ, lòng anh thật thành kính, ít lời, chỉ tự nhủ với lòng thôi. Tạng thơ anh thuận âm hơn là
dương (Mưa nhè nhẹ rất thương và Em hiền dịu rất thương cùng là tính thuỷ cả). Anh lấy cái tình thơ mượt đằm làm
trọng. Cái gốc chân cảm cộng hưởng với chất tài hoa làm nên một bài thơ xinh xắn, dịu dàng mà xúc động.
Như thơ đề trên tấm thiếp hồng dành tặng cho những chàng trai xa xứ mỗi khi Tết đến, “Sơn Tây một phía” là bài
thơ bỏ túi của bao người…

VĂN GIÁ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×