Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

hạn chế tình hình thất thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379 KB, 71 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Việc
thực thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn
thu này và từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội, đất nước. ở Việt Nam theo thống kê của Tổng cục thuế thì 80% đến
90% ngân sách Nhà nước là thu từ thuế nên cần phải có phương pháp,
chính sách hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng có liên
quan như Nhà nước, DTNT, và toàn thể nhân dân nói chung.
Ta thấy rằng luật thuế GTGT sau gần 10 năm đưa vào sử dụng thay
thế cho thuế doanh thu đã phát huy được những mặt tích cực, như là
khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu và
đầu tư, thúc đẩy hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nguồn thu lớn
và ổn định cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạch những mặt tích
cực, những thành quả đã đạt được thì việc áp dụng, thực thi luật thuế
GTGT vẫn còn nhiều bất cập, số vụ vi phạm luật thuế GTGT ngày càng
tăng với số tiền chiếm dụng ngày càng lớn. Tình trạng này làm đau đầu các
nhà quản lý nói riêng và xã hội nói chung, có những kẻ đã lợi dụng những
kẽ hở trong luật và trong quản lý của nhà nước ta để bòn rút tiền từ ngân
sách nhà nước và đút túi cá nhân mình.
Nảy sinh từ các vấn đề đã được nêu ở trên thì sự cần thiết trong việc
nghiên cứu các mặt trái của việc thực thi thuế GTGT và đưa ra các biện
pháp để giảm thiểu những vấn đề đó là hết sức cần thiết. Xuất phát từ
những điều đó tôi đã mạnh dạn tham gia nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và
giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên”.
Tên của đề tài là: “Thực trạng và giải pháp chống thất thu thuế
GTGT tại thị xã Phúc Yên” nhưng trên thực tế tôi nghiên cứu tình hình áp
dụng thuế GTGT nói chung là trên cả nước, sau đó lấy ví dụ cụ thể là tại thị
xã Phúc Yên. Để từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế tình hình thất thu thuế,
trong phần giải pháp sẽ có cả những quan điểm và chính sách của nhà
nước, cùng với những giải pháp và phương hướng hoạt động cụ thể của chi


cục thuế thị xã Phúc Yên.
Cụ thể bài viết trong phần nội dung sẽ bao gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chống thất thu thuế GTGT
Chương này sẽ đi sâu vào các quy định cơ bản của thuế GTGT như
thuế GTGT là gì, đối tượng nộp thuế, thuế suất, cách tính, vai trò của thuế
GTGT,…Ngoài ra là phần cơ sở lý luận của thất thu thuế nói chung.
- Chương 2: Thực trạng thất thu thuế GTGT
Chương này sẽ đưa ra các hình thức thất thu thuế GTGT một cách cụ
thể, sau đó là tình hình áp dụng thuế GTGT trên cả nước nói chung và ở thị xã
Phúc Yên nói riêng. Cuối cùng là đưa ra một vài nguyên nhân của vấn đề.
- Chương 3: Một số biện pháp hạn chế tình hình thất thu thuế
GTGT ở thị xã Phúc Yên
Trong đó có quan điểm của nhà nước về chống thất thu thuế nói
chung và phương hướng hoạt động và các biện pháp cụ thể của chi cục thuế
thị xã Phúc Yên.
Từ những trình bày ở trên đưa ra :
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Xem xét quá trình và tình hình áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam
một vài năm gần đây, từ đó nghiên cứu thực trạng thất thu thuế cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
- Nghiên cứu tình hình thu và thất thu thuế GTGT tại địa bàn thực
tập, nâng cao khả năng nghiên cứu trên thực tế và áp dụng tại một địa điểm
cụ thể.
- Tìm hiểu các chính sách, quan điểm của nhà nước về chống thất thu
thuế, cũng như xem xét các giải pháp cụ thể của một địa phương.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng là thuế GTGT, cụ thể là tình trạng thất thu thuế GTGT
- Phạm vi không gian: trên cả nước nói chung và ở thị xã Phúc Yên
nói riêng
- Phạm vi thời gian: kể từ khi luật thuế GTGT được đưa vào áp dụng,

nhưng chủ yếu tập trung vào các năm gần đây, từ năm 2005.
* Phương pháp nghiên cứu: Để đánh giá đúng thực trạng thất thu
thuế để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp người viết sử dụng phương pháp
luật của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, kết hợp với biện pháp so sánh, đối chiếu, phân tích dựa
trên số liệu, tài liệu sẵn có và nối tư duy thực chứng.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG
THẤT THU THUẾ GTGT
1.1, Nội dung cơ bản về thuế GTGT
1.1.1, Các điều khoản cơ bản về thuế GTGT
Điều 1. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua
của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ), trừ các đối tượng không chịu thuế
GTGT được nêu ở điều 4.
Điều 3. Đối tượng nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ( sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức,
cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT ( sau đây gọi là người nhập
khẩu).
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hoá, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến
thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ
chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra.
- Sản phẩm muối ( là sản phẩm mà thành phần chính có công thức

hóa học là NaCl.
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải
nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử
dụng đất.
- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
- Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư.
- Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, cây
trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch
vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh. Dịch vụ y tế
bao gồm cả vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường
bệnh của cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng
cho người bệnh.
- Dạy học, dạy nghề.
- Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước.
- In, xuất bản và phát hành báo, tạp chí, bản tinh chuyên ngành, sách
chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng
tiếng dân tộc thiểu số, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, in tiền.
Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu
dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu
sáng công cộng, phục vụ tang lễ v…v…( chi tiết tham khảo tại Luật thuế
GTGT ngày 3 tháng 6 năm 2008, Nghị định Chính Phủ số 123/2008/NĐ-
CP, Thông tư của Bộ Tài Chính số 129/2008/TT-BTC)
Điều 5. Nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện luật thuế GTGT
1. Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu có nghĩa vụ nộp thuế đầy
đủ, đúng hạn theo quy định của luật này.
2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có

trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của luật này.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với
cơ quan thuế trong việc thi hành luật thuế GTGT.
4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế
trong việc thi hành luật này.
1.1.2, Cách tính thuế GTGT
a, Căn cứ tính thuế
* Giá tính thuế:
Giá tính thuế GTGT được quy định như sau:
1. Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá tại cửa khẩu cộng với thuế
nhập khẩu.
3. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu
tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
4. Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ.
5. Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán của
hàng hóa tính theo giá bán trả 1 lần không tính theo số tiền trả từng kỳ.
6. Đối với gia công hàng hoá là giá gia công.
7. Đối với hàng hoá, dịch vụ khác là giá do chính phủ quy định
Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản
phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp đối
tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại
tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công
bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.
* Thuế suất:
1. Mức thuế suất 0%: đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải
quốc tế, những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT được

quy định tại Điều 5 luật thuế GTGT( đã trình bày ở trên ) khi xuất khẩu, trừ
các hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật( chi tiết xin tham khảo
Nghị định 123/2008/NĐ/-CP).
2. Mức thuế suất 5% :
Nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt;
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và
chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho câu trồng, sơ chế,
bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản
phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 ở trên;
Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi để đan
lưới đánh cá;
Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và
sản phẩm quy định tại khoản 1 điều 4 ở trên;
Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía,
bã bùn;
Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa,…các sản phẩm
thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp, bông sơ
chế, giấy in báo;
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt,
máy gặt đập liên hợp, may thu hoạnh sản phẩm nông nghiệp,…;
Thiết bị, dụng cụ y tế, bông băng vệ sinh y tế, thuốc phòng bệnh,
chữa bệnh, sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các mô hình, hình
vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, compa,…;

Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật,
sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
Đồ chơi trẻ em, sách các loại trừ sách quy định tại khoản 15 điều 5
nói trên;
Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và
công nghệ;
3.Mức thuế suất 10% :
Được xác định theo phương pháp loại trừ, áp dụng đối với các hàng
hóa, dịch vụ không thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%.
b, Phương pháp tính thuế
* Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế phải nộp bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào.
Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra
nhân với thuế suất.
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được
ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT hàng hoá nhập khẩu.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế.
* Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Số thuế phải nộp bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ nhân với thuế
suất thuế GTGT.
- Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bằng giá thanh toán của hàng
hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
- Cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn, chứng
từ theo chế độ quy định, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch
vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì giá trị
gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ (% ) giá trị gia tăng

tính trên doanh thu.
Tỷ lệ (% ) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT
được quy định như sau :
+ Thương mại ( phân phối, cung cấp hàng hóa) : 10%;
+ Dịch vụ, xây dựng ( trừ xây dựng có bao thầu nguyên liệu): 50%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao
thầu nguyên vật liệu: 30%.
- Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật thì nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán thuế.
Những đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên
GTGT:
- Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo
Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
c, Khấu trừ và hoàn thuế GTGT
* Khấu trừ thuế GTGT:
Thuế GTGT mang bản chất liên hoàn vì vậy thuế GTGT đã được
nộp ở giai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau thông qua cơ chế
giá cả khi thực hiện hành vi mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Việc khấu trừ thuế đã nộp ở giai đoạn trước gọi là khấu trừ thuế GTGT đầu
vào.
Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT trên hoá đơn GTGT mua
hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khấu trừ thuế được thực hiện
theo những nguyên tắc nhất định:

- Chỉ khấu trừ thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, cơ sở kinh doanh phải hạch
toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp
không hạch toán riêng thì số thuế đầu vào được khấu trừ theo phương pháp
phân bổ dựa trên tỷ lệ doanh số chịu thuế so với tổng doanh số bán ra tại
doanh nghiệp.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh hành hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được khấu
trừ, trừ một số trường hợp theo quy định.
- Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong tháng nào thì
được kê khai khấu trừ trong tháng đó không phân biệt đã được xuất dùng
hay chưa.
- Cơ sở mua vật tư hàng hoá không có hoá đơn chứng từ hoặc có hoá
đơn nhưng không ghi riêng số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được
khấu trừ, trừ một số trường hợp có quy định riêng.
- Thuế đầu vào của TSCĐ được kê khai khấu trừ như đối với vật tư,
hàng hoá khác. Nếu số thuế khấu trừ phát sinh lớn cơ sở được tính khấu trừ
dần. Sau 3 tháng mà số thuế khấu trừ vẫn còn thì doanh nghiệp có thể đề
nghị cơ quan thuế xét hoàn thuế.
* Hoàn thuế GTGT:
Do thuế GTGT “thu hộ” của doanh nghiệp bán hàng là thuế GTGT
“trả hộ” của doanh nghiệp mua hàng nên việc hoàn thuế GTGT của một
doanh nghiệp có liên quan đến việc nộp thuế của doanh nghiệp khác. Vì
vậy, có thể nói việc hoàn thuế GTGT diễn ra trên phạm vi rộng, bao hàm
nhiều mối quan hệ phức tạp và có sự liên hoàn giữa các đối tượng nộp thuế.
Chính tính phức tạp của vấn đề cùng với sự mới mẻ của nghiệp vụ hoàn
thuế GTGT cộng thêm sự chắp vá của các văn bản pháp luật về hoàn thuế
GTGT khiến cho vấn đề hoàn thuế GTGT là một vấn đề nổi cộm lớn trong
quá trình thực hiện luật thuế GTGT hiện nay.
Theo quy định của điều 16 luật thuế GTGT thì đối tượng được xét

hoàn thuế GTGT trong các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh 3 tháng liên tục trở lên có số luỹ kế số thuế đầu
vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế được hoàn là số thuế đầu
vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu ra,
đầu vào như sau:
ĐVT: triệu đồng
Tháng kê khai
thuế
Thuế đầu vào
được khấu trừ
trong tháng
Thuế đầu ra
phát sinh trong
tháng
Thuế phải
nộp
Luỹ kế số thuế
đầu vào chưa
được khấu trừ
Tháng 12/2000 200 100 -100 -100
Tháng 1/2001 300 350 +50 -50
Tháng 2/2001 300 200 -100 -150
Doanh nghiệp A có luỹ kế 3 tháng liên tục số thuế đầu vào lớn hơn
đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế
là 150 triệu đồng.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế
GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì được xét duyệt
hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng.
- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, đầu tư mới đã đăng ký nộp

thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu
bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở
lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của
tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu trở lên thì được xét hoàn
thuế từng quý.
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại
địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai
đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký
thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu
tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách,
giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan
hoàn thuế hoàn lại số thuế nộp thừa.
- Đối với các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương
trình, dự án hoặc tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại của tổ chức cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt
Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã ghi trên hoá đơn GTGT khi mua
hàng.
1.1.3, Vai trò của thuế GTGT
- Đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước:
Thuế GTGT cũng là một loại thuế vì vậy vai trò chung nhất của nó là
đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng
thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá
nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo
được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước & thu thuế GTGT từ năm 2001 đến
năm 2003
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Thu ngân sách

nhà nước
Thu thuế
VAT
% thu VAT
2001 103.888 13.952 13,43%
2002 105.200 15.465 14,70%
2003 123.700 19.238 15,56%
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ đóng góp của thuế GTGT vào ngân sách
tăng liên tục trong bảy năm, từ mức 13,43% năm 2001 lên 22,1% năm
2007. Chính sự gia tăng của số thu thuế GTGT đã bù đắp cho sự sụt giảm
thuế xuất nhập khẩu do các cam kết về giảm thuế khi Việt Nam gia nhập
WTO. Theo WB, năng suất thuế GTGT (năng suất thuế được định nghĩa
bằng điểm phần trăm GDP trong thu nhập chia cho điểm phần trăm thuế
suất cơ bản) của Việt Nam gần bằng 0,6, cao hơn mức trung bình của các
quốc gia công nghiệp.
-Thuế trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông
hàng hoá:
Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực
hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh
thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều
khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp
dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần
doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý,
tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với tính ưu điểm cuả
thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm
cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối
với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như
không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông
giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì

việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh
hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý
hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế.
Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau
khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều
không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất
cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng cuả dân chúng không sút giảm, hay
chỉ sút giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng
thuế suất thuế giá trị gia tăng.
- Góp phần khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước,
sắp xếp lại cơ cấu kinh tế:
Theo qui định của Luật thuế GTGT hàng hoá xuất khẩu được hưởng
thuế suất 0% tức là được hoàn toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào,
việc hoàn thuế GTGT đầu vào thực chất là nhà nước trợ giá cho hàng xuất
khẩu nên đã giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn hàng để xuất khẩu và
có điều kiện cạnh tranh với hàng hoá trên thị trường quốc tế.
- Thuế GTGT góp phần thúc đẩy công tác quản lý của doanh nghiệp:
Thuế GTGT góp phần đến công tác quản lý của doanh nghiệp tạo
điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy
việc mua bán có hoá đơn GTGT ở các doanh nghiệp. Do yêu cầu của việc
kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của
doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu
trú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn
chứng từ. Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn chứng từ
của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế đã
giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng bước nắm được tình hình
kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích

hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang
thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
1.2, Cơ sở lý luận về thất thu thuế
1.2.1, Khái niệm thất thu thuế:
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các nhà kinh doanh là lợi
nhuận, chính vì vậy để đạt được lợi ích cục bộ tối đa, họ luôn tìm cách
giảm chi phí kinh doanh của mình, trong đó bao gồm cả khoản đóng góp
cho nhà nước. Như vậy trong bản chất của thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa
lợi ích của nhà nước và người kinh doanh chính vì thế tình trạng thất thu
thuế là điều không thể tránh khỏi.
Vậy thất thu thuế là gì? Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong
đó những khoản tiền từ những tổ chức, cá nhân có tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh, hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với
khả năng của họ cần phải được động viên vào NSNN, song vì những lý do
xuất phát từ phía nhà nước, cơ quan thuế hay đối tượng nộp thuế mà những
khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.
1.2.2, Nguyên nhân và các dạng thất thu thuế:
Quan hệ pháp luật thuế là mối quan hệ lợi ích giữa một bên là Nhà
nước và một bên là đối tượng nộp thuế. Việc xử lý hài hòa mối quan hệ này
là hết sức khó khăn và phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách
thuế. Về căn bản một chính sách thuế hợp lý thì phải đảm bảo được lợi ích
của Nhà nước, vừa phải được sự đồng tình của quần chúng nhân dân. Thất
thu thuế nảy sinh từ việc giải quyết mối quan hệ này.
Thất thu thuế có hai dạng chính:
* Thất thu thuế tiềm năng: Có thể hiểu là những khoản tiền thuộc khả
năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ ra phải được bồi dưỡng, khai thác,
động viên kịp thời vào NSNN những chưa được Nhà nước quy định trong
luật thuế.
Có thể nhận thấy, hiện tượng thất thu thuế tiềm năng luôn tồn tại
trong nền kinh tế. Bởi vì, nền kinh tế luôn vận động và thay đổi, trong khi

đó, chính sách thuế lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà
nước và tương đối ổn định. Dó đó luôn có sự lệch pha nhau giữa chính sách
thuế và các hoạt động kinh tế.
* Thất thu thuế thực: Chính là những khoản phải thu vào NSNN đã
được quy định trong luật nhưng thực tế lại chưa được thực thi hoặc thực thi
nhưng kết quả nhỏ hơn kết quả phải đạt được.
Thất thu thuế thực lại chia ra làm hai dạng:
+ Thuất thu thuế do nợ đọng:
Như chúng ta đã biết, trong quá trình kinh doanh của các doanh
nghiệp thường diễn ra tình trạng chiếm dụng vốn. Bất kỳ một nhà kinh
doanh nào cũng muốn tiền vốn chiếm dụng lớn nhất, và chính vì vậy họ
chây ỳ, dây dưa trong quá trình nộp thuế. Khi họ càng chiếm dụng được
thời gian dài thì họ càng được sinh lãi lớn trên những khoản tiền đó. Vì vậy
mà sinh ra nợ đọng thuế. Thất thu từ nợ đọng thuế chính là số tiền thuế mà
ĐTNT phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp cho
cơ quan thuế hoặc số thuế nộp thiếu.
+ Thất thu do gian lận thuế:
Gian lận thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật, thực hiện các hành
vi, thủ đoạn gian dối nhằm thu lợi bất chính bằng cách chiếm đoạt tiền thuế
của nhà nước.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất thu thuế, trong đó có
các nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ đối tượng nộp thuế,
từ cơ quan thuế, từ bản thân chính sách của nhà nước. Việc tìm ra nguyên
nhân của tình trạng thất thu thuế là hết sức quan trọng và cần thiết để có
căn cứ nghiên cứu, đề ra các biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm khắc
phục tình trạng này.
Nguyên nhân của thất thu thuế:
- Thất thu thuế do trong chính sách chế độ còn nhiều kẻ hở, chưa bao
quát được hết các nguồn thu, một số qui định chưa cụ thể, rõ ràng có thể

hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc cách xác định thuế phức tạp và thuế
xuất cao là nguyên nhân thúc đẩy đối tượng nộp thuế trốn thuế hoặc liên
kết với nhau tạo ra các hoạt động kinh tế giả để được giảm thuế phải nộp
hay được hưởng lợi từ thuế. Nếu thuế suất được đưa ra một mức hợp lý
được xác định trên căn cứ khoa học sẽ đem lại số thu cao nhất. Ngoài ra
trong nền kinh tế thị trường hết sức sôi động, thay đổi từng giờ từng phút,
trong khi đó chính sách lại phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của
Nhà nước và tương đối ổn định. Do vậy, luôn có sự lệch pha giữa chính
sách thuế và các hoạt động kinh tế.
- Thất thu thuế do trình độ quản lý của cơ quan thuế yếu và tổ chức
bộ máy chưa khoa học dẫn tới việc vận dụng sai luật thuế hoặc không thể
phát hiện ra những mâu thuẫn, gian lận trong sổ sách, chứng từ kế toán,
trong tờ khai nộp thuế hoặc do một số cán bộ bị tha hóa biến chất đã móc
ngoặc với đối tượng nộp thuế và tạo điều kiện hể họ thực hiện hành vi trốn
thuế.
- Thất thu do ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế: Trong
nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà kinh doanh là lợi
nhuận tối đa. Do vậy, họ luôn tìm các để tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi
phí trong hoạt động sản xuấ kinh doanh của mình. Với việc cho rằng nộp
thuế cho Nhà nước đã làm giảm đi quyền lợi vật chất mà lẽ ra họ được
hưởng. Cho nên vì lợi ích trước mắt và riêng của mình họ luôn có tư tưởng
và hành động không tuân thủ pháp luật về thuế, tìm mọi cách để không
phải nộp thuế hoặc nộp thuế với mức thấp nhất so với nghĩa vụ phải nộp
theo quy định trong các luật thuế.
1.2.3. Ảnh hưởng của thất thu thuế:
Qua tìm hiểu nguyên nhân thất thu thuế chúng ta có thể thấy rằng
thất thu thuế có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt tài chính, kinh tế, xã hội của đất
nước. Nghiên cứu ảnh hưởng của thất thu thuế đối với những lĩnh vực trên
sẽ cho thấy được sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế.
a, Về mặt tài chính:

Đảm bảo nguồn thu cho NSNN là yêu cầu đầu tiên đối với bất kỳ hệ
thống thuế nào ở tất cả các nước. Thu từ thuế luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong cơ cấu nguồn thu của NSNN trung bình từ 80-90%.
Với vai trò quan trọng như vậy, tình trạng thất thu thuế tất yếu sẽ dẫn
đến ảnh hưởng trực tiếp làm giảm nguồn thu NSNN. Thu ngân sách nhà
nước không đủ sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, làm cho
vai trò quản lý, điều hành của nhà nước thông qua chi NSNN sẽ kéo theo
một loạt hậu quả nghiêm trọng khác đối với đời sống kinh tế, xã hội như:
gây ra lạm phát, giá cả biến động ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu
dùng trong nước.
b, Về mặt kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế. Và ngược
lại, thuế được Nhà nước sử dụng làm công cụ để kích thích nền kinh tế phát
triển. Thất thu thuế làm giảm số thu NSNN đã gây không ít khó khăn cho
nhà nước trong việc thực hiện các nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế đồng
thời làm giảm vai trò của thuế là công cụ kích thích phát triển, bảo hộ nền
sản xuất nội địa. Thất thu thuế còn gây hậu quả xấu trong việc tạo nên một
cơ cấu kinh tế không hợp lý: Những ngành nghề không thật sự cần thiết
nhưng do trốn lậu thuế, thu được lợi nhuận cao thì phát triển mạnh; còn
những ngành nghề cần thiết, không trốn lậu thuế, lợi nhuận không cao thì
lại phát triển chậm. Tình trạng đó ảnh hưởng không tốt đến yêu cầu cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế.
c, Về mặt xã hội:
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của thuế là góp phần thực
hiện công bằng xã hội trong động viên đóng góp. Tình trạng thất thu thuế
sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động sản xuất kinh doanh trái pháp luật,
ảnh hưởng không tốt đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người
kinh doanh chính đáng. Thất thu thuế ảnh hưởng đến trật tự xã hội, vi phạm
pháp luật ngày càng tăng, những người trốn thuế lậu thì xem thường luật
pháp, coi nhẹ kỷ cương phép nước; còn những người chấp hành nghiêm

chỉnh luật pháp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với NSNN, thì ngày
càng mất lòng tin vào chính sách, chế độ, pháp luật về thuế và có thể gây ra
phản ứng tiêu cực của những đối tượng này. Như vậy, thất thu thuế có tác
động xấu tới mục tiêu thực hiện công bằng trong chính sách thuế.
Chính vì vậy, chống thất thu thuế là một yêu cầu tất yếu khách quan,
nhằm đảm bảo ổn định và tăng thu ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Đồng thời chống thất thu thuế
hiệu quả sẽ giúp cho mỗi quốc gia trong việc tạo ra môi trường kinh tế, xã
hội ổn định thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chương 2. THỰC TRANG THẤT THU THUẾ GTGT
2.1,Tình hình thất thu thuế GTGT ở Việt Nam
2.1.1, Các hình thức thất thu thuế GTGT:
a, Thất thu do nợ đọng:
Như đã nói ở trên thất thu do nợ đọng chính là số tiền thuế mà
ĐTNT phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp
cho cơ quan thuế hoặc số thuế nộp thiếu.
Đối với thuế GTGT nợ đọng thuế thể hiện ở một số trường hợp như:
- Do người nợ thuế có năng lực trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa
vụ, trách nhiệm của mình( hay còn gọi là chây ỳ).
- Là những khoản nợ do DN lâm vào tình trạng khó khăn khách quan
như gặp thiên tai, dịch họa mà không đủ khả năng nộp kịp thời, thì luật
cũng cho phép sẽ xem xét để gia hạn nợ và lên lộ trình trả nợ phù hợp với
năng lực của họ.
- Đối với các khoản nợ mà hiện tại đối tượng nộp thuế đang khiếu
nại chưa đồng tình với mức phải nộp thì sẽ xem xét để giải quyết khiếu nại
và sau khi giải quyết khiếu nại thì tổ chức đôn đốc thu vào cho NSNN.
b, Thất thu do gian lận thuế:
- Một số dạng trốn thuế:
+ Một số đơn vị( nhất là Công ty TNHH, DNTN, các chi nhánh cửa
hàng thuộc DNNN) lợi dụng chủ trương thông thoáng về cấp đăng ký kinh

doanh để thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký thuế, có nhiều
trường hợp đã tiêu thụ hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
+ Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ ở kỳ trước, nhưng kỳ sau lại
kê khai để khấu trừ tiếp. Hay một cơ sở kinh doanh đăng ký nhiều chi
nhánh khác nhau nhằm mục đích hoàn thuế ở nhiều nơi với cùng một bộ hồ
sơ chứng từ.
+ Không hạch toán rõ ràng, doanh số của từng loại hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế suất GTGT khác nhau ở những công ty kinh doanh nhiều loại mặt
hàng. Doanh nghiệp thường kê khai hoạt động mua với mặt hàng có thuế
suất cao để được khấu trừ nhiều, hoặc đưa vào bán loại có thuế suất GTGT
thấp để nộp ít thuế. Một số đơn vị lại kê khai tổn thất, mất mát, hư hỏng
không đúng thực tế để giảm thuế GTGT phải nộp.
+ Về phương pháp tính thuế cũng bị lợi dụng. Đối tượng nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ thường thông đồng và sử dụng hóa đơn bán
hàng của đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp( nhất là các hộ nộp
thuế khoán) để hợp thức hóa chứng từ thuế đầu vào đưa khấu trừ thuế. Để
quản lý chặt chẽ, cần tăng cường quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể
trong việc sử dụng hóa đơn bán hàng, nếu phát hiện đột biến về doanh số
cao hơn nhiều so với mức khoán, phải kịp thời điều chỉnh và ấn định mức
thuế sát thực.
- Một số hình thức sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận
thuế:
Trong điều kiện thực hiện thuế GTGT, hoá đơn, chứng từ là cơ sở để
kiểm tra thuế GTGT, là căn cứ xác định thuế GTGT được khấu trừ, miễn
giảm, phải nộp hay được hoàn lại trong kỳ. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn, chứng từ ở cả khâu
mua và khâu bán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của nhà nước và
tự kiểm soát ở khâu lập chứng từ đối với cơ quan chức năng trong việc tính
số thuế phải nộp nói riêng và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
nói chung. Tuy nhiên cũng chính vì những nguyên nhân này mà đã có “vô

số” những vụ vi phạm liên quan đến vấn đề hóa đơn chứng từ, với một số
dạng chủ yếu sau:
+ Dạng thứ nhất: là hóa đơn in giả hoàn toàn. Nhìn bề ngoài thì loại
hoá đơn này giống như hoá đơn GTGT do Bộ tài chính phát hành và chỉ có
thể phát hiện bằng máy soi nghiệp vụ còn người mua và người bán hàng
không dễ phát hiện. Có những trường hợp mua phải hàng lậu và được cấp
hoá đơn giả nhưng khi phát hiện thì người bán hàng đã biến mất nên vừa
thiếu cơ sở để áp dụng trách nhiệm pháp lý vừa không được quyền khấu trừ
thuế.
+Dạng thứ hai: là hoá đơn thật do Bộ tài chính phát hành được bán
cho một đơn vị nhất định nhưng tuồn ra thị trường mua bán một cách bất
hợp pháp. Thủ đoạn này có thể thực hiện bằng cách bán hàng không xuất
hoá đơn cho khách hàng sau đó dùng liên trống (lẽ ra phải cấp cho khách
hàng) đem bán trên thị trường chợ đen. Hoặc bố cáo giải thể doanh nghiệp
nhưng không thanh toán nộp lại hoá đơn và đem bán, hoặc lợi dụng cơ chế
thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, sau
khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp mã
số thuế và mua hóa đơn GTGT tại cơ quan thuế nhưng không tiến hành sản
xuất kinh doanh mà sử dụng hóa đơn đem bán.
+Dạng thứ ba: cũng là dạng hoá đơn do Bộ tài chính phát hành
được sử dụng khi mua bán hàng hoá nhưng ghi giá thanh toán không đồng
nhất giữa 3 liên của 1 số hoá đơn, hoặc cố tình ghi sai mã số của người bán
gây khó khăn cho sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế. Với thủ đoạn
này số thuế đầu ra thu được ở người bán thì ít mà số thuế đầu vào phải
khấu trừ ở người mua thì nhiều.
+Dạng thứ tư: là cạo sửa hoá đơn mua hàng ghi số tiền cao hơn số
thực tế để khấu trừ, hoàn thuế, thanh toán, quyết toán thuế.
+Dạng thứ năm: lập hóa đơn khống, tức thực tế không mua bán
hàng hoá nhưng thông đồng với các đơn vị xuất khẩu để kê khai hoàn thuế
GTGT hàng xuất khẩu, hoặc mua bán hoá đơn hàng dùng để kê khai khấu

trừ khống thuế GTGT đầu vào.
+Dạng thứ sáu: khi bán hàng hoá, dịch vụ việc lập giao hoá đơn cho
khách hàng còn tuỳ tiện, không giao hoặc đòi nâng giá hàng khi giao hoặc
giao hoá đơn không hợp pháp để trốn thuế. Đối với khách hàng khi mua
hàng cho tổ chức hoặc cá nhân tiêu dùng thường không quan tâm đến việc
đòi hoá đơn hợp pháp hoặc chủ động yêu cầu người bán lập hoá đơn.
- Về hoàn thuế :
Có đến 6 cách thức gian lận trong khâu hoàn thuế:
+Thứ nhất, tạo nguồn hàng khống, lập hợp đồng mua bán nội địa
khống với phương thức thanh toán trực tiếp.
+Thứ hai, hợp thức hóa nguồn tiền mua hàng xuất khẩu bằng cách
lập các hợp đồng vay khống, hoặc lập danh sách góp vốn kinh doanh bằng
hợp đồng giả.
+Thứ ba, làm giả hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước vận chuyển
hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu, tạo dựng hợp đồng mua bán ngoại
thương và thanh toán giả.
+Thứ tư, quay vòng nhiều lần hàng xuất khẩu.
+Thứ năm, móc nối với cán bộ hải quan cửa khẩu xác nhận khống
hồ sơ hoặc khai tăng giá và khối lượng hàng hóa.
+Thứ sáu, hình thành các đường dây với những chi nhánh, văn
phòng hoặc thành lập các doanh nghiệp (DN) chỉ để làm dịch vụ hồ sơ
hoàn thuế.
2.1.2, Tình hình thất thu thuế GTGT ở Việt Nam:
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước
đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh
Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó
có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các quốc gia khác
cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có

khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Ở nước ta, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta
đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi
hành kề từ ngày 01-01-1999. Tiếp theo đó, để phù hợp hơn với tình hình
thực tế, Quốc hội cũng đã thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và
mới đây tại kỳ họp thứ 3. Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 đã thông qua
Luật thuế GTGT mới thay thế 2 luật trên và chính thức có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2009.
Như vậy đã qua mười năm thực hiện luật thuế GTGT, chúng ta đã
đạt được những thành tựu đáng kể như tổng thu cho NSNN liên tục tăng
qua các năm, khuyến khích xuất khẩu, góp phần ổn định giá cả, góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ở nước ta phù hợp với kinh tế thị trường
tạo điều kiện mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới,
…Song bên cạch những thành tựu đạt được kể từ khi được chính thức áp
dụng cho đến nay thì tình trạng thất thu về thuế GTGT vẫn là vấn đề
“muôn thuở” của các nhà quản lý cũng như của các cán bộ ngành thuế nói
riêng.
Năm 2006 là năm đầu tiên công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp
thuế được thực hiện theo quy định mới ( theo quyết định 1166/QD-TTC),
thực hiện theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Theo báo cáo của các
Cục thuế địa phương, toàn ngành thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối
với hơn 69.000 đối tượng nộp thuế các loại, bao gồm DNNN 2.682 đơn vị,
DN có vốn đầu tư nước ngoài 1.346 đơn vị, DN tư nhân 28.764, hộ cá thể
hơn 29.000 hộ và khoảng hơn 7.000 cơ sở khác. Qua kết quả thanh tra,
kiểm tra số thuế được ghi nhận theo biên bản phải nộp rất lớn. Tổng số thuế
ghi thu theo biên lai phải thu vào khoảng hơn 3.214 tỷ đồng, trong đó: có
hơn 1.774 tỷ đồng là thuế nợ đọng (chiếm 55,2% số thuế ghi thu); số thuế
truy thu thêm khoảng hơn 1.362 tỷ đồng (chiếm 42,4%); phạt hơn 77,5 tỷ
đồng (chiếm 2,4%). Theo phân tích của tổng cục Thuế, trong số truy thu
thêm (khoảng 1.362 tỷ đồng, thuế GTGT có số truy thu chiếm 19.7%, tức

là 268,3 tỷ, thuế TNDN 36,8%, thuế thu nhập cá nhân chiếm khoảng 1,5%.
Qua thanh tra kiểm tra số thuế GTGT truy thu là 268,3 tỷ, số tiền không

×