Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Cao Lãnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 137 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức xúc trên toàn cầu, nhất là tại các quốc gia
đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm
đến môi trường sống trong đó bảoc vệ nguồn nước không bị ô nhiễm đã và đang
được Đảng và Nhà nước, các tổ chức và mọi người dân quan tâm. Đó không chỉ là
trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước
thiên nhiên tránh không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc
của con người gây ra là việc thu gom và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn đáp
ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và tổng hợp các kiến thức đã học trong 5
năm tại Viện Khoa Học & Kĩ Thuật Môi Trường – trường Đại Học Xây Dựng, em đã
nhận nhiệm vụ làm Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Cao
Lãnh”.
Trong quá trình thực hiện Đồ án em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong Viện, đặc biệt là thầy giáo :ThS. NguyÔn H÷u Hoµ. Em xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên Đồ án của em không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô
giáo và các bạn.
Hà Nội ngày tháng năm 2009
Nguyễn Anh TuÊn.
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. Vị trí địa lý.
Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, có ranh
giới với huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.
- Đông và Bắc giáp huyện Cao Lãnh.
- Tây giáp sông Tiền và huyện Chợ Mới (An Giang)
- Nam giáp huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
Thành phố Cao Lãnh có tọa độ địa lý: 10


o
24’-10
o
31’ vĩ độ Bắc và 105
o
33’-
105
o
42’ kinh độ Đông. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 154km, Thành phố Cần Thơ
80km và cách biên giới Việt Nam – Campuchia 54km.
Đặc điểm địa hình và diện tích.
Địa hình:
Địa hình tự nhiên của thành phố Cao Lãnh rất bằng phẳng, cao độ địa hình trung
bình thay đổi từ 4.30m tới 7.00m. Khu vực Thành phố có nhiều sông rạch chia cắt địa
hình thành nhiều khu vực nhỏ như sông Đình Trung, kênh Thầy Cừ, rạch Chùa, rạch
Xếp Lá,… địa hình của thành phố Cao Lãnh thay đổi theo từng khu vực như sau:
- Khu vực trung tâm thành phố: gồm các phường 1, 2, 3, một phần phường 4,
khu Trần Quốc Toản và khu các công trình thể thao tại xã Mỹ Trà là các khu vực có
mật độ xây dựng cao đã được tôn nền tới cao độ trung bình từ 2.20m tới 6.10m.
- Khu vực dọc sông Cao Lãnh, dọc đường Phạm Hữu Lầu ra bến phà Cao
Lãnh có cao độ địa hình tương đối cao, cao trình tự nhiên trung bình từ 4.80m tới
6.20m.
- Các khu vực khác phần lớn là đất ruộng, vườn có cao độ địa hình tương đối
thấp, cao độ trung bình từ 4.30m tới 5.70m.
Các sông lớn trong phạm vi thành phố Cao Lãnh có tác dụng giao thông thuỷ,
tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho Thành phố gồm có:
- Sông Tiền đoạn qua phạm vi thành phố Cao Lãnh có chiều dài khoảng 20km,
bờ sông tương đối ổn định không bị xói lở. Đây là tuyến giao thông thuỷ quốc gia và
cũng góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát lũ cho thành phố Cao Lãnh.
- Sông Cao Lãnh chảy qua trung tâm thành phố có chiều dài khoảng 13km,

chiều rộng trung bình từ 25m tới 50m, sâu trung bình từ 4,7m tới 7m.
- Sông Đình Trung đoạn qua thành phố có chiều dài khoảng 7.5km, rộng trung
bình từ 20m tới 50m, sâu trung bình từ 4m tới 6m.
Diện tích:
Diện tích tự nhiên toàn Thành phố Cao Lãnh rộng 1071954ha (tương đương 107
km2) và 151027 nhân khẩu. Trong đó:
- Đất nông nghiệp : 6223 ha.
- Đất chuyên dùng : 756 ha.
- Đất ở : 878 ha.
- Đất khác : 1868 ha, chủ yếu là sông rạch.
Phân theo khu vực:
- Diện tích nội thành : 2252 ha.
- Diện tích ngoại thành : 7448 ha.
II. Đặc điểm khí hậu.
Mưa:
Thành phố Cao Lãnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và khí hậu Thành phố
có đặc điểm là nhiệt độ ổn định và đồng nhất. Độ ẩm cao và lượng mưa tương đối
phong phú. Thành phố Cao Lãnh có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp,
nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
gần xích đạo, khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt là Mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90%-92% lượng
mưa cả năm, trong đó chỉ riêng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10) lượng mưa chiếm đến
30%-40% lượng mưa cả năm, thời gian còn lại (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) là
mùa khô, thời gian này lượng mưa chỉ chiếm từ 8%-10% lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa tại thị xã từ 1200-1500mm/năm và thường ở mức trung bình là
1300mm/năm.
- Lượng nước bốc hơi trung bình là 3-5mm/ngày, lượng nước bốc hơi tập
trung vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 6. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm
khoảng 1600mm/năm, tương ứng với lượng mưa nhưng lệch về thời gian.
Nắng:

Là vùng có số giờ nắng cao, bình quân 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng
cao nhất là 9.1 giờ/ngày.
Gió:
Trong năm hình thành 2 mùa gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11, thổi từ Vịnh Thái
Lan mang nhiều hơi nước gây mưa.
+ Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4, thổi từ lục địa khô
và hanh. Tốc độ trung bình năm 1.0-1.5m/s, trung bình lớn nhất 17m/s.
Nhiệt độ không khí :
Nhiệt độ trung bình các năm trong tháng :
Năm 2000 2005 2006
Cả năm 27.15 27.26 26.59
Tháng 1 26.13 24.90 24.30
Tháng 2 26.13 26.60 25.00
Tháng 3 37.36 27.50 25.60
Tháng 4 28.06 29.00 26.40
Tháng 5 27.76 28.90 28.10
Tháng 6 27.06 28.10 27.60
Tháng 7 27.10 26.80 27.10
Tháng 8 27.86 27.60 27.20
Tháng 9 27.83 27.40 27.40
Tháng 10 26.93 27.60 27.40
Tháng 11 27.06 27.10 26.70
Tháng 12 26.25 25.60 26.30
Mưa :
Lượng mưa tại Thành phố từ 1200-1500mm/năm và thường ở mức trung bình
là 1300mm/năm.
Lượng nước bốc hơi trung bình là 3-5mm/ngày, lượng nước bốc hơi tập trung
vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 6. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm khoảng
1600mm/năm.

Độ ẩm :
Bình quân cả năm là 82.5%.
Giông
Số ngày có dông trung bình trung bình năm (tại trạm) : 68.6 ngày
Mưa phùn
Số ngày mưa phùn trung bình năm : 19.5 ngày
Bão
Ít xuất hiện tại Cao Lãnh, mức độ ảnh hưởng nếu có là không đáng kể.
Sương mù
Sè ngµy cã s¬ng mï trung b×nh n¨m lµ 58 ngµy.
III. Điều kiện Thuỷ văn.
Chế độ thuỷ văn Thành phố Cao Lãnh chịu tác động của 3 yếu tố: Lũ, mưa nội
đồng và thuỷ triều biển Đông. Hằng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng với
mùa mưa, mùa kiệt trùng với mùa khô.
Mùa kiệt: Mùa kiệt được nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Chế
độ thuỷ văn trên sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, mực
nước giảm dần đến tháng 1, tháng 2 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt sông, trừ một số khu
vực phía Nam có thể lợi dụng thuỷ triều khai thác tưới tự chảy.
Chênh lệch mực nước lớn nhất và nhỏ nhất bình quân các tháng mùa kiệt ở trạm đo
Thành phố Cao Lãnh như sau: (cm)
Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Max Min Max Min Max Min Max Min Max Min Max Min
Cao
Lãnh
148 119 130 -54 127 -85 111 -93 110 -80 130 -62
(Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Cao Lãnh đến năm 2020)
Trong tài liệu đo đạc thuỷ văn có 4 năm kiệt đại biểu: 1985, 1986, 1990 và 1994,
trong đó năm 1986 là năm tương đối kiệt hơn cả.
- Mùa lũ: Lũ xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ở Thành phố Cao Lãnh lũ về muộn hơn

so với các huyện đầu nguồn, trước đây từ 5-6 năm có một trận lũ lớn, gần
đây lũ lớn xảy ra liên tiếp gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất
của nhân dân, gây thiệt hại đáng kể về tài sản và cơ sở hạ tầng trong địa
phương.
- Thành phố Cao Lãnh nằm trong vùng ngập nông, độ ngập sâu nhất là 2m,
ngập nông nhất là 1m. Thời gian ngập lũ chịu sự tác động của tổng lũ thượng
nguồn, mưa tại chỗ và thuỷ triều biển Đông. Một số năm, tuy đỉnh lũ ngoài
sông chưa bằng các năm khác nhưng do thoát nước chậm và gặp kỳ triều
cường, mực nước sông trong đồng lại cao hơn các năm khác.
- Theo tài liệu thống kê trong vòng 50 năm nay, lũ năm 1960 được xem là lũ
lớn nhất với tần suất khoảng 2%, kế đó là lũ 2000,1996, 1978 và lũ 1996. Lũ
chính vụ năm 2000 tuy chưa bằng lũ năm 1961 nhưng do số liệu đầy đủ và
gần nhất nên được chọn làm tiêu chuẩn lũ triệt để đối với các công trình bảo
vệ dân cư, cơ sở hạ tầng, vườn cây ăn trái,…
- Theo số liệu thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn Đồng Tháp, mực nước
cao nhất tại trạm thuỷ văn Cao Lãnh theo các tần suất như sau:
P% 5 10 20 50 99
H
max
(cm) 260 242 224 197 163
IV.địa chất thuỷ văn.
Địa chất:
- Cấu trúc địa chất của Thành phố mang cấu trúc chung của Tỉnh Đồng Tháp
cũng như Đồng bằng sông Cửu Long, là loại trầm tích trẻ sông, biển, bao
gồm: phù sa cổ, Haloxen, …
- Loại đất được hình thành trên phù sa cổ có bề dày từ 2 - 7m, chủ yếu là đất
cát, cát pha và thịt nhẹ dễ bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng.
- Loại đất được hình thành từ trầm tích sông (aQ3IV) phân bổ ven sông mới
hình thành đất phù sa, chiếm hầu hết diện tích trong Thành phố.
Địa chất thuỷ văn:

Nguồn nước mặt : Thành phố Cao Lãnh có nguồn nước ngọt dồi dào được
cung cấp bởi sông Tiền có lưu lượng bình quân Qbq = 11.500m
3
/s (Qmax =
41.504m
3
/s ; Qmin = 2.000m
3
/s), ngoài ra sông Cao Lãnh là nguồn chính phân phối
nước ngọt quanh năm cho Thành phố. Tuy nhiên lượng nước phân bổ không đều
trong năm, mùa kiệt mực nước thấp nên hầu hết diện tích canh tác phải bơm tưới
trong khi mùa lũ lượng nước quá nhiều gây ngập lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất của nhân dân.
Chất lượng nước đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng các loại cũng như yêu cầu dùng
nước khác. Hàng năm vào mùa nước lũ đã mang về một lượng lớn phù sa bồi đắp cho
đồng ruộng làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Nước ngầm : Theo kết quả thăm dò trữ lượng nước ngầm của liên đoàn địa
chất 8 cho thấy Thành phố Cao Lãnh cũng như Tỉnh Đồng Tháp hạn chế về trữ lượng
nước ngầm so với các Tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Nước ngầm tầng sâu (100 –
300m) tương đối dồi dào nhưng một số nơi bị nhiễm phèn. Những giếng khoan nước
ngầm phục vụ sinh hoạt tại địa bàn Thành phố cho thấy chất lượng nước ngầm ở địa
phương tương đối tốt có thể khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt.
V. điều kiện kinh tế xã hội
Tổng quan.
Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, nằm trong vùng đồng bằng Sông Cửu
Long, là vựa lúa của cả nước, lại có hệ thống kênh rạch dày đặc. Tuy nhiên kinh tế
Cao Lãnh phát triển chủ yếu dựa trên nền công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đây là
hai lĩnh vực có sự phát triển khá cao, là nguồn phát triển kinh tế chính của thành phố.
Điều kiện kinh tế.
Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 60.49%, công nghiệp - xây

dựng chiếm 27.98% và nông nghiệp chiếm 11.53%. Thế mạnh của Thành phố là
thương mại - dịch vụ, mạng lưới kinh doanh thương mại có 01 siêu thị và 19 chợ,
phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp và có điều kiện phát triển.
Là trung tâm kinh tế - văn hóa của Tỉnh, trên địa bàn thành phố còn có nhiều loại
hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải,
bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục
Về thương mại-dịch vụ:
Thế mạnh của thành phố là phát triển về thương mại – dịch vụ, nên thành phố
tập trung phát triển hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2007 đạt
1,607 tỉ đồng (giá cố định 1994), tăng 22.53% so với năm 2006. Trong năm 2007, các
hoạt động dịch vụ phát triển mạnh mẽ và có sức thu hút, chi phối cả tỉnh như: hàng
loạt ngân hàng mở chi nhánh hoạt động (trong năm đã phát triển thêm 7 chi nhánh
ngân hàng, nâng tổng số chi nhánh ngân hàng hiện có là 11 chi nhánh và 02 văn
phòng giao dịch); nhiều doanh nghiệp vận tải mở rộng mạng lưới phục vụ như: Mai
Linh, Phú Vĩnh Long…, đặc biệt là sự ra đời của hệ thống xe taxi Thanh Tùng, xe
buýt Quốc Đạt (hiện có 40 xe, phục vụ chủ yếu 4 tuyến đường chính như: Bắc Cao
Lãnh – Mỹ Hiệp, Cao Lãnh – Hồng Ngự, Cao Lãnh – Mỹ An, Cao Lãnh – Sađéc) đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các nơi trong và
ngoài tỉnh;
Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
cũng diễn ra rất sôi nổi, cụ thể: trong năm 2007 có thêm 83 doanh nghiệp được thành
lập, nâng tổng số lên 427 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, chiếm ¼ tổng số
doanh nghiệp toàn tỉnh, với tổng nguồn vốn đăng ký là 41.179 tỷ đồng; trong năm đã
cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 812 hộ, nâng tổng số lên 6.349 hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn, với tổng số vốn đăng ký là 181,718 tỷ đồng. Tổng số
thuế mà các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đóng góp là 74,6 tỷ đồng, tăng hơn 70%
so với năm 2006.
Về công nghiệp-xây dựng:
Có 01 Khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích là 55,937ha, dự kiến sẽ

mở rộng thêm 180ha
Về nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2007 ước đạt 310 tỷ đồng, tăng
12,01% so với năm 2006.
Về công tác thủy lợi: đến nay đã hoàn thành việc xây dựng 05 cống hở ở Tịnh
Thới và 02 cống tròn ở Tân Thuận Tây trong chương trình kiên cố hóa kênh mương
và đã khép kín vùng đê bao kiểm soát lũ.
Điều kiện hạ tầng xã hội.
Dân số.
Thành phố Cao Lãnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ
thuật của tỉnh Đồng Tháp. Thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, với 15 đơn vị hành
chính, gồm 08 phường và 07 xã: các phường 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận, Mỹ Phú và
các xã Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ
Ngãi.
Tổng dân số của thành phố Cao Lãnh là 151,027 người , mật độ dân số đạt
1,411 người/1km2, bình quân đạt 4.5 người/1 hộ. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh
Đồng Tháp). Trong đó:
- Dân số Nội thành: 86,374 người.
- Dân số ngoại thành: 64,653 người.
- Dân số theo giới tính: Nam: 73,498 người; Nữ: 77,529 người.
Các vấn đề về lao động, việc làm
Thành phố Cao Lãnh là một đô thị mới nên tỷ lệ lao động so với dân số tương
đối cao và trong điều kiện kế hoạch hóa tốt, tỷ lệ tăng tự nhiên thấp.
Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 86,850 người năm 2002 lên 89,252
người năm 2006, mỗi năm tăng bình quân gần 1,000 người. Trong đó số người lao
động có việc làm từ 64,257 người năm 2002 lên 66,033 người vào năm 2006. Số
người thất nghiệp năm 2002 là 4,925 người tăng lên đến năm 2006 là 5,061 người.
Như vậy tỷ lệ tham gia lao động so với lực lượng lao động trong độ tuổi (năm
2006) là 73.98%; và chiếm 43.27% dân số của địa phương. Số người thất nghiệp so
với lực lượng lao động trong độ tuổi (năm 2006) là : 5.67% và chiếm 3.35% dân số

địa phương.
Các vấn đề về nghèo đói.
Trong năm 2007, thành phố đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để cụ
thể hóa những chính sách, chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ thành
phố như: chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; chương
trình giải quyết việc làm giai đoạn 2006 – 2010
Nhờ có các chương trình, kế hoạch cụ thể nêu trên nên công tác chính sách, xã
hội, lao động việc làm đã đạt được kết quả rất khả quan, cụ thể một số chỉ tiêu đã
vượt kế hoạch đề ra như: công tác vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa (đạt 107%); xây
dựng nhà tình nghĩa (đạt 118%); xây dựng nhà tình thương (đạt 121%).
Các vấn đề về thu nhập
Năm 2007 GDP bình quân/người ước đạt 15,055,000 đồng/người, tăng
19.01% so với năm 2006, từ đó cho thấy mức sống của người dân được nâng lên
đáng kể. Tổng thu ngân sách Thành phố năm 2007 là 186,5 tỷ/143,8 tỷ đồng, đạt
130% so với dự toán, trong đó một số nguồn thu vượt dự toán như: thu thuế giá trị
gia tăng đạt 131%, thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 146%, thu từ khu vực ngoài quốc
doanh đạt 138%, thu thuế nhà đất 135%, thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 127%,
thu tiền sử dụng đất đạt 133%.
Hiện trạng hạ tầng xã hội
Các công trình phục vụ như trường học, cơ sở y tế, công trình văn hóa nói
chung phân bố đều khắp, đảm bảo cự ly sinh hoạt, nhưng cơ sở vật chất còn nghèo
nàn, quy mô nhỏ bé.
- Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, Y học dân tộc: 480 giường. Viện điều
dưỡng cán bộ: 40 giường. Các cơ sở y tế: Thành phố Cao Lãnh hiện có 2
phòng khám đa khoa khu vực với 20 giường và 13 trạm y tế, hộ sinh tại các
phường xã với 59 giường.
- Công trình giáo dục: Thành phố đã có các trường trung học chuyên nghiệp
như : Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Cao đẳng cộng đồng, Trung tâm dạy
nghề và Trường Trung học Y tế.Tại Thành phố Cao Lãnh đã có 3 trường
trung học phổ thông với 91 phòng học, có 9 trường trung học cơ sở với 91

phòng học
- Công trình văn hóa: Một trung tâm văn hóa 3.8ha.Nhà văn hóa lao động quy
mô 4.4ha, sức chứa 600 chỗ với các phòng bộ môn tương đối đạt tiêu chuẩn.
Nhà văn hóa thiếu nhi quy mô 1.8ha.
Khu công viên hồ Khổng Tử đang trong quá trình cải tạo, xây dựng mới.
Tăng trưởng kinh tế :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19.04%.
Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Tỉ trọng thương mại - dịch vụ đạt 61.21% (năm 2006
là 60.41%), công nghiệp - xây dựng là 28,45% (năm 2006 là 28,07%) và nông
nghiệp là 10.34% (năm 2006 là 11.52%)
- Tổng giá trị sản xuất năm 2007 ước đạt 3,792.67 tỉ đồng (giá cố định năm
1994), tăng 22.61% so với năm 2006. Trong đó thương mại-dịch vụ đạt 1,607
tỷ, tăng 22.53% so với năm 2006 ; Công nghiệp-Xây dựng đạt 585 tỉ đồng,
tăng 23.42% so với năm 2006 ; Nông-Lâm nghiệp đạt 310 tỷ đồng, tăng
12.01% so với năm 2006.
- Trên diện tích 9,025 ha gieo trồng cây có hạt, Thành phố đã thu hoạch được
44,094 tấn hạt lương thực các loại trong đó chủ yếu là lúa và ngô.Ngoài ra rau
đậu các loại : Diện tích gieo trồng 445ha với sản lượng đạt được là 4,569 tấn.
- Có cảng Cao Lãnh nằm trên sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện ra
biển Đông và sang nước bạn Campuchia.
Tiềm năng phát triển kinh tế :
Căn cứ kết quả ước thực hiện năm 2007, UBND thành phố Cao Lãnh xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008 với những chỉ tiêu và giải pháp
chính như sau:
 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) đạt 20.5%. Trong đó: thương
mại - dịch vụ tăng 21.23%, công nghiệp - xây dựng tăng 23.83% và
nông nghiệp tăng 7.2%.
 Cơ cấu kinh tế: Khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 61.59%; công
nghiệp-xây dựng chiếm 29.23% và nông - lâm - thủy sản chiếm 9.18%.
 GDP bình quân/người đạt 18 triệu đồng/người.

 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 186 tỷ đồng, trong đó thu tiền sử
dụng đất là 60 tỷ.
VI. Hiện Trạng Thoát Nước
a) Tổ chức thoát nước.
Hệ thống thoát nước hiện tại của thành phố Cao Lãnh là hệ thống thoát nước
chung. Nước thải sinh hoạt và nước mưa được chảy chung vào hệ thống cống,
mương, kênh rồi xả ra nguồn tiếp nhận. Hiện tại mặc dù hệ thống thoát nước ở Thành
phố Cao Lãnh còn nhiều yếu kém và bất cập, đặc biệt là chưa có hệ thống thu gom và
xử lý nước thải. Tuy nhiên, công tác tổ chức thoát nước khá tốt do sự quản lý, vận
hành hiệu quả do DOWASEN đảm nhiệm.
Việc tổ chức thoát nước ở Thành phố Cao Lãnh chỉ dừng lại ở mức độ đảm
bảo năng lực thoát nước cho các tuyến cống hiện có, đảm bảo khơi thông dòng chảy,
nạo vét định kỳ hệ thống cống thoát nước hiện trạng. Vì hệ thống thoát nước hiện
trạng của Thành phố là hệ thống thoát nước chung và còn thiếu nhiều cho nên công
tác quản lý vận hành cũng khá đơn giản.
b) Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa.
Về cơ bản hệ thống thoát nước mưa ở Cao Lãnh chưa đầy đủ và chưa được
quy hoạch một cách đồng bộ và chưa đáp ứng hết được năng lực thoát nước của hệ
thống. Nhìn chung hệ thống thoát nước chủ yếu chỉ tập trung ở các phường nội thị.
Một số lưu vực chưa có cống hoặc cống nhỏ, không đủ khả năng thoát, khi mưa lớn
vẫn bị mưa úng cục bộ.
c) Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở Thành phố Cao Lãnh.

Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà
Suối, kênh thoát nước Kinh, rạch (cống cấp 1)

Các khu đất trống, vườn hoa, công viên,…
ao, ruộng, vườn xung quan



Cống, mương thoát nước chung đường phố
Như vậy, phần lớn nước mưa được thu gom qua: Cống thoát nước đường phố,
mương hở, hệ thống kênh rạch hoặc tự thấm ra các vùng đất trống. Về cơ bản hiện
trạng thoát nước mưa ở Thành phố Cao Lãnh không đảm bảo do các tuyến cống thoát
nước cấp 1 có tiết diện nhỏ, bị bồi lắp và lấn chiếm cản trở dòng chảy, giảm năng lực
thoát nước.
d) Hiện trạng ngập lụt.
Đặc điểm của hệ thống thoát nước thành phố là chiều dài cống thoát nước từ
thượng lưu tới cửa xả không lớn, do đó nước mưa có thể thoát nhanh ra nguồn tiếp
nhận. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, khi mực nước trên các sông dâng cao, hạn chế khả
năng tự chảy của cống thoát nước. Vào mùa mưa lũ, do các trạm bơm tiêu thoát nước
chưa đáp ứng được công suất cần thiết nên thường xảy ra ngập lụt. Mặt khác, do hệ
thống cống được đầu tư nhiều thời kỳ, không đồng bộ, kết hợp với việc thiếu duy tu
bảo dưỡng nên có một số khu vực bị ngập khi có mưa lớn, đặc biệt là khu vực chợ
Cao Lãnh. Tuy nhiên thời gian ngập nước chỉ từ 30 - 60 phút với chiều sâu từ 30 - 40
cm
Sông
Nước mưa
Tự thấm
Nước mưa
Sông
Hố ga thu
nước mặt
đường
Thành phố Cao Lãnh nằm trong vùng ngập nông, độ ngập sâu nhất là 2m,
ngập nông nhất là 1m. Thời gian ngập lũ chịu sự tác động của tổng lũ thượng nguồn,
mưa tại chỗ và thủy triều biển đông. Một số năm, tuy đỉnh lũ ngoài sông chưa bằng
các năm khác nhưng do thoát nước chậm và gặp kỳ triều cường, mực nước sông
trong đồng lại cao hơn các năm khác.
* Nguyên nhân ngập úng cục bộ :

- Quản lý nạo vét định kỳ trước mùa mưa còn chưa được chú trọng.
- Thiếu phương tiện thu hút bùn rác lắng đọng, làm giảm tiết diện cống thoát.
- Chịu tác động của 3 yếu tố : lũ, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Hàng
năm hình thành 2 mùa rõ rệt : mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa kiệt trùng với
mùa khô.
- Ngập do nước lũ dâng cao tại các sông rạch: Trong mùa lũ loại ngập lụt này
xảy ra ở các khu vực đất thấp không có sử dụng đê bao và tại những khu vực
có sử dụng đê bao nhưng do cường độ mưa quá lớn mà công suất các trạm
bơm tiêu úng chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Ngập lụt do mưa lớn kết hợp với hệ thống cống không đồng bộ và xuống cấp.
Tình trạng này thường xảy ra ở một số khu vực thuộc phường 1 và phường 2.
e) Hiện trạng thoát nước bẩn.
Tổng quan.
Có thể nói, chưa có một công trình về thu gom và xử lý nước thải đã được xây
dựng trên địa bàn của Thành phố Cao Lãnh.
Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở Thành phố Cao Lãnh.

Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà

Các khu đất trống xung quanh nhà
ao, ruộng, vườn quanh nhà

Cống, mương thoát nước chung ngoài nhà
Qua sơ đồ thoát nước trên có thể thấy, nước thải ở Thành phố Cao Lãnh được
xả tự nhiên ra bên ngoài, không được quy hoạch, không được thu gom đầy đủ. Nước
thải sinh hoạt từ các hộ dân được thu gom vào hố thu, chủ yếu là tự thấm. Nước thải
tự thấm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Một số hộ dân gần các kênh rạch cho nước
dẫn thẳng ra kênh mà không qua xử lý. Qua khảo sát thực trạng hệ thống thoát nước,
chúng tôi nhận thấy cần phải đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cho thành phố.
Việc lựa chọn hệ thống thoát nước riêng hay hệ thống thoát nước chung (như

hệ thống thoát nước thành phố đang sử dụng) được xem xét cân nhắc trên các yếu tố
kỹ thuật và kinh tế.
Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước.
f) Hiện trạng hệ thống sông thoát nước.
Với đặc thù chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới sông
ngòi, kinh rạch chằng chịt, hệ thống sông ngòi ở Cao Lãnh cũng rất nhiều. Ngoài các
Níc th¶i sinh ho¹t,
dÞch vô, c«ng céng
Kinh, rạch
thoát nước
Níc th¶i sinh ho¹t,
dÞch vô, c«ng céng
Tự thấm
Níc th¶i sinh ho¹t,
dÞch vô, c«ng céng
Kinh, rạch
thoát nước
kinh rạch nhỏ chảy khắp trong thành phố như Kênh 16, Rạch chùa, Kinh Xáng Đào,
Kinh Thầy Cừ,… Thành phố Cao Lãnh có các sông thoát nước chính là sông Tiền,
sông Đình Trung và sông Cao Lãnh.
Hệ thống kinh rạch, sông ngòi này là nguồn xả nước chính của hệ thống thoát
nước ở thành phố Cao Lãnh. Nước mưa được thu gom và xả ra hai sông Cao Lãnh và
sông Đình Trung qua các cửa cống.
Sông Cao Lãnh: Chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Cao Lãnh là
một trong hai nguồn tiếp nhận nước thải , nước mưa của Thành phố Cao Lãnh. Nước
mưa được thu gom đổ trực tiếp ra sông qua 6 cửa cống dọc đường Hai Bà Trưng.
Sông Đình Trung: Là 1 trong hai nhánh sông của sông Tiền chảy qua Thành
phố Cao Lãnh. Sông Đình Trung là nguồn tiếp nhận....
Hệ thống kênh rạch: Thành phố Cao Lãnh có một hệ thống kênh rạch nối giữa
hai sông chính trên. Hệ thống kênh rạch vừa là đường giao thông, vừa là hệ thống

thoát nước khu vực. Có tác dụng điều hòa nước..
Chế độ thủy văn của hệ thống sông thoát nước được trình bày trong phần 2
của báo cáo này. Hình vẽ H-4 trình bày hệ thống sông thoát nước ở Cao Lãnh
g) Hiện trạng lưu vực thoát nước.
Với địa hình mang tính đặc trưng của khu vực sông nước Tháp Mưới, có rất
nhiều kinh rạch sông ngòi chảy cắt ngang thành phố. Các sông (Đình Trung, Cao
Lãnh) và các kênh trong Thành phố nối liền với nhau về mặt thủy lực và chịu tác
động mạnh của mực nước trên sông Tiền. Mực nước lớn nhất trên sông Tiền dao
động từ +1.63m đến 2.68m tùy theo tần suất lũ. Các sông và kênh chia khu vực dự án
thành 5 lưu vực thoát nước chính:
Lưu vực 1:
Khu vực phía Tây và Tây Nam sông Đình Trung được giới hạn bởi các đường
Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Trần Phú, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị
Minh Khai.
Lưu vực này thoát nước ra sông Đình Trung theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Lưu vực 2:
Khu vực Đông Bắc sông Cao Lãnh, được giới hạn bởi đường 30-4 (từ cầu
Kinh Cụt), đường Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt, Trần Phú, Lê Thị Riêng, Nguyễn
Thị Minh Khai.
Hướng thoát nước của lưu vực này là hướng Đông Bắc – Tây Nam ra sông
Cao Lãnh.
Lưu vực 3:
Được giới hạn bởi các đường Nguyễn Huệ, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi và
đường Lê Lợi. Hướng thoát nước chủ yếu là hướng Tây – Đông ra sông Đình Trung.
Lưu vực 4:
Được giới hạn bởi các đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Ngô
Sĩ Liên, Lê Lợi và một phần đường CMT8. Hướng thoát nước của lưu vực này là
hướng Đông - Tây ra sông Cao Lãnh.
Lưu vực 5:
Được giới hạn bởi các đường Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Ngô Quyền và Chi Lăng. Lưu

vực này thoát nước ra kênh 16 theo hướng Nam.
VII. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ CAO LÃNH ĐẾN
2025
Quy mô dân số và lao động.
Theo Điều chỉnh chung quy hoạch xây dựng Thành phố Cao Lãnh đến 2020,
quy mô dân số được dự báo như sau:
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Dự báo
năm 2010
Dự báo
năm 2020
1
Tổng dân số
Dân thành thị
Dân nông thôn
Người
Người
Người
180.000
120.000
60.000
230.000
172.000
58.000
2
Tỷ lệ tăng DSBQ
Tăng tự nhiên
Tăng cơ học

%
%
%
2,7
1,5
1,2
1,8
1,3
0,5
3
Khách vãng lai %
(Người)
5,3 5
4
Tổng số hộ dân cư
Hộ phi nông nghiệp
Hộ nông nghiệp
Hộ
Hộ
(Ng/hộ)
Hộ
(Ng/hộ)
45.500
32.500
4
13.000
5
52.500
42.500
4

10.000
5
5
Tổng LĐ trong độ tuổi
Tỉ lệ so với tổng DS
Khu vực 1
Tỉ lệ so với tổng LĐ
Khu vực 2
Tỉ lệ so với tổng LĐ
Khu vực 3
Tỉ lệ so với tổng LĐ
Người
(%)
Người
(%)
Người
(%)
Người
(%)
86.000
47,51
28.000
32,56
20.000
23,25
38.000
44,19
105.000
45,65
28.000

26,67
30.000
28,57
47.000
44,76
Dự báo đất đai xây dựng
- Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng năm 2010 : 1,540ha.
- Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng năm 2020 : 2,550ha.
- Dự kiến chỉ tiêu và cơ cấu sử dụng đất như sau
Cân bằng đất xây dựng đô thị được thể hiện trong bảng sau:
Số
TT
Dự báo năm 2010 Dự báo năm 2020 Tỷ Lệ
%
Tchuẩn
(M
2
/ng)
DTích
(Ha)
TChuẩn
(M
2
/ng)
DTích
(Ha)
A Đất dân dụng 76 910 90 1.548
- Đất khu ở 46 546 50 860
- Đất công trình công cộng 5.5 65 6 103.2
- Đất cây xanh – TDTT 8.5 104 12 206.4

- Đất giao thông 16 195 22 378.4
B Đất dân dụng ngoài cấp thị
- Đất cơ quan không thuộc TX. 5 47.5 6 103.2
C Đất ngoài khu dân dụng 426 650
- Đất công nghiệp
180 330
- Đất kho tàng
- Đất giao thông đối ngoại 40 70
- Đất quân sự 180 220
- Đất khác 26 30
Cộng đất xây dựng đô thị 1,384 2,300
Đất dự trữ phát triển 140 230
Thoát nước mưa.
Hệ thống thoát nước mưa Thành phố Cao Lãnh tương lai được thiết kế tách
riêng với nước thải sinh họat. Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế hệ thống kín và
xả trực tiếp ra hệ thống sông, kênh rạch.
Khu vực thiết kế được chia thành nhiều lưu vực nhỏ với các tuyến ngắn để
thoát nước nhanh, tiết diện cống nhỏ, giảm độ sâu chôn cống.
Cống được thiết kế đặt trên hè, chạy dọc theo các tuyến đường để thu nước từ
công trình và mặt đường và thoát ra sông, rạch theo hướng ngắn nhất.
Trong các ô đê bao các cửa xả của các tuyến thoát nước được xây dựng kết
hợp với trạm bơm để bơm tiêu thoát nước vào mùa lũ.
Cấp nước
a. Tiªu chuÈn vµ nhu cÇu dïng n íc:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt : 150l/người/ngày
- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp :40 m3/ha.ngày
- Các loại thành phần dùng nước khác gồm : Nước công cộng dịch vụ, nước
tưới cây, nước dự phòng rò rỉ.
- Tổng nhu cầu tính toán : Q  50,000 m3/ngày, trong đó khu Trần Quốc Toản
9,600 m3/ngày.

- Nước dùng cho bản thân nhà máy nước, không phát ra mạng lưới là 4% công
suất cấp nước, khoảng 2,000 m3/ngày.
b) Nguồn nước:
- Nước ngầm : Được phép khai thác theo dự án Hà Lan là 18,000 m3/ngày.
- Nước mặt : Sẽ cấp tiếp trong tổng nhu cầu 50,000 m3/ngày là 32,000
m3/ngày.
c) Nội dung phương án cấp nước:
- Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng mạng ống cấp nước hiện hữu, cần xây dựng
mạng đường ống chính Thành phố theo quy hoạch, để cấp nước cho các khu
vực sẽ phát triển và các khu vực dân cư hiện hữu nhưng chưa được cấp nước.
Mạng ống chính bố trí vòng liên tục để đảm bảo an toàn cấp nước.
- Tổng chiều dài dự kiến 74,354m, đường kính từ D200 – D450 (có tính cả các
đoạn ống dẫn nước thô cho 2 nhà máy nước), trong đó : D450 – 728m ; D400
– 7,273m ; D350 – 5,344m ; D300 – 8,486m ; D250 – 8,405m ; D200 –
44,118m.
Cấp điện
a) Nguồn điện:
- Dự kiến khu công nghiệp Trần Quốc Toản có một trạm biến thế 110/22KV
cấp điện riêng, với dung lượng là 2x40MVA. Trạm nhận điện lưới qua tuyến
110KV từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự.
- Theo quy hoạch của ngành Điện, sắp tới sẽ xây dựng trạm 220KV Cao Lãnh,
đặt gần trạm 110KV hiện hữu, nhận điện lưới qua tuyến 220KV từ Cai Lậy
đến, và khép mạch vòng về trạm 220KV Thốt Nốt. Trạm 220KV Cao Lãnh sẽ
cấp điện cho các trạm biến thế 110KV trong Tỉnh (trạm Cao Lãnh, trạm khu
công nghiệp Trần Quốc Toản, trạm Hồng Ngự, v.v…).
- Tương lai sẽ bỏ trạm phát điện diesel Cao Lãnh.
b) Mạng điện:
- Lưới điện phân phối 22KV: Hầu hết các tuyến trung thế hiện hữu được giữ lại.
Cần thiết phải cải tạo các tuyến trung thế hiện hữu như : nâng công suất truyền
tải điện, di chuyển tuyến điện theo việc mở rộng lòng lề đường, nâng cấp các

tuyến 15KV lên 22KV, … Bổ sung công suất cho các trạm hạ thế đã đầy tải.
Trong quy hoạch dài hạn, trong khu trung tâm Thành phố, lưới phân phối
22KV đều là cáp ngầm, sử dụng cáp XLPE 24KV chôn trong đất, đi dọc theo
các trục lộ giao thông. Các trạm hạ thế 22/0,4KV đều là loại trạm trong nhà
hoặc trạm compact có dung lượng lớn từ 250KVA đến 1000KVA.
- Lưới điện phân phối hạ thế 0.4KV: Tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế 0,4KV
trong các khu hiện có để giảm tổn thất điện năng trên lưới điện. Lưới điện hạ
thế (cung cấp và chiếu sáng) sử dụng cáp ngầm, trước mắt là ở các khu trung
tâm hành chính, dịch vụ của đô thị. Trong thời gian đầu, do điều kiện kinh tế
chưa cho phép thì sử dụng đường dây nổi, dùng cáp vặn xoắn (cáp ABC) hoặc
cáp bọc nhựa đi trên trụ bê tông ly tâm cao 8.5m. Lưới điện chiếu sáng cần
đảm bảo vẻ mỹ quan cho đô thị, mức độ chiếu sáng phải đạt theo tiêu chuẩn
20 – TCN95-03 của Bộ Xây dựng :
Thoát nước bẩn.
a . C¸c chØ tiªu kinh tÕ kü thuËt:
- Tiêu chuẩn thải nước = 80% Tiêu chuẩn cấp nước.
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt:
+ Đến năm2010: Q=17000m3/ngày,
+ Năm2020 :Q=25,000m3/ngày.
- Đất công nghiệp phát triển: Năm 2010-180 ha, Năm 2020- 330 Ha.
- Lượng nước thải khu công nghiệp Trần quốc Toản: (Tiêu chuẩn nước thải :
30m3/Ha).
+ Đến năm 2010(160 Ha): Q=4800m3/ngày ;
+ Năm 2020 (270ha): 8000m3/ngày.
- Khu công nghiệp phía Nam (Tiêu chuẩn nước thải 30m3/Ha) :
+ Đến năm 2010 (20 Ha): Q=600m3/ngày ;
+ Năm 2020 (60 Ha) : 1800m3/ngày.
b. Nội dung chủ yếu
Thiết kế hệ thống thoát nước bẩn riêng.
- Do thành phố bị chia cắt bởi 2 sông Cao Lãnh và Đình Trung cùng nhiều kênh

rạch chằng chịt,với một hệ thống đê bao chống lũ cho nội thành .Để giảm độ
sâu chôn cống và phù hợp với qui hoạch phát triển đô thị từng giai đoạn , Giải
pháp cho hệ thống thoát nước bẩn thành phố là xây dựng 5 trạm xử lý nước
bẩn để xử lý cho từng khu vực dân cư .
- Hệ thống thoát nước bẩn được phân chia từng lưu vực sau :
1-Lưu vực 1: P.Mỹ Trà mỡ rộng, Xã Mỹ Tân : 35,000 người(2020).
Nước thải tập trung về trạm bơm số 1: Q=2500m3/ngày qua sông Mỹ Ngải
theo cống chính về trạm xử lý số 1: Q=5000m3/ngày (F=2 Ha), sau đó thải ra sông
Ngã Cái
2-Lưu vực 2: Khu nội thành cũ Phường 1, 2 : 30,000 người(2020).
Nước thải tập trung về trạm bơm số 2: Q=4500m3/ngày nối vào hệ thống cống
khu đô thị mới phường 3 và theo cống chính ra khu xử lý số 2 .
3-Lưu vực 3: Khu đô thị mới phường 3 : 22,000 người(2020).
Nhận thêm nước thải lưu vực 2 tập trung về trạm bơm số 3: Q=6000m3/ngày,
về trạm xử lý số 2: Q=7800m3/ngày (F=2,5 Ha) sau đó thải ra sông Cao Lãnh.
4-Lưu vực 4: Khu đô thị mở rộng P.4-Xã Hòa An: 20,000 người(2020).
Nước thải tập trung về trạm bơm số 4: Q=3000m3/ngày theo cống chính nối
vào khu đô thị mới phường 6.
5-Lưu vực 5: Khu dân cư đô thị mới phường 6 : 35,000 người(2020).
Tập trung về trạm bơm số 5: Q=3000m3/ngày và nhận thêm nước thải lưu vực
4 theo cống chính về trạm xử lý số 3: Q=7000m3/ngày(F=2 Ha), sau đó thải ra rạch
Hòa Đông.
6-Lưu vực 6 : Khu đô thị phường 11 mở rộng : 25,000 người(2020).
Nước thải tập trung về trạm bơm số 6: Q=1000m3/ngày theo cống chính tập
trung về trạm xử lý số 4 : Q=3000m3/ngày( F=1 Ha) sau đó thải ra nhánh sông Mỹ
Ngải.
7-Khu công nghiệp Trần quốc Toản : 270 Ha ( 2020).
Nước thải tập trung về trạm xử lý công nghiệp số 5: Q=8000m3/ngày (F=2
Ha) sau đó thải ra kênh Ông Kho (Qui hoạch đã đựợc Tỉnh phê duyệt).
- Riêng 2 khu công nghiệp phía Nam: 20Ha (2010) - 60Ha (2020) tùy theo kế

hoạch đầu tư, nước thải có thể kết hợp thoát chung với khu dân cư ra khu xử
lý hoặc xây dựng trạm xử lý riêng.
- Nước thải các khu dân cư, các CTCC phải được xử lý bằng bể tự hoại trước
khi thải ra cống khu vực về trạm xử lý. Nước thải sau khi xử lý phải đạt
TCVN: 5942-1995.
- Nước thải các khu công nghiệp phải được xử lý đúng qui định tại nơi sản xuất
trước khi thải ra cống chung về khu xử lý. Nước thải sau khi xử lý phải đạt
TCVN: 6980-2001.
Vệ sinh môi trường.
- Rác: Tổng lượng rác thải khoảng 150-200 Tấn/ngày tính cho cả rác các khu
công nghiệp. Do bãi rác cũ quá nhỏ (F=1.7 Ha) chưa có giải pháp xử lý, chủ
yếu chôn và đốt nên ảnh hưởng đến khu vực chung quanh. Cần qui hoạch mới
bãi rác Thành phố với công nghệ xử lý tiên tiến. Vị trí bãi rác dự kiến ở phía
Bắc cách Thành phố 4 Km (F=10 Ha)
VIII. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT ĐẾN KINH
TẾ-XÃ HỘI ĐÔ THỊ.
Khi dự án được xây dựng và đi vào hoạt động, dự báo mức độ tác động và ảnh
hưởng đến kinh tế-xã hội của đô thị khá lớn :
- Dự án sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một số lượng nhất định lao
động trong Đô thị. Góp phần cải thiện đời sống và mức thu nhập cho những
lao động thất nghiệp hoặc có thu nhập thấp.
- Khi dự án bước vào quá trình xây dựng, sẽ tạo ra công ăn việc làm ngắn hạn
cho hàng trăm lao động địa phương (với các ngành nghề như xây dựng, thợ
nề, thợ mộc,…). Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho hàng loạt cơ sở kinh
doanh sản xuất vật liệu xây dựng địa phương phát triển (như xi măng, sắt thép,
đá, sỏi, cát,….). Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm lâu dài
cho khoảng 30 người. Số người này sẽ được nhận làm chính thức cho đơn vị
quản lý vận hành hệ thống thoát nước và đảm nhiệm các nhiệm vụ về duy tu
bảo dưỡng hệ thống thoát nước, trạm bơm, trạm xử lý nước thải,…
- Dự án cũng góp phần cải thiện bộ mặt đô thị : Xanh hơn-Sạch hơn-Môi trường

trong lành hơn. Góp phần thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là thu hút khách du
lịch đến với Cao Lãnh. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều việc làm
mới được tạo ra, thu nhập sẽ tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống. Điều
kiện kinh tế và mức sống được cải thiện đáng kể.
- Dự án cũng mang lại hiệu quả xã hội rất to lớn, đi vào nhận thức của người
dân về một cơ sở hạ tầng được nâng cấp và cải thiện đáng kể. Sự phát triển
của một đô thị không thể tách rời sự phát triển về mặt hạ tầng kỹ thuật. Do đó,
người dân sẽ cảm thấy cuộc sống được thay đổi lên, môi trường sống được cải
thiện đáng kế nhờ những công trình về thoát nước và vệ sinh môi trường được
xây dựng.
- Dự án cũng góp phần giảm thiểu các bệnh tật do việc ô nhiễm môi trường gây
ra. Một phần chi phí nhất định hàng tháng của người dân cho công tác khám
chữa bệnh do các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường gây ra sẽ được giảm
xuống đáng kể. Chi phí giảm xuống cùng với thu nhập tăng lên đồng nghĩa
với mức sống sẽ được nâng cao hơn. Đây là các lợi ích to lớn không thể lượng
hoá hết được.
Tóm lại: Dự án được đầu tư xây dựng tại Thành phố Cao Lãnh sẽ mang lại
những lợi ích rất to lớn về mặt kinh tế-xã hội cho người dân, góp phần thúc đẩy sự
phát triển chung của cả một Đô thị.
IX. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC M ẶT
Hiện trạng môi trường nước mặt- môi trường nước mặt ban đầu, được đánh
giá thông qua các mẫu được lấy tại các vị trí khác nhau trên hệ thống sông Đình
Trung, Sông Cao Lãnh, Kênh Chợ và Kênh Xáng Đào. Kết quả thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu
St
Chỉ tiêu Đơn vị
Ký hiệu mẫu TCVN
5942-
NM1 NM2 NM3 NM4
1 Nhiệt độ

0
C 22 25 24 25 -
2 pH - 6,85 7,09 7,12 7,32 5,5- 9
3 Chất rắn lơ
lửng (SS) mg/l 244 135 123 120 80
4 Độ đục NTU 15 10 12 14 10- 50
5
Độ dẫn điện
µS/cm
246 252 216 222 -
6 Tổng chất
rắn hoà tan mg/l 236 141 197 114 -
7 DO mg/l 1,5 1,9 1,8 1,6 >2
8 BOD
5
(20
0
C) mg/l 42 30 25 38 <25
9 COD mg/l 95 52 40 61 <35
10 Amoni
(NH
4
) mgN/l 1,62 1,38 1,20 1,29 1
11 Nitrat
(NO
3
) mgN/l 4,41 3,06 2,93 3,72 15
12 Nitrit
(NO
2

) mgN/l 0,51 0,23 0,30 0,33 0,05
13 Clorua
(Cl
-
) mg/l 12,8 18,6 27,4 14,5 -
14 Tổng P
(T-P) mg/l 3,52 2,96 2,71 3,47 -
15 Tổng Fe
(Fe
TS
) mg/l 2,04 1,24 1,15 1,81 2
16 Pb mg/l 0,05 0,04 0,07 0,08 0,1
17 Zn mg/l 1,75 1,29 1,15 1,25 2
18 Hóa chất
BVTV (trừ
DDT) mg/l 0,0012 0,0023 0,0024 0,0017 0,15
19 Dầu, mỡ mg/l 0,13 0,22 0,19 0,30 0,3
20 Coliform MPN/100ml 10.000 5.300 8.100 6.500 10.000
Ghi chú 2.3.
- NM1: Nước mặt dưới cầu Kinh Cụt;
- NM2: Sông Đình Trung- gần khu du lịch Mỹ Trà;
- NM3: Ngã ba sông Đình Trung và Kênh Chợ - đoạn chảy qua Thành Phố;
- NM4: Ngã ba sông Đình Trung và kênh Xáng Đào.
Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu
St
Chỉ tiêu Đơn vị
Ký hiệu mẫu TCVN
5942-
NM5 NM6 NM7 NM8
1

Nhiệt độ
0
C 25 26 24 22 -
2
pH - 7,01 7,11 7,05 7,13 5,5- 9
3 Chất rắn lơ lửng
(SS) mg/l 144 135 89 95 80
4
Độ đục NTU 15 12 13 10 10- 50
5
Độ dẫn điện
µS/cm
246 302 116 152 -
6 Tổng chất rắn
hoà tan mg/l 162 211 187 140 -
7
DO mg/l 1,9 1,7 1,9 1,8 >2
8
BOD
5
(20
0
C) mg/l 32 40 35 30 <25
9
COD mg/l 62 76 69 62 <35
10 Amoni
(NH
4
) mgN/l 1,29 0,55 1,04 1,21 1
11 Nitrat

(NO
3
) mgN/l 6,67 3,06 2,93 4,40 15
12 Nitrit
(NO
2
) mgN/l 0,08 0,09 0,08 0,06 0,05
13
Clorua
(Cl
-
) mg/l 22,8 19,6 17,4 14,5 -
14 Tổng P
(T-P) mg/l 3,52 2,96 2,71 3,47 -
15
Tổng Fe
(Fe
TS
) mg/l 2,64 1,04 2,15 2,11 2
16
Pb mg/l 0,05 0,03 0,01 0,02 0,1
17
Zn mg/l 1,71 0,69 0,75 0,71 2
18
Hóa chất BVTV
(trừ DDT) mg/l 0,0042 0,0023 0,0024 0,0047 0,15
19
Dầu, mỡ mg/l 0,13 0,12 0,09 0,12 0,3
20 Coliform MPN/100ml 11.000 3.300 4.500 3.000 10.000
Ghi chú 2.4.

- NM5: Sông Cao Lãnh- giao giữa đường Ngô Sỹ Liên và Hai Bà Trưng;
- NM6: Sông Cao Lãnh và đường Tôn Đức Thắng;
- NM7: Sông Đình Trung- gần trạm xử lý dự kiến;
- NM8: Sông Cao Lãnh- gần trạm xử lý dự kiến.
Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng
 TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt;
 Quyết định số 09/ 2005/ QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế về Tiêu
chuẩn vệ sinh nước mặt.
Các mẫu nước này được lấy tại hiện trường và được bảo quản trong thùng bảo
quản mẫu linh động trước khi được đem về phân tích tại Phòng thí nghiệm. Hàm
lượng các thông số chất lượng nước được so sánh với giá trị giới hạn cho phép của
các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn TCVN 5942- 1995 tương
ứng với giá trị trong cột B. Kết quả phân tích cho thấy:
Các thông số lý học: được đo đạc là pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện. Giá trị
nhiệt độ tại các mẫu thay đổi theo mùa và vị trí lấy mẫu, với thời điểm đo lúc thời tiết
nắng nóng, gió nhẹ nên nhiệt độ dao động trong khoảng 22- 26
0
C.
Các chỉ tiêu hóa học môi trường nước: được đo đạc là DO, TSS, BOD
5
, COD,
NH
4
+
, NO
2
-
, NO
3
-

, Cl
-
, T-N, T-P, dầu mỡ
Hàm lượng các KLN: ở hầu hết các mẫu đều thấp hơn so với tiêu chuẩn:

Chỉ tiêu về mặt vi sinh: trong môi trường nước mặt: chỉ tiêu này rất quan trọng,
nó đánh giá chất lượng nước về chỉ tiêu vi sinh hay mật độ của một số loại vi sinh dễ
gây các tác động đến đời sống động vật và con người.
Nhận xét chung:
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh ở trên cho thấy hầu hết các thông số
môi trường nước và các chất gây ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép, chỉ trừ chỉ
tiêu BOD
5
và COD, NH
4
+
, hàm lượng sắt cao hơn so với tiêu chuẩn nhưng không
nhiều. Mặc dù vậy, vẫn cần có những quản lý, hướng dẫn chỉ đạo cụ thể để có thể
duy trì chất lượng môi trường nền tốt, không ảnh hưởng đến điều kiện sống hiện tại
và có thể là môi trường tốt cho các chính sách đầu tư và phát triển kinh tế trong thời
gian tới, đặc biệt là các dự án đầu tư thân môi trường. Điều này cho thấy, chất lượng
nguồn nước mặt trong khu vực còn khá tốt, đáp ứng được yêu cầu cấp nước trong
nông nghiệp và nước cho nuôi trồng thủy sản.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT
II.1. LỰA CHỌN LOẠI HÌNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC.
Các loại hệ thống thoát nước:
Như chúng ta đều biết, hệ thống thoát nước hiện nay của một Đô thị thường
có 03 loại hệ thống sau:

×