Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện qui định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.61 KB, 14 trang )

Hướng Hà Phương HS33B
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Các qui định chung của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ
thẩm.
1. Bắt đầu phiên tòa
2. Xét hỏi tại phiên tòa
3. Tranh luận tại phiên tòa
4. Nghị án và tuyên án
II. Thực tiễn thi hành các qui định của pháp luật đối với thủ tục tố tụng tại phiên tòa
sơ thẩm .
1. Về thủ tục bắt đầu tại phiên tòa
2. Về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
3. Về tranh luận tại phiên tòa.
4. Về nghị án và tuyên án.
III. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện qui định của pháp luật về thủ tục tố tụng
tại phiên tòa sơ thẩm.
1. Hoàn thiện qui định về thủ tục bắt đầu tại phiên tòa.
2. Hoàn thiện qui định về thủ tục xét hỏi.
3. Hoàn thiện qui định về thủ tục tranh luận.
Bài tập học kỳ Môn: Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
1
Hướng Hà Phương HS33B
Đề bài :
A. MỞ ĐẦU
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có
thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo
qui định của pháp luật.
Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
trong đó có thể nói việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng.


Vì vậy việc nghiên cứu những qui định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa
sơ thẩm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong giai đoạn này qua việc xét hỏi và tranh
luận dân chủ, công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ
những chứng cứ, tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ và tại phiên tòa để đưa ra
phán quyết cuối cùng. Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này, em
lựa chọn đề tài “ ” để thực hiện bài tập học kì.
B. NỘI DUNG
I. Các quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại
phiên tòa sơ thẩm.
Phiên tòa sơ thẩm phải được xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Thành
phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong
trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể
gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
1. Bắt đầu phiên tòa.
- Khi bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, sau
đó, Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người đã được triệu tập có mặt, Chủ
tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích quyền và nghĩa vụ
của họ tại phiên tòa.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem họ có
đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội Thẩm, Kiểm sát viên, người giám định, người
phiên dịch, Thư ký Tòa án không? Nếu có yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và
Bài tập học kỳ Môn: Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
2
Hướng Hà Phương HS33B
quyết định.
- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ tên, nghề nghiệp hoặc chức vụ của người phiên
dịch, người giám định, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ. Những người này
phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
- Chủ tọa phiên tòa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của người làm chứng sau khi họ
đã hỏi tên, nghề nghiệp nơi cư trú của người làm chứng. Người làm chứng phải cam

đoan không khai gian dối. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì không
phải cam đoan.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có
đề nghị triệu tập thêm người làm chứng hoặc đề nghị đưa thêm vật chứng hoặc tài
liệu ra xem xét không. Nếu người làm tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên
tòa cũng phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người yêu
cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
2. Xét hỏi tại phiên tòa.
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến
bổ sung nếu có. Sau đó, Hội đồng xét xử tiến hành việc xét hỏi để xác định các tình
tiết về từng việc và về từng tội đã truy tố. Việc xét hỏi được tiến hành như sau:
Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó
đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bị cáo và
những người có lợi ích được giải quyết trong vụ án cũng có quyền đề nghị với chủ
tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Chủ tọa phiên tòa có
quyền bác những câu hỏi không liên quan đến vụ án. Kết hợp với việc xét hỏi, Hội
đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan đến vụ án.
Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát
viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi
họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án; chỉ được công bố lời khai của họ
tại Cơ quan điều tra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 208 BLTTHS.
Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên phải tuân theo quy định chặt chẽ về
Bài tập học kỳ Môn: Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
3
Hướng Hà Phương HS33B
chủ thể xét hỏi (chủ thể có quyền và chủ thể bị xét hỏi), thủ tục xét hỏi, nội dung
xét hỏi, cách thức xét hỏi cũng như trường hợp nào được và không được xét hỏi…
(quy định từ điều 207 đến Điều 216).
Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên và những
người tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm

khác có liên quan đến vụ án, xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến
phiên tòa được.
Việc trình bày nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ
án, do đại diện cơ quan tổ chức đó tiến hành. Trường hợp không có đại diện cơ quan
tổ chức đó thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét hoặc báo cáo tại phiên tòa. Kiểm
sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có
quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên
tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, và những người khác tham gia phiên
tòa xem họ có yêu cầu hỏi thêm vấn đề gì nữa không? Nếu có người yêu cầu và xét
thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi,
nếu không có yêu cầu gì nữa thì chủ tọa phiên tòa chuyển sang việc tranh luận.
3. Tranh luận tại phiên tòa.
Việc tranh luận tại phiên tòa được tiến hành như sau:
Trước hết , Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn
bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn.
Trường hợp thấy không có căn cứ để kết tội thì Kiểm sát viên phải rút toàn bộ quyết
định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 217 BLTTHS 2003 thì luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ
vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa, vào ý kiến của người bị
cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi và những người tham gia tố tụng khác
tại phiên tòa.
Sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội , bị cáo được trình bày lời bào chữa.
Bài tập học kỳ Môn: Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
4
Hướng Hà Phương HS33B
Nếu bị cáo có người bào chữa thì người bào chữa sẽ bào chữa cho bị cáo, bị cáo có
quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến

để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có người bảo vệ quyền lợi của đương sự tham
gia, thì họ có quyền trình bày, bổ sung ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho người mà
mình bảo vệ.
Sau khi người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày
ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình, KSV phải đưa ra những lập
luận của mình đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ án. Trường hợp vụ án có
nhiều người bào chữa cho bị cáo và những người bào chữa đều có cùng ý kiến về
nội dung bào chữa thì KSV có thể tổng hợp để đối đáp chung một lần cho các ý
kiến đó. Nếu có hai KSV cùng tham gia phiên tòa thì cần có sự phân công cụ thể về
nội dung (chứng cứ, lập luận) để đáp lại từng ý kiến có liên quan.
Trường hợp giữa những người tham gia tranh luận có ý kiến khác nhau thì họ có
quyền phản bác lại ý kiến mà mình không đồng ý.
Trong quá trình tranh luận, nếu xét thấy cần xem xét thêm chứng cứ mới thì
HĐXX phải có quyền quyết định trở lại việc xét hỏi, xét hỏi xong phải tiếp tục
tranh luận (Điều 219 BLTTHS).
Sau khi những người tranh luận tham gia tranh luận không còn trình bày gì
thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận và bị cáo nói lời sau cùng. Khi
bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX không được đặt câu hỏi, không được hạn chế thời
gian. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan
trong đối với vụ án thì HĐXX phải quay trở lại việc xét hỏi.
4. Nghị án và tuyên án.
a. Nghị án
Sau khi kết thúc tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để thảo luận và quyết
định bản án. Chỉ các thành viên của HĐXX mới được tham gia nghị án. KSV và thư
Bài tập học kỳ Môn: Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
5

×