A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem
như một công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình.
Một nền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận
biết chúng, khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch
được ký kdeets là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật
đã dự phòng thông qua việc thiết kế kế quy định pháp luật về các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sư. Và Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự.
1
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
1.1. Khái niệm
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng
do các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách
cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa
vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm.
Như vậy, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý
thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của bên có nghĩa vụ. Mặt khác, các
biện pháp này cũng giúp cho bên cố quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo
về lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh
chấp, đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác thì các
biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo
đảm. Từ đó, các giao dịch dân sự, thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy
mạnh mẽ, là động lực để phát triển nền kinh tế đất nước.
1.2. Đặc điểm
Các biện pháp bảo đảm có những đặc điểm đặc thù hoàn toàn khác so với đặc
điểm của các giao dịch dân sự thông thường do bị chi phối bởi mục đích và tính
chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chúng:
- Các biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các
bên chủ thể. Hay nói cách khác, các biện pháp bảo đảm không mặc nhiên phát
sinh bên cạnh các hợp đồng chính, trừ trường hợp các quan hệ vay tiền trong
lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
- Các biện pháp bảo đảm được coi là hợp đồng phụ với mục đích để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định (hợp đồng chính). Các
2
biện pháp bảo đảm (là hợp đồng phụ) chỉ được xác lập sau hay đồng thời với
việc xác lập hợp đồng chính. Nói cách khác, chỉ khi nào các chủ thể xác định
được nghĩa vụ cần phải bảo đảm là nghĩa vụ gì, phải được bảo đảm như thế nào
thì các biện pháp bảo đảm mới được hình thành. Các biện pháp bảo đảm không
tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với một hợp đồng cụ thể có chứa đựng nghĩa vụ
cần bảo đảm.
Xuất phát từ mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ
thì phát sinh một số hệ quả pháp lý sau:
+ Theo nguyên tắc chung, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng
vô hiệu theo, tuy nhiên đối với các biện pháp bảo đảm thì lại có những loại
riêng.
+ Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hay đơn phương chấm
dứt thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá trị, hiệu
lực thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.
+ Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo đảm, trừ trường hợp các bên thỏa thuận biện pháp bảo đẩm là một
phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
- Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm. Nghĩa vụ
cần được bảo đảm là nghãi vụ mang tính chất tài sản cho nên đối tượng của các
biện pháp bảo đảm cũng phải mang tính tài sản. Bởi chỉ có lợi ích vật chất hoặc
tài sản mới bù đắp, khấu trừ được các lợi ích vật chất bị mất mát, thiệt hại.
- Các biện pháp bảo đảm có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi hành vi
vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Có hai khả năng:
+ Nếu đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì
bên có nghĩa vụ được khội phục đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với
tài sản bảo đảm.
3
+ Nếu đến hạn có sự vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm khi đó mới xử lý
để khấu trừ phần nghĩa vụ bị vi phạm.
- Phạm vi của các biện pháp bảo đảm do các bên thỏa thuận, có thể là toàn bộ
hay một phần nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ
trả lãi và bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc, phạm vi của các biện pháp bảo
đảm không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ chính.
- Các biện pháp bảo đảm có mục đích bảo vệ lợi ích cho bên có quyền một
cách chắc chắn thông qua việc thỏa thuận về một tài sản sẹ phòng sẽ được xử lý
để khấu trừ nghĩa vụ vi phạm. Như vậy, các biện pháp bảo đảm có ý nghãi quan
trọng trong việc chuyển quan hệ của chủ thể mang quyền từ tính chất đối nhân
dang quan hệ có tính chất đối vật.
1.3. Đối tượng
* Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là tài sản. Điều 320, BLDS 2005 quy
định về các tài sản bảo đảm cụ thể kèm theo các điều kiện sau:
- Vật là đối tường của các biện pháp bảo đảm: là vật hiện có hoặc được hình
thành trong tương lai. Vật có thể tồn tại dưới dạng động sản hay bất động sản.
- Tiền, giấy tờ có giá là đối tượng của biện pháp bảo đảm. Giấy tờ có giá bao
gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có
giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được bằng tiền và được phép giao
dịch.
- Quyền tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm:
+ Quyền sở hữu trí tuệ
+ Quyền đòi nợ
+ Quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm.
+ Quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp
+ Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
+ Các quyền tài sản khác thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
4
+ Quyền sử dụng đất
+ Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS và pháp luật về tài nguyên.
* Các tài sản bảo đảm phải đáp ứng các yêu cầu:
- Tài sản do các bên thỏa thuận và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
- Tài sản bảo đảm không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu
cũng như quyền sử dụng...
- Tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép lưu thông
- Tài sản bảo đảm phải được xác định cụ thể.
- Một tài sản cũng có thể được dùng đê làm vật bảo đảm cho việc thực hiện
nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, vật đó có
giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc trái pháp luật có quy định khác.
1.4. Hình thức
Theo quy định của BLDS 2005, hình thức của các biện pháp bảo đảm phải
được thể hiện bằng văn bản. Hình thức văn bản đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo căn cứ để các bên thực hiện hợp đồng, là căn cứ để xác định trách
nhiệm của các bên nếu có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh việc lập văn bản thì các giao dịch bảo đảm cũng cần phải công
chứng, chứng thực nếu các bên có thỏa thuận hoặc trái pháp luật về thủ tục công
chứng, chứng thực, vì đây là một trong các điều kiện làm phát sinh hiệu lực của
giao dịch bảo đảm. Thông thường đối tượng của các giao dịch bảo đảm thuộc
loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì khi giao kết các bên phải công chứng,
chứng thực. Phòng công chứng chứng thực để bảo đảm giá trị pháp lý của giao
dịch thông qua xác định các điều kiện về tư cách chủ thể, ý chí tự nguyện của
các bên và mục đích, nội dung của giao dịch, tính pháp lý của tài sản giao dịch.
5
Trong một số trường hợp nhất định thì biện pháp bảo đảm cũng phải được
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới phát sinh hiệu lực pháp
luật.
1.5. Đăng ký
Đăng ký giao dịch bảo đảm là một thủ tục pháp lý quan trọng do pháp luật
quy định hoặc do các chủ thể thỏa thuận bởi nó làm phát sinh những hệ quả:
Thứ nhất, đăng ký giao dịch là điệu kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch
bảo đảm.
Thứ hai, đăng ký giao dịch là đảm bảo có giá trị pháp lý đối với người thứ ba
kể từ thời điểm đăng ký.
Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh
toán trong trường hợp dùng một tài sản bải đảm cho nhiều quan hệ nghĩa vụ
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
* Biện pháp cầm cố tài sản
Điều 326, BLDS 2005 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây
gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau
đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”.
* Biện pháp thế chấp tài sản
Điều 432, BLDS 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây
gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không
chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.
* Biện pháp bảo lãnh
Điều 361, BLDS 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc một người thứ ba (sau đây
gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được
6