Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ba vụ việc có tranh chấp về hợp đồng vay tiền có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.52 KB, 13 trang )

I. Lý luận chung về hợp đồng vay tài sản:
II. Ba vụ việc có tranh chấp về hợp đồng vay tiền có biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của bên vay:
1. Vụ việc thứ nhất:
1.1. Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn là bà Trần Thị Ngọ sinh năm 1953, trú tại số 39 Tôn Đức
Thắng quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.
Bị đơn là bà Lưu Thị Mến sinh năm 1950, trú tại số 21/27 Vạn Mỹ quận
Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.
Tháng 9 năm 1995, bà Đỗ Thúy Mai có hỏi vay tiền bà Lưu Thị Mến. Bà
Mến không có tiền nên đã đồng ý cho bà Mai mượn hồ sơ nhà đất của mình để bà
Mai đi vay người khác. Ngày 28 tháng 9 năm 1995, bà Đặng Thị Tính(là người
quen của bà Mến và bà Ngọ) mời bà Ngọ đến nhà bà Tính để bà Mến và bà Mai
gặp thỏa thuận vay tiền. Tại đó,bà Mai đã viết giấy biên nhận vay tiền với nội
dung: “ Tôi là Lưu Thị Mến, có cầm giấy tờ nhà để thế chấp vay tiền của bà Ngọ,
số tiền là 40 triệu đồng, hạn 2 tháng sau sẽ trả cả gốc lẫn lãi” . Có một số giấy tờ
kèm theo là CMND mang tên Lưu Thị Mến; quyết định giao đất và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của bà Mến; thong báo về cải tạo,sửa chữa và xây dựng
nhà ở. Sau khi viết xong, bà Mai đọc cho mọi người cùng nghe, bà Mến xác nhận
có đọc lại và ghi tên “ Lưu Thị Mến” dưới chỗ người vay tiền. Người làm chứng
là Đỗ Thúy Mai, Vũ Thuận và Lê Thị Hiền. Chiều ngày 28 tháng 9 năm 1995, bà
Mai cùng bà Tính đến nhà bà Ngọ để giao giấy tờ nhà và nhận 40 triệu mà không
có ủy quyền của bà Mến. Ngày 29 tháng 10 năm 1995 bà Tính đưa cho bà Ngọ 2
triệu nói là bà Mến trả bà Ngọ tiền lãi.
Hết hạn cam kết, bà Ngọ đến đòi tiền thì bà Mến cho rằng bà Mến không
vay tiền của bà Ngọ mà là bà Mai vay. Bà Mai đã bỏ trốn.
Ngày 31 tháng 11 năm 1996, bà Ngọ khởi kiện yêu cầu bà Mến phải trả 40
triệu cùng lãi suất theo quy định.
Theo bà Mến thì ban đầu bà không đồng ý với nội dung giấy bên nhận đã
ghi, nhưng bà Mai và bà Tính nói phải ghi như vậy người ta mới cho vay tiền vì
giấy tờ đứng tên bà. Do không đồng ý với nội dung của biên nhận nên bà đã


không ký tên mình dưới tên “ Lưu Thị Mến” dưới chỗ vay tiền ( tuy nhiên trong
giấy biên nhận ấy lại có chữ ký của bà Mến). Sau đó bà Ngọ cho bà Mai vay tiền
như thế nào thì bà không biết (bà không lần nào trả lãi cho bà Ngọ). Một tuần
sau, bà Mến đến đòi giấy tờ của bà Mai thì bà này khất lần không trả. Ngày 16
tháng 11 năm 1995 bà Mai có giấy hẹn đến ngày 19 tháng 11 năm 1995 sẽ trả,
nếu không bà Mến có quyền dọn đến nhà bà Mai để ở. Khi bà Mai bỏ trốn, bà
Mến có đến quản lý nhà của bà Mai nhưng không thấy giấy tờ ở đâu. Bà Mến yêu
cầu cơ quan pháp luật thu hồi giấy tờ nhà cho bà Mến. Số tiền 40 triệu là giữa bà
Ngọ với bà Mai bà không biết.
1.2. Cách giải quyết của tòa án:
Vụ án trên được tòa án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 15 tháng 6 năm
1996, tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã quyết định: buộc bà Mến phải trả 45
triệu gồm cả gốc và lãi; bà Ngọ phải trả bà Mến toàn bộ giấy tờ nhà.
Ngày 15 tháng 6 năm 1996 bà Mến kháng cáo. Bản án dân sự phúc thẩm
số 43/DSPT ngày 30 tháng 9 năm 1996, TAND thành phố Hải Phòng quyết định
y án sơ thẩm.
1.3. Bình luận của nhóm về cách giải quyết vụ việc của tòa án:
Khi xem xét các tình tiết của cụ việc này, thấy nảy sinh một số vấn đề xuất
phát từ cả người vay lẫn người cho vay. Ví dụ như chiều ngày 29 tháng 10 năm
1995, khi bà Mai và bà Tính đến lấy tiền mà không có giấy ủy quyền của bà Mến
nhưng bà Ngọ vẫn đưa tiền, như vậy là chính bà Ngọ đã tự đặt mình vào thế bị
động (do giao tiền cho người khác mà không có một căn cứ pháp lý nào).
Về cách giải quyết của tòa án cũng có nhiều bất cập. Thứ nhất, người làm
chứng quan trọng trong giấy biên nhận vay tiền là bà Mai hiện đang bỏ trốn. Thứ
hai, chữ ký trong giấy biên nhận là chữ ký giả (do bà Mai khai là chính bà ký)
nhưng không giám định. Thứ ba, khi bà Mai đến lấy tiền không có giấy ủy quyền
của bà Mến. Tất cả những vấn đề trên cần phải được tòa án xem xét cụ thể. Tuy
nhiên tòa án đã không xem xét đến các tình huống đó dẫn đến phán xét không
hợp lý. Hơn nữa, từ những tình tiết trên chúng ta nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo,
cụ thể là việc giả mạo chữ ký của bà Mến để bà Ngọ tin mà giao tiền. Bên cạnh

đó, bà Mai đã lạm dụng tín nhiệm của bà Mến để chiếm đoạt tài sản.
1.4. Cách giải quyết vụ việc của nhóm:
Qua những tình tiết đã phân tích trên, nhóm chúng tôi xin đề xuất cách giải
quyết như sau: thứ nhất, vụ án trên có dấu hiệu lừa đảo, nên cần phải đuợc giải
quyết bằng hình sự mới đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương
sự. Cụ thể là bà Ngọ sẽ được trả lại số tiền đã cho vay, còn bà Mến cũng được trả
lại giấy tờ nhà đất mà không bên nào phải chịu thiệt. Vì suy cho cùng thì cả bà
Ngọ và bà Mến đều là người bị hại trong trường hợp này. Còn bà Mai là người
lạm dụng tín nhiệm và lừa đảo chiếm đoạt tai sản phải là người chịu trách nhiệm
trực tiếp về số tiền đã mượn của bà Ngọ. Giấy tờ nhà đã đem thế chấp thì bà Ngọ
phải hoàn trả cho bà Mến.
2. Vụ việc thứ 2
2.1. Tóm tắt vụ việc
Nguyên đơn: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt
là bên A). Trụ sở: số 17 Bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Lam Giang (gọi
tắt là bên B). Trụ sở: số 171 Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 23-11-1999 Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long có
ký hợp đồng tín dụng số 101.01.99- HĐTD cho Công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại sản xuất Lam Giang vay với số tiền vay là 800.000.000đ.
- Thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày 24-11-1999 đến ngày 24-05-2000 gia
hạn đến 24-11-2000.
- Lãi suất cho vay là 0,85%/tháng, lãi suất quá hạn 125%/tháng. Lãi phạt
chậm trả là 5% tính trên số lãi chậm trả. Thời hạn hợp đồng (điểm 2 Điều 12 Hợp
đồng tín dụng 101.01.99) có hiệu lực từ ngày ký tới ngày bên B hoàn trả xong cả
gốc và lãi cho bên A như thoả thuận.
- Tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay nói trên là căn nhà số A8 (số mới 18)
đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh có
công chứng số 78898 ngày 23- 11-1999 của Phòng công chứng Nhà nước số 2
thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Đắc Cường đứng ra bảo lãnh (hành động

nhân danh cá nhân) được uỷ quyền của vợ là bà Trần Thị Thanh Mỹ theo hợp
đồng uỷ quyền số 20754 do Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí
Minh chứng nhận ngày 06-05-1998.
Ngày 24-11-1999 bên A đã giải ngân cho bên B vay 800.000.000đ. Từ
ngày 24-11-1999 đến ngày 24-10-2000 bên B chỉ trả được 75.933.000đ tiền lãi,
số tiền gốc 800.000.000đ vẫn nợ lại.
Do hợp đồng đã quá hạn và đôn đốc nhắc nhở nhiều lần bên B vẫn không
thanh toán được nợ, ngày 19-04-2001 bên A đã có đơn khởi kiện yêu cầu bên B
và phía bảo lãnh là ông Nguyễn Đắc Cường nhanh chóng thanh toán tiền nợ cho
bên A.
2.2. Nội dung giải quyết của Tòa án:
Tại Bản án kinh tế sơ thẩm: số 145/KTST ngày 10-09-2001, Toà án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên A, buộc bên B phải trả toàn bộ vốn vay
và lãi phát sinh, với tổng số tiền là 903.919.900đ, bao gồm nợ gốc là
800.000.000đ và số tiền lãi phát sinh tính đến ngày 10-09-2001 là 103.919.900đ.
– Bên B phải tiếp tục trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân
hàng Nhà nước.
– Trong trường hợp bên B không trả được nợ thì phát mại căn nhà số A8
(số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận l0, thành phố Hồ Chí
Minh. Bác yêu cầu không phát mại căn nhà số A8 của bà Trần Thị Thanh Mỹ.
Cùng ngày 17-09-2001 ông Cường có đơn kháng cáo không đồng ý phát
mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận l0,
thành phố Hồ Chí Minh; bà Mỹ có đơn kháng cáo không đồng ý cho ông Cường
mang căn nhà đi bảo lãnh cho người thứ ba.
Tại Bản án kinh tế phúc thẩm : số 10/KTPT ngày 27-02-2003, Toà Phúc
thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
– Sửa một phần Bản án kinh tế sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu của
bên A, buộc bên B hoàn trả vốn vay và thanh toán lãi phát sinh với tổng số tiền là
903.919.900đ bao gồm nợ gốc 800.000.000đ và tiền lãi phát sinh đến ngày 10-

09-2001 là 103.919.900đ.
Bên B phải tiếp tục trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà
nước quy định trên số nợ gốc cho đến khi thanh toán xong nợ.
– Tuyên bố hợp đồng bảo lãnh vay vốn số 0041.99/HĐ-BL ký ngày 23-
11- 1999 đã được Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh
chứng nhận số 78898 ngày 23- 11- 1999 giữa bên A, ông Nguyễn Đắc Cường và
bà Hứa Thị Phấn là vô hiệu.
– Không phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài,
phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh của bà Trần Thị Thanh Mỹ.
– Bên A có trách nhiệm trả lại cho bà Trần Thị Thanh Mỹ toàn bộ giấy tờ
nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành
phố Hồ Chí Minh hiện đang quản lý theo hợp đồng bảo lãnh.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 02 tháng 07 năm 2003 bên A có đơn khiếu
nại giám đốc thẩm, nội dung đề nghị công nhận hợp đồng bảo lãnh vay vốn số
0041.99/HĐ-BL ngày 23-11-1999 có hiệu lực pháp luật; đề nghị Toà án đồng ý

×