Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Lịch sử hình thành và nội dung của nguyên tắc tự do biển cả.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.16 KB, 15 trang )

I.Lịch sử hình thành và nội dung của nguyên tắc tự do biển cả.
1. Lịch sử hình thành
Từ thế kỷ XV, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự đua tranh trong
việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày càng quyết liệt, lúc đó, người
ta đã nhận ra rằng “biển cả không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà biển cả là của chung,
các quốc gia bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng biển”.Từ đó đã hình thành hai quan
điểm, hai học thuyết trái ngược nhau đó là: tự do biển cả (resnullius) và chủ quyền quốc
gia (rescommunis)
Học thuyết tự do biển cả lần đầu tiên được đưa ra bởi Hugo Grotius trong cuốn “Mare
Liberum” (tựa tiếng Anh : The Freedom of Sea). Cuốn sách lần đầu tiên được xuất hiện tại
Leiden bởi nhà xuất bản Elzevier vào mùa xuân năm 1609. Luận cứ của học thuyết này bắt
nguồn từ bản chất tự nhiên của biển cả, đó là tính động, tính lỏng, tính thống nhất, tính
không cạn kiệt của tài nguyên (theo quan niệm của thời kỳ đó) và Luật tự nhiên. Cách tiếp
cận của thuyết Biển tự do là để đi đến khẳng định, các quốc gia có quyền tự do thương mại
quốc tế thông qua đường biển. Theo lập luận của thuyết biển tự do thì biển cả được để mở,
không hạn chế về hàng hải.
Sau thế chiến thứ hai, quá trình pháp điển hóa luật quốc tế diễn ra mạnh mẽ, quan điểm tự
do biển cả cũng từ đó mà được các học giả, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia và
thực tiễn khẳng định và phát triển:
- Tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào 17/08/1962, Arvid Pardo Đại
sứ Malte đã đưa ra tư tưởng coi vùng đáy đại dương nằm ngoài vùng tài phán quốc gia là
di sản chung của nhân loại.
- Nghị quyết 2479 ( XXV) ngày 17/12/1970 có nội dung tuyên bố về các nguyên tắc quản
lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằm ngoài ranh giới quyền tài
phán quốc gia.
- Phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế: Nguyên tắc tự do thông thương hàng hải và nghĩa
vụ của mọi quốc gia không được sử dụng lãnh thổ của mình nhằm mục đích chống lại
quyền của các quốc gia khác ( Vụ eo biển Corfou ngày 09/04/1949 giữa Anh – Albani)
- Hội nghị pháp điển hóa lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển năm 1958 tại Geneve
1
đã cho ra đời hai công ước :


+ Công ước về biển cả ( hiệu lực từ ngày 30/09/1962) với 52 quốc gia phê chuẩn
+ Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển ( hiệu lực từ ngày
02/03/1966) với 36 quốc gia phê chuẩn.
- Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển được triệu tập tại New York với nhiều
vòng đàm phán, từ năm 1973 đến năm 1982. Ngày 10/12/1982, tại Montego Bay, thủ phủ
của Jamaica, đại diện có thẩm quyền của 117 quốc gia, Hội đồng của Liên hợp quốc về
Nammibia và các đảo Cuc đã ký chính thức công bố Công ước luật biển 1982. Công ước
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có 154 quốc
gia và Cộng đồng châu Âu phê chuẩn công ước.
Biển cả, theo Điều 86 – Công ước luật biển 1982 là :“tất cả những vùng biển không nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia, cũng như không
nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo”Trong công ước thì nguyên tắc
tự do biển cả đã được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản nhất của luật biển quốc tế .
2. Nội dung của nguyên tắc tự do biển cả
Do đặc trưng không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào, quy chế pháp lý của biển cả là
quy chế tự do, hiểu theo hai khía cạnh pháp lý cơ bản:
- Thừa nhận sự ngang nhau về quyền và lợi ích của mọi quốc gia trên biển cả.
- Không có sự phân biệt đối xử dựa trên vị trí và hoàn cảnh địa lý của mọi quốc gia khi
tham gia sử dụng và khai thác biển cả.
Bản chất pháp lý này của biển cả được thể hiện và đảm bảo bằng nội dung của nguyên tắc
tự do biển cả : Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay
không có biển. Nguyên tắc tự do biển cả không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt
một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình. Điều đó có
nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do được quy định
trong luật quốc tế. Song, mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do của mình phải tôn
trọng quyền lợi của các quốc gia khác.
2
Theo quy định tại Điều 87- Công ước luật biển 1982, những quyền tự do trên biển xuất
phát từ nguyên tắc tự do biển cả bao gồm:
- Tự do hàng hải : nội dung chủ yếu của quyền này liên quan đến tự do đi lại trên biển cả

và thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền khi hoạt động trên biển cả. Tàu thuyền một
nước nhất định không phải chịu sự tài phán của một quốc gia khác, trừ quốc gia mà tàu
mang quốc tịch, khi hoạt động trong vùng biển cả.
- Tự do đánh bắt hải sản các quốc gia có quyền tự do đánh bắt tài nguyên sinh vật biển là
quyền tự do không có bất kỳ một hạn chế nào. Tàu thuyền và công dân của mỗi quốc gia
có thể sử dụng mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển. Trên khu vực biển cả có thể
đánh bắt hải sản tùy theo khả năng của con người, vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn
và với bất kỳ phương tiện đánh bắt nào. Tuy nhiên, trong công ước cũng quy định về một
vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven bờ với chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở,
trong vùng này các quốc gia được tự do đánh bắt hải sản. Vùng đặc quyền kinh tế chiếm
khoảng 40% diện tích biển, đây là những vùng giàu hải sản nhất, chiếm 90% tổng sản
lượng đánh bắt trên thế giới.Như vậy, quyền tự do đánh bắt hải sản không được áp dụng
trên một vùng biển rất rộng lớn, nguyên tắc này hiện nay ít có ý nghĩa thực tiễn.
- Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm: quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm được
vận dụng chủ yếu từ sau thế chiến thứ hai. Quyền này được hiểu rộng hơn, là bao gồm cả
việc bảo vệ và nghiêm cấm phá hoại dây cáp và ống dẫn ngầm được đặt dưới biển. Quốc
gia đặt dây cáp và ống dẫn ngầm có nghĩa vụ phải đặc biệt quan tâm đến tình trạng của
chúng đã được xây dựng ở dưới đáy biển, không được gây cản trở cho quá trình sửa chữa
các dây cáp và ống dẫn ngầm hiện có.
- Tự do hàng không: Đây là quyền tự do được bổ sung tiếp theo trong quá trình phát triển
Luật biển quốc tế, đồng thời được thừa nhận là nguyên tắc chuyên biệt của luật hàng không
quốc tế. Theo nguyên tắc này, trong vùng trời quốc tế, các phương tiện bay của tất cả các
quốc gia đều có quyền tự do hàng không. Đồng thời, khi hoạt động ở vùng trời quốc tế,
phương tiện bay chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia đăng tịch phương tiện bay, phát
sinh từ cơ sở pháp lý của nguyên tắc thẩm quyền phương tiện bay. Đây là thẩm quyền
riêng biệt. Tuy vậy, quyền tự do hàng không cũng có những giới hạn nhất định, đó là trong
thời gian bay trong không phận quốc tế, các phương tiện bay phải chấp hành và tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định, các yêu cầu về an ninh hàng không được ghi nhận trong điều
3
ước quốc tế về hàng không cũng như các văn bản do tổ chức hàng không quốc tế ban hành.

Tất cả các quốc gia phải áp dụng các biện pháp an ninh an toàn hàng không cho các
phương tiện bay của mình, tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật hàng không quốc tế.
- Tự do nghiên cứu khoa học biển
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép.
Hai quyền sau cùng xuất phát từ nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.Các
quốc gia dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do sử dụng các tàu thuyền của
mình trên biển cả để thực hiện các quyền tự do nêu trên.
II. Tác động của nguyên tắc tự do biển cả đối với việc hình thành quy chế pháp lý các
vùng biển theo quy định của Công ước luật biển 1982.
Nguyên tắc tự do biển cả không chỉ thể hiện trong quy chế pháp lý của biển cả và vùng mà
còn thể hiện trong quy chế pháp lý của các vùng biển khác. Trong các vùng biển thuộc chủ
quyền quốc gia, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia, các vùng biển đặc thù
vẫn tồn tại nguyên tắc này, nhưng mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với
việc hình thành quy chế pháp lý các vùng biển tăng dần khi đi từ đất liền ra biển. Điều này
thể hiện sự dung hòa của nguyên tắc tự do biển cả với nguyên tắc đất thống trị biển. Trong
phần này em xin đi vào chia tiết mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với
việc hình thành quy chế pháp lý các vùng biển.
1. Đối với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
Càng đi sâu vào đất liền thì ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả lại càng giảm đi. Đối
với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng của nguyên tắc này ít hơn so với
các vùng biển khác.
1.1. Lãnh hải
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thuỷ của mình, và
4
trong mọi trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng
biển tiếp liền gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải,
cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này (Điều 2 Công ước);
ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với quy chế pháp lý của lãnh hải : Thứ nhất,
trong lãnh hải thì các quốc gia khác có quyền đi qua không gây hại.
Quyền qua lại tức là quyền đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích:

- Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thuỷ, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một
công trình cảng ở bên ngoài nội thuỷ; hoặc
- Đi vào hoặc rời khỏi nội thuỷ; hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hoặc một công
trình cảng ở ngoài nội thuỷ nêu trên.
Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại
và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải
hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu
thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn (Điều 18 Công ước).
Việc qua lại được coi là không gây hại chừng nào nó không làm phương hại đến hoà bình,
trật tự hoặc an ninh của quốc gia ven biển.
Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi là gây hại đến hoà bình, trật tự hay an
ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong
bất kỳ hoạt động nào sau đây:
a) Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị
của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc
tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
c) Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
d) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
5
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
f) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống hàng trái với các luật và quy
định về hải quan, thuế khoá, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
i) Đánh bắt hải sản;
j) Nghiên cứu hay đo đạc;
k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay
công trình khác của quốc gia ven biển;
l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua” (Điều 19 Công ước).

Thứ hai, nguyên tắc tự do biển cả thể hiện ở việc quốc gia ven biển không được thực hiện
một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước
khi tàu đi vào lãnh hải, hoặc tàu chỉ đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy.
Bên cạnh đó, trong lãnh hải các tàu quân sự nhà nước được hưởng quyền miễn trừ về thẩm
quyền tài phán dân sự và hình sự nhưng không được hưởng quyền miễn trừ pháp lý. Tàu
quân sự nước ngoài như tất cả các tàu thuyền khác phải tôn trọng luật lệ của quốc gia ven
biển liên quan tới quyền qua lại không gây hại.
1.2. Nội thủy
Nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như
trên lãnh thổ đất liền. Điều 8 Công ước quy định: “Trừ trường hợp đã được quy định ở
phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc
gia”. Phần IV - phần được loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định:
“Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín
để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11” (Điều
50 của Công ước về hoạch định ranh giới nội thủy).
6

×