Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Viet bao cao danh gia ngoai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 22 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIẾT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Biên soạn:
1.TS. Hà Đức Vượng - Trưởng phòng
2. TS. Đỗ Anh Dũng – CVC
Phòng Kiểm định CLGD phổ thông
Cục KTKĐCLGD - Bộ GDĐT
HÀ NỘI, 10-2009


Tư liệu để viết báo cáo ĐGN

Cấu trúc và hình thức báo cáo ĐGN

Vai trò của các thành viên trong đoàn ĐGN
khi viết báo cáo ĐGN

Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN

Một số đặc điểm của một báo cáo ĐGN tốt
CÁC PHẦN TRÌNH BÀY

TƯ LIỆU ĐỂ VIẾT BÁO CÁO ĐGN

BC về kết quả khảo sát chính thức tại trường;

Phiếu đánh giá các tiêu chí;

BC về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá;


Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt
khảo sát sơ bộ;

Báo cáo sơ bộ và bản nhận xét của từng
thành viên về báo cáo TĐG;

Báo cáo TĐG của trường.

CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC BÁO CÁO ĐGN

Hình thức:
A4, cách dòng 1.5 lines, cỡ chữ 14, kiểu
chữ Times New Roman hoặc VnTime; lề
trên, dưới và lề phải: từ 20 đến 25 mm; lề
trái 35 đến 40 mm; đánh số trang ở dưới,
bên phải. Báo cáo được trình bày ngắn
gọn, súc tích, không dùng các bảng biểu,
đồ thị, hình vẽ trong báo cáo. Báo cáo phải
được biên tập để thống nhất cách trình bày,
cách diễn đạt, dùng từ và không có lỗi
chính tả, ngữ pháp.

CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC BÁO CÁO ĐGN

Cấu trúc:
1. Đối với mỗi tiêu chí, báo cáo ĐGN phải có:

Mô tả ngắn gọn về hoạt động của trường thuộc
phạm vi của mỗi tiêu chí;


Điểm mạnh, điểm yếu dựa trên kết quả nghiên cứu
hồ sơ và kết quả khảo sát tại trường làm cơ sở cho
việc xác định tiêu chí đó đạt hay không đạt;

Nhận xét về KH cải tiến chất lượng: tính cụ thể, sự
phù hợp, tính khả thi của các giải pháp đó;

Kết quả đánh giá: đạt hay chưa đạt yêu cầu, hoặc
không đánh giá (cần nêu rõ lý do).
2. Theo mẫu phụ lục 3

Ai sẽ phác thảo báo
cáo ?

Trưởng đoàn ?

Thư ký đoàn ?

Chuyên gia tư vấn?

Thư ký đoàn với
Trưởng đoàn ?

Các thành viên
Vai trò của các thành viên
đoàn đánh giá ngoài (1)


Những mong đợi gì từ các thành viên
khác trong đoàn:


Viết nhận xét chi tiết các tiêu chí
được phân công ?

Nhận xét chi tiết các tiêu chí khác ?

Nhận xét về biên tập ?
Vai trò của các thành viên
đoàn đánh giá ngoài (2)

Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (1)

Tuân thủ đúng định dạng và
thời gian cho phần báo cáo
được phân công.

Bắt đầu dự thảo phần báo
cáo của mình ngay khi đọc
báo cáo TĐG, đặc biệt ngay
trong quá trình đánh giá
ngoài và sau đó.

Dự thảo phần BC mà ĐGV được phân công
Tại sao cần dự thảo trước khi xuống đơn vị?
Dự thảo báo cáo theo phần được phân công
trước khi xuống đơn vị sẽ giúp ĐGV:

Nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của đơn
vị ĐT


Xác định đối tượng cần phỏng vấn khi xuống đơn
vị ĐT

Xác định những minh chứng cần tìm kiếm bổ sung

Tạo cơ sở để thảo luận trong toàn đoàn đánh giá

Để nộp báo cáo kịp thời hạn

Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (2)

Gạch đầu dòng sơ lược theo các tiêu chí được
phân công: những vấn đề cần làm rõ, những
câu hỏi, đối tượng sẽ phỏng vấn, thông
tin/minh chứng cần kiểm định, cần bổ sung,
Đây là những dữ liệu cần thiết để viết báo
cáo ĐGN.


Bổ sung, sửa chữa, hay chỉnh sửa trong suốt
chuyến thăm trường.

Trong chuyến khảo sát, ghi chép đầy đủ các
cuộc phỏng vấn và các nguồn thông tin khác.

Khi viết báo cáo, tập trung vào nội dung (nội
hàm) của từng chỉ số, tiêu chí, nhưng không
nhắc lại chỉ số, tiêu chí, không chép lại báo
cáo TĐG. Nhà trường có đáp ứng được các
yêu cầu của chỉ số, tiêu chí ? Đạt hay không

đạt ?
Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (3)


Theo từng tiêu chí, đâu là điểm mạnh và đâu là
điểm tồn tại (các nhận định này có dựa trên minh
chứng), kế hoạch có khả thi không, mức độ tự
nhận có phù hợp (đạt hay không đạt) ?

Thư ký và trưởng đoàn cần phải hiệu chỉnh báo
cáo cẩn thận đến từng chi tiết để đảm bảo tính
chặt chẽ, nhất quán và đúng quy định, phục vụ
mục đích của một báo cáo đánh giá. Một số tài
liệu ĐGV gửi lên có thể không được bao gồm
trong báo cáo.
Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (4)


Chỉ số, tiêu chí đạt hoặc không đạt phải do
chính ĐGV được phân công xác định và được
đưa ra thảo luận nhóm.

ĐGV sẽ được xem lại báo cáo dự thảo từ
Trưởng đoàn. ĐGV cần nhanh chóng phản hồi
lại.
Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (5)


Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.


Phát biểu ý kiến của đoàn đánh giá
ngoài một cách nhã nhặn nhưng
cương quyết.

Nếu Bản báo cáo sẽ được công bố
rộng rãi, cần cân nhắc xem có vấn đề
gì tế nhị cần phải được đề cập đến
một cách khéo léo hay không.
Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (6)


Báo cáo phải chứa đựng sự phán đoán chứ không
chỉ mô tả. Tất nhiên cũng cần có sự mô tả, nhưng
đừng lập lại báo cáo TĐG của trường. Phần mô tả
nếu có chỉ nên ở mức tối thiểu cần thiết cho các
độc giả.

Mỗi phát biểu mang tính đánh giá đều phải kèm
theo các chứng cứ rõ ràng, mặc dù không cần
thiết phải đề cập đến tất cả mọi chứng cứ sẵn có.

Những đánh giá phản ánh trung thực, khách quan
thực trạng, nhận xét bình luận mang tính xây
dựng, tích cực, mặc dù cũng có thể có một vài lời
cảnh báo hoặc những đề nghị cải thiện.
Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (7)


Cần cân nhắc xem Bản báo cáo có dễ hiểu
đối với những người ở ngoài trường hay

không (sẽ có nhiều đối tượng độc giả khác
nhau).

Các nhận định trong từng tiêu chí không
được mâu thuẫn với các tiêu chí khác và
phải dựa trên bằng chứng.

Đừng đưa ra những lời hướng dẫn dựa trên
kinh nghiệm cá nhân.
Hướng dẫn viết báo cáo ĐGN (6)

Một số đặc điểm của một báo cáo
đánh giá ngoài tốt (1)
Báo cáo:

Được trình bày bám theo nội hàm tiêu chí và
từng mức độ của mỗi tiêu chí

Rõ ràng và cụ thể trong đánh giá từng tiêu chí

Nhất quán (không mâu thuẫn) trong các vấn đề
mà báo cáo đánh giá, nhấn mạnh, gợi ý.

Không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.

Báo cáo:

Được phân tích thấu đáo và rõ ràng để một
người đọc không tham gia vào chuyến đánh giá
có thể đồng ý với đoàn đánh giá về mức độ đáp

ứng Bộ tiêu chuẩn của đơn vị đào tạo.

Báo cáo có tính chất như một hướng dẫn, tức là
giúp đơn vị được đánh giá có thể cải tiến nâng
cao chất lượng đào tạo.
Những đặc điểm của một báo cáo
đánh giá ngoài tốt (2)

Dự thảo báo cáo theo từng phần

Báo cáo dự thảo từng phần phải hoàn
chỉnh, không có sự mâu thuẫn giữa các tiêu
chí, không thể là tập hợp những ghi chép
sơ sài.

Nội dung phân tích đánh giá cần phản ánh
đúng các yêu cầu của tiêu chí, chỉ rõ cả
điểm mạnh và những vấn đề cần quan tâm.

Câu hỏi thảo luận và bài tập thực hành

* Viết báo cáo đánh giá 1 tiêu
chí
* Trình bày và nhận xét
Bài tập thực hành

CHÚC MỪNG ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×