Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bao Cao Đánh giá CKTKH-PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.22 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀU NĂNG B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o---------
Bàu Năng, ngày 8 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
( V/v : Triển khai “ thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và kiểm tra đánh giá các
môn học ở tiểu học” )
Căn cứ vào công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 5/02/2009 về việc Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học . Trường Tiểu học
Bàu Năng B tổ chức triển khai cho tập thể giáo viên toàn trường nghiên cứu, trao đổi
và phản ánh các nội dung của Chuyên đề giáo dục tiểu học về việc thực hiện chuẩn
kiến thức, kỹ năng và kiểm tra đánh giá các môn học ở tiểu học như sau :
I. Việc thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn học ở Tiểu học :
a.Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo Công văn
số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
- Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên tại địa
phương; những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai dạy học theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
* Thuận lợi:
Phòng giáo dục đã kịp thời tổ chức triển khai việc thực hiện dạy học theo
chuẩn kiến thức kĩ năng đến từng giáo viên. Cơ sở vật chất sử dụng cho đợt tập huấn
của giáo viên đầy đủ. Báo cáo viên trình bày rõ ràng cụ thể.
* Khó khăn:
Không
- Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học đối với
khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh; đánh giá hoạt động dạy học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo viên (phù hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn
chuẩn…).
* Thuận lợi:
Nội dung Chuẩn kiến thứcđưa ra đã đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học, đồng


thời làm giảm bớt trình trạng quá tải, gây chán nản cho học sinh và bức xúc cho xã
hội. Giáo viên trực tiếp giảng dạy đã định hướng được mục tiêu chương trình giáo
dục, đồng thời vận dụng phương pháp dạy học hợp lý theo nội dung sách giáo khoa,
sách giáo viên hiện nay.
Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Bàu Năng B đang thực hiện học chương
trình 2 buổi/ngày nên hầu hết học sinh tiếp thu bài khá tốt, đạt được chuẩn và một số
em học sinh khá giỏi đã thực hiện trên chuẩn kiến thức, kĩ năng tối thiểu do Chuyên
đề quy định với các môn học đánh giá bằng điểm số như Toán và Tiếng Việt.
* Khó khăn:
• Toán:
- Phải giải quyết hết các bài tập trong 1 tiết học, giáo viên còn gặp khó khăn
về thời gian. (Đối với bài toán Ôn tập và luyện tập bổ sung kiến thức)
• Tiếng việt:
- Một số bài tập đọc, phần câu hỏi dành cho học sinh giỏi không có ghi trong
ghi chú.
VD: Bài: Những con sếu bằng giấy.(câu 4)
* Tập Làm Văn: Sự phân bố thể loại chưa đồng nhất VD: Hs học văn miêu tả
rồi lại học luyện tập làm đơn sau đó trở lại văn miêu tả.
b. Việc triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo
Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học
môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học
- Không trực tiếp giảng dạy
c. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư
số 32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2010.
* Ưu điểm:
Nội dung hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục rất phù hợp với điều kiện và khả
năng học tập thực tế hiện nay của từng đối tượng học sinh trong nhà trường. Đối với
trường học tổ chức chương trình 2 buổi/ngày sẽ đạt được kết quả rất khả quan, các
em sẽ đảm bảo nắm vững được chuẩn và trên chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản theo

nội dung quy định của từng bộ môn và phân môn.
Nói chung, việc triển khai chỉ đạo hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học, đã
giúp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp có cơ sở để xác định mục tiêu cơ bản
về kiến thức, kỹ năng chuẩn, cần đạt của chương trình và nội dung dạy học theo sách
giáo khoa, sách giáo viên hiện nay. Từ đó, mới đánh giá phản ánh chính xác khả
năng học tập thực tế của từng học sinh, đồng thời làm giảm bớt nội dung quá tải của
chương trình sách giáo khoa hiện nay.
* Khuyết điểm:
Đánh giá theo từng thời điểm nên tính toàn diện chưa cao, các em học sinh TB
cuối năm thi đạt điểm cao nên xếp loại khá giỏi là chưa đúng thực chất HS.
d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số
7312/BGD-ĐTH ngày 21/8/2009 và Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày
17/8/2010 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, năm học
2010 – 2011.
* Thuận lợi:
Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để phân nhóm học sinh, từ đó xác định
phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp.
Đảm bảo chất lượng dạy học và nâng cao trách nhiệm của giáo viên khối 5
trong việc thực hiện bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên. Tránh tình
trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
* Khó khăn:
Việc bàn giao học sinh ớ các khối dưới lên khối trên ở tiểu học chưa thật sự
đảm bảo chất lượng, học sinh yếu còn quá nhiều.
II. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học 2007 –
2008 đến nay.
1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Phòng giáo dục đã kịp thời triển khai việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học đến từng giáo viên trong huyện.
Ban giám hiệu nhà trường đã kịp thời hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc đổi

mới phương pháp dạy học trong suốt năm học. Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở
các giáo viên trong việc thực hiện.
2. Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học.
Phòng giáo dục đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo
viên về đổi mới phương pháp dạy học một cách nghiêm túc. Các Báo cáo viên đã
trình bày rõ ràng, cụ thể, hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học trong từng phân môn.
3 Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH.
* Thuận lợi:
Tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học giúp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy
thực hiện tốt hơn về đổi mới PPDH.
* Khó khăn:
Trong quá trình dạy chỉ yêu cầu hs giải quyết các bài tập trong chuẩn là đảm
bảo kiến thức kĩ năng cần đạt, tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, học sinh kể cả lớp 2
buổi phải giải quyết tất cả các bài tập trong giờ học chính thức vì vậy dẫn đến việc
không đảm bảo đủ thời gian cho một tiết học (35 phút)
Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thiết bị cho giáo viên
trong một số bài dạy mà cụ thể là phân môn kỉ thuật. Các bộ lắp ghép của học sinh
chưa đảm bảo chất lượng.
4 Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học: thuận lợi,
khó khăn, kết quả.
* Thuận lợi:
Đổi mới phương pháp dạy học đã tạo cho học sinh có cảm giác thoải mái khi
học, giúp các em có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kích thích sự tìm tòi học hỏi
và sáng tạo của học sinh.
* Khó khăn:
Việc sử dụng các kĩ thuật dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học còn mới
lạ, giáo viên phải tìm hiểu nhiều. Một số bài dạy phải đồng thời lòng ghép nhiều vấn
đề giáo dục học sinh như GDBVMT, GDATGT, GDTTHCM, GDKNS..

* Kết quả:
Học sinh đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng, các em đều cảm thấy thoải
mái trong quá trình học. Chất lượng giáo dục được nâng cao.
III. Kiến nghị, đề xuất
Đê xuất: Đối với lớp 2b/ngày nên dạy theo chuẩn kiến thức, các bài còn lại sẽ
đưa vào dạy buổi chiều.
Bàu Năng, ngày 8 tháng 11 năm 2010.
Giáo viên
Tô Nhựt Minh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×