Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.21 KB, 17 trang )

Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới là một trong những quan hệ pháp
luật được luật dân sự điều chỉnh. Đây là một vấn đề khó trong thực tiễn cuộc
sống của xã hội. Vấn đề này có rất nhiều quan điểm còn chưa thống nhất cả
trong lý luận pháp luật lẫn trong thực tiễn xét xử của các cơ quan tòa án.
Với mong muốn đi sâu nghiêm cứu vấn đề còn đang tồn tại trong cách
hiểu, cách suy nghĩ của bản thân về vấn đề này vậy nên em quyết định chọn
vấn đề này để có thể hiểu được kĩ hơn được xâu hơn và trong giới hạn hiểu
biết mạnh dạn đưa ra những xu hướng mong có thể giải quyết được những
tồn tại đó.
Bài luận tập trung xoay quanh các vấn đề về nghĩa vụ dân sự liên đới
và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, trong bài viết còn nhiều chỗ chưa khai
thác được sâu vấn đề do giới hạn kiến thức thực tiễn cũng như kiến thức về
luật học do vậy sẽ không tránh được những sai lầm, thiếu sót vậy nên rất
mong nhận được sự phê bình từ các thầy cô để bản thân sữa chữa.
1
Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
Theo khoản 1 điều 298 thì thưc hiện nghĩa vụ dân sự liên đới là:
“Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và
bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Như vậy từ đó có thể thấy thực hiện nghĩa vụ dân sự là một chủ thể có
quyền và có nhiều chủ thể cùng phải có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa
vụ. Sự ra đời của chế định liên đới thực hiện nghã vụ dân sự nhằm góp phần
bảo đảm rằng bên có quyền luôn được đảm bảo quyền lợi ngay cả khi một
trong số những người thuộc bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ.


Về khái niệm thực hiện nghĩa vụ liên đới có một số ý kiến cho rằng nó
phải bao gồm các điểm được quy định tại khoản 1 điều 299 BLDS 2005:
“Nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo
đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có
nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Nhưng đây là khái niệm chỉ việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới. Có thể hiểu ở
dây là một chủ thể có nghĩa vụ và nhiều chủ thể có quyền. Nó hoàn toàn trái
ngược với thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới ở trên là một chủ thể có quyền
và nhiều chủ thể có nghĩa vụ.
2. Nội dung của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
2
Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
Trước tiên có thể khẳng định thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới nó là
một quan hệ pháp luật dân sự trong chế đinh nghĩa vụ dân sự vì thế nó phải
có đầy đủ nội dung cơ bản của chế định này. Như chủ thể, nội dung, khách
thể, đối tượng….
Từ khái niệm ở trên ta có thể thấy một trong những nội dung nổi bật
của chế định này đó là luôn có từ 2 người trở lên phải liên đới cùng chịu
trách nhiệm thực hiện một nghĩa vụ nào đó đối với bên có quyền. Những
người này phải cùng có một mối liên hệ nào đó trong việc làm phát sinh
nghĩa vụ đối với bên có quyền. Mối liên hệ này có thể là do các ben thỏa
thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có mối liên hệ này thì cho dù
là cùng phải thực hiện một nghĩa vụ đối với một chủ thể có quyền thì cũng
không làm phát sinh quan hệ dân sự liên đới.
Chính mối liên hệ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ này giúp cho bên có
quyền có thể yêu cầu bất cứ chủ thể nào trong bên có quyền phải thực hiện
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa là ngoài phần của họ trong khối
nghãi vụ thì họ còn có thể phải thực hiện cả phần của những người khác nếu
bên có quyền yêu cầu thực hiện.
Khi một chủ thể bên có nghĩa vụ đã thực hiện cả phần nghĩa vụ của

người khác thì họ có quyền yêu cầu những chủ thể đã được họ thực hiên
thay phần nghĩa vụ của mình, phải có nghĩa vụ hoàn trả lại phần nghĩ vụ mà
người đó đã thực hiện thay. Đồng thời khi một người thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ thì sẽ chấm dứt toàn bộ quan hệ dân sự liên đới giữa chủ thể có
quyền và các chủ thể có nghĩa vụ.
Bên chủ thể có quyền có thể miễn phần nghĩa vụ cho bất kì ai trong số
những chủ thể có quyền, khi đó những chủ thể có nghãi vụ còn lại vẫn phải
3
Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
liên đới thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi phần còn lại của nghĩa vụ. Bên
cạnh đó nếu chủ thể có quyền chỉ định một trong số các chủ thể có nghĩa vụ
phải thực hiện toàn bộ nghĩa mà mà sau đó lại miễn thực hiện cho người đó
thì nghĩa vụ liên đới cũng chấm dứt toàn bộ.
II. Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
1. Một số vấn đề lí luận
a. Nghĩa vụ dân sự liên đới trong quan hệ hoàn lại.
Như ở trên vừa phân tích một trong các đặc điểm của quan hệ dân sự
liên đới đó là khi một chủ thể trong số các chủ thể có nghĩa vụ đã thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ đối với bên có quyền thì những chủ thể còn lại trong bên có
nghĩa vụ phải có trách nhiệm liên đới hoàn trả lại phần còn nghĩa vụ của các
chủ thể đó theo quy định tại khoản 2 điều 299 BLDS: “Trong trường hợp
một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người
có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối
với mình.”.
Như vậy ở đây có thể hiểu điều khoản này quy định một người phải
“thực hiện toàn bộ nghĩa vụ” thì mới phát sinh quan hệ nghĩa vụ liên đới đối
với những khác chưa thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu một
người không phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà chỉ thực hiện phần lớn
nghĩa vụ. Hay nói một cách khác là nếu trong trường hợp 2 trong số nhiều
chủ thể có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền thì quan hệ dân

sự giữa những người có nghĩa vụ ở đây sẽ là quan hệ gì? Thiết nghĩ luật nên
làm rõ điều này.
b. Đối tượng của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
4
Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
Tại khoản 1 điều 282 BLDS quy định chung về đối tượng của nghĩa
vụ dân sự như sau: “Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công
việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.”. Như vậy có thể thấy đối
tượng của nghĩa vụ dân sự có 2 loại thứ nhất là tài sản và thứ 2 là công việc.
Và trong điều 298 BLDS, điềuluật điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ dân sựu liên
đới cũng không có quy định riêng nào về đối tượng của loại quan hệ nghĩa
vụ này. Như vậy có thể hiểu quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới cũng có 2 loại
đối tượng đó là tài sản và công việc.
Đối với loại đối tượng là tài sản ta rất dễ dàng để bắt gạp loại đối
tượng này trong quan hệ nghĩa vụ dân sựu liên đới, nhưng còn đối với loại
đối tượng là công việc thì rất ít khi phát sinh trong thực tế. Bởi vấn đề đặt ra
đối với loại nghĩa vụ này là quan hệ hoàn lại giữa các bên sẽ được giải quyết
ra sao nếu một trong số các chủ thể có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ. Bởi nếu là tài sản thì có thể tính giá trị tài sản nhưng đối với những công
việc có tính chất đặc thù không thể chia phần thì không thể biết rằng khi
thực hiện đâu là phần của mỗi người để có thể hoàn trả.
c. Quan hệ liên đới trong trường hợp một trong số những chủ thể có
nghĩa vụ “chết” mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
Như ở trên đã nói bên có quyền có thể chỉ định bất kì cai trong các
chủ thể có nghĩa vu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Như vậy, có thể hiểu
nếu chủ thể có quyền nhận thấy bất kì chủ thể nào không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ thì có thể yêu cấu các chủ thể khác thuộc bên có nghĩa vụ phải
liên đới thực hiện thay. Khi đó sẽ phát sinh quan hệ hoàn lại giữa các chủ thể
có nghĩa vụ. Với quy định như vậy pháp luật đã bảo đảm được quyền lợi của
bên có quyền.

5
Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
Nhưng nếu một trong số các chủ thể có nghĩa vụ “chết”, có thể là một
cá nhân chết tự nhiên,hoặc chết về mặt pháp lí mà không có tài sản để lại.
Hay một pháp nhân “chết” mà không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ thì
khi này chủ thể có quyền có thể yêu cầu một trong số các chủ thể có nghĩa
vụ phải liên đới thục hiện nghĩa vụ và như vạy có thể đảm bảo quyền lợi cho
mình. Nhưng nếu chủ thể có nghĩa vụ phải liên đới thực hiện cả phần nghĩa
vụ này thì sẽ không thể làm phát sinh quan hệ hoàn lại bởi bên kia đã chết và
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như thế sẽ không thể đảm bảo quyền
lợi cho chủ thể đã phải liên đới thực hiện thay.
c. Chia phần trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
Nghĩa vụ dân sự liên đới hiểu ở một khía cạnh nào đó là nghĩa vụ dân
sự không thể phân chia. Nhưng vấn đề đặt ra nếu đã là không thể phân chia
thì làm sao có thể xác định phần trách nhiệm của mỗi người để sau này đặt
ra vấn đề hoàn lại nếu một trong những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ đối với chủ thể có quyền. Và trong các quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới cũng không đặt ra vấn đề xác đinh
phần trách nhiệm của mỗi chủ thể trong những chủ thể của bên có nghĩa vụ.
Điều này đã dẫn tới một số sai sót trong thực tế xét xử của một số vụ án.
2.Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
a.Xác định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới còn nhiều bất
cập.
Nghĩa vụ dân sự liên đới chỉ phát sinh khi các chủ thể có nghĩa vụ liên
đới một mối liên hệ nào đó và có thể là do thỏa thuận hoặc do pháp luật quy
định. Nhưng trong nhiều trường hợp khi có tranh chấp xảy ra, các bên đương
6

×