Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kĩ thuật nuôi cá mú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.83 KB, 3 trang )

Kĩ thuật nuôi cá mú
Cá mú thuộc loại cá nước mặn, sống ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới. Tập trung
nhiều loài ở vùng biển Thái Bình Dương. Nước ta có tới 30 loài cá mú, trong đó
có 7 loài được ưa chuộng vì có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là: cá mú
vạch (E. brunneus), cá mú chấm tổ ong (E. merra), cá mú đỏ (Epinephelus
akaara), cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus), cá mú cáo (E. megachir), cá mú đen
(E. heeberi), cá mú mỡ (E. tauvina).
Cá mú (cá song) thuộc nhóm cá dữ, ăn mồi động vật, thường săn mồi ở nơi yên
tĩnh, khi thiếu mồi, có thể con lớn ăn con bé. Cá mú đẻ trứng, cá con mới nở ra
ăn động vật phù du, cá lớn cỡ từ 8-12cm, ăn động vật sống như cá con, tôm,
tép , cá mú rất ít khi ăn mồi đã chết và mồi chìm ở đáy.
Nguồn cá mú giống hiện được bắt trong tự nhiên vào mùa cá đẻ ở phía Bắc, vào
tháng 5-7, các tỉnh miền Trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khi bắt cá
giống về, người ta ương cá nhân tạo đến cỡ cá chừng 8-12cm mới xuất bán. Giá
cá giống từ 5.000 - 8.000 đ/kg, nuôi 6-8 tháng đạt 0.5-0,8 kg/con, giá cá mú thịt
từ 70.000 - 80.000 đ/kg, nguồn cá mú hiện được xuất khẩu rất tốt. Tuy cá mú
thịt rất ngon, hiền, nhưng do chưa hạ được giá thành nên thị trường trong nước
chỉ chủ yếu ăn cá đánh bắt tự nhiên, chứ chưa sử dụng đại trà loại cá mú nuôi.
Mong rằng, trong tương lai gần, nghề nuôi cá mú (cá song), sẽ phát triển mạnh,
hạ được giá thành, để trở thành mặt hàng phổ biến trong và ngoài nước.
Kỹ thuật nuôi cá mú thịt bằng lồng tre
Chọn vị trí đặt lồng nuôi: Chọn các vùng eo, vịnh, đầm, phá, ít gió bão, sóng êm
nhẹ. Nhiệt độ nước từ 20oC trở lên, độ mặn bảo đảm dao động từ 10-33%o
(phần ngàn). Nguồn nước trong sạch, tránh vùng bị ô nhiễm nước thải công
nghiệp, nhiễm dầu Mực nước duy trì tối thiểu phải đạt từ 1-2m (khi triều
xuống thấp). Ngoài ra, còn phải chú ý chọn điểm nuôi dễ quan sát, theo dõi, bảo
vệ và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Độ sâu tối đa từ 2,5-3m, lưu tốc từ 0,2-
0,4 m/giây.
Thiết kế lồng nuôi: Có thể nuôi cá mú bằng lồng lưới, lồng tre, nhưng để dễ
thực hiện và tiết kiệm đầu tư cũng như tận dụng nguồn tre có sẵn địa phương,
nên dùng lồng tre để nuôi cá này.


Dùng nan tre dày 1-1,5cm, rộng 3-4cm, dài 1,5-2m (tùy theo độ sâu nơi đặt lồng
mà xác định chiều dài thích hợp nhất). Lồng nuôi được thiết kế theo hình tròn
có đường kính 2,5-3m, cao 1,5-2m. Xung quanh, ta bện cước từ 2-4 đường,
đường giữa, dùng tre tốt uốn dẻo ràng quanh, có thiết kế tay cầm để di chuyển.
Chú ý dùng cước loại có đường kính 0,18-0,2cm. Nắp lồng cũng có thể làm
bằng tre hoặc lưới cước, thiết kế 1 cửa có kích cỡ 60-60 cm hoặc 70-70 cm để
có thể ra vào kiểm tra bên trong lồng. Đáy lồng cũng làm bằng sạp tre đan khít.
Lồng được treo trên 4 cọc được đóng xuống nền đáy theo hình vuông hoặc hình
chữ nhật, lồng cách đáy 0,4 - 0,5m và cao hơn mặt nước 0,3 - 0,5m.
Chọn cá giống nuôi thịt: Chọn cá nuôi có kích cỡ từ 8-12cm, lanh lẹ, khỏe
mạnh, không bị sây sát, dị tật, màu sắc đặc trưng của giống cá muốn nuôi.
Mật độ nuôi: Thường từng địa phương nuôi có điều kiện nguồn nước, nhiệt độ
khác nhau, ngoài ra, có nơi nuôi cá mú ghép với một số loại cá khác thì mật độ
cũng khác. Ơở vùng nước tốt, đủ thức ăn, nguồn nước có nhiệt độ thấp, mật độ
thả dày hơn từ 40-50 con/m3, còn thường các nơi nuôi, trung bình mật độ thả từ
15-35 con/m3. Có thể thả nuôi thêm các loại cá khác chung lồng như cá dìa, cá
hồng
Cần chú ý là thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cần xử lý các giống
bằng dung dịch thuốc xanh Malachite (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ
20/2003/QĐ-BTS) với liều lượng 5-10 gr/m3 nước, tắm trong 20-25 phút trước
khi thả cá vào lồng nuôi.
Chăm sóc, quản lý:
Thức ăn của cá mú là các loại thủy, hải sản sống. Ta có thể dùng các loại thức
ăn sau đây: nhuyễn thể tươi, cua, ghẹ, cá vụn các loại, thịt các loại này còn tươi,
đem băm nhỏ vừa đủ miệng cá táp.
Tập cho cá ăn: Những ngày đầu ta để cá đói, sau đó, thả thức ăn từ từ vào, giả
như thức ăn là sinh vật sống hoạt động và cá sẽ táp mồi, và cứ làm như thế sau
một thời gian ngắn, khi thấy cá quen vị mồi rồi, có thể làm thao tác nhanh hơn,
tuy nhiên, cần tránh thức ăn bỏ vào nhiều và nhanh quá, cá ăn không kịp sẽ rơi
xuống đáy lồng là cá mú sẽ không ăn.

Một ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, khi cho cá ăn nên rải đều thức
ăn ra, tránh tụ tập một chỗ.
Lượng thức ăn thường chiếm từ 5-10% trọng lượng cá nuôi trong lồng.
Thường thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước và dòng chảy thay đổi nhiều,
cá ít ăn lại, thành thử, những ngày mưa bão, chỉ cho cá ăn 1 lần và giảm trọng
lượng thức ăn lại từ 1/4 - 1/2 lượng thức ăn ngày thường.
Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, khoảng 3-5 ngày cọ rửa, vệ sinh các nan tre,
hoặc lưới một lần, tháo gỡ các vật cản, rác rưởi bám vào lồng, làm cho lồng
thông thoáng, cá ít bị bệnh vặt, mặc dù cá mú rất ít khi bệnh.
Theo dõi thức ăn hàng ngày dư thừa ra sao, để điều chỉnh liều lượng lại cho
thích hợp, dọn dẹp thức ăn rơi xuống đáy và vệ sinh đáy lồng.
Hàng tháng phải kiểm tra, theo dõi để kịp thời lựa cá lớn trội tách ra nuôi riêng,
để tránh trường hợp cá lớn ăn cá bé hoặc cá lớn cắn cá nhỏ hơn, làm sây sát và
có thể chết. Ngoài ra, nếu có điều kiện ta dùng mái chèo khuấy nước trong lồng
vào những ngày khí áp thấp để cá có đầy đủ không khí mà không bị ngộp, sinh
ra kém ăn hoặc chết.
Thu hoạch: Nuôi trong lồng thì thu hoạch rất dễ dàng. Nuôi 6-8 tháng, cá đạt
trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/con là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là canh
thời gian nuôi sao cho trước mùa lạnh là thu hoạch xong, vì khi nhiệt độ Ê 18oC
cá ngừng ăn, không lớn, đối với các vùng nuôi ở phía Bắc và miền Trung bộ,
còn các nơi khác, ít lạnh, thì không quan trọng.
Hiện nay, nghề nuôi cá mú đang là nghề đạt hiệu quả cao và có xu hướng được
ngư dân quan tâm nhiều. Hộ anh Lê Văn Thành ở Long Phước, thị xã Sông Cầu
- Phú Yên, vừa qua nuôi 600 con, đầu tư tất cả 13.400.000đ bán 420kg x 75.000
đ/kg = 31.500.000đ, lãi 18.100.000đ.
KS. Huỳnh Văn Dũng (Web Binhthuan)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×