Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.32 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN: VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG
LỚP: THỦY SẢN-NGƯ Y 44
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA
VI SINH VẬT TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
SV Thực Hiện: HOÀNG VĂN NGỌC
GV giảng dạy :Trần Quang Khánh Vân
1
Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Nội dung:
1. Lời mở đầu.
2. Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
3. Vi sinh học ứng dụng trong phòng trừ dịch hại thủy sản.
4. Vi sinh vật trong chế biến, bảo quản thủy sản.
1.Lời mở đầu.
Vi sinh vật có vai trò ứng dụng quan trọng trong đời sống con người nói chung và
sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong ngành thủy sản, VSV như là nguồn thức ăn
giàu chất dinh dưỡng cho thủy hải sản, tác nhân xử lý ô nhiễm và là nguyên nhân
gây 1 số bệnh trong nuôi trồng thủy sản.Đặc biệt với đặc điểm của nước ta có rất
nhiều ao hồ, sông ngòi và 1 bờ biển dài là điều kiện tốt cho sự phát triển của ngành
thủy sản, bên cạnh đó VSV cũng là 1 nhân tố quyết định.
2.Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản:
2.1 Vi Tảo ứng dụng trong sản xuất giống hải sản .
-Để nghề nuôi hải sản phát triển phải luôn chú trọng tới nguồn giống.Muốn có con
giống, ngoài kĩ thuật tạo giống phải có nguồn thức ăn tươi sống cho chúng, Vi tảo
là nguồn thức ăn có thành phần thức ăn quý cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển
của ấu thể.
(+)Để được dùng làm thức ăn tươi cho ấu thể thủy sản, các loài vi tảo phải đáp ứng


được các điều kiện sau đây:
- Không làm hại con giống
- Kích thước phù hợp với đường kính miệng của đối tượng nuôi để động vật nuôi
nuốt được.
- Thành tế bào rễ phân giải.
- Thành phần tế bào phong phú.
(+)Những đặc điểm của vi tảo ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản:
2
-Vi tảo có chứa nhiều chất béo và lượng dầu tương tự thành phần dầu thực vật bậc
cao.Trong một số điều kiện nhất định, tảo có thể chứa hàm lượng lipit tới 85% khối
lượng khô.Thông thường hàm lượng lipit trong sinh khối tảo dao động từ 20 – 40%
chất khô.
-Ở Tảo lipit là este của glyxerol và các axit béo mạch dài, những axit này là thành
phần rất quan trong trong khuẩn phần ăn của người và động vật.Cũng nhờ có hàm
lượng protein và các axit béo mạch dài chưa no cao, một số vi tảo nước mặn
(Skeletonema, Chaetoceros, Tetraselmis,Pavlova…) đã trở thành thức ăn tươi sống
không thể thiếu được cho ấu thể của động vật thân mềm 2 mảnh vỏ ( hàu, hào,
ngao,ngán,tu hài . . .

Skeletonema Chaetoceros Tetraselmis
-Vi Tảo là vi sinh vật quang hợp do chứa diệp lục và 1 số sắc tố như pigment,
phicobiliprotein và carotenoit khiến cho cơ thể tảo có màu rất thuận lợi cho sự bắt
mồi của các ấu thể thủy sản.
-Vi tảo chứa khối lượng lớn cacbonhdrat dưới dạng sản phẩm dự trữ (tinh bột,
glycogen) hoặc các chất điều hòa thẩm thấu(glyxerol, trehalose, manmitol,
sorbitol )
-Các loài tảo biển như: Skeletonema costatum, Pavlova sp.,Nitzschia longissima,
Thallassiosira pseudopana,I sochrysis galvana, Nannochloropsis sp.,Thalassiosira
sp, đã được nuôi cấy thử nghiệm nhằm thu sinh khối phục vụ cho nuôi trồng thủy
sản.

3
Bảng 1:Hàm lượng acid béo không no (DHA + EPA) của một số loài tảo (Brown và
CTV, 1989)
Loài tảo DHA + EPA (mg/ml tế bào)
Chaetoceros calcitrans
Pavlova lutheri
Thalassiosira pseudonana
Chroomonas salina
Chaetoceros gracilis
Isochrysis sp.
Skeletonema costatum
Nannochloris atomus
Tetraselmis suecica
Dunaliella tertiolecta
17,8
10,1
7,2
3,9
3,2
2,0
0,8
0,3
0,2
0,0
Bảng 2:Các lớp và chi vi tảo làm thức ăc cho động vật trong chăn nuôi thủy sản.
(theo Đặng Đình Kim ,1999)
Lớp Chi Đối tượng dùng vi tảo
Bacillariophyceae
Haptophyceae
Prasinophyceae

Skeletonema
Thalassiosira
Phaeodactylum
Chaetoceros
Nitzschia
Cyclotella
Isochyrysis
Pseudoisochrysis
Dicrateria
Coccolithus
Tetraselmis
Pyraminonas
PL, PL, BP
PL,PL,BP
PL,BL,BP,ML,BS
PL,BP,BL,BS
BS
BS
PL,BL,BP,ML,BS
BL,BP,ML
BP
BP
PL, BL,BP,AL,BS,MR
BL, BP
4
Chrysophyceae
Crytophyceae
Xanthophyceae
Chlorophyceae
Cyanobacteria

Monochrysis
Chroomonas
Cryptomonas
Olisthodiscus
Carteria
Chlorococcum
Brachiomonas
Durunaliella
Chlammydomonas
Chlorella
Scenedesmus
Spirulina
BL,BP,BS,MR
BP
BL, BP
BP
BP
BP
BP
BP, BS,MR
BP, BS,MR
BL,BP, FZ,MR, BS
BL,ML,BS,MR,FZ
FZ,MR,BS
PL,PP, BS, MR
GHI CHÚ:
PL : Ấu thể tôm
BL : Ấu thể thân mền hai mảnh vỏ
ML : Ấu thể tôm nước ngọt
BP : Hậu ấu thể thân mền hai mảnh vỏ

AL : Ấu thể bào ngư
MR : Luân trùng
BS : Artemia
SC : Giáp xác nước mặn
FZ : Phù du động vật nước ngọt.
2.2 Tác dụng và lợi ích của việc ứng dụng hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu vào
nuôi trồng thủy sản:
(*)Tác dụng:
+ Giảm chi phí cho nuôi thủy sản, có thể giảm đến 50% do tăng hiệu quả thức
ăn, giảm bệnh tật nên giảm được thuốc phòng chữa bệnh cho thủy sản.
5
+ Chất lượng thủy sản tốt hơn vì không có dư lượng hóa chất lên bán được giá
cao hơn.
+ Cơ thể thủy sản khoẻ mạnh, hình thức đẹp, màu sắc sáng bóng.
+ Giảm được lượng bùn trong ao, hồ nuôi thủy sản.
+ Khử được mùi hôi thối của các chất độc trong nước như : Amoniac, metan
và sunfure hydro mà chúng là tác nhân gây bệnh cho tôm.
+ Hạn chế được mùi hôi thối của bùn ao hồ.
+ Có thể điều chỉnh màu của nước ao hồ nuôi tôm bằng hỗn hợp vi sinh vật.
+ Giữ được môi trường thiên nhiên trong sạch.
Sử dụng EMINA – là hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu, có tỷ lệ cao những nhóm
vi sinh vật phân giải mạnh protein và tinh bột ăn thừa ở đáy hồ, khử
H2S,SO2,NH3…Đồng thời, nó còn kết hợp với vitamin làm cho sinh vật phù
du trong nước phát triển mạnh làm tăng thức ăn cho thủy sản.Sử dụng
EMINA trong nuôi trồng thủy sản làm cho môi trường ao hồ nuôi sạch sẽ hơn
làm tăng năng suất và phẩm chất thủy sản.
Có nhiều cách sử dụng vi sinh vật hữu hiệu vào trong nuôi trồng thủy sản:
- Sử dụng hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu để chế biến thức ăn cho thủy sản .
- Sử dụng hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu để xử lý môi trường nuôi thủy sản.
(*)Một số loại chế phẩm chứa các vi khuẩn có khả năng làm sạch môi trường

ao nuôi:
- Chế phẩm Hudavil:Cải tạo môi trường nuôi tôm sú
- Chế Phẩm Sinh Học BIO-DW làm sạch nền đáy ao nuôi tôm, cá

2.3 Cách pha chế chất hữu cơ lên men vi sinh vật hữu hiệu(EM – Bokashi) làm
thức ăn cho thủy sản:
*Có thể dùng hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu để chế hỗn hợp cám gạo, bột ngô, thành
chất hữu cơ lên men để bổ sung vào thức ăn cho thủy sản hàng ngày.
*Cách pha chế như sau:
- Vật liệu:
6
+ Cám gạo 100kg(50%)
+ Bột ngô( hoặc cám mỳ) 100kg(50%)
+ Hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu gốc: 200ml (0.2%)
+ Rỉ đường (hoặc đường): 200g(0.2%)
+Nước: khoảng 20 – 30 lít tùy độ ẩm vật liệu pha trộn.
-Pha chế:
+Trộn cám và bột ngô thật đều.
+ Pha rỉ đường hoặc đường vào nước ấm, tỉ lệ 1:100.
+Cho hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu gốc vào dung dịch trên.
+Rót từ từ hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu đã pha loãng vào hỗn hợp cám và bột
ngô, trộn đều đến độ ẩm thích hợp (khoảng 40%), nếu chưa đạt độ ẩm có thể
thêm nước đến khi đạt.
+ Để 3 – 5 ngày là sử dụng được.
Tùy theo tình hình thực tế mà linh hoạt trong khi phối hợp thành phần các chất
hữu cơ dùng làm thức ăn cho thủy sản.
3.VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI THÙY SẢN
1.Một số bệnh do vi sinh vật
1.1. Virus:
Là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước

của vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây
bệnh bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ. Ở cá mú có 2 loại virus được báo
cáo là virus gây hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus…
Có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách: Tiệt trùng các bể và phương tiện khác trước khi
sử dụng. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Cung cấp đầy đủ thức ăn,
chất dinh dưỡng cho cá.
1.2. Bệnh do vi khuẩn
7
Trong môi trường nuôi có thể thấy vi khuẩn bám vào lưới, sống với cây cỏ và động
vật trong môi trường nuôi. Kết với các phân tử trong nước. Dạng phiêu sinh hoặc
nổi tự do trên mặt nước.
Cơ quan bị lây nhiễm: Vây và đuôi, thân, mắt.
Dấu hiệu: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u. Màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi
có xuất huyết hoặc không. Cá chết ở đáy.
Vi khuẩn bị nhiễm bệnh cho cá khi: Mật độ nuôi quá cao, chất lượng dinh dưỡng và
nước kém. Nhiễm ký sinh trùng và chúng tạo vết thương, đó chính là lối vào cho vi
khuẩn xâm nhập. Ô nhiễm chất hữu cơ vì thức ăn thừa và nước kém lưu chuyển. Cá
bị thương.
Phòng ngừa: Duy trì mật độ cá và sinh khối thích hợp bên trong hệ thống nuôi. Duy
trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu
sinh vật bám trên lưới. Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt.
Xử lý: Tắm cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút. Tắm cá nhanh bằng
dung dịch formalin và iodine.
1.3. Các bệnh do nấm:
Nấm là vi sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo năng
lượng bằng cách tiêu thụ chất hữu cơ…
Phòng ngừa: Tránh làm cá bị thương, chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm
khỏi hệ thống nuôi. Không cho cá thức ăn bẩn và hư. Bảo quản tốt thức ăn nhân tạo.
1.4. Bệnh do ký sinh trùng:
Cơ quan bị ảnh hưởng: Mang và thân.

Dấu hiệu: Cá tập trung tại mặt nước hoặc gần nơi sục khí. Mang có màu lợt. Màu
sắc của thân đậm hơn, trên thân xuất hiện những đốm như nhung.
Hậu quả: Da và mang cá bị hoại tử. Cá chết nhiều nếu không được điều trị.
Điều trị: Tắm cho cá bằng Sulfat đồng, hàm lượng 0,5ppm trong 3 – 5 ngày, sục khí
mạnh. Thay nước và hóa chất hàng ngày hoặc tắm cho cá bằng Formalin, hàm
lượng 200ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh. Chuyển cá vào bể nước sạch 2 lần trong 3
giờ xử lý cá.
1.5. Trùng lông tơ:
Chúng có hình quả lê, kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Ký sinh trên
da cá.
Cơ quan bị nhiễm: Bề mặt thân, mắt cá
Các dấu hiệu của bệnh: Xuất hiện các chấm trắng trên da cá. Cá cọ mình vào các
vật cứng khi bơi. Trên thân cá xuất hiện nốt nhày.
8
Điều trị: Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí
mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Tắm cá bằng nước có 25ppm
Formalin (25ml Formalin trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã
xử lý và hóa chất hàng ngày. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch 2 lần trong vòng
3 ngày.
1.6. Sán lá ở da:
Là loài sán ký sinh bên ngoài cơ thể, có chiều dài 2 – 6mm.
Cơ quan bị nhiễm: Bên ngoài cơ thể, mắt.
Điều trị: Tắm cá trong nước ngọt 10 – 30 phút hoặc tắm cá trong dung dịch oxy già
150ppm, trong 10 – 30 phút, sục khí mạnh. Ngoài ra còn chú ý sán lá ở mang và
giun tròn gây hại.
3.Vi tảo gây độc
- Các loài vi tảo này thường xuất hiện theo mùa ở khắp các vùng biển trên cả nước,
tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Trung bộ và Nam Trung bộ. Đó là kết quả
nghiên cứu bước đầu về các loại tảo biển độc hại của Viện Hải dương học Nha
Trang.

- Dựa vào các chỉ số như số loài, mật độ tế bào và tần suất nở hoa của vi tảo gây
độc trong một khu vực, có thể xác định được khu vực đó có phải là "điểm nóng" về
tảo độc hay không. Từ những quan sát ban đầu, các nhà khoa học nhận thấy vùng
biển Bình Thuận là một điểm nóng như vậy. Gần đây, đã có hơn 80 người ở tỉnh
này phải nhập viện do tiếp xúc với một loại vi tảo là vi khuẩn lam Lyngbya
majuscula.
Ông Lâm cũng cho biết, tại các điểm nóng, các loài vi tảo có thể phát triển rất
mạnh, tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ. Trong giai đoạn bào xác, vi tảo tồn tại dưới
dạng tiềm sinh ở đáy cát thềm lục địa. Vào một thời điểm nào đó mà con người khó
đoán trước, chúng sản sinh rất nhanh với mật độ dày đặc (60-70 triệu tế bào trong 1
lít nước), biến nước biển từ màu xanh chuyển sang vàng nhạt, vàng thẫm rồi đỏ như
pha máu. Thủy triều đỏ làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng, dẫn đến cái chết
của nhiều loài thủy tộc. Cả con người cũng không tránh khỏi tai nạn khi ăn tôm cá
bị nhiễm độc hoặc khi tiếp xúc với nước biển có các loại tảo trên.
- Sự xuất hiện thủy triều đỏ liên quan đến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội. Theo một
nghiên cứu của Hong Kong, việc tập trung dân cư, gia tăng mật độ dân số ở các
vùng ven biển là một trong các nguyên nhân làm tăng tần suất xảy ra hiện tượng
này.
9
- Để ngăn chặn tác hại của vi tảo độc hại, hiện chưa có cách nào tốt hơn việc cảnh
báo trong cộng đồng khi phát hiện ra sự có mặt của chúng.
a/ Nhóm độc tố gan:có cấu trúc peptit mạch vóng bao gồm : Mycrocystin,
Nodularin
- Mycrocystin: xâm nhập vào được tế bào là nhờ axit mật, Myorocystin kích
thích tạo ra khối u gây ung thu da và gan , gây quái thai ở động vật.
- Nodularin: là chất gây ung thư
b/ Nhóm độc tố thần kinh
- Độc tố gây liệt cơ PSP: gặp ở tảo Alexandrium, Gymnodinium catenatim,
Pyrodinium, thuộc ngành tảo 2 rãnh hay tảo giáp,
- Độc tố gây mất trí nhớ ASP: do các loài tảo silic gây ra như Amphora,

Pseudo- nitsschia.Các triệu chứng nhiễm độc: đau vùng bụng nôn mữa, đau
đầu, tiếp theo là hiện tượng lẫn lộn , mất trí nhớ.Độc tố gây ra các triệu
chứng trên là Axit domoic.
- Độc tố gây rối loạn thần kinh NSP: do tảo giáp Gymnodinium gây ra
c/ Nhóm độc tố gây tiêu chảy: do vi tảo biển Prorocentrum và Dinophysis tiết ra.
Ocadaic là thành phần chiếm ưu thế , gây ra tiêu chảy buồn nôn đau bụng, lạnh.
4.VI SINH VẬT TRONG CHẾ BIẾN , BẢO QUẢN THỦY SẢN
1.Công nghệ sản xuất sinh khối tảo.
1.1.Đặc điểm chung cùa tảo
- Tốc độ sinh trưởng phát triển của tảo rất nhanh, khó nhiễm tap.
- Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của tảo là CO
2
và các loại muối khoáng
(NH
4
)
2
SO
4
, MgSO
4
, KNO
3
.Taỏ hấp thu CO
2
và nhả ra O
2
làm cho môi trường
trong sạch.
- Do tảo có chứa diệp lục nên có khả năng quang hợp như cây xanh.

- Sản phẩm quang hợp của tảo rất đa dạng : tinh bột , glicogen, chất dầu….
- Hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời của tảo rất cao tới 3-4 %
- Tảo có giá trị dinh dưỡng cao , đặc biệt là protein( 40-55%),ngoài ra cón có
vitamin A, B, K, ….
1.2.Phương pháp nuôi cấy tảo
1.2.1 Điều kiện nuôi trồng tảo Spirulina
- Spirulina cần môi trường kiềm tính để nuôi trồng.
- Nhiệt độ nước từ 25-40
0
C, nhiệt độ tối thích là 35
0
C.
10
- Bể nuôi phải nhận được nhiều ánh sáng để tảo có thể tạo sinh khối.
- Môi trường nước cần được khuấy đều liên tục. Các chất dinh dưỡng cần được
cung cấp chủ yếu là C, P, N và Fe
- Dưới điều kiện tối ưu, Spirulina có thể tăng gấp đôi khối lượng và thể tích sau 24
giờ.
1.2.2Hệ thống bể nuôi tảo
Việc lựa chọn xây dựng bể tùy thuộc vào điều kiện như số nhân lực, khí hậu, diện
tích mặt bằng, nước, các hóa chất cần thiết, nguồn điện, khả năng tài chính,…
Bể tròn sử dụng để nuôi trồng tảo được tạo ra từ chất liệu plastic có thể làm được
với diện tích 100 m
2
với khung gỗ cao 40 cm, khuấy bằng tay.
Tuy nhiên, thiết kế bể phù hợp nhất trong nuôi trồng tảo Spirulina là loại bể hình
chữ nhật có góc vòng cung, được áp dụng cho các bể có diện tích từ 1 m
2
cho đến 1
ha. Bể nuôi cấy Spirulina phải được khuấy trộn liên tục (bằng thủ công hoặc bằng

cánh khuấy sử dụng mô-tơ nếu là qui mô lớn) vào lúc có ánh sáng vì những lý do
sau đây:
- Dinh dưỡng trong môi trường nuôi được đảm bảo cung cấp đều đặn và đầy đủ cho
tảo .
- Các sợi tảo phía bên dưới có thể di chuyển lên trên để tiếp xúc được với ánh sáng
mặt trời và tiến hành quang hợp.
- Tránh việc tảo bện với nhau thành đám dày đặc, đây là nguyên nhân dễ gây chết
tảo, dẫn đến sự phát triển vi khuẩn trong bể nuôi.
Công thức môi trường dùng để nuôi cấy Spirulina
Có thể áp dụng theo bảng sau:
STT Loại hóa chất Hàm lượng
(g/l)
1 Natri bicarbonate 8
2 Muối biển chưa tinh
lọc
5
3 Kali nitrat 2
4 Di kali sulphat 1
5 Monoammonium
phosphate
0.08
6 Magie sulphat 0.16
7 Vôi (canxi carbonate) 0.020
11
8 Ure 0.015
9 Sắt sulphate (tinh thể) 0.005
(Vũ Thành Lâm, 2006)
1.2.3Thời điểm và cách thu hoạch sinh khối tảo
Dùng đĩa Secchi (là đĩa dùng đo độ đục của nước) để xác định thời điểm thu hoạch.
Khi độ sâu của đĩa Secchi đạt từ 1,5-2 cm là thời điểm phù hợp để thu vớt tảo trong

bể nuôi, cho đến khi độ sâu của đĩa Secchi nhìn thấy được là 4 cm thì ngưng lại.
1.2.4Cách thu hoạch:
- Sinh khối tảo được thu hoạch bằng cách lọc qua màng polyester có đường kính
mắt lưới 30μm và được đem vắt hết nước. Bánh tảo sau đó được cắt ra nhờ dao; sau
giai đoạn này nước vẫn chiếm 70-80% bánh tảo.
- Ở qui mô nuôi trồng Spirulina thủ công nhỏ có thể cho dịch tảo vào trong các hộp
kim loại rồi đem phơi ngoài nắng từ đó sử dụng hơi nóng và gió thổi qua làm bay
hơi nước.
- Ngoài hai phương pháp trên, người ta còn sử dụng thiết bị đơn giản tương tự
xylanh, một đầu được đục các lỗ nhỏ đường kính 2 mm, rồi cho tảo vào trong.
Dùng lực ép mạnh một đầu, tảo sẽ chảy ra thành các sợi ở đầu kia rồi được đưa đi
làm khô tảo.
1.2.5Chế biến và bảo quản
Bánh tảo thành phẩm được bán cho các nhà sản xuất để chế biến thành các thực
phẩm chức năng trong y học hoặc có thể trộn chúng với bột các loại ngũ cốc thành
hỗn hợp Spirulina-ngũ cốc để bảo quản và sử dụng. Người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ
thành phần hỗn hợp bột khô để đạt được các mức cân bằng năng lượng và protein
cần thiết cho trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Từ sản phẩm này người ta có thể sử
dụng chúng như một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
*Ứng dụng tảo trong dinh dưỡng
-Tảo Spirulina cho sinh khối có hàm lượng protein rất cao, đạt 60-70% trọng lượng
khô, chứa đầy đủ các axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế, không
những vậy còn giàu các vitamin, các chất khoáng, các acid béo omega-3 và omega-
6 chưa bão hòa, β-caroten Nhờ vậy, những ứng dụng của tảo này không chỉ là
nguồn dinh dưỡng quý mà còn được ứng dụng nhiều trong y học.
12
13

×