Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HUỆ
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM
DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ -
TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HUỆ
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM
DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ -
TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ HUẤN
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…. tháng …. năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo trƣờng
Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn chu đáo, tận tình của TS Nguyễn Thế
Huấn, là ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
viết luận văn.
Tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Tài nguyên &
Môi Trƣờng huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng bồi thƣờng hỗ trợ tái định
cƣ huyện Lộc Hà, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo
mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và ngƣời thân.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu tổng quát 2
3. Mục tiêu cụ thể 3
4 3
5. Ý nghĩa 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của phát triển hệ thống điểm dân cƣ 5
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại điểm dân cƣ 5
1.1.2. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển
khu dân cƣ 7
1.2. Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cƣ một số nƣớc
trên thế giới 8
1.2.1. Các nƣớc châu Âu 8
1.2.2. Khu vực Châu Á 10
1.3. Tổng quan về phát triển khu dân cƣ ở Việt Nam 11
1.3.1. Khái quát chung 11
1.3.2. Quá trình hình thành các quần cƣ - điểm dân cƣ nông thôn 11
1.3.3. Phân bố không gian các điểm dân cƣ truyền thống 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.3.4. Một số hình thức bố cục của các điểm dân cƣ truyền thống 16
1.3.5. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cƣ nông thôn 16
1.3.6. Một số định hƣớng phát triển điểm dân cƣ 18
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tƣợng , phạm vi và thời gian nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu 22
2.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 23
2.3.3. Phƣơng pháp phân loại điểm dân cƣ 23
2.3.4. Phƣơng pháp chuyên gia 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lộc Hà 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên 32
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 32
34
3.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Lộc Hà 34
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lộc Hà năm 2012 34
3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động
đến việc hình thành và phát triển các điểm dân cƣ 36
3.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cƣ trên địa bàn huyện 39
3.3.1. Thực trạng điểm dân cƣ huyện Lộc Hà 39
3.3.2. Phân loại hệ thống điểm dân cƣ 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển
điểm dân cƣ 56
3.4. Định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ huyện
Lộc Hà đến năm 2020 61
3.4.1. Các dự báo cho định hƣớng phát triển quy hoạch hệ thống điểm
dân cƣ 61
3.4.2. Định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ 67
3.4.3. Giải pháp 82
3.4.3.1. Giải pháp về chủ trƣơng, chính sách 82
3.4.3.2. Giải pháp về quy hoạch 83
3.4.3.3. Biện pháp huy động vốn đầu tƣ 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Đề nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Định mức sử dụng đất trong khu dân cƣ 7
Bảng 2.1. Phân cấp một số tiêu chí đánh giá điểm dân cƣ 24
Bảng 2.2. Tổng hợp chỉ tiêu phân loại điểm dân cƣ 28
Bảng 3.1. Hiện trạng và biến động đất đai qua các thời kỳ của huyện 35
Bảng 3.2. Hiện trạng hệ thống điểm dân cƣ huyện Lộc Hà năm 2012 40
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất khu dân cƣ năm 2012 huyện Lộc Hà 42
Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích đất trong khu dân cƣ 45
Bảng 3.5. So sánh hiện trạng mức độ sử dụng đất trong khu dân cƣ
của huyện 46
Bảng 3.6. Kết quả phân loại một số tiêu chí đánh giá điểm dân cƣ 47
Bảng 3.7. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cƣ năm 2012 53
Bảng 3.8. Phân vùng phát triển huyện Lộc Hà 62
Bảng 3.9. Định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ đến
năm 2020 78
Bảng 3.10. Cơ cấu sử dụng đất trong khu dân cƣ trƣớc và sau định hƣớng 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh số lƣợng các cụm dân cƣ tại các khu vực trên địa
bàn huyện Lộc hà 41
Hình 3.2. Bản đồ hệ thống điểm dân cƣ trên địa bàn huyện Lộc Hà 52
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống quy hoạch khu trung tâm đô thị 70
Hình 3.4. Kiến trúc nhà ở nông thôn tại Thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu 89
Hình 3.5. Kiến trúc nhà ở khu vực thôn Xuân Mỹ, xã Thạch Bằng 90
Hình 3.6. Kiến trúc công trình giáo dục trên địa bàn huyện 91
Hình 3.7. Kiến trúc công trình bƣu điện huyện, bƣu điện văn hóa xã 92
Hình 3.8. Hệ thống giao thông trong huyện và đƣờng liên xã 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế đƣợc, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là
yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia nhƣng bị giới hạn về số lƣợng nên
nếu con ngƣời sử dụng đất một cách hợp lý thì đất đai lại là nguồn tài nguyên
vô hạn về thời gian sử dụng.
, mục tiêu của quy
hoạch sử dụng đất.
Đất khu dân cƣ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con ngƣời. Đó
là nơi ăn ở, sinh sống, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục hồi sức lao động của
con ngƣời. Đất khu dân cƣ còn gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Tổ chức hợp lý mạng lƣới khu dân cƣ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, đáp ứng yêu cầu tổ chức và phát triển
sản xuất của các ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân về
việc làm, nhà ở, giao tiếp cũng nhƣ các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần
và nghỉ ngơi, giải trí… tạo sự đa dạng cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Lộc Hà là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Hà Tĩnh với diện
tích 11.853,06 ha, dân số trên 8,7 vạn ngƣời. Huyện có 13 xã với 103 thôn,
huyện Lộc Hà có điều kiện trỏ thành cầu nối phát triển du lịch sinh thái biển,
du lịch các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của Hà Tĩnh và là đầu mối
giao thông quan trọng trên trục hành lang nối thành phố Hà Tĩnh ra biển, với
các tuyến giao thông huyết mạch đi qua nhƣ: Quốc lộ 1A, đƣờng sắt, đƣờng
biển (trục giao thông Bắc Nam) Nghề nghiệp chính của nhân dân trong
huyện là trồng trọt, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong những năm tới
cơ cấu nền kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khai thác tiềm năng du lịch của các xã
ven biển hình thành khu du lịch thuộc huyện Lộc Hà, nhiều dự án quan trọng
của tỉnh đƣợc đầu tƣ tại huyện Lộc Hà nên công tác thu hồi đất thực hiện giải
phóng mặt bằng xây dựng các khu tái định cƣ cho nhân dân là hết sức quan
trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, huyện Lộc Hà cần có
những quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ đô thị, dân cƣ nông thôn
hợp lý với mục tiêu là nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Thực
trạng và định hướng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa
bàn huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu tổng quát
+ Đánh giá thực trạng việc quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát
triển hệ thống điểm dân cƣ trên địa bàn huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh từ đó đề
xuất định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
3. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá tình hình quản lý SDĐ và nghiên cứu thực trạng phát triển
kinh tế xã hội tác động đến việc hình thành và phát triển các điểm dân cƣ
+ Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cƣ trên địa bàn huyện
+ Định hƣớng quy hoạch phát triển điểm dân cƣ đến năm 2020
4
-
.
- Xác định chính xác đƣợc thực trạng để từ đó đề xuất đƣợc định hƣớng
quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội bền vững.
-
.
5. Ý nghĩa
Qua quá trình tìm hiểu: “Thực trạng và định hướng quy hoạch phát
triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh”. Tác
giả rút ra đƣợc ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, hiểu thêm đƣợc các
quy định của pháp luật về quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới trong khu
dân cƣ nông thôn, để đạt đƣợc các tiêu chí phân loại theo tiêu chí nông thôn
mới là một việc khó khăn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức
năng, các cấp trong địa phƣơng và sự nỗ lực, đồng hành của ngƣời dân.
Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu các văn bản Pháp luật liên quan đến
quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới trong khu dân cƣ nông thôn tạo điều
kiện cho bản thân tìm hiểu các quy định trong áp dụng thực tế để đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
đƣợc việc đạt hay chƣa đạt theo các tiêu chí để phân loại, làm tăng thêm việc
nghiên cứu, xây dựng những kiến thức cơ bản cho bản thân, cũng nhƣ cho
việc học. Ngoài ra, luận văn này còn cung cấp một vấn đề cho tất cả cá nhân,
tổ chức quan tâm đến vấn đề này.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đi sâu nghiên cứu các quy định của Pháp luật
về quy hoạch xây dựng đất khu dân cƣ theo tiêu nông thôn mới nhằm đƣa ra
các giải pháp hoàn thiện vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn còn là một tài liệu
tham khảo, mong muốn góp phần nâng cao việc quy hoạch sử dụng đất của
tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Lộc Hà nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của phát triển hệ thống điểm dân cƣ
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại điểm dân cư
Điểm dân cƣ nông thôn là nơi cƣ trú tập trung của nhiều hộ gia đình
gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác
trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, ấp, bản,
buôn, phum, sóc (có tên gọi chung là thôn) đƣợc hình thành do điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các
yếu tố khác [9].
Khi phân loại điểm dân cƣ cần căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau
đây: điều kiện sống và lao động của dân cƣ; chức năng của điểm dân cƣ; quy
mô dân số, quy mô đất đai trong điểm dân cƣ; vị trí điểm dân cƣ trong cơ
cấu cƣ dân; cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
Trên cơ sở các tiêu chí phân loại trên, hệ thống mạng lƣới dân cƣ nƣớc
ta đƣợc phân ra thành các loại sau:
1/ Đô thị rất lớn: là thủ đô, thủ phủ của một miền lãnh thổ. Các đô thị
này là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ
du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế của quốc gia, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển của cả nƣớc.
2/ Đô thị lớn: là loại trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản
xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế của nhiều
tỉnh hay một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
3/ Đô thị trung bình: là các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của một tỉnh hay nhiều huyện, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển của tỉnh hay một vùng lãnh thổ của tỉnh.
4/ Đô thị nhỏ: là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản
xuất của một huyện hay liên xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một
huyện hay một vùng trong huyện.
5/ Làng lớn: là trung tâm hành chính - chính trị, văn hoá, xã hội, dịch
vụ kinh tế của một xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một xã hay nhiều
điểm dân cƣ.
6/ Làng nhỏ: là nơi ở, nơi sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông lâm
nghiệp của nhân dân trong một xã.
7/ Các xóm, ấp, trại: là các điểm dân cƣ nhỏ nhất, với các điều kiện
sống rất thấp kém. Trong tƣơng lai các điểm dân cƣ này cần xoá bỏ, sát nhập
thành các điểm dân cƣ lớn hơn [12].
Trong Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính
phủ quy định cụ thể về việc phân loại đô thị. Đô thị đƣợc phân thành 6 loại:
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I,
loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội
thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội thị và các xã
ngoại thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
- Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cƣ nông thôn [11].
1.1.2. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư
1.1.2.1. Những quy định về định mức sử dụng đất
Theo điều 6 Quyết định 22/UBND tỉnh, ngày 10/04/2006 thì hạn mức
giao đất cho hộ gia đình cá nhân tại khu dân cƣ nông thôn do UBND cấp tỉnh
quyết định theo quy định sau:
+ Các xã đồng bằng không quá 300 m
2
.
+ Các xã trung du miền núi, hải đảo không quá 400 m
2
.
Theo công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng thì đối với định mức sử dụng đất trong khu dân cƣ
đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 1.1. Định mức sử dụng đất trong khu dân cƣ
Loại đất
Khu vực đồng bằng
ven biển
Khu vực miền núi
trung du
Diện tích
(m
2
/ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(m
2
/ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
- Tổng số
74 - 97
100,00
91 - 117
100,00
- Đất ở
55 - 70
64 - 82
70 - 90
67 - 87
- Đất xây dựng các công trình công cộng
2 - 3
2 - 4
2 - 3
2 - 3
- Đất làm đƣờng giao thông
6 - 9
7 - 11
9 - 10
9 - 10
- Đất cây xanh
3 - 4
4 - 6
2 - 3
2 - 3
- Đất tiểu thủ công nghiệp
8 -11
9 - 13
8- 11
8 - 11
(Nguồn: công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường) [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
1.1.2.2. Những quy định về quản lý đất đai và quản lý quy hoạch xây dựng
* Quản lý đất đai
- Đất ở của mỗi hộ gia đình đƣợc quy định hạn mức cụ thể tuỳ theo
từng địa phƣơng dựa trên căn cứ điều 83, 84 của Luật Đất đai năm 2003.
- Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các công trình hạ
tầng cơ sở và phục vụ lợi ích công cộng phải đƣợc sử dụng theo đúng mục
đích trên cơ sở phƣơng án quy hoạch thiết kế đã đƣợc phê duyệt.
* Quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Việc quản lý quy hoạch trƣớc hết là đối với việc sử dụng đất đai
cho thiết kế đƣờng xá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới các công trình
hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng nông thôn.Đối với đất ở của từng hộ gia
đình trong điểm dân cƣ hiện có, khi tiến hành quy hoạch cải tạo nếu có
những kiến nghị về điều chỉnh đất đai cần có phƣơng án đền bù thoả đáng
khi trƣng dụng đất phục vụ lợi ích công cộng hoặc dồn đổi giữa các chủ
sử dụng đất với nhau.
1.2. Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cƣ một số nƣớc
trên thế giới
1.2.1. Các nước châu Âu
1.2.1.1. Hà Lan
Vƣơng quốc Hà Lan không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, sau thiên tai nặng
nề trong thế kỷ XIV, nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bƣớc việc khoanh
vùng rút nƣớc để làm khô một diện tích rất lớn đất trũng nhằm mở mang diện
tích đất đai sinh sống. Trên các vùng đất trũng đó đƣợc chia thành từng khu
để lập các điểm dân cƣ nông nghiệp. Trung tâm của vùng xây dựng một thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
phố cỡ 12000 dân với các công trình công cộng đạt trình độ cao, xung quanh
thành phố là các làng cách nhau từ 5 - 7 km với quy mô mỗi làng (village)
khoảng 1500 - 2500 dân. Trong mỗi làng đƣợc xây dựng đầy đủ các công
trình văn hoá xã hội và nhà ở cho nông dân, công nhân nông nghiệp, mỗi làng
có các xóm (hamlet) với quy mô khoảng 500 ngƣời. Sản xuất nông nghiệp
đƣợc tổ chức theo kiểu các điền chủ thuê đất của Nhà nƣớc, tập hợp nhân
công canh tác. Số ngƣời này trở thành công nhân nông nghiệp và sống trong
các làng nói trên.
Mạng lƣới giao thông đƣợc tổ chức rất tốt, đƣờng ô tô nối liền các điểm
dân cƣ đảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ở đến các cánh đồng
và khu vực tiêu thụ chế biến [26].
1.2.1.2. Anh
Quy mô làng xóm của nƣớc Anh thƣờng từ 300 - 400 ngƣời, khoảng
100 - 150 hộ sinh sống. Tuy dân số ít nhƣng đầy đủ các công trình văn
hoá, xã hội. Trong các khu dân cƣ có đƣờng giao thông dẫn đến từng nhà,
không khí trong lành, phong cảnh đẹp và yên tĩnh. Chính vì vậy mà nhiều
ngƣời dân muốn bỏ chỗ ở không thoải mái trong các căn hộ khép kín nơi
đô thị đi tìm chỗ ở lý tƣởng nơi miền quê. Do sự di chuyển một bộ phận
dân cƣ ở các thành phố về sống ở nông thôn mà cơ sở dịch vụ văn hoá, xã
hội của làng quê truyền thống đƣợc cải thiện, nó trở thành các khu ngoại ô
của đô thị lớn hay khu công nghiệp. Đây là xu hƣớng khác hẳn so với các
nƣớc khác trên thế giới [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
1.2.2. Khu vực Châu Á
1.2.2.1. Khu vực Đông Nam Á
Theo Colins Free stone, trong công trình nghiên cứu các yếu tố về kinh
tế chính trị làng xóm vùng Đông Nam Á [30] đã tổng kết những vấn đề chung
nhất trong việc quy hoạch xây dựng làng của một số nƣớc thuộc vùng này
theo xu hƣớng:
- Dân cƣ bố trí dọc theo kênh rạch hoặc theo đƣờng giao thông và đó
cũng là đƣờng giao thông chính liên hệ giữa các điểm dân cƣ.
- Nhà ở bố trí phân tán, không có định hƣớng từ ban đầu khi mới hình
thành điểm dân cƣ.
- Khu ở của điểm dân cƣ thƣờng rất gần với khu sản xuất.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng ít
đƣợc quan tâm trong từng điểm dân cƣ mà chỉ đƣợc bố trí cho từng cụm gồm
nhiều điểm dân cƣ, làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các
công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngƣỡng chung nhƣ đình
chùa, chợ…
- Quy mô làng xóm thƣờng nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống đồng ruộng
canh tác.
1.2.2.2. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Trung Quốc là nƣớc nông nghiệp lâu đời, đất rộng, ngƣời đông. Dân số
trên 1 tỷ ngƣời, trong đó nông dân chiếm xấp xỉ 80%. Nguyên tắc xây dựng
nông thôn mới của Trung Quốc là quy hoạch đi trƣớc, định ra các biện pháp
thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu dẫn đƣờng, Chính phủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
hỗ trợ, nông dân xây dựng. Giải quyết trƣớc mắt vấn đề nƣớc sinh hoạt cho
hàng trăm triệu nông dân; cải tạo và xây dựng mới 1,2 triệu km đƣờng giao
thông ở nông thôn; hoàn thiện hệ thống dịch vụ y tế khám, chữa bệnh ở nông
thôn và chuyển dịch việc làm cho lao động dƣ thừa ở nông thôn. Đồng thời
với những công việc trên, trong việc xây dựng nông thôn mới, Trung Quốc
còn áp dụng các biện pháp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và y tế
khám, chữa bệnh ở khu vực nông thôn
1.3. Tổng quan về phát triển khu dân cƣ ở Việt Nam
1.3.1. Khái quát chung
Việc nghiên cứu về điểm dân cƣ ở nông thôn trƣớc hết phải nói đến
làng. Làng vốn là một đơn vị tụ cƣ, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngƣỡng và sinh
hoạt văn hoá cộng đồng của ngƣời Việt xuất hiện từ rất sớm. Chính quyền
trung ƣơng đã dựa vào làng Việt truyền thống, biến làng thành một đơn vị
quan hệ xã hội. Qua bao nhiêu biến đổi phức tạp của lịch sử phát triển, làng
vẫn tồn tại và vẫn giữ đƣợc bản sắc riêng của mình. Ngày nay xã là đơn vị
hành chính có quyền lực về mọi mặt nhƣng làng vẫn là cốt lõi tinh thần và vật
chất của xã. Nhƣ vậy, khi nói đến “Làng” là đã chứa đựng một cách tƣơng đối
hoàn chỉnh một đơn vị cấu thành cơ bản ở nông thôn [26].
1.3.2. Quá trình hình thành các quần cư - điểm dân cư nông thôn
Với nền văn minh lúa nƣớc là cơ bản, các điểm dân cƣ nông thôn
nƣớc ta khởi đầu bám theo các triền sông, nơi thuận lợi về giao thông
cũng nhƣ làm nông nghiệp với sự phát triển tự phát, nông thôn nƣớc ta đã
hình thành các làng xóm mà ở đó quan hệ giữa ngƣời dân trong cộng
đồng, ngoài quan hệ họ hàng, huyết thống ra còn có quan hệ xóm giềng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
gắn bó. Quan hệ đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở truyền thống,
văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta là tƣơng thân tƣơng ái, hỗ trợ lẫn
nhau. Xuất phát từ điều kiện hình thành và tinh thần cộng đồng của làng
mà nhà ở của cƣ dân nông thôn đƣợc sắp xếp, bố trí quần tụ bên các công
trình công cộng truyền thống của làng nhƣ đình, chùa, cây đa, giếng nƣớc,
bám theo các con đƣờng gạch lớn toả về các thôn xóm, rồi chia theo từng
lối nhỏ đến từng nhà [26].
Sau hàng thế kỷ lịch sử hình thành và phát triển, quần cƣ nông thôn bảy
vùng trong cả nƣớc là quá trình phát triển đầy gian nan thử thách, bao thăng
trầm, sự đấu tranh giữa con ngƣời với thiên nhiên, với kẻ thù Để có đƣợc
làng xã - bền vững nhƣ ngày nay, đó là nhờ vào mối liên kết giữa các tầng lớp
xã hội, dòng họ, huyết thống và đoàn kết xã hội xây dựng nên một truyền
thống, hƣơng ƣớc làng xã có độ bền vững vĩnh cửu nhƣ ngày nay [26].
1.3.3. Phân bố không gian các điểm dân cư truyền thống
a. Phân bố cấu trúc làng
Vị trí lập làng chẳng những có địa thế đẹp, còn phải thuận tiện cho việc
làm ăn để có đời sống kinh tế và văn hoá phong phú. Do vậy việc chọn lựa
vùng đất đó đã đƣợc đúc kết " nhất cận thị, nhị cận tân, tam cận giang, tứ cận
lộ, ngũ cận điền" (một gần chợ, hai gần bến đò, ba gần sông, bốn gần đƣờng
giao thông, năm gần ruộng); Đó nhƣ là 5 tiêu chí để lựa chọn đất lập làng.
Khái quát lại những miền đất đó thƣờng dọc các con sông, nơi có những bãi
bồi và là nơi hội tụ các đầu mối giao thông đặc biệt là đƣờng thuỷ (vì ngày
xƣa đƣờng bộ chƣa phát triển) [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Sự phân bố của các làng xã phụ thuộc nhiều vào đất đai canh tác và bị
động lớn bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Làng xã bao gồm cả khu cƣ
trú và đồng ruộng thƣờng là liền khoảnh, nhƣng vẫn có trƣờng hợp xen canh,
xen cƣ.
+ Cấu trúc quy hoạch làng xã: Làng xóm đồng bằng thƣờng nhỏ bé,
rời rạc, là sự kết hợp dày đặc với các điểm nhỏ phân tán trên bình diện
rộng. Là sự bám chặt giao thông đƣờng thuỷ cũng nhƣ đƣờng bộ và dần
dần biến thành mảng và điểm nhƣ ngày nay. Cơ cấu quy hoạch làng xã là
tƣơng đối hoàn chỉnh, bao gồm các công trình công cộng, tôn giáo, tín
ngƣỡng, dịch vụ cần thiết tối thiểu đảm bảo yêu cầu về mặt ăn ở, lao động,
sản xuất và nghỉ ngơi, giải trí.
+ Tổ chức không gian kiến trúc trong gia đình: Do đặc điểm kinh tế
tiểu nông nên cơ sở sản xuất và sinh hoạt kết hợp mang tính "độc lập - khép
kín". Khuôn viên nhà bao gồm: Nhà chính, nhà phụ (nhà ngang), nhà bếp và
chuồng gia súc cùng sân, vƣờn, ao, giếng hoặc bể nƣớc và các hàng rào bao
quanh cổng ngõ. Nhà là bộ phận chủ yếu, là nơi gia đình cƣ trú, thƣờng đặt
hƣớng Nam hoặc Đông Nam. Nhà có bố cục gian lẻ: 1, 3, 5, 7 và 2 gian
chái. Trong nhà chính giữa là ban thờ tổ tiên và phía trƣớc đó là nơi tiếp
khách, nơi ngủ của đàn ông ở ngoài nhà, còn chái nhà thƣờng có tƣờng hoặc
vách ngăn dành cho phụ nữ, đồng thời là nhà kho chứa gạo, quần áo và đồ
dùng trong nhà. Nhà phụ thƣờng có bếp, nơi xay gạo và chuồng gia súc, trâu
bò, lợn, gà Kiến trúc cổ truyền khác có nhiều kiểu: Chữ Đinh, chữ Nhị,
chữ Công giữa hai nhà có nhà cầu và chũ môn - nhà chính xếp ở trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
tâm, 2 bên là 2 nhà phụ.
+ Các công trình tín ngƣỡng dân gian: đó là những đình làng, chùa, đền
hay nhà thờ là trung tâm chứa đựng mọi sinh hoạt văn hoá trong làng xã, tất
cả mọi sinh hoạt văn hoá này qua nhiều thế kỷ đã hằn sâu thành truyền thống
văn hoá của mỗi làng. Bên cạnh các ngôi đình, chùa còn có các công trình
công cộng dân gian đƣợc xây dựng tập thể nhằm phục vụ đông đảo nhân dân
một làng xóm hoặc một vùng địa phƣơng cùng sử dụng là: cầu kiều, quán
điếm, cổng làng [32].
b. Về tính liên kết của các bộ phận dân cư
Mạng lƣới dân cƣ trƣớc khi có hợp tác hoá là tự phát. Cho đến nay
hàng chục năm, mạng lƣới dân cƣ về cơ bản vẫn là tự phát, với một mức độ
nhất định từng xã có quan niệm riêng về cách bố trí dân cƣ xã mình. Các đặc
điểm phân bố dân cƣ của xã có thể xét theo khía cạnh sau tính liên kết của các
bộ phận dân cƣ, mối quan hệ dân cƣ - ruộng đất, mối quan hệ dân cƣ - giao
thông điểm dân cƣ lớn (làng gồm 2 - 3 thôn mới)
+ Một vài điểm cụm dân cƣ, mỗi cụm gồm một thôn và vài xóm nhỏ.
+ Một cụm lớn gồm nhiều thôn lớn và nhiều xóm lẻ.
+ Một loạt điểm dân cƣ nhỏ và manh mún [26].
c. Mối quan hệ dân cư - ruộng đất
Các yếu tố kinh tế - xã hội, phong tục tập quán đã làm cho làng xã hiện
nay có những hình thù hết sức khác nhau, nhìn chung có mấy hình thức sau:
+ Dân cƣ tập trung một bên, ruộng đất một bên.
+ Dân cƣ ở giữa, ruộng đất xung quanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
+ Dân cƣ hai bên, ruộng đất ở giữa [26].
d. Mối quan hệ dân cư - giao thông
Về vị trí tƣơng đối dân cƣ so với đƣờng giao thông (thuỷ, bộ), chúng ta
có thể nêu mấy trƣờng hợp điển hình sau:
+ Dân cƣ bám chặt theo đƣờng hoặc kênh, rạch
+ Dân cƣ bám theo đƣờng không liên tục
+ Dân cƣ phát triển tạo nên một hành lang song song với đƣờng [26].
Nhìn chung, tuỳ từng vùng, địa phƣơng, điều kiện cụ thể, mạng lƣới
dân cƣ hết sức đa dạng và luôn biến đổi. Nó mang những nét đặc thù sau:
- Xu hƣớng phát triển về cơ bản vẫn là tự phát.
- Làng đã và đang mất dần những đặc trƣng hết sức cơ bản (tính khép
kín, cổ truyền)
- Sự phát triển của làng, điểm dân cƣ không có quy hoạch định
hƣớng phát triển tổng thể, dẫn đến tình trạng manh mún của mạng lƣới
dân cƣ nông thôn [26].
e. Phân bố cấu trúc các trung tâm xã, cụm xã
Mạng lƣới các điểm dân cƣ nông nghiệp bao gồm các dạng trên gắn với
nó là những trung tâm có quy mô, tính chất khác nhau. Song đều liên kết với
nhau tạo thành hệ thống các trung tâm của mạng lƣới dân cƣ nông thôn.
Tƣơng ứng với mỗi loại hình trung tâm là các loại dịch vụ công cộng.
Tại trung tâm xã có các dịch vụ thƣờng kỳ. Ở những trung tâm cụm xã ngoài
dịch vụ thƣờng kỳ còn có các dịch vụ chu kỳ phục vụ dân cƣ toàn cụm xã.
Thời kỳ "bao cấp" các trung tâm xã, cụm xã hiện lên rõ nét đƣợc quy
hoạch và quy định chặt chẽ theo mạng lƣới và cấp phục vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
Mạng lƣới dịch vụ công cộng đƣợc bố trí thƣờng tập trung tạo thành
những khu, cụm hình thành hạt nhân, bộ mặt của khu trung tâm.
- Dịch vụ giáo dục - Dịch vụ thƣơng nghiệp
- Dịch vụ y tế - Dịch vụ văn hoá
- Dịch vụ thể thao - Khu hành chính
Ngày nay, do đặc thù nền kinh tế "thị trƣờng", mạng lƣới các trung tâm
xã, cụm xã về cơ bản đƣợc phân bố theo cấp phục vụ. Các dịch vụ phục vụ
đời sống thƣờng ngày đã len lỏi vào từng làng xóm của vùng nông thôn. Mặc
dù vậy, mạng lƣới các công trình giáo dục, văn hoá, y tế vẫn là những hạt
nhân quan trọng tạo nên diện mạo của các trung tâm xã, cụm xã, thị tứ tại các
khu dân cƣ nông thôn [2].
1.3.4. Một số hình thức bố cục của các điểm dân cư truyền thống
- Điểm dân cư dạng phân tán: Các điểm dân cƣ dạng này thƣờng có
quy mô nhỏ thƣờng gặp ở các vùng núi nơi có mật độ dân số thƣa, điều kiện
trồng cấy ít thuận tiện, mang đậm nét của hình thức sản xuất tự cung tự cấp.
- Điểm dân cư theo tuyến: Tiền thân là những điểm dân cƣ nhỏ bám
dọc theo 2 bên đƣờng hoặc bên sông sau đó do quá trình phát triển của dân
cƣ, các điểm dân cƣ lấn dần ra nối tiếp thành tuyến dài.
- Điểm dân cư dạng phân nhánh: Tại giao điểm của các con sông
hoặc đƣờng giao thông, các điểm dân cƣ phát triển theo dạng tuyến gặp nhau
hình thành nên dạng phân nhánh.
- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điểm
dân cƣ nhỏ quy tụ lại thành điểm dân cƣ theo dạng mảng lớn. Hình thức này
khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng [26].
1.3.5. Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn