Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài tập tình huống luật hình sự có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.98 KB, 30 trang )

Bài tập tình huống luật hình sự có đáp án
Bài 1:
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án
tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại
tội gì? Tại sao?(4 điểm)
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu
thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? (3 điểm)
Trả lời
a. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng
Giải thích:
Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định:
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về mặt nội
dung chính trị, xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả
pháp lí (tính phải chịu phạt).
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội:
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm. Nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm
luật.
1


A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm
cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm
tù. “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. Khi
nói đến trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài
sản, nếu lén lút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp
tài sản. Vì thế trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.
Hành vi của A đã gây nguy hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm
phạm đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1
Điều 8 BLHS, mà cụ thể là xâm hại quyền sở hữu tài sản của B trị giá lên tới
100 triệu đồng.
Xét về mặt hậu quả pháp lí:
Điều 138 BLHS quy định:
2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
………
Tài sản mà A trộm cắp của B có trị giá 100 triệu đồng. Do vậy A phạm vào tội
quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138, đó là: “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. Điều 138 BLHS cũng quy
định rõ về hình phạt đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp được nêu
trong khoản 2 đó là “phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Ta có thể thấy được mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản của A là bảy năm tù.
Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta xác định được loại tội mà A
thực hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm (CTTP) tăng
nặng
Giải thích:
2
Trước hết, CTTP là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại
tội phạm được quy định trong luật hình sự. Dựa theo tính chất và mức độ nguy
hiểm của tội phạm, luật hình sự phân CTTP thành: CTTP cơ bản ( là CTTP chỉ
bao gồm những dấu hiệu định tội); CTTP giảm nhẹ (là CTTP chứa những tình
tiết làm tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm giảm đi đáng kể); CTTP
tăng nặng (là CTTP ngoài dấu hiệu định tội còn chứa dấu hiệu khác làm tính
chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm tăng lên). Các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự (TNHS) được quy định trong Điều 48 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009). Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để phân loại CTTP cơ bản, tăng
nặng hay giảm nhẹ là các dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn những dấu hiệu
đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên
khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ.
Xét trường hợp của A: A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi
của A cấu thành tội trộm cắp theo khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên
phạt ba năm tù.
Khoản 1 Điều 138 là CTTP cơ bản (vì chỉ bao gồm dấu hiệu định tội): “người
nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Tức là, nếu A trộm
cắp tài sản của B trị giá từ hai triệu đến dưới năm mươi triệu thì hành vi của A
sẽ thuộc trường hợp CTTP cơ bản. Tuy nhiên, hành vi của A lại cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS, ngoài các tình tiết để
định tội là trộm cắp tài sản, A còn có thêm tình tiết tăng nặng là “chiếm đoạt tài
sản có giá trị từ năm mươi triệu đông đến dưới hai trăm triệu đồng” (cụ thể là

100 triệu đồng). Điều này phản ánh mức độ của tính nguy hiểm tăng lên rõ rệt
so với các trường hợp trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1.
Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp CTTP tăng nặng đối với hành vi của
A cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường (mức
cao nhất là ba năm – theo khoản 1 Điều 138 BLHS) lên khung tăng nặng (mức
cao nhất là bảy năm – theo khoản 2 Điều 138 BLHS).
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, ta có thể khẳng định: loại tội mà A thực hiện
3
thuộc loại tội phạm nghiêm trọng và hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp
CTTP tăng nặng.
Bài 2:
Ngày 23/1/2009 A đã thực hiện hành vi hiếp dâm chị H. Do quá uất ức, chị H đã
treo cổ tự sát. Ngày 7/7/2009, Tòa án nhân dân tỉnh H. xét xử A về tội hiếp dâm
theo điểm c khoản 3 Điều 111 BLHS.
Hỏi:
a. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm ( Điều 111 BLHS) là cấu thành tội phạm
hình thức?
b. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội hiếp dâm mà A đã
thực hiện và bi xét xử thuộc loại tội phạm gì? Giải thích rõ tại sao?
Trả lời
a.Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức.
Trước hết, cần hiểu cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một
dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Từ định nghĩa này có thể nhận thấy, tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm
hình thức, vì theo định nghĩa tội hiếp dâm đã được miêu tả trong BLHS tại Điều
111ở tội này là có 2 hành vi khách quan:
-Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng ko thể chống
cự của nạn nhân.
- Hành vi giao cấu.
Tội phạm có cấu thành hình thức sẽ hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện

tất cả các hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Như vậy tội hiếp dâm chỉ
có thể được xác lập khi có hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân đã
được thực hiện, tức là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại tới quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ đã xảy ra, hậu quả từ hành vi phạm tội đã phát sinh.
Hậu quả ở đây có thể là sức khỏe của nạn nhân, danh dự, nhân phẩm của nạn
nhân bị ảnh hưởng, thậm chí có thể là tính mạng của nạn nhân bị đe dọa gây
thiệt hại. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả của hành
vi hiếp dâm không thể phát sinh khi hành vi giao cấu chưa được thực hiện và
ngược lại, khi hành vi giao cấu trái với ý muốn được thực hiện thì hậu quả cũng
phát sinh. Dấu hiệu hành vi và hậu quả trong tội hiếp dâm luôn là các yếu tố đi
4
kèm với nhau, không thể thiếu một trong hai yếu tố đó. Nếu thiếu một trong hai
yếu tố đó thì tội hiếp dâm không thể xác lập.
Trong trường hợp trên, A đã có hành vi dùng vũ lực để hiếp dâm chị H, dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng là chị H uất ức mà tự sát.
b.Xác định tội hiếp dâm mà anh A thực hiện và bị xét xử thuộc loại tội phạm gì?
Tội phạm, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội cụ
thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, tại
khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm đã được phân thành bốn nhóm khác
nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sự phân thành bốn nhóm tội như vậy
vừa là biểu hiện cơ bản, vừa là cơ sở thống nhất nhất cho sự phân hóa trách
nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự. Đồng thời là cơ sở thống nhất cho việc xây
dựng các khung hình phạt cụ thể để áp dụng cho từng loại tội phạm xảy ra.
Căn cứ để phân loại tội phạm được thể hiện trong Khoản 3, Điều 8 BLHS năm
1999, là căn cứ phân loại tội phạm dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội.
Tội hiếp dâm được các nhà làm luật ấn định tại Điều 111 của BLHS, thực tiễn

đã thừa nhận tất cả các hành vi hiếp dâm khi xảy ra đều có chung đặc điểm đó là
hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Tuy nhiên, để thực hiện được
hành vi phạm tội trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp
phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn, và hậu
quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải phân loại tội phạm đối với
hành vi hiếp dâm để có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá
thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình
sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Để đáp ứng đòi hỏi đó,
Điều 111 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi hiếp dâm có tính
chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình
phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất.
Dựa vào cơ sở đó và khoản 3 Điều 8 BLHS, tội hiếp dâm được phân loại khá cụ
thể.
Đối với trường hợp trên, hành vi của A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Theo
5
khoản 3, điều 111-BLDS:Phạm tội hiếp dâm được quy định tại khoản 3 Điều
111 BLHS thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội và có khung hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Như vậy, hậu quả chị H tự sát nằm trong mục c, khoản 3, điều 111 quy định,
đồng thời đối chiếu với điều 8, Vì vậy có thể kết luận, tội của A thuộc loại tội
nghiêm trọng. Từ đó có thể căn cứ để định rõ mức khung và hình phạt cho A
theo pháp luật quy định, đó là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, mức cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình.
Bài 3:

Một tên A ăn trộm chiếc sh sau đó mang tới gửi nhà B ( bạn thân) . B hỏi A xe ở
đâu mà ko mang về nhà. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người
mua rồi sẽ cho B tiền. Nói xong A đi về . tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe .
sau đó đến chiều mang cho B 5 tr, .
Vậy trong trường hợp này B phạm tội j?
Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm/?
Trả lời
1/ Về tội danh:
Tội phạm tại Điều 250 BLHS là một tội ghép, nó quy định hai hành vi khác
nhau là "chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" và "tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có".
Hành vi chứa chấp là những hành vi như cất giữ, bảo quản
Hành vi tiêu thụ là những hành vi như mua để dùng, nhận để bán lại, giới thiệu
người khác mua, chuyển tài sản đo cho người khác theo yeu cầu của người
6
phạm tội
Vì vậy khi xác định tội danh, nếu người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp
thì định tội là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có"; nếu người
phạm tội thực hiện hành vi tiêu thụ thì định tội là "Tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có" chứ không định tội như tên gọi của điều luật là "Chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Trường hợp người
phạm tội thực hiện cả hai hành vi chứa chấp và tiêu thụ thì định tội là "Chứa
chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Ở trường hợp trên, B chỉ thực hiện hành vi cất giữ mà không thực hiện hành vi
tiêu thụ. Vì vậy tội danh của B là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có".
2/ Vì sao nó là chứa chấp
Tình tiết "không hứa hẹn trước" chỉ có giá trị để xác định B không đồng phạm
với A về tội "Trộm cắp tài sản". Còn nó cũng là dấu hiệu đặc trưng của cả tội
"Che giấu tội phạm", chứ không chỉ riêng tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ ". Và

hành vi cất giữ tang vật (vật chứng) của tội phạm cũng là một trong những hành
vi khách quan của tội "Che giấu tội phạm".
Việc phân biệt hai tội danh này là dựa vào mục đích của người phạm tội. Nếu
mục đích là che giấu tội phạm mà người khác đã thực hiện thì cấu thành tội
"Che giấu tội phạm". Còn nếu mục đích chỉ là trục lợi bất chính thì cấu thành tội
"Chứa chấp ".
B thực hiện hành vi cất giữ xe cho A với mục đích trục lợi, nên tội phạm mà B
phải chịu là "Chứa chấp "
Bài 4:
B, C, D với động cơ chống chính quyền nhân dân đã lên vùng núi tập hợp một
số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối
tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin với số lượng trên 50 người lập nên tổ chức “Vì
Dân Chủ và Nhân Quyền”. B, C, D trong tổ chức này đã có các hoạt động:
- Liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc nhưng chưa
quan hệ được;
7
- Đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài;
- Bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.
1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?
2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và
phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.
Trả lời:
1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?
Căn cứ vào những chứng cứ đã được cung cấp trong đề bài và những căn cứ
khác, có thể chỉ ra hành vi của nhóm B, C, D có các dấu hiệu của các tội phạm
sau:
Một, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS), bởi
những lẽ sau:
Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm trực tiếp sự
tồn tại của chính quyền nhân dân. Đối tượng tác động ở đây là chính quyền

nhân dân xã, huyện mà tổ chức của B, C, D đã có những hoạt động đặt mìn phá
trụ sở UBND xã, bao vây UBND xã, huyện, bắn chết một số cán bộ công an xã,
huyện.
Về mặt khách quan của tội phạm: “hành vi khách quan của tội phạm được đặc
trưng bởi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân”(1). Trong tình huống này, B, C, D đã có những hành động cụ thể như
sau để có thể khẳng định hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của tội phạm
này:
Thứ nhất, hoạt động thành lập tổ chức để lật đổ chính quyền nhân dân, thể hiện
bằng một số hành vi cụ thể: B, C, D đã lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức với
động cơ chống chính quyền nhân dân;
Thứ hai, đề ra chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức: trước hết B, C, D sẽ
liên hệ với nước ngoài để lấy vũ khí, sau đó có vũ khí trong tay tiến hành đặt
mìn phá trụ sở UBND xã; bao vây UBND xã, huyện và có hành vi xâm phạm
trực tiếp đến tính mạng của một số cán bộ công an xã, huyện mà tổ chức của B,
C, D bao vây.
8
Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D đã cố ý thành lập tổ chức “Vì Dân
Chủ và Nhân Quyền” vì đã có động cơ từ trước là chống chính quyền và đã có
những hoạt động cụ thể để thực hiện hành vi của mình.
Hai, Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Bởi lẽ: Về khách thể của tội phạm: hành vi
của B, C, D và tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền đã xâm phạm đến sự an
toàn(sự vững mạnh) của chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
Về mặt khách quan của tội phạm: trong tình huống trên, nhóm B, C, D đã có
những hoạt động cụ thể: tiến hành hoạt động vũ trang với việc tập hợp đông
người( là những thành phần bất mãn với chế độ và một số đối tượng khác) bao
vây trụ sở CQNN, lực lượng vũ trang nhân dân để đốt phá, gây nổ, tấn công các
CQNN(ở đây là trụ sở UBND xã, huyện), bắn giết cán bộ(giết một số cán bộ
công an xã, huyện).
Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực

tiếp: nhận thức được hành vi bao vây UBND xã và bắn giết một số cán bộ; đặt
mìn phá trụ sở UBND xã của mình có thể gây nguy hại đến sự vững mạnh, đe
dọa đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân nhưng vẫn thực hiện. Mục đích
phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thể hiện ở việc gây khó khăn cho chính quyền
trong việc giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, làm suy
yếu chính quyền.
Ba, Tội phá hoại cơ sở vật chất- kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
(Điều 83 BLHS). Bởi những biểu hiện sau: về khách thể của tội phạm: hành vi
của nhóm B, C, D xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà
nước, làm hủy hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH: trụ sở cơ quan nhà
nước(thông qua việc đặt mìn để phá trụ sở UBND xã, huyện); về mặt khách
quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật
thuộc lĩnh vực chính trị cũng đồng nghĩa với việc đã hủy hoại đi những tài liệu
quan trọng thuộc bí mật nhà nước được lưu giữ tại trụ sở UBND xã, huyện
thông qua việc đặt mìn phá trụ sở(làm cho các tài sản trong cơ quan nhà nước
mất hẳn giá trị sử dụng); về mặt chủ quan: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực
tiếp nhằm chống chính quyền nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại B, C, D
nhận thức rõ hành vi đó có thể gây thiệt hại cho cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến
hoạt động của CQNN nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho thiệt hại đó xảy
ra để đặt được mục đích chống chính quyền nhân dân; về chủ thể: là nhóm B, C,
9
D có đủ năng lực chịu TNHS và độ tuổi, do vậy mới có khả năng thực hiện
những hành vi đặc thù này.
Bốn, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân(Điều 84 BLHS), bởi vì:
Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã xâm phạm sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân thông qua việc đã trực tiếp bắn chết một số cán
bộ công an xã, huyện(trực tiếp xâm phạm tính mạng của con người).
Về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi xâm phạm đến tính
mạng của cán bộ, công chức(giết một số cán bộ, công chức khi bao vây UBND
xã, huyện). Đối tượng của hành vi giết cán bộ nhà nước của nhóm B, C, D là

những cán bộ công an xã, huyện, là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt
động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hoạt động này của nhóm B, C, D có mục
đích là nhằm chống chính quyền nhân dân, có thể nói đây là những hoạt động để
phục vụ cho động cơ trực tiếp và chủ yếu là nhằm chống chính quyền nhân dân,
là những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống chính quyền được
diễn ra mà không có sự cản trở bởi bất cứ yếu tố nào.
Về mặt chủ quan của tội phạm: hành vi này của B, C, D được thực hiện với lỗi
cố ý trực tiếp, có nghĩa là B, C, D nhận thức được hành vi giết cán bộ công an
xã, huyện của mình có thể làm cho hoạt động của chính quyền lâm vào bế tắc vì
cán bộ cán cốt, nhân lực không đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước,
quản lý xã hội nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra(vẫn tiến hành bao vây
trụ sở ủy ban, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện).
2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và
phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.
Căn cứ vào những tình tiết mà đề bài đưa ra cũng như đối chiếu với BLHS, thì
có thể khẳng định nhóm B, C, D đã phạm Tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân theo quy định tại Điều 79 BLHS. Bởi những lẽ sau đây:
Về mặt khách quan của tội phạm: B, C, D đã có hành vi thành lập tổ chức chống
chính quyền nhân dân theo quy định của BLHS “người nào hoạt động thành lập
hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì ” cụ thể là: B, C,
D đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng
thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin để lập nên tổ chức Vì
10
Dân Chủ và Nhân Quyền. Ở đây, nhóm B, C, D đã có “những chủ trương,
đường lối hoạt động cho tổ chức chống chính quyền nhân dân chuẩn bị được
thành lập đó là: có các hành vi tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra
thành lập tổ chức”(2) Vì Dân Chủ và Nhân Quyền( là hành vi đã tập hợp được
một số thành phần bất mãn với chế độ và mua chuộc được một số đối tượng nhẹ
dạ cả tin).
Hoạt động thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân mà B, C, D đã thực

hiện là việc do B, C, D cùng thống nhất ý chí, cùng chung mục đích với một số
đối tượng khác đứng ra thành lập tổ chức.
B, C, D trong tổ chức đã có những hoạt động: liên hệ với nước ngoài qua mạng
Internet để xin vũ khí, tiền bạc tuy nhiên chưa quan hệ được; đặt mìn phá trụ sở
UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài; bao vây UBND xã, huyện và bắn
chết một số cán bộ công an xã, huyện, những hành động này tuy có dấu hiệu của
một số tội phạm cụ thể khác nhưng khi xem xét mục đích của những hoạt động
này thì không cấu thành những tội độc lập khác mà những hoạt động này là
nhằm phục vụ cho mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Bởi lẽ ở đây, hoạt
động thứ nhất của B, C, D “không phải là hành vi câu kết với nước ngoài như ở
Tội phản bội tổ quốc chỉ là hành vi bàn bạc với nhau tìm cách liên hệ, xin nước
ngoài giúp đỡ để hoạt động nhưng chưa thực hiện được, chưa có sự câu kết với
nước ngoài”(3) do vậy, đã thỏa mãn CTTP của Tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân. Ở hoạt động thứ hai, B, C, D không phạm Tội bạo loạn, Tội
phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, Tội khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân, bởi vì chính hoạt động này không có mục đích là chống chính
quyền nhân dân mà hoạt động cụ thể này là do B, C, D thực hiện nhằm mục
đích tạo dựng sự tin tưởng đối với nước ngoài để từ đó có thể được các tổ chức
nước ngoài tin tưởng mà đồng ý cung cấp vũ khí, tiền bạc cho nhóm B, C, D sử
dụng để tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà mình đã
có động cơ từ trước, cũng là sự phù hợp với ý chí của các đối tượng bất mãn với
chế độ XHCN mà B, C, D lôi kéo. Ở hoạt động thứ ba, hành vi của B, C, D
trong ý chí của mình không nhằm thông qua đó để chống lại chính quyền mà
thông qua đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cụ thể làm thay đổi
chế độ chính trị, kinh tế xã hội(lật đổ chính quyền nhân dân).
Về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp, B, C,
D và những đối tượng khác cố ý cùng tham gia với nhau để thành lập nên tổ
11
chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền với mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân thể hiện cụ thể ở chỗ: B, C, D đã có động cơ từ trước, thành lập nên một tổ

chức với số lượng thành viên trên 50 người(có tổ chức chặt chẽ) và chính hành
vi gây niềm tin với nước ngoài đã chứng minh tổ chức này không chỉ dừng lại ở
việc nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân mà cao hơn thế nữa là nhằm lật
đổ chính quyền hay nói cách khác nhờ nước ngoài cung cấp cơ sở vật chất để có
đủ sức mạnh, tiềm lực làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước.
Hơn nữa việc chống lại chính quyền nhân dân chỉ là động cơ còn mục đích rõ
ràng ở đây phải là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay nói cách khác cái cuối
cùng mà tổ chức của B, C, D hướng tới ở đây là lật đổ được chính quyền nhân
dân.
Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã trực tiếp xâm phạm tới
sự tồn tại của chính quyền nhân dân (bao vây UBND và bắn chết một số cán bộ
nhằm làm cho BMNN không còn đủ cơ sở để duy trì hoạt động được).
Về chủ thể của tội phạm: trong tình huống trên chủ thể là B, C, D- là những
người đã đủ độ tuổi chịu TNHS và không bị mắc các bệnh làm mất khả năng
nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì mới có thể có khả năng thực hiện các hoạt
động: lôi kéo các thành phần bất mãn với chế độ; đặt mìn phá trụ sở; liên hệ qua
Internet với nước ngoài; bao vây trụ sở ủy ban và giết một số cán bộ nhà nước./.
Câu 1 : Phòng vệ quá muộn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?
Sai. Vì : Phòng vệ quá muộn là trường hợp 1 người có hành vi gây thiệt hại cho
người tấn công sau khi sự tấn công của người này đã kết thúc. Sự gây thiệt hại
này không đạt MĐ ngăn chặn sự tấn công nguy hiểm cho XH cho nên
khôngđược LHS nước ta thừa nhận là phòng vệ mà là TF bình thường. Cong
vượt quá gới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp 1 người có đủ cơ sở pháp
lý để phòng vệ, nhưng đã sử dụng phương pháp thủ đoạn phòng vệ quá mức cần
thiết, gây thiệt hại cho người tấn ccông 1 cách quá đáng trong trường hợp này
người phòng vệ phải chịu TNHS những được giảm nhẹ ĐB.
Câu 2 : Phòng vệj quá sớm là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?
Sai.Vì : Phòng vệ quá sớm khi chưa có sự tấn công nguy hiểm hoặc sự tấn công
chưa có nguy cơ xãy ra ngay tức khắc mà 1 người đã gây thiệt hại cho người #,
bởi họ cho rằng người này sẽ tấn công mình. Trong trường hợp này chưa đủ cơ

sở làm phát sinh quyền phòng vệ nếu không được thừa nhận phòng vệ chính
12
đáng.
Câu 3 : Hành vi giúp sức về tinh thần chỉ phải chịu TNHS khi được thực hiện
trong thực tế.
Sai. Vì : Hành vi giúp sức về tinh thần thực chất là những tác động tâm lý dưới
dạng các lời hứa hoặc sự góp ý về phương pháp thủ đoạn thực hiện TF vốn là
các tác động tâm lý cho nê sự giúp đỡ về tinh thần đã có hiệu quả ngay trong
việc tăng thêm phần quyết tâm thực hiện TF. Chính vì vậy, không cần đợi đến
lúc sự giúp sức về tinh thần đước thực hiện thì nó mới bộc lộ hết bản chất nguy
hiểm.
Câu4 : Người thực hành không bao giờ thực hiện TF thông qua hành vi của
người # ?
Sai. Vì : Có 2 loại người thức hành( tự mình và không tự mình
Câu 5 : FT trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạn 1 tội ít nghiêm trọng ?
Sai. Vì : tôi ít nghiêm trọng theo K3 Đ8 là những TF có mức cao I của khung
hình phạt từ 3 năm trở xuống, còn FT trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật
ngữ có nội dung so sánh. Trường bhợp FT cụ thể với 1 tội danh so với các
trường hợp thông thường mà tội danh này thể hiện ra bên ngoài . Thực ttế là đối
với hành vi FT trong trường hợp ít nghiêm trọng, luật vẫm quy định hình phạt
rất nặng(K2 các Đ86,87,88 )
Câu 6 : Thực hiện nhiều TF là phạm nhiều tội :
Sai. Vì : Thực hiện nhiều TF là thuật ngữ bao hàm cả 2 trường hợp :
- Phạn nhiều tội Đ 50 BLHS 99
- Có nhiều bản án Đ 51 BLHS 99.
Câu 7 : Các biện pháp tư pháp phải được AD kèm theo hình phạt chính ?
Sai/ Vì : Trong các biện pháp được quy định tại các Đ 41,44,61 và 70 BLHS 99
có nhiều biện pháp được AD độc lập như : bắt buộc chữa bệnh được AD đối với
người sau khi FT chưa xét xử mà bị mắc bệnh tâm thần thì các biện pháp này
được AD trước khi xét xử đưa vào trường giáo dưỡng có thể thay cho hình phạt

chính.
Câu 8 : Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho XH trong trường hợp bị
cưỡng bức về tinh thần không phải chịu TNHS ?
Sai. vì người có hành vi gây thiệt hại cho XH trong trường hợp bị cưỡng chế về
tinh thần bị coi là có lỗi bởi vì không phải mọi trường hợp cưỡng chế về tinh
thần đều loại trừ khả năng ý chí do vậy vẫn phải chịu TNHS vì còn khả năng ý
chí
Câu 9 : Miễn TNHS trong trường hợp được quy định tại K 3 Đ 80 BLHSs là do
tự ý nữa chừng chấm dứt việc FT ?
13
Sai. Vì tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi FT Đ19 là không chủ định thực hiện
TF do vậy họ không có hành vi chuẩn bị FT hơn nữa K3 Đ80(tyội ZĐ) không
đòi hỏi người FT hoàn toàn tự giác( tác là không có sự cản trở của nguyên nhân
khách quan) Đây là chính sách đối với những người HĐ ZĐ, rõ ràng bản chất
của việc miễn TNHS trong trường hợp này hoàn toàn # với trường hợp Đ19.
Câu 10 : dồng phạm phức tạp là FT có tổ chức ?
Sai.Vì 2 khái niệm này không đồng nhất, đồng phạm phức tạp là khái niệm rộng
hơn 1 tộ có tổ chức.
Câu 11 : Không chấp ahnh mệnh lênh của người thi hành công vu là FT chống
người thi hành công vụ ?
Sai. Vì theo Đ257 BLHS thì chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ
lực đe doạ, tức là TF được thực hiện = hành động. Do vậy trường hợp được nêu
là không hành động nên không phải FT này.
Câu 12 : Bàn bạc thoả thuận trước là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm ?
Sai. Vì theo LHS VN có 2 hình thức đồng phạm dựa vào dấu hiệu chủ quan,
đồng phạm được phân chia :
- Đồng phạm có thông mưu trước.
- Đồng phạm không có thông mưu trước.
Trong hình thức đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước
về việc cùng thực hiện TF giữa những người cùng FT còn trong đồng phạm

không có thông mưu trước thìn không có dấu hiệu này hoặc có nhưng không
đáng kể
Câu 13 : Khách thể trực tiếp của TF là những quan hệ XH bị TF trực tiếp gây
hại
Sai.Vì những quan hệ XH thoả mãn 2 đặc điểm sau : Bị TF gây hại trực tiếp ; sự
gây thiệt hại biểu hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho XH của TF mới là
khách thể trực tiếp. Ví dụ quan hệ sở hữu tài sản tuy là quan hệ bị xâm hại trong
hành vi cắt trộm dây điện thoại mạng đang vận hành, những khách thể trực tiếp
của hành vi này là quan hệ bảo đảm ANQG, vì vậy hành vi này bị xử theo Đ
231 BLHS nếu mạng lưới điện thoại của CQAN QG.
Câu13 :Giết người = p pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp
giết người có sử dụng nhưng công cụ nguy hiểm như súng , lựu đạn
Sai.vì bản thân phương tiện FT chưa thể hiện p pháp FT nếu đặt nó trong địa
điểm hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ :nếu dùng súng, lựu đạn chỉ để giết 1 người đang
ở nơi hẻo lánh thì không thuộc trường hợp giết người = p pháp có khả năng làm
chết nhiều người.
Câu14 : Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội qui
14
định tại điều 115 BLHS VN ?
Sai, vìcó những trường hợp giao cấu với ngqười dưới 16 tuổi lại không cấu
thành tội quy định tại Đ115 BLHS VN. Ví dụ :Nếu người đã thành niên giao
cấu với người dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm. Nếu nam giới dưới 14
tuổi giao cấu với người nữ giới dưới 16 tuổi cũng không cấu thành tội này(vì họ
không có lỗi).
Câu 15 : Hành vi vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải chỉ cấu thành
tội theo điều 202 BLHS VN khi hành vi đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng or ĐB
nghiem Ọ ?
Sai, vì căn cứ khoản 4Đ202 BLHS VN thì có nhữn hành vi chưa gây ra hậu quả
nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả ĐB nghiêm Ọ nếu không được ngăn
chặn kịp thời thì cấu thành TF theo Đ202 BLHS VN. Ví dụ : người bẻ ghi

đường sắt đã không thực hiện nhiệm vụ của mình (do ngủ gật) song có người
phát hiện và bẻ ghi để 2 đoàn tàu không đâm vào nhau. Trong trường hợp này
mặc dù chưa có hạu quả(tai nạn) xảy ra nhưng người bẻ ghi vẫn phải bị truy cứu
trách nhiệm hinh sự theo K4 Đ202BLHS VN.
Câu 16 : Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ đước côi là không có
lỗi ?
Sai, vì căn cứ đoạn 2 K6 Đ289 BLHS VN thì trong trường hợp người đưa hối lộ
tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn
bị coi là có tội, nhưng có thể được miễn trách nhiệm HS.
Câu 17: Người chuẩn bị FT chiếm đoạt chất phóng xạ phải chịu TNHS trong
mọi trường hợp ?
Sai, vì căn cứ K3 Đ8 BLHS VN về tội ít nghiêm Ọ, nghiêm Ọ, rất nghiêmỌ,
ĐB nghiêm Ọ và căn cứ vào K1 Đ17 BLHS VN về TNHS đối với người chuẩn
bị FT thì : Nếu người chuẩn bin FT chiếm đoạt chất phóng xạ thuộc K1 Đ236
thì không phải chịu TNHS vì đây là tội nghiêm Ọ có mức cao nhất khung hình
phạt là 07 năm tù.
Câu 18 : Hành vi chuẩn bị FT chữa mại dâm luôn phải chịu TNHS ?
Sai, vì căn cứ K3 Đ8 BLHS VN về tội ít nghiêm Ọ, nghiêm Ọ, rất nghiêm Ọ,
ĐB nghiêm Ọ và căn cứ vào K1 Đ17 BLHS VN về TNHS đối với người chuẩn
bị FT thì : Nếu người FT chứa mại dâm thuộc K1 Đ254 thì không phải chịu
TNHS vì đây là tội nghiêm Ọ có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
Câu 19 : Người có hành vi giúp sức ở dạng ‘hứa hẹn trước’ phải chịu TNHS
ngay cả khi lời hứa đó không đước thức hiện ?
Đúng,vì Luật hình sự không đòi hỏi lời hứa hẹn trước của người giúp sức phải
đước thức hiện, bởi lẻ chính lời hứa hẹn của người giúp sức đã cũng cố ý định
15
FT, cũng cố quyết tâm FT or quyết tâm FT đến cùng của người trức tiếp thừc
hiệ TF.
Câu 20 : Không phải mọi trường hợp chuẩn bị FT hiếp dâm đểu phải chịu
TNHS ?

Đúng, vì căn cứ K3 Đ8 BLHS VN về tội ít nghiêm Ọ,nghiêmỌ, răt nghiêm Ọ,
ĐB biệt nghiêm Ọvà căn cứ vào K1 Đ17 BLHS VN về TNHS đối với người
chuẩn bị FT thì : Nếu người chuẩn bị FT hiếp dâm thuộc K1 Đ111 BKHS VN
thì không phải chịu TNHS vì đây là tội nghiêm Ọ có mức cao nhất của khung
hình phạt là7 năm tù.
Câu 21 : Không phải mọi tình tiết thuộc về nhân thân người FT đều phải được
cân nhắc đến khi QĐ hình phạt ?
Đúng, vì khi QĐ hình phạt hội đồng xét xử cần chú ý đến 1 số đặc điểm nhân
thân của người FT có ảnh hưởng đến tính chất nguy hiểm của hành vi FT cũng
như khả năng cải tạo giáo dục của người đó.Ví dụ : như các đặc điểm mang tính
chất pháp lý : tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tiền án ,tiền sự.
Câu 22 : TF ít nghiêm Ọ và TF nghiêm Ọ khác nhau ở chổ hình phạt tù cụ thể
Đ8 là đưới 3 năm và trên 3 năm ?
Sai, vì căn cứ vài K3 Đ8 BLHS VN việc phân biệt TF nghiêm Ọ và ít nghiêm Ọ
là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy mà luật HS đã quy
định chứ không dựa vào hình phạt cụ thể đã tuyên. Ví dụ : Hội đồng xét xử
tuyên án phạt 2 năm tù đối với A vì đã FT thuộc K1 Đ202 BLHS VN. Như vậy
A đã phạm 1 tội nghiêm Ọ( có mức coa nhất của khung hình phạt đối với tội này
là 6 năm tù).
Câu 23 : Đối ttượng điều chỉnh của luật HS là những quan hệ xã hội được luật
HS bảo vệ và ghi rõ tại K1 Đ8 ?
Sai,vì đối tượng điều chỉnh của luật HS là quan hệ phát sinh giữa nhà nước và
người FT khi người đó thực hiện 1 TF. Còn nhứng quan hệ XH được quy định
tại K1 Đ8 BLHS VN là những khách thể được luật HS bảo vệ.
Câu 24 : Đạo luật HS là bộ luật HS VN ?
Sai, vì đạo luật HS là văn bản PL do cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
ban hành quy định TF và hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến
việc xcá định TF và hình phạt đồng thời quy định nguyên tắc chung của Luật
HS VN. Đạo luật HS có thể là pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
XHCN ngày2/10/1970 hoặc là những sắc luật như sắc luật số 03/SL ngày

15/3/1976 or sắc lệnh số 150/ SL ngày 12/4/1953 trừng trị bọn địa chủ cường
16
hào ngoan cố or là 1 BLHS VN hoàn chỉnh.
BLHS VN chỉ là 1 hình thức cụ thể của đạo luật HS và là hình thức hoàn thiện
nhất. Như vậy khái niệm đạo luật hình sự rộng hơn khái niệm BLHS VN.
Câu 25 : việc phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp trong khi AD
luật HS chỉ có ý nghĩa đối với việc QĐ hình phạt mà không có ý nghĩa đối với
việc định tội ?
Sai, vì khi AD luật HS lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp không phải chỉ có ý
nghĩa đối với việc QĐ hình phạt mà còn có ý nghĩa đối với việc định tội. Ví
dụ :Tội bức tử(Đ100 BLHS VN) nếu người FT với lỗi cố ý gián tiếp làm nạn
nhân xử tự sát thì xử theo Đ100 BLHS VN. Nếu người FT có lỗi cố ý trực tiếp
đối với hậu quả làm nạn nhân chết thì sẽ bị xử lý theo Đ93 BLHS VN.
Câu 26 : Khi AD luật HS chỉ phải xác định hậu quả của TF nếu như tôi đó là tội
có cấu thành TF vật chất ?
Sai, vì trong mọi trường hợp khi AD luật HS đèu phải xác địng hậu quả của
hành vi người FT để định tội hoặc định hình phạt, chứ không phải cấu thành TF
vật chất mới xác định hậu quả của TF.
Câu 27: Cơ sở duy nhất của việc quy định độ tuổi của Đ 12 BLHS VN : độ tuổi
là điều kiện để có năng lực TNHS ?
Sai, vì ngoài cơ sở độ tuổi quy định tại Đ12 BLHS VN là điều kiện để có năng
lực TNHS còn có các cơ sở sau :
-về chính sách hình sự : chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta đối với
người chưa thành niên.
- y/c đấu tranh chống vàphòng ngừa TF trong từng thời điềm giai đoạn nhất
định.
Câu 28 : Người bị mắc bệnh tâm thần luôn không phải chịu TNHS ?
Sai,vì người bị mắc bệnh tâm thần ở dạng nhẹ mà năng lực nhận thức vẫn còn
và họ có khả năng điều khiển hành vi của họ, tuy khả năng nhận thức và khả
năng điều khiển hành vi bị hạn chế, nếu có hành vi FT thì vẫn có thể truy cứu

TNHS, tình tiết bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi là một tình tiết giảm nhẹ
được quy định ở điểm n K1 Đ46 BLHS VN.
Câu 29 : Án treo không được AD cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm ọ?
Sai,vì trong trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm Ọ mà mức án đã tuyên đối
với họ không quá 3 năm và các điều kiện khác về án treo đêu thoả mãn ( theo
Đ60 BLHS VN) thì họ được hưởng án treo. Ví dụ :án treo vẫn có thể AD đối
với người FT gây mất TTCC(K2 Đ245 BLHS VN có khung hình phạt từ 2 đến
7 năm : ttội nghiêm Ọ khi thoả mãn các điều kiện của án treo quy định tại Đ60
BLHS VN).
17
Câu 30 : Luật HS là văn bản pháp luật quy định TF và hình phạt ?
Sai, vì Luật HS là ngành luật bao gồm hệ thống các quy phạm PL do nhà nước
ban hành, xác định những hành vi bị coi là TF và quy định những hình phạt
được AD đối với người có hành vi nguy hiềm cho XH
Câu 31: Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất
cả đều đồng phạm hiếp dâm ?
Sai, vì hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp dâm 1 người không
phải là đồng pạhm hiếp dâm.
Hiếp dâm có tổ chức là trương hợp đông phạm hiếp dâm ở hình thức có tổ chức
tức kà có sự cấu kết chặt chẻ giữa nhẽng người FT, ở trương hợp này không
phải là buộc tất cả những tên FT đêu phải thực hiện hành vi giao cấu với 1 or
nhiều nạn nhân mà chủ thể của trường hợp này có thể là nữ giới với vai trò là
người tổ chức giúp sức ,xúi giục.
Nhiều người hiếp 1 người cũng là trương hợp đồng phạm hiếp dâm nhưng chưa
đến mức đồng bọn có tổ chức, ở trường hợp này tất cã những tên FT đều có
hành vi thực hiện giao cấu với cùng 1 nạn nhân và chủ thể trong trường hợp này
chỉ có thể là nam giới.
Câu 32 Tất cả các QHXH bị TF xâm hại đều là khách thể trực tiếp của TF đó ?
Sai,vì khách thể trực tiếp của TF là QHXH cụ thể bị 1 loại TF cụ thể trực tiếp
xâm hại và sự xâm hại này thể hiệh được bản chất nguy hiểm cho XH của TF

đó. ví dụ : hành vi giết người gây thiệt hại cho nhiều QHXH như quan hệ giữa
nạn nhân với gia đình, giữa nạn nhân với cơ quan nơi người đó làm việc, quyền
sống , quyền được tôn trọng bảo vệ của người đó. Trong tội giết người quy định
tại Đ3 BLHS VN khách thể trực tiếp chính là quyền sống quyền được tôn trọng
và bảo vệ tính mạng.
Câu 33 : Người giúp sức ở dạng « hứa hẹn trước » chỉ phải chịu TNHS trong
trường hợp họ đã thực hiện lời hứa hẹn đó ?
Sai, vì người giúp sức ở dạng hứa hẹn trước mặc dù họ chưa thực hiện lời hứa
hẹn trước nhưng vẫn phải chịu TNHS bởi lẽ lời hứa hẹn trước đó đã làm cho
người phạm tội vững tâm về tư tưởng để họ thực hiện TF. VD :A hứa với C tới
giờ hẹn sẽ đi xe tới chở tài sản mà C trộm cắp được nhưng đến giờ hẹn A không
đến mà C đã thực hiện xong hành vi của mình thì A vẫn bị truy cứu TNHS.
Câu 34 : Hành vi tấn công – cơ sở của phòng vệ chính đáng luôn là một TF ?
Sai, vì hành vi tấn công là cơ sở của phòng vệ chính đáng phải có tính nguy
hiểm đáng kể cho xã hội, có thể có dấu hiệu cấu thành TF, nhưng luật hình sự
không bắt buộc phải như vậy. bởi thực tế có những hành vi nguy hiểm cho xã
hội không phải là TF. VD : Hành vi người điên dùng dao tấn công người # là cơ
18
sở của phòng vệ chính đáng và hành vi này không phải là hành vi của TF.
Câu 35 : Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH của hành vi của
mình không phải chịu TNHS ?
Sai, vì trong trường hợp họ tuy không thấy trước hậu quả cho XH của hành vi
của mình nhưng họ buộc phải thấy trước hậu quả đó. Đây là trường hợp phạm
tội với lỗi vô ý cẩu thả. VD : Y tá do cẩu thả đã phát thuốc nhằm cho bệnh nhân
uống. Trong trường hợp người y tá tuy không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
XH của hành vi của mình nhưng với nghề y tá buộc họ phải thấy trước và có
dấu hiệu chuyên môn để thấy trước là bệnh nhân uống nhằm thuốc sẽ dẫn đến
hậu quả nguy hiểm. Người y tá phải chịu TNHS với vô ý cẩu thả.
Câu 36 : Người say rượu phạm tội luôn phải chịu TNHS ?
Sai, vì nếu người say rượu bệnh lý « người phạm tội bị mắc 1 chứng bệnh vì

liên quan đến bệnh nên chỉ uống rượu 1 lượng rượu rất nhỏ cũng có thể vẫn đến
năng lực, nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của con người hoàn toàn bị
loại trừ » thì họ không có lỗi với tình trạng say rượu của mình, do vậy cũng
không được coi là không có lỗi với hành vi nguy hiểm cho XH mà họ thực hiện
trong tình trạng say rượu.
Câu 37 : BLHS VN có hiệu lực đối với các trường hợp người nước ngoài phạm
tội ở ngoài lãnh thổ VN ?
Sai, vì nếu người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ VN mà họ không thực
hiện các tội qui định ở chương 24 BLHS VN thì họ không bị truy cứu TNHS.
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ VN cũng có thể bị truy cứu TNHS
theo BLHS VN trong những trường hợp được quy định trong các hiệp ước quốc
tế mà Nhà nước CHXHCNVN ký kết hoặc công nhận theo K2 Đ 6 BLHS VN
và các tội trong chương 24 BLHS VN.
Câu 38 : Trong mọi trường hợp người nước ngoài phạm tội ở VN điều phải chịu
TNHS theo BLHS VN ?
Sai, vì người nước ngoài phạm tội ở VN không phải chịu TNHS theo BLHS VN
trong những trường hợp họ được hưởng các qui chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
hoặc ưu đãi miễn trừ lãnh sự.
Câu 39 : Mọi hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là TF khi hành vi đó gây ra
những thiệt hại đáng kể ?
Sai, vì có hành vi nguy hiểm cho XH nhưng không bị coi là TF do hành vi đó
gây ra những thiệt hại đáng kể. VD : Người phạm tội không có năng lực TNHS
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.
19
Câu 40 : Hình thức thứ hai của lỗi cố ý là cố ý gián tiếp ; trường hợp này người
phạm tội không trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH ?
Sai, vì lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp là căn cứ vào thái độ tâm lý của người
phạm tội đối với hành vi nguy hiểm và đối với hậu quả hoàn toàn không phải
căn cứ vào việc người đó trực tiếp gây ra hậu quả để xác định lỗi của một
người. Sự phân biệt 2 loại cố ý trực tiếp và gián tiếp dựa trên cơ sở MQH giữa 2

yếu tố ý chí và lý trí. Từ 2 yếu tố tâm lý # nhau của can phạm đối với hành vi
nguy hiểm của mình cũng như khả năng thấy trước và khuynh hướng ý chí đối
với hậu quả mong muốn có xảy ra hay không.
Câu 41: Gây thiệt hại trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không thể chịu
TNHS vì họ bị uy hiếp về tinh thần ?
Sai, vì cưỡng bức về thân thể là trường hợp dùng sức mạnh bạo lực vật chất tác
động lên cơ thể khiếng người này không thể hoạt động theo ý muốn của mình
được. Như vậy trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu TNHS,
không phải vì họ uy hiếp về tinh thần mà vì biểu hiện nguy hại họ không phải là
hành vi phạm tội.
Câu 42 : Đạo luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN có
đ/t điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng ?
Sai, vì đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền luật tối cao của
Nhà nước ban hành qui định TF và hình phạt đồng thời quy định nguyên tắc
chung của luật HS VN. Luật HS là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
của Nhà nước bao gồm hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành, qui định
những hành vi nguy hiểm cho XH là TF, đồng thời qui định những hình phạt đối
với TF ấy.
Câu 43 : Giết người = phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường
hợp phạm tội phải có hậu quả nhiều người chết, kẻ phạm tội mới bị xử lý theo
điểm 1 K1 Đ 93 BLHS VN ?
Sai, vì Luật hình sự không đòi hỏi giết người = phương pháp có khả năng làm
chết nhiều người có hậu quả nhiều người chết. VD : A thù tức C định giết C, A
đã ném lựu đạn vào nhà C trong lúc C và vợ con đang ăn cơm lựu đạn không nổ
C và mọi người không chết nhưng A vẫn bị xử lý về trường hợp giết người =
phương pháp có khả năng làm chết nhiều người « Điểm 1 K1 Đ 93 BLHS VN »
Câu 44 : Không phải mọi hành vi không hành động phạm tội điều cấu thành tội
phạm vật chất ?
Đúng, vì không hành động phạm tội có thể cấu thành TF vật chất hoặc ở cấu
thành TF hình thức. VD : Không tố giác TF « điều 134 BLHS VN » là cấu thành

TF hình thức.
20
Câu 45 : Không phải mọi hành vi không hành động phạm tội điều cấu thành TF
hình thức ?
Đúng, vì không hành động phạm tội có thể cấu thành TF vật chất hoặc ở cấu
thành TF hình thức. VD : Tội cố ý không cứu giúp người # trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng « Điều 102 BLHS VN » là cấu thành TF vật chất.
Câu 46 : Mọi hành vi hành động phạm tội điều cấu thành TF vật chất ?
Sai, vì hành động phạm tội có thể cấu thành TF vật chất hoặc ở cấu thành TF
hình thức. VD : Hành động phạm tội cướp tài sản « 133 BLHS VN » là cấu
thành TF hình thức.
Câu 47 : Mọi hành vi hành động phạm tội điều cấu thành TF hình thức ?
Sai, vì hành động phạm tội có thể cấu thành TF vật chất hoặc ở cấu thành TF
hình thức.
Câu 48 : Mọi hành vi chiếm giữ trái phép tài sản đều cấu thành TF ?
Sai, vì nếu hành vi cố ý chiếm giữ tài sản có giá trị nhoẻ thì chưa thể cấu thành
TF ( tài sản bị chiếm giữ phải có giá trị hơn 5 triệu đồng) . VD : A nhận 5 cây
bút nhưng văn thư giao nhằm 6 cây, A cố tình không trả 1 cấy thừa. Hành vi này
không thể cấu thành TF.
Câu 49 : Chủ thể của quan hệ PL hình sự đông thời cũng là chủ thể của TF ?
Sai, vì nếu chủ thể của quan hệ PL là nhà nước thì nhà nước không bao giờ là
chủ thể của TF.
Câu 50 : Người đưa ahối lộ luôn luôn bị coi là có tội phải chịu TNHS ?
Sai, vì căn cứ vào đoạn 1 K6 Đ 289 BLHS VN thì nếu người bị ép buộc đưa hối
lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và
tất nhiên không phải chịu TNHS.
Câu 51 : Khi AD luật HS để định tội không cần phải phân biệt giữa lỗi cố ý gián
tiếp và cố ý trực tiếp ?
Sai, vì khi AD luật HS phải phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp và cố ý trực tiếp để
định tội và định hình phạt.VD : phải phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp và lôic cố

ý trực tiếp giữa tội giết người chưa thành đạt và tội cố ý gây thương tích.
Câu 52 : Mọi hành vi gây chết người với lỗi cố ý đêu bị xét xử theo Đ93 BLHS
về tôic giết người ?
Sai.Vì mỗi hành vi giết người do lỗi cố ý cụ thể bị xét xưe theo điều luật # nhau,
ngoài quy định tại Đ 93 có thể xử người FT theo các điều luật sau đây :
- AD dụng Đ 84 BLHS( tội khủng bố) nếu can phạm có MĐ chống chính quyền
nhân dân và xâm phạm đến tính mậng người #
- AD Đ 96 BLHS nếu trong khi thực hiện quyền phòng vệ đã vượt quá giới hạn
làm chết người tấn công mà hậu quả giết người là quá đáng.
21
- Ad Đ97 BLHS Nếu người vi phạm là người đang thi hành công vụ và gây chết
người trong lúc dang làm nhiệm vụ.
- AD Đ104 BLHS nếu người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người
# mà hậu quả xãy ra làm chết người.
Câu 53 : Mọi hành vi làm chết người với lỗi vô ý đều bị xử lý theo Đ 98 BLHS
hay nói cách # Đ 98 BLHS là điều luật AD cho mọi trường hợp vô ý làm chết
người ?
Sai. Vì làm chết người với lỗi vô ý có thể bị xử theo nhiều điều luật # nhau
thuộc các chương # nhau : Nếu là do vi phạm các nguyên tắc an toàn giao thông
thì AD Đ202 BLHS, Nếu do vi phạm các quy định về an toàn bảo hộ lao động
thì AD Đ 227 BLHS, Nếu vi phạm các quy định về XD AD Đ229 BLHS, Nếu
vô ý làm chết người do vi phạm các quy định vè quản lý vũ khí, phương tiên kỹ
thuật, chất cháy ,chất nổ, chất độc, chất phóng xạ hoặc do thiếu trách nhiệm
trong việc quản lý vũ khí thì AD Đ235 hoặc 239 BLHS, Nếu do vi phạm các
quy định về chữa bệnh, điều chế thuốc, bán thuốc thì AD Đ 242 BLHS, Nếu do
vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm thì AD Đ244 BLHS. Chỉ AD Đ 98
để xử lý đối với các hành vi vô ý làm chết người các trường hợp chưa được quy
định theo các điều luật trên. Ví dụ : Cẩu thả trong việc sử dụng điện trong việc
làm chết người, phá thai trái phép gây chết người.
Câu 54 : Mọi hành vi bắt trộm trẻ em đều cấu thành TF được quy định tại Đ120

BLHS99 ?
Sai.Vì trẻ em có thể trở thành con tin bin bắt trộm trong tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản công dân Đ134 BLHS.
Câu 55 : Mọi hành vi bắt người trái PL đều cấu thành TF được quy định tại
Đ123 BLHS 99 ?
Sai.Vì việc bắt người trái PL làm con tin để chiém đoạt tài sản thì bị xử theo
Đ134 BLHS ; Nếu sbắt con tin để gây áp lực với chính quyền nhân dân thì bị xử
theo Đ84 BKHS. Như vậy hành vi bắt người trái PL có thể bị xử lý theo các
điều luật # nhau.
Câu 56 : Mọi hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ đều cấu
thanh tội loạn luân quy định tại Đ150 ?
Sai. Vì điều luật này chỉ AD xét xử bị can nếu việc giao cấu là có sự thuậ ntình
của nạn nhân. cũng hành vi đó nếu can phạm thực hiêhn = vũ lực, thủ đoạn thì
xét xử theo Đ111 BLHS, còn nếu việc giao cấu với người này = thủ đoạn cưỡng
ép người lệ thuộc mình thì AD K2 Đ113 BLHS. Tình tiết về dòng máu trực hệ
được coi là tình tiết định khung tăng nặng đối với 2 trường hợp trên và PL gọi là
có yếu tố loạn luân.
22
Câu 57 : Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để FT là TF về chức vụ được quy
định tại chương 21 phần các TF ?
Sai.Vì theo cơ cấu quy định tại BLHS hiệ hành thìcó 1 số TF mà hành vi khách
quan được thực hiện = thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn được quy định ở
những chương # ngoài chương 21 ví dụ tội tham ô Đ278, các Đ139,142,280
BLHS và có 1 loạt các TF # thuộc chương 22 BLHS.
Câu 58 : Mọi hành vi uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt
tài sản công dân đeu cấu thành TF được quy định tại đièu 155 BLHS ?
Sai. Vì uy hiếp tinh thần người sở hữu nhằm chiếm đoạt tài sản là 1 dạng biểu
thị của hành vi được quy định tại Đ280 tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản công dân , nếu uy hiếp tinh thần người quản lý để chiếm đoạt chssta
nỏ thì xử theo Đ194.

Câu 59 : Mọi hành vi lừa đão nhằm chiếm đoạt TS công dân đều cấu thành tôi
lừa đão chiếm đoạt TS CD được quy định tại Đ159 BLHS ?
Sai.Vì nếu hành vi thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn thì xử lý theo K2 Đ140
về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt TS CD.
Câu 60 :Hành vi chiếm đoạt TS sau khi nhận TS 1 cách ngay thẳnghợp pháp là
hành vi cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt TS được quy định tại Đ 140
BLHS ?
Sai. Vì : Hành vi chiếm đoạt TS XHCN mà do người có chức vụ quyền hạn thực
hiện và người này có trách nhiệm quản lý TS thì cấu thành tội tham ô tại Đ278.
Trong TF tham ô TS thì TS XHSN cũng được giao cho người có chức vụ quyền
hạn 1 cchs ngay thẳng hợp pháp để quản lý.
Câu 61 : Hành vi nạo thai trái phép gây hậu quả chết người là hành vi bị xét xử
theo điều242 BLHS ?
Sai. Vì nạo thai trái phép không phải là hành vi cchwã bệnh trái phép (Nghị
qytết 04/86 HĐTQ). Hành vi này phải được xét xử theo Đ 106 BLHS mới đúng.
Câu 62 : Mọi hành vi chiếm đoạt TS XHCN đều bị xét xử 1 trong các tội xâm
phạm sở hữu được quy định tại chương 14 phần các TF BLHS ?
Sai.Vì nếu TS XHCN bị chiếm đoạt là thiết bị của các công trình quan trọng với
ANQG thì hành vi này cấu thành TF ở Đ 231BLHS . Nếu TS chiếm đoạt không
đáng kể nhưng gây ảnh hưởng đến SX kinh doanh thì AD Đ143 BLHS. Nếu
chiếm đoạt TS XHCN có MĐ chống chính quyền nhân dân và có sự chỉ đạo của
nước ngoài thì cấu thành tôi ZĐ Đ80 BLHS.
23
Câu 63 : Các TF được quy định tại chương 19 phần các TF BLHS đều là TF về
chức vụ ?
Sai. Vì các tội quy định ở Đ 289,291 được thực hiện bởi các công dân bình
thường, tuy rằng nó xâm phạm đến HĐ bình thường của CQ nhà nước, tổ chức
XH nhưng bản chất không phải là TF về chức vụ vì chủ thể không hề lợi dụng
chức vụ quyền hạn để thực hiện TF.
Câu 64 : Mọi trường hợp chống người thi hành công vụ đều cấu thành TF được

quy định tại Đ 257 BLHS ?
Sai. Vì nếu chống người thi hành công vụ mà gây thương tích cụ thể ( tương
đương 11%) thì AD K2 Đ104 theoCV 03/20/10 tình tiết chống ngươpì thi hành
công vụ. Nếu vì chống người thi hành công vụ gây hậu quả chết người thì AD
điểm C K1 Đ95 BLHS. Chỉ AD Đ206 khi chưa có thương tích rõ ràng hoặc
không gây hậu quả chết người.
Câu 65 : Hành vi để mặc hoặc bỏ trốn không cứu gúp người bị tay nạn giao
thông do chính mình gây ra dẫn đến hậu quả chết người là hành vi bị xét xử
theo 2 điều luật 102và 202 BLHS ?
Sai. Vì không AD quy tắc xét xử về nhiều tội mà AD K2 Đ 202 , bởi vì việc bỏ
trốn không cứu giuớ nạ nhân mà mình gây ra là tai nạn tình tiết định khuung
tăng nặng của Đ 202.
Câu 66 : Mọi hành vi giao cấu với người chưa thành niên đều cấu thành TF ?
Sai. Vì chỉ cấu thành TF khi chủ thể đã đủ tuổi thành niên( đạt 18 tuổi trở lên).
Nếu do người dưới 18 tuổi thực hiện mà không có yéu tố mua dâm thì không có
tội.
Câu 67 : Mọi hành vi mua bán thuốc nổ đều bị xét xưe theo tội mâu bán chất nổ
được quy định tại Đ232 BLHS ?
Sai. Vì nếu chất nổ có nguồn gốc từ các đơn vị vũ tang và được trang bị có MĐ
quốc phòng thì hành vi cấu thành TF ở Đ95, 230 . Ngoài ra nếu mua bán trái
phép chất nổ qua biên giới quốc gia bất kể thành phần quản lý nào đếu cấu
thành tội buôn lậu qua biên giới theo Đ 97, 153 BLHS
Câu 68 :Án treo chỉ AD cho các tội ít nghiêm trọng ?
Sai. Vì PL nước ta còn có hiện tượng gối đầu khung hình phạt. ví dụ như Đ 138
K1 ít nghiêm trọng, K2 nghiêm trọng. Ngoài ra chưa kể trường hợp AD quy
định tại K3 Đ46.
Câu 69 : Người chuẩn bị TF trộm cắp TS HXCN thì luôn luôn phải chịu
TNHS ?
Sai. Vì căn cứ theo K4 Đ8 , K1 Đ 138, K1 Đ17(15) thì trong trường hợp này
chủ thể chưa thực hiện hành vi TF nên không thể cáu thành TF này.

24
Câu 70 : Người thực hành đồng phạm phải là người thực hiện toàn bộ hành vi
khách quan của TF ?
Sai. Vì thực tiễn và lý luận thừa nhận có 2 loại người thực hành : người tự mình
và người không tự mình thực hiện hành vi khách quan của TF. Nếu loại người
thứ 2 thì rõ ràng người thực hành không thực hiện hành vi khách quan của TF.
Câu 71 : Chhỉ cấu thành tội bức tử khi nạn nhân chết.
Sai. Vì chi cần người bị bức tử có hnàh vi tự sát chứ không đòi hỏi có chết
người. LHS không quy định thiệt hại tính mạng là dấu hiệu bắt buộc.
Câu 72 : Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt TS công dân đều cấu
thành tội cướp TS công dân ?
Sai. Vì đe doạ dùng vũ lực chiếm đoạt TS CD ngoải Đ 151(133) còn có thể bị
xét xử theo Đ153(135) về tội cưỡng đoạt TS khi sự đe doạ không có tính ngay
tức khắc. Nếu lợi dụng chức vụ quyền hạn đe doạ dùng vũ lực thì AD
Đ156(280).
Câu 73 : Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều CTTP ?
Sai. Vì theo Đ114,115 thì chủ thể phải là người đã thành niên (tức đạt 18 tuổi
trở lên). Nếu hành vi đó do người dưới 18 tuổi thực hiện mà không có yếu tố
mua dâm thì không có tội.
Câu 74 : Người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì coi là
không có tội ?
Sai. Vì theo K5 đoạn 1 Đ227 ( 289) BLHS thì chỉ coi là không có tội khi người
đưa hối lộ bị ép buộc mà tự giác khai báo trước khi bị phát giác.
Câu 75 : Một người vận chuyển 5 kg thuốc phiện bán ra biên giới quốc gia là
phạm 2 điều 97 (156)và 185(194) đúng hay sai ?
Sai. Chỉ phạm vào Đ 194 theo điểm đ K2. Chỉ AD Đ185 (201) theo hướng dẫn
tại các thông tư liên nghành số ra ngày 30/3/1993, sôd 14 ngày 5/2/1995 và
thông tư liên tịch số 01 ngày 2/1/1998 chỉ xét xử 1 tội
Câu 76 : Nhanh chóng tẩu thoát là dấu hiệu bắt buộc của tôi cướp giật ?
Sai. Vì không pahi mọi trường hợp kẻ cướp giật đều phải thực hiện hành vi này.

Ví dụ giật tyài sản cuae người đang di chuyển trên xe, tàu hoả.
Câu 77 : Giết người = phương pháp có khi klhong làm chết nhiều người là
trường hợp kẻ FT đã sử dụng các công cụ nguy hiểm ( súng, lựu đjn) ?
Sai. Vì để AD tình tiết này đòi hỏi phải có 2 điều kiện là không những công cụ
có tính năng nguy hiểm mà còn đòi hỏi phải sử dụng trong hoàn cảnh thực tế có
thể làm chết nhiều người .Ví dụ như ném lựu đạn vào đám đông.
Câu 78 : Người mắc bệnh tâm thần thì luô luô không phải chịu TNHS ?
Sai. Vì theo Đ12 (13) thì chỉ thừa nhận người không có năng lực chịu TNHS khi
25

×