Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ôn tập nhận định đúng sai môn luật hình sự có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.73 KB, 19 trang )

Nhận định:
1. A trộm cắp xe gắn máy của B, hành vi của A được xác định là đã cấu
thành tội phạm, vì vậy luật hình sự sẽ điều chỉnh quan hệ sỡ hữu của B đối với
xe gắn máy.
Nhận định Sai. Vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH
phát sinh giữa NN và người PT khi người này thực hiện TP. Căn cứ đối tượng điều
chỉnh của luật HS với nhận định trên thì sẽ điều chỉnh hành vi phạm tội của A đối
với Nhà nước, không phải là quan hệ sỡ hữu của B đối với xe gắn máy.
2. A đốt nhà C, căn nhà trị giá 500 triệu đồng, tuy nhiên C là bạn của A
nên C đã yêu cầu viện kiểm sát không truy tố A. Yêu cầu của C sẽ được chấp
nhận
Nhận định Sai. Luật HS điều chỉnh quan hệ pháp luật HS bằng phương pháp
quyền uy: Sử dụng quyền lực NN trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật HS (truy
cứu trách nhiệm HS) giữa NN và người PT. Cơ quan NN có quyền truy cứu trách
nhiệm HS đối với người PT mà không bị cản trở bởi bất cứ thế lực của cá nhân, tổ
chức nào. Người PT phải chịu trách nhiệm cá nhân trước NN mà ko được ủy thác
cho người khác, vì vậy yêu cầu của C sẽ không được chấp nhận, A phải chịu trách
nhiệm hình sự đối với nhà nước.
3. A là người quốc tịch Lào, phạm tội tại thành phố Cần Thơ. Vậy A phải
chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Nhận định Sai. Theo khoản 2 điều 5 BLHS Nếu A thuộc đối tượng được
hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo
pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
1
Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm
hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao
4. A phạm tội ngày 29/6/1999, vậy hành vi phạm tội của A sẽ được điều
chỉnh bởi BLHS 1999.
Nhận định Sai. BLHS 1999 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2000 vậy A
phạm tội ngày 29/6/1999, hành vi phạm tội của A BLHS 1999 không điều chỉnh.
5. Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, chỉ có tội phạm mới được quy


định trong BLHS.
Nhận định Sai. Trong BLHS Việt Nam không chỉ quy định về tội phạm mà
còn quy định về hình phạt, trách nhiệm hình sự…
6. Ngày 5/7/1999 Nguyễn Văn B do giận vợ nên đã đốt 5 triệu tiền lương,
B đã bị khởi tố về tội phá hủy tiền tệ theo điều 98 BLHS 1985. Ngày 25/8/2008
TAND huyện X đã tuyên phạt B 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về hành
vi trên. Quyết định của TAND là chưa chính xác.
Nhận định Đúng. Theo quy định BLHS 1985 thì có quy định về tội phá hủy
tiền tệ, nhưng tại BLHS 1999 không có quy định về tội này, vì vậy khi TAND xét
xử B vào ngày 25/8/2008 thì BLHS 1985 đã hết hiệu lực trong trường hợp này phải
sử dụng hồi tố, vì nếu có lợi cho người phạm tội thì bắt buộc phải hồi tố.
7. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thay đổi phụ thuộc vào điều
kiện lịch sự cụ thể.
2
Nhận định Đúng. Ví dụ hành vi đốt tiền được cho là nguy hiểm theo quy
định BLHS 1985 thì tội này là tội phá hủy tiền tệ, nhưng BLHS 1999 không có quy
định về tội này.
8. Bất kỳ hành vi nào gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng đều bị
xem là tội phạm
Nhận định Sai. Nếu hành vi gây nguy hiểm không có lỗi hoặc không được
quy định trong BLHS Việt Nam thì không phải là tội phạm. Để được coi là tội phạm
phải thỏa 4 đặc điểm sau: Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đáng kể tới mức
luật hình sự quy định, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt,
thiếu 1 trong 4 đặc điểm thì không phải là tội phạm
9. Thực hiện 1 hành vi được quy định trong luật hình sự chưa thể bị
xem là tội phạm
Nhận định Đúng. Dựa vào đặc điểm của tội phạm, thực hiện 1 hành vi được
quy định trong luật hình sự chưa thể bị xem là tội phạm vì chưa đủ yếu tố cấu thành
tội phạm, có khi hành vi này không có lỗi, hoặc không đủ năng lực trách nhiệm hình
sự

Hoặc có thể giải thích nhận định như sau:
Nhận định Đúng. Có khi người đó vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
mình mà chống trả lại 1 cách cần thiết, ví dụ A bị B uy hiếp lấy dao kề cổ, A gây
thương tích lại cho B để thoát thân, theo khoản 1 điều 15 BLHS “ Phòng vệ chính
đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách
3
cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng
không phải là tội phạm”
10. Nguyễn Văn B phạm tội lừa dối khách hàng theo khoản 2 điều 162
BLHS và bị TAND tuyên phạt 2 năm tù. Vậy B phạm tội ít nghiêm trọng.
Nhận định Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 8 BLHS thì mặc dù anh B bị
tuyên 2 năm tù nhưng loại tội anh ta phạm là loại tội nghiêm trọng, không phải là tội
ít nghiêm trọng , theo nguyên tắc phải dựa vào khung hình phạt cao nhất không dựa
vào mức án tòa tuyên vì vậy tội anh B phạm là tội nghiêm trọng, trong trường hợp
người này có nhiều tình tiết giảm nhẹ TAND có thể tuyên nhẹ hơn khung, nhưng
mặc dù người này có rất nhiều tình tiết tăng nặng vẫn không được tuyên vượt khung,
mức án tòa tuyên không cố định nó sẽ thay đổi tùy theo tính nguy hiểm của hành vi.
11. Anh A phạm tội hủy hoại tài sản của người khác theo khoản 4 điều
143 BLHS anh A bị tòa tuyên phạt là 15 năm tù, anh A phạm tội rất nghiêm
trọng.
Nhận định Sai. Khung hình phạt cao nhất của tội này theo khoản 4 điều 143
BLHS là 20 năm hoặc chung thân, vì theo mức độ hành vi của anh A TAND có thể
tuyên phạt 15 năm là phù hợp, nhưng tội anh A phạm là tội đặc biệt nghiêm trọng
không phải là tội rất nghiêm trọng, theo nguyên tắc phải dựa vào khung hình phạt
cao nhất không dựa vào mức án tòa tuyên
12. A đánh B gây thương tích và cướp tài sản của B. Vậy khách thể trực
tiếp của tội phạm mà A thực hiện ( nếu có ) là B
4
Nhận định Sai. B và tài sản của B chính là đối tượng tác động của tội phạm,

không phải là khách thể trực tiếp, khách thể trực tiếp của tội phạm mà A thực hiện
đối với B là quyền sỡ hữu tài sản của B bị xâm hại và sức khỏe của B.
13. Đối tượng tác động của tội phạm luôn bị xấu đi khi bị tội phạm tác
động.
Nhận định Sai. Vì vẫn có trường hợp tác động vào đối tượng nhưng đối
tượng không xấu đi. Ví dụ B trộm xe gắn máy, sau đó đi tân trang làm cho xe mới
hơn để bán, thông qua việc tân trang xe để khai thác giá trị sử dụng của nó.
14. Nếu không có đối tượng tác động của tội phạm thì không có tội phạm
xảy ra
Nhận định Đúng. Đối tượng tác động chính là 1 bộ phận cấu thành mặt
khách thể của tội phạm nếu không có đối tượng tác động thì không có tội phạm, nếu
không thông qua việc tác động vào đối tượng thì sẽ không xâm phạm tới khách thể
mà luật quy định. Ví dụ A muốn trộm tài sản của B mà B không có tài sản để trộm
tức là không có đối tượng để A tác động thì sẽ không có tội phạm xảy ra.
15. Hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu duy nhất để định tội.
Nhận định Sai. Vì hành vi khách quan chỉ là 1 trong những bộ phận nằm
trong mặt khách quan, hành vi khách quan được thể hiện dưới 2 dạng là hành động
và không hành động, khi định tội danh không chỉ dựa vào mặt khách quan còn dựa
vào yếu tố cấu thành tội phạm khác là chủ thể, chủ quan, khách thể.
5
16. Nếu 1 người nào đó theo pháp luật hình sự phải thực hiện 1 nghĩa vụ
nào đó nhưng không thực hiện thì anh ta được xem là phạm tội với hình thức là
không hành động
Nhận định Sai. Ví dụ A chuẩn bị nhảy sông tự tử, B phát hiện, nhưng B là
người vừa tàn tật ở chân, không thể bơi và bị câm bẩm sinh, vì vậy B không có điều
kiện để cứu A, phải xem xét xem người này có điều kiện để cứu hay không, nếu
không có điều kiện cứu thì không thể xem B là phạm tội dưới hình thức không hành
động.
17. Làm chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự
Nhận định Sai. Có trường hợp làm chết người nhưng không phải chịu trách

nhiệm hình sự, trường hợp làm chết người do phòng vệ chính đáng điều 15 BLHS,
tình thế cấp thiết điều 16 BLHS, hoặc người đứng ra thi hành án tử hình, làm chết
người nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mắc bệnh tâm thần tới
mức mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi.
18. Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.
Nhận định Sai. Theo khoản 1 điều 13 BLHS phải xét người mắc bệnh tâm
thần tới mức độ nào, nếu mắc bệnh tâm thần mà vẫn còn khả năng nhận thức, hoặc
khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
19. A phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì luật hình sự Việt Nam điều
chỉnh hành vi phạm tội của A.
6
Nhận định Đúng. Theo khoản 1 điều 5 BLHS “ Bộ luật hình sự được áp
dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” vì vậy A phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì luật hình sự Việt
Nam điều chỉnh hành vi phạm tội của A
20. Những tội phạm bị tòa án tuyên phạt từ 3 năm trở xuống đều là tội
phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định Sai. Theo khoản 3 điều 8 BLHS thì “Tội phạm ít nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù…”. Để xác định loại tội phạm ít nghiêm trọng
xác định khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù, tuy nhiên một số tội còn có tình tiết
giảm nhẹ
21. A 15 tuổi vô ý làm chết 3 người nhưng A không phải chịu trách nhiệm
hình sự
Nhận định Đúng. Theo khoản 2 điều 98 BLHS “ Phạm tội làm chết nhiều
người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm” và theo khoản 2 điều 12 BLHS
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” vì vậy
A 15 tuổi theo khung hình phạt tại khoản 2 điều 98 BLHS thì tội này là rất nghiêm

trọng, nhưng trong khoản 2 điều 12 BLHS có quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý, vì vậy tuy A phạm tội này là rất nghiệm trọng nhưng đây là lỗi vô ý vì vậy
A không phải chịu trách nhiệm hình sự.
7
22. Những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách
nhiệm hình sự nếu phạm tội với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Nhận định Đúng. Theo khoản 3 điều 8 BLHS “…tội phạm nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến bảy năm tù…” khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù suy ra đây là
tội nghiêm trọng và theo khoản 2 điều 12 BLHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” Vì vậy những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự với tội nghiêm trọng.
23. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó
bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định Sai. Vì chỉ cần có 1 giai đoạn tội phạm được thực hiện trên lãnh
thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra, hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam thì
coi như hành vi đó được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ là tội buôn lậu, lấy
hàng từ bên Trung Quốc sau đó chuyển hàng và tiêu thụ tại Việt Nam, bắt đầu phạm
tội là ở Trung Quốc nhưng kết thúc là ở Việt Nam thì hành vi đó được coi là thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam
24. D giết người trong khi bị bệnh tâm thần do đó D không phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Nhận định Sai. Theo khoản 1 điều 13 BLHS, phải xét D mắc bệnh tâm thần
tới mức độ nào, nếu mắc bệnh tâm thần mà vẫn còn khả năng nhận thức, hoặc khả
năng điều khiển hành vi thì D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, còn vấn đề D bị
bệnh đó chỉ là 1 tình tiết giảm nhẹ cho hành vi giết người của D
8
25. Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp khác nhau ở chổ người phạm tội

trực tiếp hay gián tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Nhận định Sai. Theo điều 9, điều 10 BLHS Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián
tiếp khác nhau về mặt ý chí, lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội mong muốn hậu
quả xảy ra khi thực hiện hành vi, còn lỗi cố ý gián tiếp, thì người phạm tội không
mong muốn nhưng có ý để mặc cho hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi
26. Gây thiệt hại cho người khác do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Nhận định Đúng. Theo điều 11 BLHS, ví dụ A đang chạy xe trên đường với
tốc độ bình thường, không có nồng độ cồn trong người, và tinh thần tỉnh táo đột
nhiên B lao vào xe A và chết. Trường hợp này là gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ,
vì vậy A không có lỗi, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, và A không phải là
tội phạm
27. Người gây thiệt hại cho người khác do sự kiện bất ngờ thì người đó
không phải là tội phạm.
Nhận định Đúng. Theo điều 11 BLHS, ví dụ A đang chạy xe trên đường với
tốc độ bình thường, không có nồng độ cồn trong người, và tinh thần tỉnh táo đột
nhiên B lao vào xe A và chết. Trường hợp này là gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ,
vì vậy A không có lỗi, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, và không phải chịu
trách nhiệm hình sự có nghĩa là A không phải là tội phạm
9
28. Gây thiệt hại cho người khác do sự kiện bất ngờ thì được miễn trách
nhiệm hình sự.
Nhận định Sai. Theo điều 11 BLHS thì sự kiện bất ngờ không phải chịu trách
nhiệm hình sự vì vậy không phải là tội phạm. Còn miễn trách nhiệm hình sự thì có
nghĩa họ là tội phạm nhưng do họ có hoàn cảnh điều kiện nào đó, luật miễn phần
trách nhiệm hình sự cho họ, nhưng họ vẫn là tội phạm

29. A muốn đi cướp giật tài sản nên đến hỏi mượn xe gắn máy của B,
hành vi của A được xem là chuẩn bị phạm tội cướp giật tài sản.
Nhận định Đúng. Theo điều 17 BLHS “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa

soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội
phạm.Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm
trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” như vậy hành động
của A mượn xe gắn máy của B có nghĩa là chuẩn bị phương tiện cho việc phạm tội
cướp giật tài sản
30. Tự mình không thực hiện tiếp tục một tội phạm nào đó. Trong khi tội
phạm đó đang xảy ra thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Nhận định Đúng. Theo điều 19 BLHS “ …Người tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm…” Ví dụ anh A chỉ
mới đe dọa chị B để cướp tài sản của chị B, chị B sợ không đứng ra kháng cự được,
anh A thấy vậy không lấy tài sản của chị B nữa, thì lúc này hậu quả của A gây ra
chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì anh A được miễn trách nhiệm hình sự về tội
này, mà anh A không có tội nào khác nữa ngoài tội này, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này.
10
31. B chuẩn bị thuốc độc để đi giết C thì bị bắt. Dù B chưa làm gì được C
nhưng theo luật hình sự Việt Nam B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định Đúng. Theo điều 17 BLHS “ Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa
soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng,
thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” Anh B căn cứ theo điều 17
BLHS thì anh B có hành vi chuẩn bị phạm tội là chuẩn bị thuốc độc để giết C, và
giết người theo điều 93 BLHS là tội đặc biệt nghiêm trọng vì có khung hình phạt cao
nhất là chung thân hoặc tử hình, suy ra anh B chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng và theo Điều 17 BLHS thì anh B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
32. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là
tội phạm.
Nhận định Sai. Theo điều 19 BLHS “ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định

phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này” Căn cứ theo điều 19 BLHS
người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội
định phạm, suy ra bản thân người này là tội phạm nhưng họ được miễn phần trách
nhiệm hình sự về tội họ định phạm. Ví dụ A mua thuốc độc rồi rủ B ra quán cà phê
để bỏ thuốc độc vào ly cà phê cho B uống, nhưng sau khi mua thuốc độc xong ra
đến quán cà phê thì A tự ý dừng lại không bỏ thuốc vào ly cà phê của B, thì hành vi
của A đã thể hiện ra bên ngoài là đi mua thuốc độc, A là tội phạm nhưng được miễn
trách nhiệm về tội định phạm.
11
33. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tình chất có lỗi của hành vi.
Nhận định Đúng. Theo điều 11 BLHS “Người thực hiện hành vi gây hậu quả
nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự” vì vậy người gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ thì không có lỗi.
34. A cho B mượn xe và sau đó B dùng xe của A đi cướp giật tài sản.
Trường hợp này A và B bị xem là có đồng phạm với nhau về tội cướp giật tài
sản.
Nhận định Sai. Theo điều 20 BLHS A cho B mượn xe nhưng A không biết B
mượn xe để làm gì, trong trường hợp này A không có lỗi, hoặc lỗi của A chỉ là lỗi
vô ý, lỗi vô ý thì không có đồng phạm xảy ra.
35. Trong vụ đồng phạm tất cả mọi người đều phải chịu cùng mức hình
phạt.
Nhận định Sai. Vì những người trong đồng phạm thì bị tòa án tuyên cùng tội
danh nhưng mức hình phạt thì khác nhau, vì khi áp dụng hình phạt đối với họ thì tòa
sẽ dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, dựa vào nhân dân của mỗi
người, dựa vào các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, chính vì thế hình phạt sẽ khác nhau.
Ví dụ A và B đánh C gây thương tích cho C, nhưng A đánh C mạnh, B đánh C nhẹ,
thì mức độ gây thương tích sẽ khác nhau.
36. Mọi trường hợp đồng phạm đều là phạm tội có tổ chức.

12
Nhận định Sai. Theo khoản 3 điều 20 BLHS phạm tội có tổ chức là đồng
phạm ở mức độ cao, những người trong đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ với nhau,
và phạm tội có tổ chức thì luôn luôn phải có người tổ chức, nhưng có những vụ đồng
phạm đơn giản, mọi người tham gia vào đều là những người thực hành, vẫn gọi là
đồng phạm nhưng đó là vụ đồng phạm đơn giản, không phải là phạm tội có tổ chức.
37. Mọi trường hợp phạm tội có tổ chức đều là đồng phạm
Nhận định Đúng. Theo khoản 3 điều 20 BLHS “ Phạm tội có tổ chức là hình
thức đồng phạm, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”
38. Không có kẻ thực hành thì không có đồng phạm xảy ra .
Nhận định Đúng. Theo khoản 2 điều 20 BLHS Người thực hành là loại
người có mức độ nguy hiểm cao nhất cho xã hội, và có vai trò vô cùng quan trọng,
và bắt buộc phải có trong đồng phạm, nếu không có người thực hành thì không có
đồng phạm xảy ra. Ví dụ A lên kế hoạch cướp tiệm vàng, nhưng A không thực hiện
hành vi này và cũng không cùng ai thực hiện hành vi này thì không bao giờ có đồng
phạm xảy ra.
39. Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không
thực hiện lời hứa thì không bị coi là có hành vi đồng phạm.
Nhận định Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS người này hứa hẹn là đã tạo
điều kiện về tinh thần, mặc dù không thực hiện lời hứa thì vẫn bị coi là có đồng
phạm. Ví dụ anh A và anh B lên kế hoạch là đi cướp tài sản, nhưng không thực hiện
hành vi này vì cả 2 sợ nếu thực hiện hành vi này mà không thành công thì sẽ không
có chỗ để trốn, khi biết chuyện này anh C là bạn anh A và anh B nói là cứ thực hiện
13
nếu bị phát hiện C sẽ tìm chỗ cho A và B trốn, nhờ việc anh C hứa nên A và B thực
hiện hành vi. Sau khi thực hiện xong thì không bị phát hiện nên A và B không cần
vào nhà C để trốn, nhưng những phi vụ sau thì A và B bị bắt, điều tra ngược lại A và
B khai ra C. Trong trường hợp này anh C vẫn bị coi là đồng phạm với A và B về tội
cướp tài sản với vai trò là người giúp sức, mặc dù sự hứa hẹn của anh C không thực
hiện trên thực tế, nhưng sự hứa hẹn này nó đã giúp đỡ tinh thần cho A và B thực

hiện hành vi.
40. Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt để được xem là có
đồng phạm thì những người trong đồng phạm không cần phải có dấu hiệu chủ
thể đặc biệt.
Nhận định Sai. Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì để được
xem là đồng phạm thì, thì những người khác có thể không có chủ thể đặc biệt nhưng
ít nhất người thực hành phải có dấu hiệu là chủ thể đặc biệt, thì những người khác
coi như cũng có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.

41. Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ không thể có đồng phạm.
Nhận định Sai. Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ vẫn có một số tội là lỗi cố ý thì sẽ có đồng phạm xảy ra. Theo khoản
2 điều 206 BLHS “ Tội tổ chức đua xe trái phép”
42. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì là
người giúp sức trong đồng phạm.
14
Nhận định Sai. Ví dụ A mang xe gắn máy đến bán cho B, nhưng giữa họ
không hứa hẹn trước, biết là tài sản phạm tội nhưng B vẫn mua, thì B không đồng
phạm với A, vì không hứa hẹn trước thì sẽ cấu thành tội độc lập riêng lẻ đó là tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại điều 250 BLHS.
Vì vậy người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không phải là
người giúp sức trong đồng phạm
43. Sự chống trả gây thiệt hại khi chưa có hành vi tấn công sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Nhận định Sai. Theo điều 15 BLHS, ví dụ: sẽ có những trường hợp nếu anh
A có thể chứng minh được ngay lập tức anh B có thể tấn công mình, thì anh A đã có
quyền phát sinh phòng vệ, không phải chờ đến khi B tấn công mình thì mới phòng
vệ, lúc này đã trễ có thể B sẽ bị A giết chết hoặc gây thương tích, vì vậy sự chống
trả gây thiệt hại khi chưa có hành vi tấn công sẽ không phải chịu trách nhiệm hình

sự.
44. Giết người do phòng vệ chính đáng thì không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Nhận định Đúng. Theo khoản 1 điều 15 BLHS “Phòng vệ chính đáng là hành
vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là
tội phạm”. Vì vậy giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng để chống trả lại
1 cách cần thiết người đang muốn giết mình thì không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
15
45. Một bác sĩ tiêm thuốc khiến bệnh nhân chết thì được xem là rủi ro
trong việc thực hiện nghề nghiệp của mình.
Nhận định Sai. Nếu bác sỹ tiêm thuốc mà làm đúng chức năng nghề nghiệp
của mình nhưng bệnh nhân chết thì đó được xem là rủi ro. Tuy nhiên có 1 số trường
hợp bác sỹ tiêm thuốc mà khiến bệnh nhân chết do bác sỹ thất trách có thể là tiêm
nhầm thuốc…thì sẽ không được xem là trường rủi ro trong khi thực hiện nghề
nghiệp.
46. Người đã bị bắt buộc chữa bệnh thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự.
Nhận định Sai. Theo điều 13 BLHS, lúc thực hiện hành vi phạm tội mà
người này mắc bệnh tâm thần tới mức mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều
khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh. Nhưng vẫn có trường hợp cơ quan đang tiến hành điều tra truy tố
người phạm tội nhưng chuẩn bị đem ra xét xử thì người này mắc bệnh tâm thần,
theo nguyên tắc sẽ quyết định tạm đình chỉ điều ra để bắt người này đi chữa bệnh,
sau khi chữa bệnh xong thì sẽ phục hồi điều tra, vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi phạm tội
47. Phụ nữ phạm bất cứ tội gì cũng đều không bị áp dùng hình phạt tử
hình.

Nhận định Sai. Luật hình sự Việt Nam mang tính nhân đạo đối với phụ nữ
16
48. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm
tội.
Nhận định Sai. Người chưa thành niên phạm tội vẫn có thể bị áp dụng hình
thức phạt tiền Người chưa thành niên là người được chia làm 2 giai đoạn; người từ
đủ 14 đến dưới 16 tuổi, và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trách nhiệm hình sự giữa 2
giai đoạn này khác nhau. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành
niên phạm tội ở giai đoạn là người đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên được quyền áp
dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu như người này
có tài sản riêng, mức hình phạt tiền không quá 1/2 so với người đã thành niên.
49. Người chưa thành niên phạm bất cứ tội gì hoặc phạm bao nhiêu tội
thì không bị áp dụng hình phạt tù chung thân.
Nhận định Đúng. Theo điều 34 BLHS “ Tù chung thân là hình phạt tù không
thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa
đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành
niên phạm tội” vì vậy người chưa thành niên phạm bất cứ tội gì hoặc phạm bao
nhiêu tội thì không bị áp dụng hình phạt tù chung thân
50. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Nhận định Đúng. Theo khoản 2 điều 12 BLHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” theo nguyên tắc nếu phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thì dù đó là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
17
51. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Nhận định Sai. Theo khoản 2 điều 12 BLHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” vì vậy người từ đủ 14 đến dưới 16

tuổi không chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc
vô ý, mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.
52. A điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm và bị cảnh sát giao
thông thổi phạt. A chắc chắn bị áp dụng hình phạt.
Nhận định Sai. Trách nhiệm pháp lý A phải chịu đó không phải là trách
nhiệm hình sự mà là trách nhiệm hành chính, vậy biện pháp chế tài trong trách
nhiệm hành chính không gọi là hình phạt
53. Người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, dù phạt tội gì cũng không bị
áp dụng hình phạt tử hình.
Nhận định Sai. Theo điều 35 BLHS “…Không áp dụng hình phạt tử hình đối
với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi
con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử…” vì vậy chỉ có phụ nữ có
thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội sẽ không bị áp dụng
hình phạt tử hình, nam giới đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vẫn bị áp dụng hình
phạt tử hình nếu phạm tội.
54. Chuẩn bị phạm tội vô ý làm chết nhiều người theo khoản 2 điều 98
BLHS thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
18
Nhận định Sai. Vô ý làm chết nhiều người là lỗi vô ý, theo nguyên tắc lỗi vô
ý thì sẽ không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì vậy sẽ không chịu trách nhiệm hình
sự trong trường hợp này.
55. BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các hành vi phạm tội được
thực hiện ở Việt Nam
Nhận định Đúng. Theo khoản 1 điều 5 BLHS “Bộ luật hình sự được áp dụng
đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”
Lỗi cố ý trực tiếp là trước khi thực hiện hành vi nhận thức được, thấy
được hành vi của mình là sai, biết được hậu quả sẽ như thế nào, về mặt lý trí, về mặt
ý chí biết mình làm như thế là sai, khả năng hậu quả sẽ xảy ra, nhưng mong muốn
cho hậu quả xảy ra, họ cố gắng thực hiện cho được hành vi của mình, mặc dù biết

điều đó là vi phạm pháp luật. Đây là loại lỗi nặng nhất trong 4 lỗi
Lỗi cố ý gián tiếp là nhận thức được hành vi hậu quả, nhưng khác ở mặt ý
chí là không mong muốn, nhưng có ý để mặc cho hậu quả xảy ra
Lỗi vô ý vì quá tự tin nhận thức, hành vi, hậu quả, nhưng khác ở chỗ là
không mong muốn, không để mặc, tin hậu quả không thể xảy ra nếu có xảy ra thì
vẫn ngăn ngừa được
Lỗi vô ý do cẩu thả là loại lỗi nặng nhất, khi làm họ không nhận thức được hành vi
của họ là sai, không nhận thức được hậu quả nên không mong muốn, không để mặc, họ có lỗi vì
trong trường hợp này luật buộc họ phải nhận thức được, nhưng mà do họ cẩu thả. Đây là loại lỗi
nhẹ nhất trong 4 lỗi
19

×