50 TÌNH HUỐNG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ (CÓ LỜI GIẢI THAM KHẢO)
1. Ban đêm A và B cùng nhau đi đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan.
Trên đường đi A và B gặp C (C 17 tuổi, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi
vụ, C đồng ý cùng đi. Đến nơi C được A, B phân công đứng ngoài canh gác, còn
chúng thì thực hiện kế hoạch đã định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng
trộm thêm chiếc xích lô của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm
sau C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú. Hãy xác định tư cách tố
tụng của những người nói trên.
-A, B có hành vi trộm cắp tài sản và C là đồng phạm. C đến công an tự thú là hành
vi tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội, đối với hành vi này có thể xem xét miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với C.
-Do vụ trộm cắp cơ quan điều tra chưa khởi tố nên những người nói trên chưa xác
định được tư cách tố tụng.
2. Nguyễn Văn H (20 tuổi) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của B đang đi trên
đường và bị bắt quả tang. H đã bị cơ quan Điều tra khởi tố về tội cướp tài sản. Ông
A là cha của H hiện là luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H. Hãy xác
định tư cách tố tụng của A, B, H trong quá trình giải quyết vụ án HS nói trên?
Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe
máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác.
Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào xuất
hiện khi phát hiện tình tiết này không?
-H là bị can;
-A người bào chữa;
-B là người bị hại.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử
dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác, tư cách tố tụng của B bị thay đổi,
tư cách tố tụng mới là cơ quan X nguyên đơn dân sự.
30. Ông H trình bày với cơ quan điều tra là ông được con trai tên X kể lại rằng X
đã nhìn thấy A và B lúc đầu cãi nhau sau đó đánh nhau, B đấm một cú vào mặt A,
A tức giận rút dao găm dấu trong người ra thì B bỏ chạy. A đuổi theo đâm vào lưng
B một nhát dao. B được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết trên đường đi vì vết thương
quá nặng. Cơ quan điều tra triệu tập X đến lấy lời khai và lời khai của X phù hợp
với lời khai của ông H đã trình bày với cơ quan điều tra. Trong quá trình hỏi cung,
bị can A đã trình bày với cơ quan điều tra là do B khoẽ hơn mình mà lại đánh mình
trước nên đã không kìm chế được và cũng là để tự vệ nên A mới rút dao ra đâm.
Qua khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra thu được một con dao găm, trên
cán dao có dấu vân tay của A và trên lưỡi dao có dính vết máu thuộc nhóm máu
của B.
Hỏi:
a. Hãy xác định các loại phương tiện chứng minh trong vụ án nói trên.
Các loại phương tiện chứng minh trong vụ án trên là:
-Vật chứng: Con dao găm cơ quan điều tra thu được tại hiện trường có dính vết
máu thuộc nhóm máu của B.
-Lời khai của của những người tham gia tố tụng:
+Bị can A;
+Nhân chứng X
-Kết luận giám định:
+Dấu vân tay của A;
+Xác định nhóm máu dính trên dao và nhóm máu của B.
-Các biên bản lấy lời khai:
+Nhân chứng X;
+Bị can A.
b. Hãy xác định các loại chứng cứ trong các phương tiện chứng minh này.
-Chứng cứ trực tiếp: Con dao găm; vết máu thuộc nhóm máu của B; dấu vân tay
của A và lời khai của A.
-Chứng cứ gián tiếp: Lời khai của ông H và con trai tên X.
-Chứng cứ gốc: Biên bản khám nghiệm hiện trường; biên bản ghi lời khai của bị
can A; biên bản khám nghiệm tử thi; biên bản của cơ quan giám định dấu vân tay
của A và nhóm máu của nạn nhân.
-Chứng cứ thuật lại: Biên bản ghi lời khai của ông H và con trai tên X.
-Chứng cứ buộc tội: A đuổi theo và đâm vào lưng B một nhát dao; B chết trên
đường đi cấp cứu.
-Chứng cứ gỡ tội: B khõe hơn A; B đánh trước; B đấm một cú vào mặt A, khai báo
trung thực của A.
31. Thẩm phán chủ toạ phiên toà tình cờ biết được một số tình tiết của vụ án mà
mình đang xét xử. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án
chuyển từ viện kiểm sát qua. Khi thực hiện hoạt động xét xử thẩm phán có được sử
dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án
không? Tại sao?
Không. Những tình tiết của vụ án được xem là chứng cứ phải được thu thập theo
một trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định. Việc tình cờ biết được một số tình tiết
vụ án chưa phải là chứng cứ để kết luận vụ án. Trách nhiệm thu thập thông tin,
chứng cứ là của cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong quá trình khởi tố và truy tố
vụ án. Giới hạn của việc xét xử được quy định tại Điều 196 BLTTHS: “Tòa án chỉ
xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa
án đã quyết định đưa ra xét xử…”
32. Trinh sát HS trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm.
Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Toà án có quyền sử
dụng các thông tin này bằng cách mời trinh sát hình sự tham gia với tư cách là
người làm chứng không? tại sao?
Có. Tòa án có quyền triệu tập trinh sát HS tham gia với tư cách người làm chứng
tại phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà trong hồ sơ vụ án chưa được
phản ánh, các tài liệu đạ có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải
được công bố tại phiên tòa (Điều 214 BLTTHS). Nếu đó là những tình tiết quan
trọng mà trinh sát hình sự do tòa triệu tập với tư cách người làm chứng vắng mặt
thì hội đồng xét xử có thể quyết định hoãn phiên tòa (Điều 192 BLTTHS)
33. Xí nghiệp dược phẩm tỉnh A báo cho cơ quan điều tra biết đêm qua kho của xí
nghiệp đã bị kẻ gian đột nhập lấy đi một số dược liệu quý.Cùng ngày có người ở
gần kho dược liệu cho biết đã nhìn thấy một người lạ mặt lảng vảng ở khu vực kho
vào thời điểm xảy ra vụ trộm. Theo sự mô tả của người này, cơ quan điều tra đã
nhận diện được một người lạ mặt ở bến xe ô tô, qua kiểm tra hành chính thấy
người này mang 3 kg thuốc phiện.
Hỏi:
a. Theo quy định của pháp luật TTHS thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền bắt
người đó trong trường hợp nói trên hay không? Nếu có thì đó là bắt người trong
trường hợp nào?
Có. Việc bắt người này là trong trường hợp phạm tội quả tang lưu hành hàng cấm
(Đ48 BLTTHS).
b. Giả định người đó mang theo 3 Kg dược liệu quý và xác định đó là số dược liệu
lấy từ kho của xí nghiệp thì phải giải quyết như thế nào?
Nếu xác định 3 Kg thuốc phiện đó là dược liệu quý lấy từ kho của xí nghiệp dược
phẩm tỉnh A thì người đó sẽ bị bắt trong trường hợp khẩn cấp do phát hiện dấu vết
của tội phạm là trộm cắp và tẩu tán hàng cấm (Điều 81 BLTTHS).
34. Trong khi tuần tra, anh A (là cảnh sát khu vực) phát hiện B và C đang trộm cắp
tài sản của ông H, anh A đã bắt đựoc B, còn C bỏ chạy không bắt được. Sáng hôm
sau trên đường đi đến trụ sở cơ quan anh A phát hiện C đang ngồi trong quán cà
phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C.
Hỏi việc bắt B và C là đúng hay sai? Tại sao?
Việc bắt B và C là đúng, vì:
-Khi tuần tra Cảnh sát khu vực A phát hiện trộm cắp tài sản và bắt được B đây là
trường hợp bắt người phạm tội quả tang (Đ 48 BLTTHS).
-Trường hợp phát hiện dấu vết tội phạm (trộm cắp tài sản) ở C nếu xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc C bỏ trốn thì việc bắt C là trường hợp bắt người trong trường
hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS).
35. A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với khoản 1 Điều 104
BLHS. B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên cơ quan điều tra nhận thấy hành vi
phạm tội của A cần phải điều tra, truy tố và xét xử để phục vụ cho công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy cơ quan điều tra đã khởi tố VAHS trên với lý
do vì lợi ích chung cho xã hội.
Hỏi: Việc khởi tố trên của cơ quan điều tra đúng hay sai? Tại sao?
Việc khởi tố trên của cơ quan điều tra là sai. Vì theo quy định tại Điều 105 Bộ luật
TTHS: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104,
105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171của Bộ luật hình sự chỉ được
khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của
người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất…”
36. A đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của B, tài sản trị giá 3 triệu đồng. B đã
tố giác hành vi phạm tội của A với cơ quan công an.
a. Hãy xác định trình tự khởi tố vụ án hình sự nói trên?
Trình tự khởi tố vụ án hình sự theo các bước như sau:
-Tiếp nhận thông tin từ việc tố giác của công dân B.
-Kiểm tra và xác minh các tin tức về tội phạm A để xác định dấu hiệu tội phạm. Ở
đây A đã phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS.
-Cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự đối với A.
b. Sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố, trong quá trình điều tra, A và B đã tự
thỏa thuận phần bồi thường. B đã làm đơn yêu cầu cảnh sát điều tra đình chỉ điều
tra. Nêu hướng giải quyết vụ án của cơ quan điều tra?
Tuy B đã làm đơn yêu cầu cảnh sát điều tra đình chỉ điều tra do A và B đã tự thỏa
thuận bồi thường, nhưng đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử mà
không đình chỉ điều tra do đây là vụ án về tội trộm cắp tài sản không quy định tại
Điều 105 BLTTHS (khởi tố theo yêu cầu của người bị hại).
c. Thẩm quyền khởi tố vụ án này thuộc cơ quan nào khi:
-A là dân thường.
-A là kiểm sát viên.
-A là quân nhân đã bị loại ngũ.
(Cho biết A có đủ điều kiện của 1 chủ thể tội phạm)
-Nếu A là dân thường hoặc là quân nhân đã bị loại ngũ thì thẩm quyền khởi tố
thuộc cơ quan công an điều tra.
-Nếu A là kiểm sát viên thì thẩm quyền khởi tố thuộc cơ quan điều tra của Viện
kiểm sát.
37. Nguyễn Văn A là quân nhân thuộc đơn vị Q về nghĩ phép tại huyện X. Khi nghĩ
phép, A đã rủ B là dân thường trong cùng huyện X đi cướp tài sản của C, là người
cũng trong huyện X.
Hỏi: Vụ án này do cơ quan nào có thẩm quyền điều tra? Tại sao?
Nguyễn Văn A là quân nhân phạm tội thì thẩm quyền điều tra thuộc cơ quan quân
sự.
B là dân thường thuộc thẩm quyền điều tra của công an nhân dân.
Tuy nhiên, việc đi cướp tài sản của C thì A và B là đồng phạm. Căn cứ phân định
thẩm quyền điều tra là dựa vào thẩm quyền xét xử của tòa án. Vụ cướp tài sản có
dính líu đến quân nhân nên việc điều tra sẽ do cơ quan điều tra quân sự thụ lý do
không thể tách rời vụ án để xét xử.
38. Nguyễn Văn A là quân nhân, nhập ngũ ngày 1/12/1995 đến ngày 1/12/1997
được xuất ngũ về địa phương sinh sống tạo Đồng Nai. Ngày 1/2/1998 A xuống đơn
vị cũ để thăm một số bạn bè. Lợi dụng sơ hở của đơn vị, A đã trộm một khẩu súng
AK và vượt biên sang Campuchia thì bị bắt giữ. Quá trình điều tra được biết:
Ngày 1/1/1995 A phạm tội cướp tài sản của ông H tại Đồng Nai. Trong thời gian
phục vụ trong quân đội, A đã trộm một số quân trang của anh em trong đơn vị đem
bán kiếm tiền tiêu xài.
Hỏi: Trong các vụ án trên, cơ quan nào có thẩm quyền điều tra?
Trong các vụ án trên thì thẩm quyền điều tra được phân định như sau:
-Tuy Nguyễn văn A là quân nhân xuất ngũ nhưng việc phạm tội có liên quan đến
thiệt hại cho quân đội như: Trộm súng và vượt biên; trộm quân trang của anh em
trong đơn vị nên 2 vụ án này thuộc thẩm quyền điều tra của quân sự.
-Trường hợp A phạm tội cướp tài sản của ông H tại Đồng Nai trước khi nhập ngũ
thì vụ cướp tài sản này không ảnh hưởng đến bí mật quân đội hay gây thiệt hại cho
quân đội nên thẩm quyền điều tra thuộc về công an điều tra vì thời điểm phạm tội
Nguyễn Văn A chưa nhập ngũ chưa phải là quân đội.
39. Nguyễn Văn H cướp xe Dream II của M tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sau đó
mang đến Hải Phòng tiêu thụ. Tại Hải Phòng H đã tìm đến N chủ hiệu sửa chữa ô
tô, xe máy tại quận Hồng Bàng gạ bán chiếc xe đó. N nhận lời mua và đã trả cho H
một số tiền, số tiền còn lại hẹn sẽ trả vào một ngày sau đó. Sau khi biết chiếc xe
Dream II là của gian nên N cố tình không trả số tiền còn lại. H đã tức nên đánh N
gây thương tích với tỷ lệ là 35%.
Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra các vụ án trên.
-Việc cướp xe Drem II xảy ra tại Quận Hoàn Kiếm thì thẩm quyền điều tra là cơ
quan công an Quận Hoàn Kiếm.
-Việc H đánh N gây thương tích tỷ lệ 35% tại Quận Hồng Bàng, Hải Phòng thì
thẩm quyền thuộc cơ quan công an Quận Hòa Kiếm tiến hành điều tra. Việc tiêu
thụ xe gian cũng sẽ được xem xét tại đây.
Theo quy định tại Điều 110 BLTTHS: “ … Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều
tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường
hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm
quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”
40. Nguyễn Văn H là quân nhân được đơn vị cho nghĩ phép về huyện X. H đã rủ B
là người cùng huyện trộm cắp tài sản của C. Vụ án bị phát hiện, H và B bị bắt và bị
VKS đưa ra truy tố trước tòa án. Hãy xác định tòa án nào có quyền xét xử các vụ
án trên nếu:
-C là sĩ quan quân đội.
-C là dân thường.
-C là dân thường, H đã có quyết định loại ngũ sau khi phạm tội.
-Nếu H là quân nhân thì C dù sĩ quan quân đội hay dân thường điều do thẩm quyền
xét xử của Tòa án quân sự. B là đồng phạm, do không thể tách rời vụ án để xét xử
nên B cũng do tòa án quân sự xét xử.
-Nếu H đã có quyết định loại ngũ, C là dân thường thì vụ án sẽ thuộc thẩm quyền
xét xử của tòa án địa phương nơi xảy ra vụ trộm cắp.
41. Tòa án nhân dân quận 3 thành phố HCM đã thụ lý VAHS đối với A về tội trộm
cướp tài sản. Trong khi chuẩn bị xét xử Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên
tòa thấy vụ án này không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND quận 3 nên cần
chuyển vụ án cho tòa án khác.
Hãy xác định thẩm quyền quyết định chuyển vụ án nói trên thuộc về ai và tòa án
cấp nào nếu:
-Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND quận 5 của Thành phố HCM.
-Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thành phố HCM.
-Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
-Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án tỉnh Đồng Nai.
-Trong các trường hợp nói trên thì trường hợp nào không cần phải làm lại cáo
trạng.
-Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân Quận 5 hoặc thuộc thẩm
quyền xét xử của tòa án nhân dân thành phố HCM thì thẩm quyền quyết định
chuyển vụ án do Chánh án tòa án nhân dân Quận 3 quyết định.
- Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của huyện Long Thành tỉnh đồng Nai hoặc
của tòa án tỉnh Đồng Nai thì việc chuyển vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân thành phố HCM.
-Những trường hợp chuyển vụ án trên thì việc chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân
Quận 5 và Tòa án nhân dân thành phố HCM thì không cần phải làm lại bản cáo
42. Tòa án nhân dân huyện K mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với H về tội trộm
cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS. Sau khi xét hỏi, VKS viện K rút toàn bộ
quyết định truy tố đối với H. Hãy nêu hướng giải quyết của hội đồng xét xử nếu:
-Khi nghị án thấy có căn cứ xác định bị cáo vô tội.
-Khi nghị án thấy có căn cứ xác định bị cáo có tội.
Sau khi xét hỏi, VKS K rút toàn bộ quyết định truy tố đối với H. Theo quy định tại
Điều 195 BLTTHS thì Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
-Nếu có căn cứ xác định bị cáo vô tội thì Hội đồng xét xử phải tuyên bố bị cáo
không có tội, nếu bị cáo đang bị tạm giam thì phải trả tự do cho bị cáo ngay tại
phiên tòa (Điều 227 BLTTHS).
- Nếu có căn cứ xác định bị cáo có tội thì sau khi Hội đồng tuyên án nếu có mức
phạt tù thì việc bắt tạm giam bị cáo phải theo đúng Điều 228 BLTTHS.
43. Nguyễn Văn A bị truy tố và đưa ra xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS. Tòa
án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS tuyên phạt A 5 năm tù và buộc
bồi thường 15 triệu đồng về tội cố ý gây thương tích.
-Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt.
-Người bị hại kháng cáo yêu cầu giảm hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, VKS cùng cấp và người bị hại bổ sung kháng nghị, kháng
cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại.
Hãy nêu cách giải quyết của tòa án cấp phúc thẩm.
Đối với những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo,
Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu
tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Tòa án
ra quyết định. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị tăng hình phạt người bị
hại kháng cáo giảm hình phạt thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét để áp dụng
tăng, giảm hình phạt hoặc giữ nguyên bản án của toà án cấp sơ thẩm.
Tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng
cáo của người bị hại.
44. Lê Văn H phạm tội trộm cắp tài sản của xí nghiệp X trị giá 80 triệu đồng, H đã
bị viện kiểm sát huyện A truy tố theo khoản 2 Điều 138 BLHS. Tòa án huyện A áp
dụng khoản 1 Điều 138 BLHS tuyên phạt H 3 năm tù và buộc bồi thường 45 triệu
đồng về tội trộm cắp tài sản.
-VKS cùng cấp và cấp trên trực tiếp kháng nghị yêu cầu áp dụng khoản 2 Điều 138
BLHS.
-Xí nghiệp X kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt.
-Tòa án cấp phúc thẩm đã áp dụng khoản 2 Điều 138 BLHS. Tuyên phạt H 6 năm
tù và buộc bồi thường 80 triệu đồng.
Hãy nhận xét việc giải quyết vụ án của tòa án các cấp.
Việc xét xử của Tòa án nhân dân huyện A khi tuyên phạt H là phải căn cứ theo các
quy định của BLHS về hành vi trộm cắp tài sản. Khi quyết định hạ khung hình
phạt cho H phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ được BLHS quy định là dấu hiệu
định khung hình phạt (Điều 46 BLHS), nếu trường hợp H không có các điều kiện
trên thì tòa án cấp sơ thẩm phải xét xử khoản 2 Điều 138 BLHS theo truy tố của
VKS huyện A.
Việc bồi thường thiệt hại thì phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp (điều 42 BLHS), việc giải quyết trả 45 triệu đồng của Tòa
sơ thẩm là không đúng theo quy định.
Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 249 của BLTTHS về sửa bản án sơ thẩm áp
dụng trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị và người bị hại kháng cáo yêu
cầu thì tòa án câp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về
tội nặng hơn.
Tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của
người bị hại, nguyên đơn dân sự.
Như vậy, việc tòa án cấp phúc thẩm xét xử sửa lại bản án của tòa án cấp phúc thẩm
lòa có căn cứ theo đúng quy định của BLHS và BLTTHS.
45. Tòa án sơ thẩm phạt A 2 năm tù và buộc bồi thường cho người bị hại 6 triệu
đồng, B một năm 6 tháng tù và buộc bồi thường cho người bị hại 5 triệu đồng. A
kháng cáo đề nghị tăng mức bồi thường đối với B.
Nêu hướng giải quyết của tòa án cấp phúc thẩm trong các trường hợp sau:
-Có căn cứ đòi tăng bồi thường đối với B.
-Có căn cứ giảm bồi thường đối với B.
-Không có căn cứ tăng và giảm bồi thường.
Căn cứ theo Điều 249 BLTTHS thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ có hướng giải quyết
như sau:
-Do không phải kháng cáo của VKS và người bị hại mà là kháng cáo của bị cáo về
đòi tăng bồi thường đối với B thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ không xem xét và giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
-Nếu có căn cứ giảm bồi thường đối với B thì tòa án cấp phẩm có thể sẽ sửa lại bản
án sơ thẩm và giảm nhẹ bồi thường thiệt hại đối với B.
-Nếu không có căn cứ tăng hay giảm bồi thường thiệt hại đối với B thì tòa án cấp
phúc thẩm giữ nguyên quyết định bản án của tòa án cấp sơ thẩm.
46. Ngày 1/1/1990 A phạm tội giết người bị CQĐT khởi tố và bắt tạm giam, đến
ngày 1/5/1990 CQĐT làm kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đến VKS. Ngày
2/5/1990 VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn (từ tạm giam đến sang biện pháp cấm
đi khỏi nơi cư trú). Ngày 1/7/1990, VKS có quyết định truy tố, hồ sơ được chuyển
đến tòa án. Ngày 2/7/1990 Tòa án ra quyết định tạm giam A, ngày 2/11/1990 Tòa
án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A hình phạt tù chung thân.
Vì không có kháng cáo, kháng nghị nên ngày 3/12/1990 Tòa án đã xét xử sơ thẩm
ra quyết định đưa bản án ra thi hành.
Ngày 1/1/1992, A bị bệnh nặng nên đã làm đơn gửi đến ban giám thị trại giam và
VKS. Hai cơ quan này chuyển đơn của A đến tòa án. Sau khi xem xét, Tòa án đã ra
quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Đến ngày 1/1/1993, A khỏi bệnh. Tòa án ra
quyết định tiếp tục thi hành án.
Câu hỏi:
a. Anh chị hãy nêu nhận xét của mình về việc giải quyết vụ án của các cơ quan nói
trên.
- Trường hợp phạm tội của A là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, theo
điều 166 BLTTHS thì trong thời hạn ba mươi kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và
bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định như: Truy
tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Đình chỉ
hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng viện kiểm sát có
thể gia hạn, nhưng không quá ba mươi ngày. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm
sát có
- A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khi nhận hồ sơ từ cơ quan điều tra chuyển đến
VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam đến cấm đi khỏi nơi cư trú là chưa
đúng tính chất nghiêm trọng của vụ án.
- Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với A trong trường hợp bị bệnh
nặng của Tòa án là đúng theo quy định tại Điều 262 BLTTHS.
b. A phải chấp hành tối thiểu là bao nhiêu năm tù nếu xét giảm trong trường hợp
thông thường và trong trường hợp xét giảm đặc biệt.
Theo Điều 34 BLHS thì tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng
đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử
hình. Việc xét giảm án đối với người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm
xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế
chấp hành hình phạt là 20 năm đối với trường hợp xét giảm thông thường quy định
tại Điều 58 BLHS. Việc xét giảm trong trường hợp đặc biệt thì tòa án có thể xét
giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy
định đối với trường hợp xét giảm thông thường.
47. A và B dùng súng đi săn, thấy bụi cây lay động, A nghĩ là thú rừng nên đã
nhằm bắn vào bụi cây đó, khi đến nơi thì thấy có 1 xác người, trên ngực có vết đạn.
A bị khởi tồ về tội vô ý làm chết người. Trên cơ sở lời khai của A và B, biên bản
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tòa án đã xét xử và phạt A bốn năm
tù; 3 năm sau khi bốc mộ, người nhà nạn nhân nhặt được 2 viên đạn súng trường
lẫn trong xương (khác với loại đạn mà A đã bắn) và đem nộp cho cơ quan điều tra.
Hỏi vụ án này cần được kháng nghị và giải quyết theo thủ tục nào? Tại sao?
-Nếu xác định chính xác nạn nhân trước khi bị chết chưa tùng bị thương do đạn và
việc bốc mộ không lẫn lộn người khác thì vụ án này là một trong những căn cứ cần
được kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm do có sự vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử (điều 273 BLTTHS) do biên bản
khám nghiệm tử thi không đúng với sự thật.
-Việc Giám đốc thẩm là xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án Điều
272 BLTTHS).
-Như vậy căn cứ theo Điều 274 BLTTHS thì mọi công dân (ở đây là người nhà nạn
nhân) có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và Quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực của pháp luật và thông báo cho những người có quyền
kháng nghị quy định tại Điều 275 BLTTHS như: Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án tòa án quân sự Trung
ương; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án tòa án nhân dân
cấp Tỉnh và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp Tỉnh để tiến hành kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm và quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án đối với A.
48. A bị xét xử về tội giết người, khi phải chấp hành hình phạt A kêu oan và khai
rằng chính ông H là bố vợ của A đã giết B vì lý do thù tức cá nhân, nhưng vì
thương ông quá già yếu, lại giúp đỡ A rất nhiều nên đã nhận tội thay ông. Qua xác
minh thì công an cũng được ông H khẳng định đúng như vậy.
Hỏi: Bản án có bị kháng nghị không? Theo thủ tục và căn cứ nào?
Bản án sẽ do cơ quan công an trình báo những người có thẩm quyền kháng nghị để
tiến hành việc kháng nghị.
Do bản án đã có hiệu lực của pháp luật và đã hết thời hạn kháng cáo kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm nên trường hợp trên phải được kháng nghị theo thủ tục
Giám đốc thẩm.
-Việc Giám đốc thẩm là xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án Điều
272 BLTTHS).
49. Nguyễn Văn A phạm tội cướp giật tài sản, bị cơ quan điều tra tạm giam (khi bị
bắt A được 17 tuổi) và VKS truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS. Tòa án quyết
định đưa vụ án ra xét xử khi H đã 18 tuổi, vì vậy tòa án không yêu cầu đoàn luật sư
cử người bào chữa. Tại phiên tòa A và gia đình cũng không yêu cầu người bào
chữa. Sau khi xem xét, tòa án đã áp dụng khoản 1 Điều 136 tuyên A 3 năm tù về tội
danh trên. Hãy nhận xét việc giải quyết của cơ quan THTT.
- Viện kiểm sát truy tố A theo khoản 1 Điều 136 BLHS về tội cướp giật tài sản với
mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
thì đối với một người có đủ năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự có mức phạt
tùlà 3 năm.
- Khi đưa ra xét xử Tòa án không yêu cầu Đoàn Luật sư bào chữa theo Quy định
đối với người chưa thành niên là đúng vì lúc này A đã 18 tuổi có đủ năng lực hành
vi chịu trách nhiệm hình sự.
- Việc áp dụng khoản 1 Điều 136 của Tòa án và đưa ra mức phạt tù là 3 năm là
không đúng theo quy định của BLHS. Tại khoản 1 Điều 74 BLHS quy định đối với
người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu điều luật áp dụng quy định
hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất áp dụng không quá ¾ mức phạt
tù mà điều luật quy định. Như vậy, trường hợp của A chỉ chịu trách nhiệm hình sự
bằng hình phạt tù có thời hạn là 3năm x ¾ = 36tháng x ¾ = 27 tháng tù giam. Do A
đã bị tạm giam 1 năm tại cơ quan điều tra nên A chỉ chấp hành hình phạt tù còn lại
là 15 tháng.
50. A phạm tội khi 17 tuổi 2 tháng. Trong quá trình tiến hành khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử sơ thẩm A đã là người thành niên. Vậy khi giải quyết vụ án này, cơ quan
THTT có phải áp dụng thủ tục đặc biệt cho A với tư cách là người chưa thành niên
không? Tại sao?
Có. Vì khi phạm tội A trên 16 và dưới 18 tuổi, tại khoản 1 Điều 74 BLHS …
Như vậy, khi giải quyết vụ án này cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng thủ tục
đặc biệt cho A.