Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 13.2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.75 KB, 3 trang )

ĐỀ BÀI 13
Công ty UNI Việt Nam có trụ sở tại huyện X tỉnh B ký hợp đồng đại lý
giao cho công ty T có trụ sở tại quận T thành phố H tiêu thụ phân đạm. khi
thanh lý hợp đồng số 01/01 công ty T xác nhận còn nợ của công ty UNI một
trăm triệu đồng. khi ký hợp đồng số 02/ĐL hai bên thỏa thuận số tiền còn
thiếu( một trăm triệu đồng) của hợp đồng số 01 chuyển qua thanh toán cùng
hợp đồng số 02. Trong quá trình thực hiện hợp đồng số 02, công ty T vi phạm
nghĩa vụ trả tiền nên công ty UNI khởi kiện đòi công ty T trả một trăm triệu
đồng còn nợ của hợp đồng số 01 và tiền hàng còn thiếu của hợp đồng số 02.
Tòa án cấp sơ thẩm tách khoản nợ một trăm triệu đồng để giải quyết bằng một
vụ án khác. Hỏi:
a) Việc tách vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng hay sai và giải thích
rõ tại sao?
b) Xác định Tòa án có thẩm quền giải quyết vụ việc trên và giải thích
tại sao?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a) Việc tách vụ án của tòa án cấp sơ thẩm là đúng:
Nhập hoặc tách vụ án là một thủ tục tố tụng do Tòa án (nơi đang thụ lý
giải quyết) xem xét và quyết định – nếu các bên đương sự có yêu cầu hoặc tòa
xét thấy cần thiết – trên cơ sở vẫn bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp
luật. Theo khoản 2 điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 “Toà án có thể
tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc
tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.”.
Về nguyên tắc, việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có
nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh
hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ án phải
đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của
đương sự. Trong vụ việc trên số nợ một trăm triệu đồng là số nợ ở hợp đồng
01 mặc dù hai bên đã thỏa thuận số nợ này chuyển qua thanh toán cùng hợp
đồng số 02.việc tách vụ án này là hợp lý vì việc tách khoản nợ một trăm triệu
đồng ở hợp đồng 01 có thể giải quyết độc lập mà không ảnh hưởng đến việc


giải quyết tiền hàng còn thiếu của hợp đồng số 02 của công T. ngoài ra nhằm
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức; tòa án cũng phải xem xét hoặc có thể yêu cầu điều tra về khoản nợ một
trăm triệu đồng còn nợ ở hợp đồng 01 của công ty T. Việc tách như vậy sẽ dễ
dàng và nhanh chóng cho việc nghiên cứu xem xét của Tòa án hoặc việc điều
tra của cơ quan điều tra.
Như vây việc tách vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng.
b) Xác định Tòa án có thẩm quền giải quyết vụ việc trên
Trong vụ việc trên ta thấy tranh chấp ở đây là tranh chấp về kinh
doanh, thương mai trong lĩnh vực đại lý. căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 33
Bộ luật Tố tụng dân sư 2005: “ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: b) Tranh
chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i
khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;” và theo điểm d khoản 1 điều 29: “Đại
diện, đại lý;”. Nên Tòa án có thẩm quền giải quyết vụ việc trên thuộc Thẩm
quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 35 Bộ luật TTDS 2005: Thẩm quyền
giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau: “
Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; “
Từ các căn cứ trên thì Tòa án có thẩm quền giải quyết vụ việc trên là
Tòa án thành phố H.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Tư pháp, 2005;
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2005;

3. Trần Anh Tuấn, “ Nhập, tách vụ án dân sự - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Tạp chí TAND, số 3/2005, tr .14 – 16.
4. Nhập/tách vụ án ( )

×