Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 17 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.68 KB, 5 trang )

Bài tập cá nhân tuần 1 Môn Luật tố tụng dân sự
ĐỀ BÀI 17
Anh A có hộ khẩu thường trú tại quận HB thành phố HP kết hôn với chị P
có hộ khẩu thường trú tại thành phố MT thuộc tỉnh TG. Sau khi kết hôn năm
2000 anh A và chị B có mua chung một căn nhà tại quận 1 thành phố H và sống
chung tại đây cho tới 12/2005 nhưng chưa chuyển hộ khẩu.Cũng trong thời gian
này anh chị có hùn vốn mua chung với anh C một lô đất tại quận BT thành phố
H. Do mâu thuẫn vợ chồng từ tháng 1/2006 chị B bỏ về sinh sống tại thành phố
MT thuộc tỉnh TG (có đăng ký tạm trú). Ngày 1/3/2007 anh A gửi đơn đến tòa
án quận 1 thành phố H yêu cầu xin ly hôn với chị B và chia tài sản chung vợ
chồng. Hỏi:
a) Theo anh (chị), tòa án quận 1 thành phố H có thẩm quyền giải quyết vụ
án không? Tại sao?
b) Giả sử anh A và chị B không yêu cầu ly hôn mà chỉ yêu cầu giải quyết
tranh chấp tài sản chung của vợ chồng. Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải
quyết?
BÀI LÀM
1. Theo em, toà án quận 1 thành phố H không có thẩm quyền giải quyết
vụ án trên.
Theo dữ kiện của đề bài thì có thể xác định đây là vụ án về ly hôn, chia tài
sản khi ly hôn theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (BLTTDS),
trong đó anh A là nguyên đơn, chị B là bị đơn. Vấn đề là Tòa án theo lãnh thổ
nào sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án trên?
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS thì Tòa án có thẩm quyền giải
quyết vụ án này là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn. Theo quy
định tại Điều 52 BLDS 2005 và Điều 12 Luật cư trú 2006 thì nơi cư trú của một
cá nhân được hiểu là nơi người đó thường xuyên sinh sống, ổn định, không có
thời hạn ở một chỗ nhất định và có hộ khẩu thường trú. Trường hợp cá nhân
Lê Thị Vân Anh KT32B035
1
Bài tập cá nhân tuần 1 Môn Luật tố tụng dân sự


không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư
trú của người đó là nơi tạm trú (nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký
thường trú) và có đăng ký tạm trú. Khi không xác định được nơi cư trú của cá
nhân thì nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có
phần lớn tài sản (nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi) cũng được coi là nơi
cư trú.
Ở đây anh A và chị B đã sống chung ở quận 1 thành phố H từ năm 2000
đến 12/2005 nhưng chưa chuyển khẩu, đến tháng 1/2006 chị B đã về sống tại
thành phố MT thuộc tỉnh TG (có đăng ký tạm trú). Vậy trường hợp này nơi cư
trú của chị B được xác định là thành phố MT thuộc tỉnh TG (nơi chị B có hộ
khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú). Như vậy, Tòa án quận 1 thành phố H
không có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp này anh A nếu muốn
Tòa án quận 1 thành phố H giải quyết thì phải thỏa thuận được bằng văn bản với
chị B về việc yêu cầu tòa án nơi anh A cư trú, làm việc giải quyết theo điểm b
khoản 1 Điều 35 BLTTDS.
Sẽ có ý kiến cho rằng vì khối tài sản chung của anh A chị B là bất động
sản thì phải áp dụng điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS để giải quyết, theo đó,
tòa án quận 1 thành phố H vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ án. Theo em ý kiến
này không hợp lý vì đối với một vụ án ly hôn có kèm yêu cầu phân chia tài sản
thì về nguyên tắc Tòa án phải giải quyết ly hôn trước rồi mới tiến hành chia tài
sản được, nếu không có vấn đề ly hôn thì sẽ trở thành chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó Tòa án cũng không thể tách vụ án ra làm
hai để giải quyết được mà phải giải quyết luôn trong một vụ án, cho nên trường
hợp này, tòa án có thẩm quyền giải quyết phải là tòa án nơi cư trú của bị đơn
nếu các bên không có thỏa thuận khác.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là toà án quận 1 thành phố H hoặc
tòa án quận BT thành phố H tùy theo yêu cầu của nguyên đơn.Vì:
Lê Thị Vân Anh KT32B035
2
Bài tập cá nhân tuần 1 Môn Luật tố tụng dân sự

Nếu anh A và chị B không yêu cầu giải quyết ly hôn mà chỉ yêu cầu giải
quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng thì có thể xem đây là tranh chấp
về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vì về mặt pháp lý thì
hôn nhân của hai người vẫn tồn tại (hôn nhân chỉ chấm dứt về mặt pháp lý khi ly
hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết). Do đó, tranh
chấp về vấn đề này sẽ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 BLTTDS.
Theo tình huống của đề bài thì sau khi kết hôn anh A và chị B đã mua
chung một căn nhà tại quận 1 thành phố H, đồng thời có hùn vốn mua chung với
anh C một lô đất tại quận BT thành phố H. Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Hôn
nhân và gia đình 2000 thì căn nhà và lô đất trên chính là tài sản chung của vợ
chồng. Như vậy tài sản chung mà vợ chồng anh A chị B có tranh chấp chính là
căn nhà và phần quyền sử dụng lô đất, được xác định là tranh chấp về bất động
sản bởi vì đối tượng của vụ tranh chấp này chính là bất động sản.
(1)
.
Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 BLTTDS thì Toà án nơi có bất động sản có
thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Quy định này được
xây dựng dựa trên quan niệm Toà án nơi có bất động sản là Toà án có điều kiện
tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp vì tất cả các hồ sơ, giấy tờ về bất động
sản do cơ quan quản lý bất động sản nắm giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng,
nguồn gốc của bất động sản…
(2)
. Tuy nhiên, theo tình huống đề bài thì tài sản
tranh chấp là bất động sản của hai vợ chồng có ở những địa phương khác nhau
(nhà thì ở quận 1 thành phố H, lô đất thì ở quận BT thành phố H), căn cứ điểm i
khoản 1 Điều 36 BLTTDS thì trường hợp này nguyên đơn có quyền lựa chọn
Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết mà không cần điều kiện nào
(theo hướng dẫn tại mục 5 phần I nghị quyết số 01/2005/NQ_HĐTP). Có nghĩa
là Tòa án quận 1 thành phố H và tòa án quận BT quận H đều có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp này, tùy thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn.

Lê Thị Vân Anh KT32B035
3
Bài tập cá nhân tuần 1 Môn Luật tố tụng dân sự
(1)
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 thì bất động sản bao gồm:đất đai; những công trình xây dựng
gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất
đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
(2)
đọc “thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất”_Trần Anh Tuấn, tạp
chí nghiên cứu lập pháp, số 7 (144) tháng 4/2009, tr 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2009.
2. Trần Anh Tuấn, “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp về quyền sử dụng đất”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7 (144)
tháng 4/2009
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
4. Bộ luật dân sự 2005.
5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
6. Luật cư trú năm 2006.
7. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của
BLTTDS.
8. Website:
- />- />khi-ly-hon.htm
Lê Thị Vân Anh KT32B035
4
Bài tập cá nhân tuần 1 Môn Luật tố tụng dân sự
- />ve-chia-tai-san-chung-la-nha-dat-khi-ly-hon&u=dt&id=323
Lê Thị Vân Anh KT32B035

5

×