Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty Giầy Thượng Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.42 KB, 78 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá khiến các quốc gia xích lại gần
nhau hơn bằng việc xoá bỏ các rào cản kinh tế, Việt Nam không nằm ngoài
quy luật đó. Sau 11 năm thương lượng căng thẳng, Việt Nam trở thành thành
viên trẻ nhất của tổ chức thương mại thề giới (WTO). Việc này sẽ gây ra
nhiều tác động đến nền kinh tế và tạo thêm nhiều cơ hội cũng như thách thức
mới cho các doanh nghiệp.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là một
doanh nghiệp lớn có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu giầy dép, gia nhập
WTO – cơ hội mới cho xuất khẩu giầy dép đối với công ty đã được mở ra.
Thấy được vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường trong kinh doanh
và sau khi thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu của công ty tôi thấy Châu Âu
là thị trường xuất khẩu chủ đạo của công ty (chiếm trên 90% kim ngạch xuất
khẩu), nhưng công ty cũng chỉ xuất khẩu sang được một số nước trong khu
vực, còn thị trường Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ đặc biệt là Hoa Kỳ đầy tiềm
năng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng
rất nhỏ. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu tôi đã chọn đề tài “Một số giải
pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty Giầy Thượng
Đình” làm chuyên đề thức tập của mình.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1- Giới thiệu khái quát về công ty Giầy Thượng Đình
Chương 2- Thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm
giầy tại công ty giầy Thượng Đình
Chương 3- Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty
Giầy Thượng Đình.
Do kiến thức thực tế và lý luận có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các cán
bộ nhân viên trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy: TS. Trần Việt Lâm
ThS. Vũ Trọng Nghĩa
Cùng các cán bộ nhân viên phòng Xuất Nhập Khẩu- công ty giầy


Thượng Đình đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 04 năm 2007
Sinh viên
Khiếu Thị Duyên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỂ CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1.1.1.Thông tin chung về công ty
Tên đầy đủ : Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy
Thượng Đình.
Tên giao dịch : Công ty Giầy Thượng Đình.
Tên giao dịch quốc tế : Thuong Dinh Footwear company.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: - sản xuất, kinh doanh giầy dép phục vụ xuất
khẩu và nội địa
: - sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nguyên phụ
liệu giầy dép
Loại hình DN : Công ty TNHH nhà nước một thành viên.
Mã số thuế : 0100100939 – 1
Thành lập : năm 1957
Địa chỉ : 227 Đường Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân –
Hà Nội.
Điện thoại : (84- 4) 8541262 – 8586628
Fax : (84-4) 8582063.
Email :
Website :
1.1.2.Các giai đoạn phát trỉên của công ty
Công ty Giầy Thượng Đình là doanh nghiệp TNHH nhà nước một thành
viên, chịu sự quản lý của Sở công nghiệp Hà Nội, chuyên sản xuất, kinh
doanh và xuất khẩu các mặt hàng giầy dép, được thành lập từ năm 1957, sau
50 năm hình thành và hoạt động, đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn

khác nhau, ta có thể chia làm bốn giai đoạn chính như sau:
1.1.2.1.Giai đoạn 1957 – 1960
Tháng 1/1957, công ty được thành lập với tên gọi là công ty 30, chịu sự
quản lý của Cục quân nhu Tổng cục hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhiệm vụ của công ty thời kỳ này là sản xuất giầy vải và mũ cứng để cung
cấp cho bộ đội thay thế dép cao su và mũ đan bằng tre lồng vải lưới nguỵ
trang.
Ngày 19/5/1975, đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, Cục trưởng Cục
quân nhu Quân đội nhân dân Việt Nam – Lương Nhân đã cắt băng khánh
thành phân xưởng sản xuất giày vải, mở đầu cho lịch sử sản xuất giầy vải
công nghiệp của nước ta. Sản phẩm của công ty 30 khi đó là mũ cứng và giầy
vải ngắn cổ còn rất khiêm tốn so với ngày nay.
Hai năm 1957 – 1958, tổng số mũ các loại công ty sản xuất đạt xấp xỉ
50.000 chiếc và lên đến 60.000 chiếc vào năm 1960.Cùng năm 1960, sản
lượng giầy vải ngắn cổ đạt 200.000 đôi.
1.1.2.2. Giai đoạn 1961 – 1972
Tháng 6/1961, công ty 30 tiếp nhận một đơn vị công tư hợp danh sản
xuất giầy dép là liên xưởng thiết kế giầy vải ở phố Trần Phú và phố Kỳ Đồng
(phố Tống Duy Tân ngày nay) và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khê.
Năm 1961 – năm đầu khi chuyển về Cục công nghiệp Hà Nội, sản lượng mũ
là: 63.288 chiếc và giầy vải là 246.362 đôi thì đến năm 1965, sản lượng mũ đã
lên đến 100.000 chiếc và đạt đến 320.000 đôi, đạt xấp xỉ 150% kế hoạch.
Cuối năm 1970, nhà máy cao su Thuỵ Khê sát nhập thêm công ty giầy
vải Hà Nội cũ ( với hai cơ sở Văn Hương – Chí Hằng). Công ty cao su Thuỵ
Khê mang tên mới là công ty giầy vải Hà Nội.
1.1.2.3. Giai đoạn 1973 – 1989
Ngày 1/4/1973, Phân xưởng mũ cứng của công ty tách thành công ty
mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn. Năm 1976, công ty giao phân xuởng may ở
Khâm Thiên để UBND TP Hà Nội thành lập trường cắt may Khâm Thiên
ngày nay. Đồng thời, công ty còn giao hai cơ sở ở Văn Hương và Cát Linh về

công ty cao su Hà Nội.
Tháng 6/1978, công ty giầy vải Hà Nội hợp nhất với công ty giầy vải
Thượng Đình cũ và lấy tên là công ty giầy Thượng Đình. Năm 1976, hội đồng
nhà thờ thế giới viện trợ 2 triệu USD cho việc xây dựng một nhà máy sản xuất
giầy vải. Vì thế, một dây chuyền đầu tiên sản xuất giầy vải công nghiệp được
lắp đặt tại Thượng Đình cũ. Lúc này, công ty đã có gần 3.000 cán bộ công
nhân viên, 8 phân xưởng sản xuất và 10 phòng ban nghiệp vụ. Sản lượng giầy
xuất khẩu năm cao nhất (1986) là 2,4 triệu đôi. Trong đó, riêng giầy xuất khẩu
sang Liên Xô là 1,8 triệu đôi.
Tháng 4/1989, công ty đã tách cơ sở 152 Thuỵ Khê để thành lập công
ty giầy Thuỵ Khê, sau khi tách ra công ty giầy vải Thượng Đình chỉ còn 1.700
cán bộ công nhân viên.
1.1.2.4. Giai đoạn 1990 đến nay
Năm 1990 – 1992, sau khi nghiên cứu nhiều mô hình sản xuất, các
chính sách của Nhà nước, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra một quyết định quan
trọng đó là vay vốn của ngân hàng ngoại thương để đầu tư nhập công nghệ
sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan và một số cán bộ đã tới đây để tìm đối
tác. Được sự đồng ý cho phép của UBND TP Hà Nội, phạm vi chức năng hoạt
động kinh doanh của công ty được phát triển, Thượng Đình trực tiếp nhập
khẩu và kinh doanh sản phẩm giầy dép cũng như nguyên vật liệu, máy móc
phục vụ cho sản xuất kinh doanh các sản phẩm giầy dép, ngoài ra còn có cả
kinh doanh dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy, công ty một lần nữa đổi tên
thành công ty Giầy Thượng Đình.
Hai năm 1996 – 1997, công ty đã đầu tư 250.000 USD để mua các
máy làm mút và pho mũi giầy, máy khâu và các loại chuyên dụng… Bởi vậy
các mặt hàng của công ty đã đạt chất lượng, được người tiêu dùng và đối tác
tín nhiệm.Sản phẩm của công ty đạt được nhiều danh hiệu như:
- Năm 1996 – 1997, sản phẩm của công ty đoạt giải TOPTEN. Năm
1997 công ty nhận giải thưởng Chất lượng Bạc do hội đồng quốc gia về chất
lượng trao tặng.

- Năm 1998, công ty đã xây dựng thành công hệ thống chất lượng ISO
9002 và ngày 1/3/1999 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002.
- Ngày 26/01/2001, sản phẩm của công ty đoạt giải vàng - giải về chất
lượng Việt Nam 2000 do bộ khoa học công nghệ và môi trường cấp.
- Năm 2002, giải vàng về chất lượng quốc gia Việt Nam, sản phẩm giầy
thể thao, giầy bảo hộ lao động là sản phẩm tiêu biểu của thành phố Hà Nội.
- Năm 2003, cúp vàng cho thương hiệu Giầy Thượng Đình.
Giầy Thượng Đình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Năm 1983: Huân chương lao động hạng III.
Năm 1984: Huân chương lao động hạng III.
Năm 1987: Huân chương lao động hạng II.
Năm 1997: Huân chương lao động hạng I.
Năm 2001: Huân chương độc lập hạng III
Huân chương chiến công hạng II
Năm 2002: Huân chương lao động hạng III.
1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất
kinh doanh, xuất khẩu thành phẩm các chủng loại sản phẩm da giầy.
Kinh doanh các sản phẩm da giầy tại thị trường trong nước.
Nhận xuất khẩu uỷ thác các sản phẩm da giầy theo yêu cầu của các cơ
quan đơn vị có nhu cầu.
Liên kết các đơn vị trong nước và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ
và kỹ thuật chuyên ngành da giầy.
Trong các năm qua công ty luôn nghiên cứu cải tiến mẫu mã đưa ra thị trường
các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình sản
xuất kinh doanh của mình công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn
vốn Nhà nước cấp, nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện chế độ ghi hoá đơn
chứng từ theo chế độ thanh toán của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh luật
pháp của Nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh và đường lối của
Đảng, sản xuất, kinh doanh ngành nghề cho phép. Nghiêm chỉnh chấp hành

chế độ bảo vệ lao động và ô nhiễm môi trường.
1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.2.1. Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
Công ty giầy Thượng Đình là công ty TNHH Nhà nước một thành viên,
do đó Nhà nước đóng vai trò là chủ sở hữu, là đơn vị hạch toán độc lập thuộc
Sở Công nghiệp TP Hà Nội.
Công ty được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp số:
2051013 loại hình doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh độc lập.
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Chủ tịch hội đồng quản
trị kiêm tổng giám đốc
công ty
Phó tổng giám đốc
kiêm giám đốc nhà
máy Hà Nam
Phó tổng giám đốc
phụ trách KTCN, chế
thử mẫu,
Phó tổng giám đốc
phụ trách sản xuất -
chất lượng sản phẩm
Phó tổng giám đốc
phụ trách thiết bị,
vệ sinh môi trường ,
an toàn lao động
Ban
HC,
BV,
ĐS
Phòng

tổng
hợp
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
chế
thử
mẫu
Phòng
KH-
VT
Phòng
SX-
GC
Phòng
QC
Phòng
tổ
chức
Phòng
kế
toán
tài
chính
Phòng
tiêu
thụ

Phòng
xuất
nhập
khẩu
P.HCq
uản
trị, y
tế
Phòng
bảo vệ
Các phân xưởng
sản xuất : cắt,
may, gò đế
Xưởng bồi Xưởng giầy
vải
Xưởng giầy thể
thao
Xưởng giầy
thời trang
Xưởng cơ
năng

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.2.1. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty:
Là người phụ trách chung điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, chỉ đạo công tác hoạch định chiến lược và các kế hoạch
sản xuất kinh doanh. Khi chiến lược và các kế hoạch được thông qua, Tổng
giám đốc trực tiếp triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực
hiện. Tổng giám đốc phụ trách chung hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
2000 trong toàn công ty.

Là người đứng đầu bộ máy quản trị công ty. Tổng giám đốc trực tiếp
thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân lực
và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ
công tác tổ chức trong bộ máy và bảo vệ chính trị nội bộ, chỉ huy điều hành
toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh.
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty.
1.2.2.2. Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc nhà máy Hà Nam:
- Có chức năng: Tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại
cơ sở sản xuất giầy da Hà Nam
- Nhiệm vụ:
- Ký duyệt các quyết định sản xuất theo kế hoạch chung của Tổng công ty
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan của nhà máy sản xuất giầy thể
thao xuất khẩu ở khu công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam
- Quyền hạn:
Có quyền yêu cầu các phòng ban thuộc Tổng công ty trong việc huy
động các nguồn lực cần thiết để hoàn thành kế hoạch Tổng công ty đã giao
Có quyền kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động tại các phân xưởng Hà Nam
1.2.2.3. Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất - chất lượng sản phẩm:
- Chức năng: Tham mưu, tư vấn cho Tổng giám đốc, xây dựng kế hoạch
ngắn hạn, dài hạn về hoạt động sản xuất và chất lượng của Công ty
- Nhiệm vụ:
Phụ trách công tác quản lý kế hoạch sản xuất ngắn hạn, tổ chức sản
xuất, tổ chức gia công bán thành phẩm và thành phẩm
Triển khai công tác sản xuất thử và sản xuất mẫu đối theo kế hoạch sản xuất
Phụ trách công tác lao động và định mức tiền lương chi tiết ở khu vực
sản xuất (quyết định điều phối lao động giữa các phân xưởng sản xuất và phê
duyệt thanh toán lương tuần của 2 phân xưởng may giầy thể thao và giầy vải).
Phụ trách công tác quản lý định mức, cấp phát vật tư trong toàn bộ

doanh nghiệp
Phụ trách hệ thống kho của công ty
Chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm và chất lượng giao
hàng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
Trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch của phòng kế hoạch - vật tư,
phòng sản xuất và gia công, xưởng sản xuất giầy vải và xưởng sản xuất giầy
thể thao.
- Quyền han:
Có quyền yêu cầu các phòng ban, phân xưởng thuộc thẩm quyền báo
cáo thường xuyên hay khi có tình hình mới phát sinh
Có quyền đề xuất với Tổng giám đốc những vấn đề liên quan tới lĩnh
vực phụ trách
1.2.2.4. Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật công nghệ, chế thử mẫu
- Chức năng: Phụ trách công tác định mức vật tư, công tác kỹ thuật công
nghệ và tạo mẫu
Phụ trách công tác đề tài, sáng kiến - cải tiến kỹ thuật.
- Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất thử và sản xuất mẫu đối và chịu
trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩn.
Trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật công nghệ, quảng cáo, bộ phận
hướng dẫn quá trình sản xuất, phòng chế thử mẫu.
- Quyền hạn:
Có quyền đôn đốc, kiểm tra các phòng ban về việc thực hiện kế hoạch
đề ra cũng như phát động các chương trình cải tiến
1.2.2.5. Phó tổng giám đốc phụ trách thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn
lao động:
- Chức năng: Tham mưu, tư vấn cho Tổng giám đốc, xây dựng kế hoạch
ngắn hạn, dài hạn về công tác thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động
trong công ty
- Nhiệm vụ:

Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị
sản xuất sản phẩm trong toàn công ty.
Phụ trách công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm định
hệ thống máy móc thiết bị, xem xét kế hoạch bổ sung thiết bị và phụ tùng
thay thế
Quản lý việc sử dụng điện, nước trong toàn công ty
Phụ trách đào tạo công nhân vận hành máy móc thiết bị.
Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống
cháy nổ, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường trong công ty
Phụ trách công tác bảo vệ và tự vệ.
Phụ trách công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, công tác dân
số và kế hoạch hoá gia đình
Phụ trách quỹ hỗ trợ công nhân, quỹ tai nạn rủi ro
Phụ trách công tác hành chính, quản trị và đời sống, xây dựng, quản lý,
sửa chữa nhà xưởng và quản lý đất đai
Thay mặt giám đốc giải quyết các mối liên hệ với các đoàn thể khi
được uỷ quuyền.
Trực tiếp phụ trách các bộ phận: xưởng cơ năng, phòng bảo vệ, phòng
hành chính, quản trị và y tế
- Quyền hạn:
Có quyền yêu cầu các phòng ban thực hiện các quy định về an toàn, vệ
sinh đã định ra
Có quyền nhắc nhở cá nhânm phòng ban và đệ trình lên Tổng giánm
đốc để xử lý các trường hợp không chấp hành đúng
1.2.2.6. Ban hành chính, bảo vệ, đời sống và phòng tổng hợp của nhà máy ở
Hà Nam:
Đảm nhiệm mọi vấn đề về thủ tục hành chính, chăm lo đời sống cho
cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà máy cũng như
an toàn trong lao động… của nhà máy ở Hà Nam.
1.2.2.7. Phòng kỹ thuật công nghệ :

- Chức năng: Thực hiện các hoạt động liên quan tới kỹ thuật công nghệ
trong công ty nhằm phục vụ hoạt động xản xuất
- Nhiệm vụ:
Thông số các quá trình sản xuất và định mức nguyên vật liệu.
Theo dõi đo lường sản phẩm và kiểm tra nguyên liệu cao su, hoá chất,
xăng keo.
Phụ trách quy trình công nghệ các quá trình: bồi tráng và cán cao su.
Xác nhận mẫu đối sản phẩm cao su, sản phẩm bồi tráng.
Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp và có hành động khắc phục,
hành động phòng ngừa
Phân tích và kiểm tra công nghệ
- Quyền hạn:
Có quyền ký duyệt các quá trình công nghệ bồi tráng, kết quả kiểm tra
cơ lý hoá, hóa chất, xăng keo
1.2.2.8. Phòng chế thử mẫu:
- Chức năng: Chế tạo mẫu thử phục vụ cho hoạt động sản xuất
- Nhiệm vụ:
Chế thử mẫu và làm mẫu chào hàng.
Làm mẫu ký đối của sản phẩm giày vải.
Nghiên cứu chế thử phom mẫu, đế, dưõng, phục vụ chế thử sản phẩm
và sản xuất.
Phụ trách công nghệ các quá trình: cắt, may, gò và xác nhận mẫu đối
cắt- may sản phẩm giày vải.
- Quyền hạn:
Có quyền ban hành các quy trình công nghệ, đóng mẫu cho các phân
xưởng
Có quyền kiểm tra, phê duyệt hoặc loại bỏ sản phẩm chế thử
1.2.2.9. Phòng kế hoạch vật tư :
- Chức năng: Tổ chức thực hiện và lập kế hoạch, khai thác nguồn vật tư
để kịp thời cung ứng cho sản xuất kinh doanh

- Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm mua hàng
Kiểm soát sản xuất:xây dựng kế hoạch sản xuất và tác nghiệp sản xuất
các quá trình được phân công
Kiểm tra nguyên vật liệu và bao gói, xác nhận mẫu đối với bao gói
Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm.
Phụ trách kiểm soát tài sản của khách hàng và hệ thống thống kê toàn
công ty
Bảo toàn sản phẩm, kho nguyên vật liệu và bán thành phẩm.
Phân tích dư liệu và đề xuất cải tiến
- Quyền hạn:
Có quyền lập chỉ lệnh cho sản xuất từng mã hàng theo thông báo sản xuất
Có quyền lập chỉ lệnh tác nghiệp, kế hoạch cho từng phân xưởng
1.2.2.10. Phòng sản xuất gia công :
- Chức năng: đảm bảo cho hoạt động sản xuất nhịp nhàng, phân giao chỉ
tiêu sản xuất cho các xưởng và phân xưởng để hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Nhiệm vụ:
Tổ chức và quản lý gia công thành phẩm , bán thành phẩm
Kiểm soát sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất các quá
trình được phân công
Bảo toàn sản phẩm, kho bán thành phẩm gia công
Phân tích dữ liệu, đề xuất cải tiến cho hoạt động sản xuất
- Quyền hạn:
Yêu cầu các bộ phân ngang và dưới cấp khác phối hợp để hoàn thành
nhiệm vụ được phân công
Được phép huy động và sử dụng các nguồn lực mà công ty đã quy định
để thực hiện nhiệm vụ
1.2.2.11. Phòng quản lý kiểm tra chất lượng (QC):
- Chức năng: lập kế hoạch và tổ chức, kiểm tra, đánh giá và tham mưu
cho Tổng giám đốc các hoạt động liên quan đến chất lượng

- Nhiệm vụ:
Thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình chất lượng toàn công ty
Kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm cuối cùng của qúa
trình cắt, may, gò, bao gói
Xác nhận mẫu đối quá trình bao gói và quá trình gò giầy vải
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp, có hành động khắc phục và phòng
ngừa sản phẩm không phù hợp.
Phối hợp với các xưởng và phòng ban chức năng xử lý các vấn đề phát
sinh về chất lượng.
Thống kê kết quả phân tích lỗi, lập biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả.
Kiểm tra việc thực hiện tại các điểm kiểm tra theo hệ thống quản lý
chất lượng các quá trình cắt, may, gò, bao gói.
Kiểm tra xác nhận tỷ lệ chất lượng sản phẩm A, B, C và các bán thành
phẩm cắt.
Kiểm tra xác nhận giầy mẫu xuất hàng
Xem xét xử lý khiếu nại của khách hàng.
Phân tích xu hướng chất lượng sản phẩm và xu hướng của quá trình.
- Quyền hạn:
Có quyền yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đúng theo quy trình chất
lượng đã đề ra và cung cấp các số liệu cần thiết để có thể kiểm tra chất lượng
các quá trình.
1.2.2.12. Phòng tổ chức:
- Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới
bố trí, sắp xế, đào tạo và khuyến khích lao động trong doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ:
Tiến hành công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí lao động trong doanh nghiệp.
Chăm lo tới đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người lao động
Tiếp khách, hội nghị, tổ chức phong trào thi đua giữa các bộ phận trong
công ty
- Quyền hạn:

Ký duyệt văn bản và hợp đồng liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo
Có quyền sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động của
phòng
1.2.2.13. Phòng kế toán tài chính:
- Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để thực hiện kế hoạch hoạt
động kế toán, tài chính.
- Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch vay vốn, phân bổ nguồn vốn
Quảnlý và sử dụng hợp lý các nguồn vốn của công ty có hiệu quả
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của công ty
- Quyền hạn: có quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp các số liệu phục
vụ cho việc hoàn thành các báo cáo tài chính, kế toán
1.2.2.14. Phòng tiêu thụ:
- Chức năng: lập kế hoạch và tổ chức phân phối, bán hàng trpng phạm vi
nội địa
- Nhiệm vụ:
Tổ chức và quản lý hệ thống các đại lý tiêu thụ
Chịu tráchnhiện, giải quyết các vấn đề, khiếunại liên quan đến khách
hàng nội địa
Phụ trách tiêu thụ nội địa, kho thành phẩm
Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản, giao hàng
- Quyền hạn:
Có quyền lựa chọn địa điểm các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Có quyền giám sát, yêu cầu các đại lý báo cáo về tình hình tiêu thụ
1.2.2.15. Phòng xuất nhập khẩu :
- Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh
với nước ngoài
- Nhiệm vụ:
Thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu
Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến khách nước ngoài

Giải quýet các vấn đề phát sinh, các vướng mắc, khiếu nại của khách
hàng nước ngoài
- Quyền hạn:
Có quyền kiểm tra, giám sát giầy mẫu và gửi mẫu cho khách hàng nước ngoài
Ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu khi được Tổng giám đốc uỷ quyền
1.2.2.16. Phòng hành chính, quản trị, y tế:
Quản lý nguồn lực, hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát tài liệu và
dữ liệu, kiểm soát hồ sơ chất lượng, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân
viên trong toàn công ty.
1.2.2.17. Phòng bảo vệ:
Tổ chức công tác bảo vệ tài sản của công ty, phòng cháy chữa cháy, an
ninh an toàn cho hoạt động sản xuất kinh của công ty
1.2.2.18. Các phân xưởng: cắt, may, gò đế
Cắt, may và gò đế theo đúng các thông số yêu cầu của mẫu.
Quá trình cắt: có nhiệm vụ cắt ra thành các chi tiết nhỏ để may mũ giầy
Quá trình may: nhận số mũ giầy được cắt để may thành mũ giầy
Quá trình gò đế: có nhiệm vụ gò các bán thành phẩm gồm mũ giầy, đế
thành đôi giầy hoàn chỉnh
1.2.2.19. Xưởng sản xuất giày vải:
Chuyên sản xuất các sản phẩm giầy vải xuất khẩu và nội địa, gồm 4
phân xưởng: phân xưởng cán , phân xưởng cắt, phân xưởng may giầy vải và
phân xưởng gò giầy vải.
Phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến.
1.2.2.20. Xưởng sản xuất giầy thể thao:
Chuyên sản xuất các sản phẩm giầy thể thao xuất khẩu và nội địa, gồm
3 phân xưởng: phân xưởng cắt, phân xưởng may giầy thể thao và phân xưởng
gò giầy thể thao.
Phân tích dữ liệu, đề xuất cải tiến.
1.2.2.21. Xưởng sản xuất giầy thời trang:
Tổ chức quá trình sản xuất và chất lượng giầy thời trang.

Phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến.
1.2.2.22. Xưởng cơ năng :
Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường. Kiểm soát, bảo duỡng,
sữa chữa, kiểm tra, duy trì hệ thống máy móc thiết bị. Kiểm tra vật tư, phụ
tùng máy- thiết bị. Phụ trách an toàn lao động và an toàn sử dụng thiết bị.
1.2.2.23. Xưởng bồi:
Có nhiệm vụ bồi dán các lớp vải lại với nhau.
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng
do vậy mọi thông tin đều được truyền đạt một cách thông suốt
Các phó giám đốcGiám đốc

Các phòng ban Các phân xưởng
Công ty đã thiết lập các kênh thông tin:
Thông tin từ giám đốc xuống các phòng chức năng, các phân xưởng và
thông tin phản hồi từ dưới lên trên
Thông tin giữa các bộ phận trong công ty
Khi cần thiết có thể thông tin trực tiếp từ Giám đốc đến các phân xưởng và
thông tin phản hồi từ các phân xưởng đến thẳng Giám đốc.
1.3 - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2002 - 2006
1.3.1.Kết quả về sản xuất sản phẩm
Hiện nay công ty sản xuất 2 loại sản phẩm chính là giầy vải và giầy thể
thao, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, ngoài ra còn sản xuất giầy thời trang
nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường
trong nước.
1.3.1.1.Đặc điểm về sản phẩm của công ty
- Sản phẩm giầy vải và giầy thể thao thông thường: phục vụ đông đảo
quần chúng lao động. Đặc tính:
Có thể giặt nước được và giặt sau nhiều lần sử dụng
Độ bền tương đối giữa các phần chi tiết mũi giầy với đế giầy

Chất lượng chế tạo giầy phù hợp cho người tiêu dùng sử dụng nhất là
trong điều kiện khí hậu nóng ẩm
- Giầy giá cao: phục vụ cho nhiều đối tượng, nhiều người tiêu dùng
như đồng phục lao động, học đường, thể thao…Đặc tính:
Kiểu dáng và màu sắc phong phú
Có nhiều tiện ích sử dụng: giầy chun, giầy quai cài
Đặc tính kỹ thuật phù hợp với nhu cầu khách hàng như: mài mòn, chịu
uốn gập
- Giầy vải gồm:
Giầy vải nội địa: 98 - 05, 99- 01, 99 - 02, 99 - 09, ba ta
Giầy vải xuất khẩu: FT, CPS, 9001, 9002, 9002A, 9002A - 1,QH, SH,
MU…
- Giầy thể thao gồm:
Giầy thể thao nội địa: Á, TĐ - 401, TĐ - 402…
Giầy thể thao xuất khẩu: PETT, SLLSTAR cao cổ, GTS, AVIA, Nike,
FA, LB - 02…
Công ty hiện đang sản xuất những loại sau:
Sản phẩm mới: LB - 01, LB - 02, M - 01, M- 02…
Sản phẩm mới cải tiến: 99- 01, 99 - 02, 99 - 05, 99 - 09…
Sản phẩm truyền thống: Ba ta, giầy cao cổ, basket
Sản phẩm nhận gia công: Footech, CPS, FA…
Việc xác định rõ nhu cầu của người tiêu dùng là cơ sở để công ty có thể
thực hiện tốt các yêu cầu :
Thiết kế, sản xuất phù hợp, giá cả cạnh tranh
Đáp ứng cơ cấu, số lượng kịp thời đến người tiêu dùng
tất cả điều đó cho phép công ty chiếm lĩnh thị trường và có uy tín với khách
hàng.
1.3.1.2. Sự phát triển sản phẩm trong giai đoạn 2002 - 2006
Bảng 5: Sự phát triển của sản phẩm chủ đạo qua một số năm
(ĐVT: nghìn đôi)

Chỉ tiêu KH TH
Chênh
lệch
% TH/ KH
Năm
2002
Tổng sản phẩm 4.769,5
Giầy vải XK 585,3
Giầy thể thao XK 1107,4
Giầy nội địa 3076,8
Năm
2003
Tổng sản phẩm
5.000 5.230,1 230 104,6
Giầy vải XK
1.500 716,4 -784 47,6
Giầy thể thao XK
600 1120,2 520 186,7
Giầy nội địa
2.900 3393,5 494 117,02
Năm
2004
Tổng sản phẩm
5.000 5.280,0 280 105,6
Giầy vải XK
1.520 836,6 -683 55,04
Giầy thể thao XK
700 124,6 -575 17,8
Giầy nội địa
2.780 4318,8 1579 155,35

Năm
2005
Tổng sản phẩm
5.000 5.570,6 571 111,41
Giầy vải XK
1.540 823,2 -717 53,45
Giầy thể thao XK
800 1174,9 375 146,86
Giầy nội địa 2.660 3572,5 913 134,4
Năm
2006
Tổng sản phẩm
5.000 4.936,3 -64 98,73
Giầy vải XK
1.550 1092,9 -457 70,51
Giầy thể thao XK
920 1186,3 266 128,95
Giầy nội địa
2.530 2657,1 127 105,02
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc thực hiện kế hoạch qua các năm như sau:
Năm 2003: mặc dù giầy vải xuất khẩu không đạt được kế hoạch đề ra
(chỉ đạt 47,6%) song giầy thể thao và giầy nội địa tương ứng vượt kế hoạch là
86,7% và 17,02% nên tổng sản phẩm thực hiện vẫn tăng 230 nghìn đôi tương
ứng tăng 4,6%.
Năm 2004: giầy vải xuất khẩu vẫn không đạt được kế hoạch (55,04%).
Giầy nội địa và tổng sản phẩm vẫn thực hiện vượt kế hoạch đặt ra (tăng tương
ứng là (55,35% và 5,6%)
Năm 2005: giầy vải xuất khẩu vẫn không đạt được kế hoạch đề ra (chỉ
đạt 53,45%), thực hiện được tốt nhất là giầy thể thao (tăng 46,86%), giầy nội
địa tăng 34,4% nên tổng sản phẩm thực hiện được cũng tăng mạnh hơn so với

những năm trước là 11,41% tương ứng tăng 571nghìn đôi.
Năm 2006: giầy vải xuất khẩu và tổng sản phẩm đều không đạt được kế
hoạch đề ra( 70,51% và 98,73%), còn giầy nội địa vẫn thực hiện vượt mức kế
hoạch đề ra ( 1,27 nghìn đôi tương ứng là 5,02%) nhưng mức tăng này thấp
nên tổng sản phẩm sản xuất vẫn không đạt kế hoạch( còn thiếu 64 nghìn đôi ).
Nhìn chung ta thấy việc thực hiện kế hoạch sản xuất của giầy vải xuất
khẩu qua 4 năm đều không đạt được chỉ tiêu đề ra, kế hoạch đặt ra cho giầy
vải xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước khoảng 20.000 đôi nhưng việc thực
hiện so với kế hoạch đặt ra càng ngày càng giảm.
1.3.2. Sự phát triển về khách hàng và thị trường.
Bảng 6: Quy trình công nghệ sản xuất giầy của công ty
Nguyên vật liệu
Vải xốp, PVC, PU
QT Bồi tráng NVL
QTcắt chi tiết mũ
QT may mũ giầy
QT gò giầy và lưu hoá
giầy vải hoặc làm lạnh
giầy thể thao
QT bao gói sản phẩm
Sản phẩm
Cao su, hóa chất,
keo
QT cán
Pho mũi,
pho hậu,
nẹp ôzê
Đế, viền, các
chi tiết cao su
khác

Chỉ ÔZÊ
Thêu
Q
C
Q
C
Q
C
Q
C
Q
C
Q
C
Q
C
Q
C
Q
C
Với quy trình công nghệ hiện đại, có sự đầu tư cho máy móc thiết bị,
chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, nên sản phẩm
của công ty đã có mặt trên rất nhiều thị trường không chỉ trong nước mà hầu
hết sản phẩm sản xuất ra (80%) chủ yếu dùng cho xuất khẩu.
Trước hết công ty trú trọng đến việc khai thác thị trường truyền thống
đó là thị trường EU, EU chiếm 20% giá trị thương mại toàn cầu, là thành viên
chủ chốt của WTO, bao gồm 27 nước thành viên, với diện tích gần 4.000.000
km2, dân số xấp xỉ 455 triệu người với GDP/đầu người cao gần 21.100 USD/
năm. Để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường này, công
ty đã không ngừng nâng cao chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng

cao, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, và đạt tiêu chuẩn quốc tế, bên cạnh
đó công ty đã tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm qua tất cả các khâu từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Sản phẩm giầy vải và giầy thể thao là mặt
hàng phổ biến, có rất nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài để
sản xuất nó, để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp đó trên thị trường
truyền thống nhằm duy trì và phát triển thị trường này , công ty chỉ có thể
không ngừng nâng cao chất lượng đồng thời cố gắng giảm chi phí đến mức tối
đa có thể. Tuy nhiên trong những năm qua công ty chỉ mới duy trì chứ chưa
thực sự phát triển được thị trường này.
Trong những năm vừa qua công ty đã không ngừng phát triển thị
trường xuất khẩu trên các địa bàn mới như: Mỹ, Nhật, Canada, New Zealand,
một số ít nước Châu Phi…Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu trên các địa bàn
này còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm của công ty chưa được khách hàng
biết đến hoặc biết đến rất ít, đặc biệt Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng, là
một thị trường rộng lớn nhưng việc xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Mỹ
vẫn còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường này. Vì thế trong

×