Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề thi thử môn văn của các trường THPT vào đại học năm 2015 (Kèm đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 LẦN 3
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương
của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của
những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo
đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em
thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong
quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ
ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử
nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một
số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng
đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ để đạt con số 300 nghìn tủ
sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có
sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh
là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây
dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra
một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri
thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại
tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc
biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.” (Đưa sách về làng,
Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,25 điểm)
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh
Nguyễn Quang Thạch? (0,5 điểm)


Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách
hóa nông thôn Việt Nam". (0,25 điểm)
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt
đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn
Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời
trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa Có
bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày
ngọt đắng (0,25 điểm).
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá
xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái
trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Bàn về đọc sách, có một số bạn trẻ cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống
trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém.
Lại có người khẳng định: Thời hiện đại, con người càng cần phải đọc sách.
Từ hiểu biết của bản thân về việc đọc sách, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
2/3
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88).
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”
(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 110)
Hết
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI THỬ THPT LẦN 3
Môn Ngữ văn
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh

- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần
tháng 6-2015.
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ
để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10
triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
- Điểm 0,5: nêu đủ 3 ý trên;
- Điểm 0,25: nêu được 2 ý
- Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời, Câu 3.
-Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công
năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân
nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
- Điểm 0,25: nêu đủ 2 ý trên;
- Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
Câu 4. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa
của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết
phục.
3/3
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp,
biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp
cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
- Điểm 0,5: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng, diễn đạt gọn, trong sáng; - Điểm 0,25:
Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng; diễn đạt chưa thật trong sáng.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nhận xét không hợp lý;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Không trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm. (0,25 điểm)
Câu 6. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt
đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.

- Điểm 0,25: nêu tên phép ẩn dụ; chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa của từ ngữ đó. -
Điểm 0: Trả lời sai phép tu từ, chỉ nêu tên phép tu từ mà không chỉ rõ từ ngữ và ý nghĩa
hoặc không có câu trả lời.
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình
cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những
thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung,
yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.
- Điểm 0,5: trả lời đúng các ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, diễn đạt gọn,
trong sáng;
- Điểm 0,25: trả lời đúng, hợp lí song diễn đạt chưa thật trong sáng.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Câu trả lời chung chung,
không rõ ràng, không thuyết phục; + Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 8. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể
hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho
học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, dâng
hiến sức mình cho cuộc đời. (0,25 điểm)
Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người:
giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn. (0,25 điểm)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên hoặc trả lời theo các khác nhưng phải thuyết phục, diễn đạt
mạch lạc, trong sáng;
- Điểm 0,25: Trả lời đúng song diễn đạt chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.
- Điểm 0: Trả lời sai, không hợp lý, hoặc có ý đúng nhưng diễn đạt yếu.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
*Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
4/3
*Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): vai trò của việc đọc sách đối với con
người trong thời hiện đại
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. -
Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng việc đọc sách không còn phù hợp trong
thời đại công nghệ thông tin và khẳng định ưu thế của mạng internet trong việc cung cấp
kiến thức cho con người.
Ý kiến thứ hai lại khẳng định sự cần thiết của việc đọc sách đặc biệt trong thới hiện
đại.
Như vậy, hai ý kiến đưa ra hai quan niệm đối lập nhau về vấn đề đọc sách trong thời
hiện đại.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc
bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập
luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Cần khẳng định những tác dụng lớn lao của sách trong việc cung cấp kiến thức, bồi
dưỡng tâm hồn, rèn luyện tư duy cho con người. Đọc sách là một việc làm không thể thiếu
đối với quá trình hoàn thiên nhân cách của con người, đặc biệt trong nhịp sống hối hả của
thời hiện đại.
Mạng internet có những lợi thế nhất định đối với con người song không thể thay thế
được vai trò của sách.
Cần liên hệ thực tế để phê phán hiện tượng lười đọc sách ở một bộ phận người Việt hiện
nay.
Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và cho những người xung quanh về vấn đề đọc
sách.
5/3
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các phần (giải thích,
chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5
điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt
câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm):
*Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để

tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả
năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nội dung và nghệ
thuật của hai đoạn thơ trích trong hai bài Tây Tiến -Quang Dũng và Việt
Bắc- Tố Hữu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. -
Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
6/3
các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; + Phân tích vấn đề:
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Nội dung: nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền
Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, người lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn
cảnh vô cùng gian khổ mà hào hoa.

- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn; hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung,
vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với cảm xúc ( câu
mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi;
chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm
hưởng tha thiết ngậm ngùi.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu
- Nội dung: là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên
sâu tình nặng nghĩa, từng cùng con người vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn giờ đây cũng
mang tâm trạng lưu luyến bâng khuâng trong khoảnh khắc chia tay. Hình ảnh những mái
nhà thấp thoáng ẩn hiện trong khung cảnh núi rừng hắt hiu lau xám lại càng gợi thương gợi
nhớ nhiều hơn. Cuộc sống và chiến đấu càng khó khăn, gian khổ, con người càng thấm thía
tấm lòng rộng mở, bao dung, ân tình sâu nặng của đất và người Việt Bắc.
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát mang âm hưởng trữ tình, gần gũi; với nghệ thuật nhân hoá, Tố
Hữu đã biến núi rừng, thiên nhiên thành con người Việt Bắc giàu tình nghĩa (rừng núi nhớ
ai), nghệ thuật đối, điệp tạo âm hưởng tha thiết, lưu luyến, bâng khuâng.
3. So sánh
- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kháng chiến chống Pháp, thể hiện
vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc và đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu
nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính đã đi qua.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào
hoa, lãng mạn của người lính, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan; thể thơ thất ngôn
mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ
kháng chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng
trưng; thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. -
Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân
tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
7/3
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5
điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có
quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. -
Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt
câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2014 – 2015
(Đề thi gồm có 01 trang) MÔN VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (2,0 điểm)
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng
Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng
động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ
ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
(Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh,
Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, tr.102)

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn văn có gì đặc sắc. (0,5 điểm)
2. Chủ đề bao trùm của đoạn văn là gì? Chủ đề đó được triển khai thành mấy
phần? (0,5 điểm)
8/3
3. Văn phong tác giả trong đoạn văn có gì đáng chú ý? (1,0 điểm) Câu II (3,0
điểm)
Có người khuyên: Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến
việc làm.
Anh/Chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ấy? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)
trình bày chủ kiến của mình?
Câu III (5,0 điểm)
Bàn về thơ Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng: Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp
tâm hồn của Hồ Chí Minh.( Sách Ngữ văn 12,Tập một, NXB Giáo dục, tr 28). Lại có ý
kiến khác nhấn mạnh: Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ phong
phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người. ( Sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập
một, NXB Giáo dục, tr 34).
Từ cảm nhận của mình về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:



SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đáp án gồm có 03 trang)

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN VĂN
9/3
Câu Ý Nội dung Điểm
I Đọc đoạn văn trích trong bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh và
thực hiện các yêu cầu
2.0
Yêu cầu chung
- Câu này nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi
thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học
thuộc thể văn xuôi nghị luận để làm bài.
- Để không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm
tra một số khía cạnh. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm
bắt được dụng ý chính của tác giả, hiểu được cấu tứ và văn phong của tác giả.

Yêu cầu cụ thể
10/3
1 Đặc sắc của đoạn văn là ở những khái quát rất chính xác, súc tích lại được viết
bằng một lối văn giàu hình ảnh và nhịp điệu. Điều đó khiến cho văn phê bình
mà chẳng khác gì thơ.
0.5
2 - Chủ đề bao trùm của đoạn văn là luận giải về lỗ lực đào sâu mà cũng là
trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới.
- Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: Một là, khái quát về
hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình
cùng những lãnh địa riêng tiêu biểu của thơ mới qua một số nhà thơ, để thấy
được sự phân hóa đa dạng cùng sự quẩn quanh, bế tắc của ý thức cá nhân.

0.5
3 Đoạn văn sử dụng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu
tượng) dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng.
Cách cấu tứ của tác giả rất độc đáo: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân
của những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi riêng của mỗi người. Đặc biệt nhịp
điệu câu văn hết sức mềm mại, uyển chuyển, phong phú, linh hoạt.
1.0
II Bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình về lời khuyên: “Tuổi trẻ cần trong sạch
từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm”.
3.0
Yêu cầu chung
Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí
sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản
và khả năng bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình để làm bài.
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn
cứ xác đáng; được tự do bày tỏ ý kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân
thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể
1 Giải thích ý kiến: 0.5
“Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm”. -
Tuổi trẻ: lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, tuổi năng động,
say mê học hỏi và khát khao lý tưởng, song cũng rất dễ chao đảo, dễ bị ảnh
hưởng bởi những tư tưởng quá khích, những thú vui không lành mạnh. Tuổi
trẻ là thế hệ nối tiếp là chủ nhân tương lai của gia đình, xã hội. Lời khuyên
nhấn mạnh đến tính thống nhất, cân bằng trong quá trình phát triển, lớn lên
theo thời gian của mỗi con người. - Trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời
nói đến việc làm: Về thể chất phải sống khoa học, lành mạnh, điều độ; Về tinh
thần cần siêng năng học tập, rèn luyện, tu dưỡng nâng cao kiến thức, nhận
thức, làm chủ suy nghĩ, hành vi.


2 Bàn luận 1.5
- Thí sinh cần làm rõ lời khuyên trên có ý nghĩa như thế nào: Tuổi trẻ năng
động,

sáng tạo khao khát lý tưởng nhưng dễ bị chao đảo, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực
nên cần thiết phải trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Nếu không trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm sẽ dễ
dàng rơi vào mâu thuẫn lớn dẫn đến những kết quả tồi tệ.
- Thí sinh có thể có những kiến giải khác nhau, nhưng dù trình bày thế nào
cũng phải có lý lẽ xác đáng, có thái độ bàn luận nghiêm túc.
11/3
3 Bày tỏ quan điểm của bản thân 1.0
- Từ nhận thức và trải nghiệm riêng thí sinh bày tỏ quan điểm của mình
về những yêu cầu đối với tuổi trẻ, về sự cần thiết phải giữ được sự cân bằng,
trong sạch từ thể chất đến tinh thần.
- Đánh giá cao khi thí sinh làm rõ được vai trò, tác dụng, hệ quả của sự
cân bằng và mất cân bằng giữa thể chất và tinh thần, giữa lời nói và việc làm.

III Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh và làm sáng tỏ ý kiến . 5.0
Yêu cầu chung
Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí
sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo
lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải
có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm 0.5
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Người là anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đóng góp
to lớn nhất của Người là sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh Hồ Chí Minh - nhà
cách mạng, còn có Hồ Chí Minh - nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn.
Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: Nhà thơ không
trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh,
cảnh vật khách quan. Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn và tài năng thơ Hồ
Chí Minh.

2 Giải thích ý kiến 0.5
- Ý kiến thứ nhất: Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của
Hồ Chí Minh. Qua những bức tranh thơ đẹp đẽ, sinh động thấy được những
nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ. Đó là lòng yêu thiên nhiên, yêu con
người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực
kiên cường vượt lên trên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm của cuộc sống.
- Ý kiến thứ hai: Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn
nghệ sĩ phong phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người. Thơ Hồ Chí
Minh có thể chia làm hai loại, mỗi loại có những nét phong cách riêng. Những
bài thơ thơ tuyên truyền cách mạng hình thức, lời lẽ giản dị, mộc mạc dễ nhớ,
mang màu sắc dân gian hiện đại. Những bài thơ viết theo cảm hứng thẩm mĩ
hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với
bút pháp hiện đại.

3 Cảm nhận khái quát về bài thơ Chiều tối 1.0
Thí sinh có thể có những cảm nhận phong phú, nhưng cần bám sát các ý kiến
nêu trong đề. Dưới đây là những ý tham khảo:

12/3
- Bài thơ có vẻ đẹp sinh động của bức tranh thiên nhiên (hai câu đầu) và
bức tranh đời sống con người (hai câu sau).
- Qua bức tranh cảnh vật thấy được những nét đẹp tâm hồn của nhà thơ:

Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung,
nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt
- Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển: thể thơ tứ tuyệt hàm súc, hình ảnh đậm
tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp gợi tả, chấm phá. Tính hiện đại thể hiện ở
việc miêu tả con người như là trung tâm của bức tranh cuộc sống, mạch thơ có
sự vận động hướng về sự sống và ánh sáng.

4 Chứng minh ý kiến 3.0
Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành
một cái nhìn khái quát về thơ Hồ Chí Minh.
Từ bài thơ Chiều tối thí sinh có thể trình bày cảm nhận và làm sáng tỏ một cách
linh hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau. Dưới đây là những ý
tham khảo:
Ý kiến thứ nhất: Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí
Minh. Bài thơ Chiều tối trước hết là một bức tranh phong cảnh: cảnh rừng
núi vào lúc chiều tối, ánh sáng ban ngày lụi dần đến khi tắt hẳn; bút pháp diễn
tả rất chân thật, tự nhiên. Cảnh vật mang đậm tính ước lệ của thơ xưa: buổi
chiều chim bay về tổ, trời tối dần. Màn đêm buông xuống người ngắm cảnh
hướng về phía có ánh sáng - không phải là ánh sáng thiên nhiên mà là ánh
sáng của cuộc sống con người. Nơi xóm núi cô gái nhà ai đang xay ngô. Nhà
thơ không nói trời tối mà lấy ánh sáng để tả bóng tối. Ngọn lửa đỏ rực lên
nghĩa là trời đã tối hẳn.
Nhưng bài thơ không chỉ tả cảnh thiên nhiên. Cần thấy ở bài thơ ngoại cảnh
cũng là tâm cảnh. Hai câu đầu phảng phất buồn phần nào thể hiện tâm trạng
người tù phải trải qua một ngày đi đường mệt mỏi, đường xa, đi từ lúc gà gáy
lần thứ nhất, đêm còn tối đến khi chiều tối vẫn còn phải đi giữa rừng hoang
xóm vắng nơi đất khách quê người. Nhưng bài thơ không dừng lại ở đấy: giữa
núi rừng, một lò lửa rực đỏ, soi sáng một cô gái lao động đang chuẩn bị bữa ăn
chiều. Cùng với hình ảnh ấy ta cảm thấy tâm hồn nhà thơ như cũng reo vui
cùng ngọn lửa hồng. Người tù bỗng quên đi nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh

ngộ, cảm thông với niềm vui nho nhỏ của một người dân lao động. Có thể gọi
đây là lòng nhân ái đã đạt đến độ quên mình.
Ý kiến thứ hai: Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ
phong phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người.
Bài thơ Chiều tối có vẻ đẹp cổ điển (thể thơ tứ tuyệt hàm súc, bút pháp chấm
phá, ước lệ), rất gần gũi với thơ Đường. Thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên
nhiên, cảnh thơ bao quát rộng lớn, chỉ vài nét chấm phá đã thu được cả linh
hồn tạo vật. Nhưng bài thơ cũng rất hiện đại (bút pháp tả thực, hình ảnh bình
dị) nếu thơ xưa thường tả cảnh tĩnh thì ở bài thơ lại có sự vận động theo một

13/3
hướng thống nhất hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.


Lưu ý chung
Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức
điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
1. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm
xúc.
2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp
án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
3. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
4. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả./.

HẾT
14/3
15/3
16/3
17/3

18/3
19/3

×