Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài toán khó NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.55 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ: BÀI TOÁN KHÓ
“NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở
VIỆT NAM THẤP”
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Thị Hoài Thương (53131504)
2. Trần Thị Tâm
3. Trương Hoàng Vũ
4. Lê Văn Minh
A. MỞ ĐẦU
- Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu
bước tiến dài trong qúa trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, mở ra
một chương mới trong kế hoạch đổi mới, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện kế hoạch lớn của đất nước là tới năm 2020 Việt Nam cơ
bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện đó thì đất nước đang
tiến hành nhiều công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có lĩnh vực
kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là mình hoạt động
trong thị trường có nhiều tiềm năng như: thị trường rộng lớn, được
Nhà Nước đầu tư, hỗ trợ, thu hút nhiều nguồn vốn từ bên ngoài
(đặc biệt là vốn FDI và ODA) và đặc biệt là nguồn lao động dồi
dào, rẻ. Nhưng khi các doanh nghiệp nước ta còn chưa tận dụng
được ưu thế này thì các doanh nghiệp phải đối mặt sự cạnh tranh
khắc nghiệt, rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh
nghiệp Việt Nam luôn tự hào là lao động của nước ta dồi dào, như
thế sẽ giúp cho các doanh nghiệp sẽ tận dụng ưu thế này để có thể
cạnh tranh tốt hơn, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của các doanh
nghiệp, công ty lớn trên thế giới, nhưng mọi người hãy nhìn lại
nguồn lao động của nước ta hiện nay xem như thế nào.
- Theo thống kê thì hiện nay thì lao động của Việt Nam có
năng suất thấp, chưa được đào tạo kĩ (có khoảng 37% lao động
được đào tạo) còn lại là lao động phổ thông, có năng suất thấp.
Điều đó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ta trong quá trình


sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn cho quá trình đổi mới đất nước
của nước ta hiện nay. Thấy được thực trạng trên nên chúng em
muốn thông qua quá trình nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động
để hiểu thêm được tình hình năng suất lao động của người lao động
nước ta, hiểu được nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm
góp phần nâng cao năng suất lao động của lao động Việt Nam
trong quá trình đổi mới, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới,
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của nước ta. Vì vậy chúng em
quyết định chọn chủ đề “Bài toán khó: năng suất lao động ở Việt
Nam thấp“.
B. NỘI DUNG
1. Định nghĩa
- Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng suất lao
động, nhưng ở đây ta xem xét một số quan niệm sau:
 Theo Các-Mác:
Năng suất lao động là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”.
Đã nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người
trong một thời gian nhất định.
 Theo quan niệm truyền thống:
Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, là lượng lao
động để tạo ra đầu vào đó. Năng suất lao động được đo băng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian; hoặc bằng
lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.
 Theo quan niệm mới:
Năng suất lao động là một trạng thái tư duy, cũng là thái độ tìm
kiếm những gì đang tồn tại. Nó đòi hỏi những cố gắng phi thường
không ngừng vươn lên thích ứng những điều kiện kinh tế trong
những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và
phương pháp mới.

 Năng suất lao động theo khái niệm của OECD (Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Cooperation
and Development),trong cuốn sách “Đo lường năng suất, đo
lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành - 2002”
là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính
bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia
tăng - Gross Value Added), đầu vào thường được tính bằng: giờ
công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang
làm việc.
- Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu
suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản
phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong
một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là
chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của
một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản
xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như
trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa
học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản
xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều
kiện tự nhiên.
2. Công thức tính
- Năng suất lao động được tính theo công thức sau:
 Năng suất lao động = Giá trị gia tăng (hoặc GDP) / Số
lượng lao động
- Ngoài ra, năng suất lao động có thể tính theo các cách sau:
Cách tính năng suất lao động bình quân:
a) Năng suất lao động bình quân tính bằng hiện vật:
a.1. Năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề,
được tính theo công thức:

Q
th
W
th
=
L
tt

Trong đó:
 W
th
: Năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề tính
bằng hiện vật;
 Q
th
: Khối lượng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thực hiện (sản
phẩm tiêu thụ) năm trước liền kề.
 L
tt
: Tổng số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền
kề được tính theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/TT-BLĐTBXH
ngày 7/5/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
a.2. Năng suất lao động bình quân năm kế hoạch, được tính theo
công thức:
Qkh
Wkh =
Lttkh
Trong đó:
 Wkh: Năng suất lao động bình quân tính bằng hiện vật năm kế
hoạch;

 Qkh: Khối lượng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ năm
kế hoạch.
 Lttkh: Tổng số lao động bình quân thực tế sẽ sử dụng trong năm kế
hoạch.
b) Năng suất laođộng bình quân tính bằng giá trị:
b.1. Năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề,
được tính theo công thức:
Tth
Wth =
Lđm
Trong đó:
 Wth: Năng suất lao động bình quân thực hiện tính bằng giá trị của
năm trước liền kề;
 Tth: Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số) thực hiện năm trước liền
kề. Đối với các Ngân hàng thương mại là tổng nguồn vốn huy
động; dư nợ cho vay; doanh số cho vay,thu nợ; doanh số mua, bán
ngoại tệ và kim ngạch thanh toán thực hiện năm trước liền kề;
 Lđm: Số lao động định mức năm trước liền kề của doanh nghiệp
được cấp có thẩm quyền thẩm định theo phân cấp quản lý khi giao
đơn giá tiền lương.
b.2. Năng suất lao động bình quân kế hoạch, được tính theo công
thức:
Tkh
Wkh =
Lđmkh
Trong đó:
 Wkh: Năng suất lao động bình quân tính bằng giá trị của năm kế
hoạch;
 Gkh: Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số) năm kế hoạch. Đối với
các Ngân hàng thương mại là tổng nguồn vốn huy động; dư nợ cho

vay; doanh số cho vay, thu nợ; doanh số mua, bán ngoại tệ và kim
ngạch thanh toán năm kế hoạch;
 Lđmkh: Số lao động định mức năm kế hoạch do doanh nghiệp xây
dựng theo quy định tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày
10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thực trạng
- Theo công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao
động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu
Á-Thái Bình Dương; thấp hơn Singapore 15 lần; thấp hơn Nhật
Bản 11 lần; thấp hơn Hàn Quốc 10 lần; chỉ bằng 1/5 so với
Malaysia và 2/5 so với Thái Lan.
- Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết năng
suất lao động của 1 quốc gia được ILO tính theo công thức: "Lấy
tổng thu nhập quốc nội chia cho số lao động làm việc". Theo đó
Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất
ASEAN.
- Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam chỉ đạt
3,79/10 điểm về chất lượng của lực lượng lao động, đứng thứ
11/12 nước châu Á.
4. Nguyên nhân
4.1 Nguyên nhân khách quan
- Trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém.
 Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ
nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt
khoảng 20%, trong khi đó của Xin-ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là
51% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phải là trên 60%). Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt
khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập
trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so
với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới

thì đó là mức còn rất thấp.Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp
tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí
hóa 26,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%.
 Tình trạng yếu kém trong việc chuyển giao công nghệ , đặc biệt là
trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu. Dẫn
đến chúng ta lạc hậu về khoa học kĩ thuật so với các nước. Các
ngành công nghiệp nước ta còn chưa tập trung thích đáng vào việc
nhanh chống phát triển và làm chủ các công nghệ nguồn, công
nghệ chế tạo định hướng xuất khẩu, có xu hướng để các nhà đầu
tư nước ngoài "phát triển giúp" các ngành công nghiệp nói trên.
Điều này dẫn đến nguy cơ "công nghiệp hóa mà không nắm giữ
được những bí quyết công nghệ chiến lược và mũi nhọn".Tỷ lệ
nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất công nghiệp trên tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nền kinh tế nước ta cũng chỉ đạt mức thấp
so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công nghiệp phần lớn làm gia công, ít công nghệ cao.
- Mật độ vốn trên một đơn vị lao động ở nước ta thấp.
 Mật độ vốn trên một đơn vị lao động là gì và của Việt Nam như thế
nào? Nói nôm na, một công nhân có nhiều công cụ lao động (máy
móc, thiết bị, ) sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn so với một công
nhân có ít công cụ lao động hơn. Mật độ vốn cũng phản ánh đặc thù
cơ cấu ngành nghề của một quốc gia. Bảng 1 (cột B) so sánh mật độ
vốn của một số nước với Việt Nam. Năm 2012, mật độ vốn của Việt
Nam chỉ bằng khoảng 1/17 Singapore hay Mỹ, 1/10 Hàn Quốc, và
2/5 Trung Quốc. Rõ ràng, mức NSLĐ của một nước đang phát triển
như Việt Nam còn thấp là vì mật độ vốn còn rất thấp.
4.2 Nguyên nhân chủ quan
- Hoạch định nguồn nhân lực thiếu chiều sâu.
 Phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp chưa nghiên cứu và áp dụng
các phương pháp quản trị hiệu quả:

Hiện nay phần lớn các Cơ quan, doanh nghiệp áp dụng phương pháp
quản trị theo “cảm tính” đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và năng
suất lao động của nhân viên. Nhà quản lý chưa xây dựng được một hệ
thống quản trị phù hợp, không cho nhân viên nhìn thấy được con
đường nào mà họ phải đi, công việc gì mà họ phải làm, họ làm như
thế nào là đạt, … đặc biệt khi họ làm đạt thì họ sẽ được gì ?
 Nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác đào tạo và
phát triển nhân viên:
Việc thiếu đầu tư cho công tác đào tạo đã rơi vào tình trạng Người lao
động làm việc ở vị trí đó mà không biết rõ về yêu cầu công việc, tiêu
chuẩn cần đạt, từ đó cứ làm đến đâu hay đến đó, Người lao động làm
việc mà thiếu sự chủ động và sáng tạo trong công việc, chưa hiểu
nghề và thiếu gắn bó.
 Đa số các cơ quan, doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác
nghiên cứu để cải tiến bộ máy quản lý, quy trình, máy móc thiết bị:
Các cơ quan, doanh nghiệp đang áp dụng và khai thác nguồn lực hiện
có và ngày một xuống cấp do trãi qua quá trình hoạt động và vận
hành. Nó đã đi sâu vào thói quen của nhân viên và lối mòn trong quản
lý. Những con số khiêm tốn đo lường về năng suất và chất lượng đã
quá quen thuộc và không thể thay đổi trong tâm thức của tập thể lao
động. Cùng với thời gian thì tất cả đều đi xuống, ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Ý thức lao động người Việt Nam chưa cao.
 Ý thức của người lao động ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động.
Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ trong lao động Việt Nam có ý thức
chưa cao: để việc tư ảnh hưởng đến việc công trong giờ làm việc,
không có ý thức trách nhiệm hay tinh thần nhiệt huyết với công việc,
không đảm bảo đúng và đủ thời gian làm việc, nhiều người sử dụng
giờ “cao su” cho các cuộc họp và hội nghị, không có ý thức bảo vệ tài
sản chung hoặc dùng của chung làm của riêng………

- Do môi trường làm việc ảnh hưởng đến việc duy trì nguồn nhân lực.
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp.
 Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp còn thấp: Theo số liệu tổng
cục thống kê (tháng 7/2012):Việt Nam có 88,8 triệu người trong đó
có 51,7 triệu người đang thuộc tuổi lao động. Tuy nhiên, chỉ 20,1
triệu lao động đã qua đào tạo, 8,triệu người có bằng cấp chứng
chỉ.Cũng theo báo cáo của ILO, chưa đến 20% lực lượng lao động
của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và không có đủ kỷ năng đáp
ứng đòi hỏi của thị trường.
 Lực lượng lao động chúng ta chủ yếu thì lý thuyết thường rất giỏi ở
trên ghế nhà trường nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì còn nhiều
yếu kém. Nguyên nhân này do hệ thống đào tạo “dạy lý thuyết bơi,
hơn là dạy kỹ năng bơi”. Đây là dấu ấn của mô hình giáo dục Xô-viết.
Ta cử nhiều người đi học Liên Xô và chúng ta đã học được mô hình
này. Nó có lẽ không xấu, nhưng chỉ tốt quá lâu mà thôi. Chúng ta đào
tạo ra những người ngồi trên bờ thao thao bất tuyệt về lý thuyết bơi,
nhưng xuống nước thì lại chết đuối.
 Là lực lượng lao động của chúng ta còn thiếu kỹ năng mềm như làm
việc theo nhóm giao tiếp, kỹ năng tuân thủ quy trình lao động, trình
độ ngoại ngữ, trình độ thông tin để phục vụ cho vị trí việc làm.
Lực lượng lao động ở việt nam được đào tạo kỹ năng chuyên môn, qua
các trường lớp còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị
trường đặt ra.
5. Giải pháp
5.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, công
nghệ
- Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách nhằm chuyển dịch
cơ cấu lao động giữa các nghành kinh tế nhằm tăng tỷ lệ lao động
trong các nghành công nghiệp, dịch vụ. Giảm tỷ lệ lao động trong
các nghành nông nghiệp để dần chuyển họ sang các nghành nông

nghiệp.
- Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp luật để tạo
điều kiện phát triển thị trường công nghệ hoạt động phù hợp với
thông lệ quốc tế, xây dựng và ban hành một số văn bản pháp quy
về sở hữu trí tuệ như sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, hợp đồng
chuyển giao công nghệ…. Thúc đẩy cung cầu đối với sản phẩm
công nghệ, thúc đẩy việc hình thành các tổ chức nghiên cứu và
phát triển công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế, xây dựng
trung tâm hay ngân hàng công nghệ quốc gia, hình thành các tổ
chức tư vấn công nghệ, định kỳ tổ chức các hội chợ, hội thảo về
công nghệ nhằm phổ biến rộng rãi thông tin kiến thức về sở hữu
trí tuệ, thông tin về công nghệ mới….
- Phát triển hơn nữa thị trường cho thuê tài chính vì đây là một hình
thức tín dụng thuê mua trung và dài hạn quan trọng giúp doanh
nghiệp đáp ứng yêu cầu mua sắm máy móc thiết bị theo đúng yêu
cầu về chủng loại, mẫu mã…. Trong điều kiện thiếu vốn sở hữu.
Các biện pháp cụ thể là:
 Các công ty cho thuê tài chính cần mở rộng mạng lưới phục vụ để đáp ứng
tốt nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc…….
 Mở rộng các hình thức cho thuê phù hợp với yêu cầu đổi
mới tài sản của doanh nghiệp, đồng thời để giảm thiểu rủi ro
của hoạt đọng này.
 Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hợp lý nhất về thuế đối
với các công ty cho thê tài chính.
5.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
- Nhà nước và doanh nghiệp cần phải phối hợp trong việc đẩy mạnh
công tác đào tạo và đào tạo lại lao động, nhằm nâng cao chất
lượng của nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng
của công việc cũng như sự tiến bộ mạnh mẽ của máy móc và công

nghệ:
 Tiếp tục huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu
tư mở rộng các hình thức đào tạo, hệ thống cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng với những tiêu chuẩn chất
lượng được quy định chặt chẽ nhằm nâng cao tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo.
 Tăng cường ngân sách cho nghiên cứu khoa học thuộc các
trường đại học, trường kỹ thuật để tạo đà cho việc đi ngay
vào công nghệ tiên tiến của thế giới.
 Tiến hành thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với các cơ sở dạy
nghề theo những quy định về chỉ tiêu chất lượng, văn bằng
chứng chỉ do các cơ quan này cấp phải được cơ quan quản lý
nhà nước công nhận, tiến tới được công nhận trong phạm vi
khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, liên doanh trao đổi
với cơ sở đào tạo của nước ngoài, nhất là các nước tiên tiến.
 Đầu tư nâng cấp, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học khuyến khích phương thức giảng dạy hiện đại, mở rộng
quyền tự chủ trong việc lựa chọn giáo trình, tuyển sinh…
5.3 Một số giải pháp khác
- Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới máy móc
thiết bị, hiện đại hóa công nghệ để bắt kịp với tiến bộ khoa học kỹ
thuật khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần rà
soát lại công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất thiết bị công
nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu… đánh giá những điểm mạnh,
điểm yếu cơ hội và thách thức đới với từng khâu, từng bộ phận,
từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp, công ty phải chú ý đến công tác quản lý nguồn
nhân sự như sử dụng có hiệu quả, chú trọng từng khâu tuyển
chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao đọng có trình độ,
năng lực phù hợp. Đồng thời tăng cường đào tạo và đào tạo lại để

nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý và lao động.
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở nhằm để nhân viên
gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sang kiến, tăng khả năng
làm việc theo nhóm, cải tiến hệ thống lương thưởng cũng như
khuyến khích nhằm tạo động lực cho người lao động phát huy hết
năng lực, sáng tạo, tìm cách lao động mới có hiệu quả để tăng
năng suất lao động.
- Cải thiện môi trường làm việc (theo nghị quyết chính phủ số 19
NQ- CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh , nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia).
C. KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta đã có những cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề “năng suất
lao động ở Việt Nam thấp”. Và là một người Việt Nam chúng ta phải cố
gắng thực hiện tốt các biện pháp chung, có những biện pháp của riêng
mình để góp phần nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. Tạo dựng
hình ảnh lao động Việt Nam trẻ, khỏe, chất lượng tốt, năng suất cao. Còn
chúng em, điều đó là động lực thôi thúc chúng em học tập nâng cao thể
lực và trí lực để sau này có thể cải thiện năng suất lao động của Việt
Nam, đưa đất nước Việt Nam phát triển bền vững và nhanh chống hơn.

×