PHÙNG THẾ HẢI – Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh
1
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SẢN XUẤT TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
HOLSTEIN FRIESIAN SINH RA TẠI VIỆT NAM
Phùng Thế Hải*, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Trần Công Hoà,
Võ Thị Xuân Hoa, Nguyễn Thị Thu Hoà và Nguyễn Hữu Sắc
Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương - Viện Chăn nuôi
*Tác giả liên hệ : Phùng Thế Hải. Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương
Số 6 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng - Hà Nội ; Tel: (04) 39.724.292 / 0989.365.268
Fax: (04) 39.719.049; Email:
ABSTRACT
Performance and frozen semen productivity of HF bulls born in Vietnam
Data on body weight at different ages, main body measurement and semen quality and quantity of five HF bulls
born in Vietnam from the HF herds imported were collected and analysed. It found out that their bodyweight at
birth, 6, 12, 18 months old and main body measurement at 6, 12, 18 months old were met the Vietnamese
standards for breeding bulls (TCVN-3982 - 85). It also found out that semen quality and quantity were met with
the Vietnamese standards for breeding bulls (TCN 531 - 2002). All of these bulls can be used for
production of frozen semen.
Key words: HF bulls, health, Semen quality
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã được nâng lên, số lượng bò sữa
và năng suất sữa/chu kỳ đã được cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp. Giai đoạn (2001- 2006) sản
lượng sữa cả nước đã tăng 27,2%, trong khi đầu con chỉ tăng 22,4%, mới đáp ứng được 22%
nhu cầu tiêu dùng trong cả nước. Vì vậy, trong những năm qua Nhà nước Việt nam rất quan tâm
tới công tác cải tiến, nâng cao chất lượng con giống bò sữa của Việt Nam nhằm tăng sản lượng
sữa sản xuất trong nước và giảm tỷ lệ sữa nhập khẩu. Trong chăn nuôi bò sữa, công tác thụ tinh
nhân tạo (TTNT) đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác cải tiến, nâng cao năng suất,
chất lượng con giống bò nói chung và bò sữa nói riêng. Năm 2001, Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã cho nhập mới giống bò Holstein Friesian (HF) cao sản (Hoa Kỳ) có năng suất, chất lượng
cao phục vụ cho công tác cải tạo giống đê phát triển đàn bò sữa cao sản tại Việt Nam. Đến
nay, đã có nhiều công trình NC về khả năng sinh trưởng, phát triển bò HF bố mẹ nhập nội.
nhưng chua nhiều công trình nghiên cứu ở bò đực giống HF được sinh ra tại Việt Nam. Do vậy,
chúng tôi nghiên cứu “Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh của bò đực giống Holstein
Friesian (HF) sinh tại Việt Nam” nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất
(SX) tinh của bò đực giống HF sinh ra tại Việt Nam, đánh giá khả năng thích nghi của con
giống, góp phần chọn tạo đực giống HF có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện chăn
nuôi của Việt Nam
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm
Giống gia súc lớn Trung ương, Ba Vì - Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ (4 /2007 đến 10/2008).
Đối tượng nghiên cứu
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
2
Theo dõi trên 05 bò đực giống HF sinh ra tại Việt Nam (năm đầu) từ những bò đực HF bố mẹ
được nhập từ Hoa Kỳ (năm 2001). Tất cả 05 đực giống có độ tuổi gần như nhau.
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của bò đực
Qua các giai đoạn tuổi (Sơ sinh, 6, 12, 18 tháng tuổi), theo dõi các chỉ tiêu về khối lượng cơ thể
(kg), cao vây (m), vòng ngực (m), dài thân chéo (m)
Đánh giá khả năng sản xuất tinh
Thể tích tinh dịch/lần khai thác tinh (V) (ml); Hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch (A) (%). pH
tinh dịch, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C) (tỷ/ml). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) (%). Tỷ
lệ tinh trùng sống/tinh dịch (%). Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (%). Số lượng tinh cọng
rạ sản xuất/lần khai thác đạt tiêu chuẩn (liều/lần khai thác) và tổng số liều tinh cọng rạ sản
xuất/năm/con.
Phương pháp nghiên cứu
Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của bò đực
Khối lượng bò đực HF được cân định kỳ bằng cân chuyên dụng. Đo các chiều đo cao vây,
vòng ngực, dài thân chéo bằng cách dùng thước để đo.
Xác định khả năng sản xuất tinh của bò đực
Thể tích tinh dịch/lần khai thác (V) xác định bằng phương pháp quan sát và đọc ngay lượng
xuất tinh trong ống hứng tinh có khắc ml.
Hoạt lực tinh trùng (A) Xác định bằng phương pháp quan sát trên kính hiển vi phản pha có màn
hình và được tính bằng (%), theo phương pháp của LIAJP- Nhật Bản -1992.
pH tinh dịch: Xác định bằng phương pháp so màu trên giấy quỳ tím hoặc đo bằng máy đo pH
Nồng độ tinh trùng sống (C) Xác định bằng máy so màu SDM-5 của hãng MINITUB.
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) Xác định bằng phương pháp đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ
tinh trong kỳ hình (K%) bằng phép tính số học thông thường như sau:
Số lượng tinh trùng kỳ hình
K (%) =
500 tinh trùng
x 100
Xác định tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch bằng cách nhuộm tinh trùng bằng thuốc nhuộm
Eozin 5%, tinh trùng chết là những tinh trùng sẽ bắt màu, đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ %,
bằng phép tính số học thông thường
Số lượng tinh trùng sống
Tỉ lệ tinh trùng sống (%) =
500 tinh trùng
x 100
Xác định tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (%) bằng cách ghi chép tất cả các lần lấy tinh và
tính toán bằng phương pháp tính số học thông thường và được áp dụng theo tiêu chuẩn sản
xuất tinh đông lạnh của Việt Nam 10 TCN 531- 2003.
Số lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn
Tỉ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (%) =
Tổng số lần lấy tinh
x 100
PHÙNG THẾ HẢI – Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh
3
Số lượng tinh cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn SX: Xác định bằng phương pháp ghi
chép và phép tính thống kê thông dụng.
Tổng số tinh cọng rạ SX/con/năm: Xác định bằng phương pháp ghi chép và thống kê thông
dụng.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm chương trình Microsoft Excel.13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn tuổi (Sơ sinh, 6, 12, 18 tháng tuổi)
Khối lượng cơ thể bò đực giống qua các giai đoạn tuổi
Sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi ngoài yếu tố giống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như : kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, môi trường khí hậu chăn nuôi vv… Khi các yếu tố
này thay đổi sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Do vây, theo dõi
khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi của bò đực giống HF sinh ra tại Việt Nam là một chỉ
tiêu quan trọng đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và khả năng thích nghi của
con giống trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Kết quả trình bày ở Bảng 1
Bảng 1. Khối lượng cơ thể của bò HF qua các tháng tuổi
Khổi lượng cơ thể bỏ HF qua các tháng tuổi (kg)
TT Số hiệu bò HF
SS 6 tháng 12 tháng 18 tháng
1 292 42 220 350 485
2 293 36 181 282 427
3 294 40 201 324 431
4 295 38 202 238 435
5 296 43 224 356 489
Bảng 1 cho thấy, tất cả 05 bò đực giống HF theo dõi đều sinh trưởng bình thường, khả năng
tăng trọng qua các giai đoạn tuôi là khá tốt, đạt tiêu chuẩn bò đực giống của TCVN-3982-85
(Tuyển tập Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, 2003). Trong số 05 bò đực giống HF theo dõi,
có 02 bò đực đạt cấp sinh trưởng là đăc cấp kỷ lục (ĐCKL), 02 bò đực đạt cấp là đặc cấp
(ĐC) và 01 bò đực giống đạt cấp là cấp I (số 293). Như vậy, số lượng bò đực giống HF theo
dõi đạt cấp sinh trưởng là ĐCKL và ĐC chiếm 80% tổng đàn. Điều này chứng tỏ, công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng bò đực giống hậu bị tại Trung tâm Moncada là khá tốt, các bò đực
giống sinh ra tại Việt Nam cũng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh.
Kích thước một số chiều đo
Xác định kích thước một số chiều đo chính: cao vây (CV), vòng ngực (VN) và dài thân chéo
(DTC) của bò đực giống HF giúp đánh giá được sự phát triển hài hoà giữa các bộ phận của cơ
thể. Kết quả kích thước chiều đo chính được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Kích thước một số chiều đo chính
Tháng tuổi
TT Kích thước (cm)
6 tháng 12 tháng 18 tháng
1 Số hiệu bò: 292
Cao vây 109,7 131.1 139,4
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
4
Tháng tuổi
TT Kích thước (cm)
6 tháng 12 tháng 18 tháng
Vòng ngực 142 151,2 183
Dài thân chéo 122,5 150,3 156,5
2 Số hiệu bò: 293
Cao vây (CV) 103,5 131 136,7
Vòng ngực (VN) 136 150 176
Dài thân chéo (DTC) 120,5 142 149,8
3 Số hiệu bò: 294
Cao vây 104,5 132 136,8
Vòng ngực 139,5 152 178
Dài thân chéo 122,5 142,2 146
4 Số hiệu bò: 295
Cao vây 104,7 132,7 135,8
Vòng ngực 139,6 152,3 177,1
Dài thân chéo 122,8 140,5 145,2
5 Số hiệu bò: 296
Cao vây 109,5 132,9 138,8
Vòng ngực 141,8 155 183,5
Dài thân chéo 122,1 143,2 152,2
Bảng 2 cho thấy, khả năng sinh trưởng, phát triển của các bò đực giống HF mà chúng tôi theo
dõi khác nhau theo từng cá thể, bò số (292 và 296) có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
nhất, chậm nhất là bò số 293. Nhìn chung, cả 05 bò đực giống sinh ra tại Việt Nam theo dõi
đều có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường đạt tiêu chuẩn giống. Bò đực có số hiệu
292, 294, 295 và 296 có khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo chính (CV-VN-
DTC) đạt tiêu chuẩn so với TCVN-3982-85 (Tuyển tập Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam,
2003). Riêng bò số hiệu 293 chiều đo chỉ đạt mức trung bình so với TCVN-3982-85 (Tuyển
tập Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, 2003).
Khả năng sản xuất tinh của từng bò đực giống HF
Muốn sản xuất được tinh bò đông lạnh đạt yêu cầu cho sản xuât (SX) thì các chỉ tiêu sinh học
chính của chất lượng tinh dịch phải đạt tiêu chuẩn (10 TCVN-531,85) (Tuyển tập Tiêu chuẩn
Nông nghiệp Việt Nam, (2003). Kết quả trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Thể tích tinh dịch (V), hoạt lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình (K), pH tinh dịch và tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch %
Các chỉ tiêu
V (ml) A (%) C (tỷ/ml) pH K (%)
% Tinh trùng
sống
T
T
Số
hiệu
Số
lần
đánh
giá
Mean
SE Mean
SE Mean
SE Mean
SE Mean
SE Mean
SE
1
292 55
6,22
0,23 69,55
0,48 1,40
0,04 6,88
0,02 12,25
0,27 76,69
0,44
2
293 51
5,07
0,16 59,02
1,78 1,02
0,04 6,88
0,02 12
0,28 71,25
2,15
3
294 34
5,53
0,20 39,71
3,37 1,06
0,071 6,96
0,02 12,06
0,37 60,59
3,49
4
295 52
5,18
0,19 68,27
0,81 1
0,03 6,89
0,02 12,19
0,28 74,35
2,11
PHÙNG THẾ HẢI – Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh
5
5
296 53
5,09
0,21 64,87
1,07 0,85
0,04 6,89
0,02 12,11
0,27 75,85
0,42
BQ
5,42
0,22 60,28
5,46 1,07
0,09 6,9
0,02 12,12
0,04 71,75
2,94
Bảng 3 cho thấy: Thể tích tinh dịch/lần khai thác tinh (V) của cả 05 bò đực giống HF chúng
tôi theo dõi đều cho kết quả tốt, bò số 292 cao nhất (6,22 ml) và thấp nhất là bò số 293 (5,07
ml). Thể tích tinh dịch/lần khai thác tinh của cả 05 bò đực giông theo dõi có thể tích tinh
dich/lần khai thác đạt tiêu chuẩn đực giống:10 TCN-531,85 (Tuyển tập Tiêu chuẩn Nông
nghiệp Việt Nam, 2003) và cao hơn của (Tsuyoshi Takahashi, 1992) Nhật Bản (5 ml) nhưng
vẫn thấp hơn so với thế hệ bố của (Lê Bá Quế, 2007) là 7,161ml.
Hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch (A%); Bảng 3 cho thấy, A% của bò đực số 292 là cao nhất
(69,55%), thấp nhất là bò số 294 (39,71%). BQ hoạt lực A% của cả 05 bò theo dõi là
(60,28%). Kết quả này thấp hơn NC thế hệ bố của (Lê Bá Quế, 2007) là (64,65%) (Hoạt lực
tinh trùng của tất cả các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn). Một lần lấy tinh
được cho là đạt tiêu chuẩn SX phải có hoạt lực tinh trùng A≥70%, nếu A ≤ 70% là không đạt
tiêu chuẩn và sẽ bị loại thải ngay lập tức.
Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch: Là số lượng tinh trùng/1ml tinh dịch, nồng độ tinh trùng
càng cao thì tổng số tinh trùng/lần khai thác tinh càng cao. Qua theo dõi, chúng tôi thấy nồng
độ tinh trùng cao nhất là bò số 292 (1,40 tỷ/ml), thấp nhất là bò số 296 (0,85 tỷ/ml). Tất cả 02
bò đực này đều cao hơn so với TCVN: 10 TCVN-531,85 (Tuyển tập Tiêu chuẩn Nông nghiệp
Việt Nam, 2003). Nồng độ tinh trùng của 05 bò đực giống theo dõi BQ là 1,07 tỷ/ml, kết quả
này thấp hơn so với thế hệ bố của (Lê Bá Quế, 2007)là 1,23 tỷ/ml và cao hơn so với của
(Tsuyoshi Takahashi,1992) Nhật Bản là 1tỷ/ml.
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%): Là tỷ lệ các tinh trùng bị dị dạng về hình thái học so với tổng số
tinh trùng quan sát. Qua Bảng 3 ta thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch (k%) cao nhất là
bò số 292 (12,25 %), thấp nhất là bò số 293 (12%). Tỷ lệ kỳ hình của cả 05 bò đực BQ là (12,12
%). Theo (Tsuyoshi Takahashi, 1992) bò đực giống HF tại Nhật Bản có tỷ lệ (K%) là (9,97%).
(Lê Bá Quế, 2007) cho biết thế hệ bố là (9,99 %). Như vậy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của cả 05 bò
đực giống được theo dõi đều thấp hơn so với TCVN: 10 TCN-531,85 (Tuyển tập Tiêu chuẩn
Nông nghiệp Việt Nam 2003) là (15 %).
pH tinh dịch, cả 05 bò đực giống HF này đều có pH tinh dịch khoảng từ 6,88 - 6,96, BQ (6,9).
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học của tinh dịch và của (Tsuyoshi
Takahashi, 1992) Nhật Bản dao động trong khoảng (6,2 - 7,8).
Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch (%): Tỷ lệ tinh trùng sống (%) của 05 bò đực giông được
theo dõi BQ là 71,75%; cao nhất là bò số 292 (76,69%); thấp nhất là bò số 294 (60,59%).
Nhìn chung, tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của 05 bò đực theo dõi là khá cao, nhưng vẫn
thấp hơn so với thế hệ bố của (Lê Bá Quế, 2007) có tỷ lệ kỳ hình là 78,75%.
Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (%)
Bảng 4. Tỉ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn, số lượng tinh cọng rạ sản xuất/lần khai thác tinh
đạt tiêu chuẩn, tổng số liều tinh cọng rạ sản xuất/năm/con
Các chỉ tiêu
TT Số hiệu bò HF n
Tỷ lệ lần lấy tinh đạt TC (%) Số CR/lần lấy tinh đạt TC (l)
1 292 55 90,91 290,98
2 293 51 35,29 210,06
3 294 34 2,94 120
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
6
4 295 52 86,55 186,36
5 296 53 54,72 194,21
TB 54,08
16,4 200,32
27,38
Khả năng SX tinh đông lạnh của đực giống có liên quan chặt chẽ đễn số lượng tinh cọng rạ
SX/con/năm, tỷ lệ số lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn SX càng cao thì số lượng tinh cọng
rạ/con/năm càng lớn. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng con giống cũng như năng
lực SX tinh đông lạnh của từng bò đực giống. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ số lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn SX của bò số 292 cao nhất (90,91%) thấp
nhất số 294 (2,94%). Tỷ lệ số lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn SX của cả 05 bò đực theo dõi BQ là
(54,08%) thấp hơn so với thế hệ bố của (Lê Bá Quế, 2007) là 74,14%.
Số lượng tinh cọng rạ/lần khai thác: Số lượng tinh cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn
SX là một chỉ tiêu quan trọng, đánh giá năng lực SX của từng bò đực giống. Tỷ lệ này có liên
quan chặt chẽ tới chỉ tiêu (V.A.C). Trong đó, (V) là thể tích tinh dịch; (A) là hoạt lực tinh
trùng; (C) là nồng độ tinh trùng sống trong tinh dịch. Vì vậy, nếu lần khai thác tinh đạt tiêu
chuẩn SX có chỉ số (V.A.C) càng cao, thì số lượng tinh cọng rạ SX/ lần khai thác tinh càng
lớn và ngược lại. Như vậy, bò đực số 292 có tổng số lượng tinh cọng rạ/lần khai thác tinh cao
nhất (290,98 cọng), thấp nhất là số 294 (120 cọng). Số lượng tinh cọng rạ/lần khai thác tinh
đạt tiêu chuẩn SX của 05 bò đực được theo dõi BQ là 200,32 cọng. Tỷ lệ này thấp hơn so với
thế hệ bố của (Lê Bá Quế, 2007) là 355,86 cọng.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo qua các giai đoạn tuổi (SS, 6, 12, 18 tháng)
của 05 bò đực HF sinh tại Việt Nam từ bò đực giống HF nhập khẩu từ Hoa Kỳ là tốt so với
tiêu chuẩn của TCVN-3982-85 của Việt Nam.
Các chỉ tiêu sinh học về chất lượng tinh dịch (V.A.C ) của cả 05 bò đực giống HF sinh ra tại
Việt Nam năm đầu (2008) sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đảm bảo chất lượng tốt so với tiêu
chuẩn 10 TCN 531-85 của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, (2008) . Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020.
Hiroshi Masuda, (1992). Reproduction function of male livestock and semen physiology, Artificial inseminstion
for cattle, Assosiation of livestock technology, Tokyo. Japan.
Kunitada Sato, (1992). The male Reproductive system, Artificial inseminstion manual for cattle, Assosiation of
livestock technology, Tokyo, Japan.
Lê Bá Quế, (2007) . Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch của bò đực giống HF Mỹ và khả năng sản xuất tinh
đông lạnh của chúng tại Việt Nam” . Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 2007.
Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, (1997). Thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm, NXB.Nông nghiệp HN.1997.
Trần Cừ, Cù Xuân Dần và Lê Thị Minh, (1975). Sinh lý học gia súc, NXB. Nông nghiệp Hà Nội 1975.
Tuyển tập Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, (2003). NXB. Nông nghiệp Hà Nội 2003.
Tsuyoshi Takahashi, (1992).Collection, processing, Freezing semen-artificial insemination for cattle, Association
of livestock technology.
*Người phản biện: TS. Phan Văn Kiểm; TS. Đào Đức Thà