NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHAI
THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trường
THPT nói riêng là vấn đề đang được quan tâm thường xuyên.Đặc biệt ở các
trường THPT, đối tượng là những học sinh đang có những thay đổi mạnh mẽ
về tâm sinh lí và năng lực phát triển. Vì vậy việc tạo một phương pháp dạy
học hợp lí, khoa học nhằm phát huy tính năng động, tích cực của học sinh để
đạt kết quả cao trong học tập là rất cần thiết.
Kết quả dạy học phụ thuộc vào khá nhiều nhân tố trong đó có phương pháp
dạy học. Hiện nay phương pháp dạy học khá phong phú, nhưng có lẽ thích
hợp với địa lý ngoài phương pháp dạy học truyền thống còn có các phương
pháp nêu vấn đề, tìm tòi nghiên cứu , thảo luận…Phương pháp sử dụng, khai
thác số liệu thống kê trong giảng dạy địa lí là một trong các phương pháp để
trực quan hóa kiến thức, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo
trong học tập, đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, so sánh,
tổng hợp, kĩ năng xử lí số liệu, tìm ra các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện
tượng địa lí…Qua đó giúp cho học sinh nắm vững được kiến thức phong phú
1
cả về lí thuyết và thực tiễn – đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy địa lí.
2- Hệ thống các số liệu và bảng số liệu trong SGK địa lí khá nhiều và là một
bộ phận quan trọng của nội dung kiến thức mà chúng ta cần phải khai thác, sử
dụng để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Tuy nhiên thực tế trước đây
và hiện nay trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc
hướng dẫn học sinh khai thác các phân kiến thức trong các kênh hình ( Bảng,
biểu đồ…), về phía học sinh do chưa chú ý nhiều đến việc học bộ môn địa lí
nên các kĩ năng làm việc với bảng số liệu thống kê còn rất hạn chế.
3- Trong thực tế, kĩ năng phân tích, khai thác bảng số liệu cũng là một nội
dung quan trọng trong các kì thi ( Học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học-
cao đẳng)
Trên đây là những lí do cơ bản giúp tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong
muốn thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng
dạy và học môn địa lí. Do vậy việc sử dụng ,khai thác số liệu thống kê trong
dạy học địa lí là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên nhằm tổ chức việc
dạy học theo đặc trưng của bộ môn có hiệu quả.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Xác đinh và làm rõ hơn phương pháp sử dụng các bảng số liệu trong SGK
phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn địa lý.
2.Nâng cao kĩ năng vận dụng phương pháp sử dụng bảng số liệu trong giảng
dạy địa lí .
2
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.Xác định được các dạng bảng số liệu
2. Nghiên cứu và vận dụng phương pháp khai thác sử dụng bảng số liệu
trong giảng dạy địa lí ở trường THPT.
4. Đánh giá được hiệu quả của phương pháp khai thác, sử dụng bảng số liệu
trong giảng dạy địa lí ở trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Các phương pháp lí thuyết gồm: Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc,
phương pháp phân loại, phương pháp so sánh.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành thực nghiệm nhiều tiết dạy ở
lớp 11,12 để kiểm chứng và nhận định kết quả
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BẢNG SỐ LIỆU TRONG
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ THPT
1. Quan niệm về bảng số liệu đang sử dụng trong SGK địa lí THPT
- Bảng số liệu là tập hợp các số liệu biểu hiện quá trình phát triển của hiện
tượng, cấu trúc của hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian giữa
các hiện tượng.
3
- Đặc điểm của bảng số liệu thống kê dùng trong SGK
* Các số liệu thống kê rất đa dạng nhưng có thể chia làm hai loại: Các số liệu
riêng biệt ( đơn lẻ) và các số liệu tập hợp theo bảng.
* Các bảng số liệu thống kê tuy có nhiều hình thức trình bày, nhưng các bảng
số liệu trong SGK địa lí ở trường THPT gồm hai loại chủ yếu
+ Bảng số liệu thể hiện quá trình phát triển của hiện tượng
+ Bảng số liệu biểu hiện cấu trúc của hiện tượng
2. Ý nghĩa, tác dụng khai thác bảng số liệu trong giảng dạy địa lí
- Bảng số liệu là phương tiện để học sinh khai thác tri thức
Bảng số liệu là một bộ phận của kiến thức.Vì vậy bảng số liệu thống kê trở
thành một phương tiện để học sinh khai thác nguồn kiến thức cơ bản về quá
trình phát triển, cơ cấu, mối quan hệ về không gian và thời gian của các hiện
tượng địa lí.
- Bảng số liệu là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng xử lí và trực quan
hóa, tập phân tích các kiến thức địa lí
+ Rèn luyện kỹ năng xử lí các số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra
các kết luận cần thiết.
+ Rèn luyện kĩ năng thu thập số liệu minh chứng
- Hình thành cơ sở tâm lí cho học sinh trong quá trình nhận thức thông qua
các bảng số liệu
4
+ Học sinh THPT sự nhận thức của các em đã có sự nhảy vọt về chất. Các em
ham thích đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, khả năng nhanh nhạy năm
bắt các thông tin tương đối khá
+ Việc hướng học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu, sẽ giúp các em dễ
nhớ, dễ hiểu, tạo nên hứng thú trong học tập. Trên cơ sở đó đáp ứng được các
nhu cầu của các em là thay đổi được cách học địa lí.
3. Phương pháp khai thác các bảng số liệu trong giảng dạy địa lý ở trường
THPT
a. Phương pháp khai thác
Để khai thác, sử dụng bảng số liệu vào việc giảng dạy và học tập có hiệu quả,
giáo viên cần:
* Giúp học sinh nắm được mục đích của việc khai thác, sử dụng bảng số liệu
- Dùng để chứng minh, giải thích minh họa cho kiến thức địa lí cơ bản. Trong
trường hợp này chỉ yêu cầu học sinh khai thác bảng số liệu ở mức đơn giản
tìm ra các số liệu dẫn chứng cho nhận định mà giáo viên nêu ra trong quá
trình giảng dạy
- Dùng để phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra kiến thức cơ bản của bài học.
Với mục đich này yều cầu học sinh làm việc với bảng số liệu ở mức cao hơn
đòi hỏi phải có sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên
Nguyên tắc cơ bản để phân tích bảng số liệu là :
+ Bắt đầu phân tích số liệu có tầm khái quát cao ( số liệu tổng thể) trước khi
đi vào số liệu chi tiết
5
+ Tìm các số liệu lớn nhất, nhỏ nhất, số liệu trung bình, chú ý những số liệu
đột biến và không được bỏ sót số liệu
+ Tìm mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích số liệu theo cột , theo hàng,
các mối quan hệ giữa các số liệu theo cột, theo hàng
+ Biết huy động cả kiến thức đã học để phân tích, đặt câu hỏi và trả lời câu
hỏi để làm nổi bật vấn đề bảng số liệu đưa ra
- Dùng để xây dựng biểu đồ phục vụ cho giảng dạy và học tập
* Trên cơ sở học sinh nắm được mục đích của việc khai thác, sử dụng bảng
số liệu, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu để
hoàn thành nội dung, yêu cầu của bài học
b. Phương pháp khai thác các bảng số liệu cụ thể
b1) Bảng số liệu biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng ( Có hai
dạng cơ bản)
Dạng 1: Bảng số liệu biểu hiện quá trình phát triển của một hiện tượng
Trong bảng này có ít nhất hai nguồn số liệu chủ yếu: Số liệu chỉ rõ sự diễn
biến của hiện tượng về mặt số lượng và số liệu chỉ rõ diễn biến của hiện
tượng về mặt thời gian
Ví dụ : Dân số Việt nam từ năm 1921 -2006 ( Triệu người)
Năm 1921 1936 1960 1970 1979 1985 1999 2006
Dân
số
15.5 18.8 30.2 41.0 52.7 60.0 76.6 84.2
Dạng 2: Bảng số liệu thể hiện quá trình phát triển của 2 hay nhiều hiện tượng
6
Ví dụ: Số dân và sản lượng lúa của nước ta thời kì 1980-1999
Năm 1981 1984 1986 1988 1990 1996 1999
Số dân ( Tr. Người) 54.9 58.6 61.2 63.6 66.2 75.4 76.3
Sản lượng ( Tr. Tấn) 12.4 15.6 16.0 17.0 19.2 26.4 31.4
Trong cả hai dạng bảng trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác số
liệu theo hướng:
- So sánh số liệu qua các năm, năm đầu và năm cuối ( Nhận xét tổng quát) để
thấy được sự thay đổi và qui luật phát triển( tăng hay giảm) của từng hiện
tượng.
- Xử lí số liệu: Tăng giảm bao nhiêu? Gấp mấy lần? Tăng bao nhiêu % để
thấy được sự tăng nhanh hay chậm của hiện tượng.
* Chú ý:
- Những số liệu mang tính đột biến. Có thể phân theo các giai đoạn để nhận
xét, phân tích
- Cần giải thích rõ qui luật phát triển, những thay đổi đột biến
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng
Từ đó có những nhận xét khái quát cơ bản dựa trên các mối quan hệ giữa các
số liệu và qui luật thay đổi của nó.
b2) Bảng số liệu thể hiện cơ cấu( Cấu trúc) của hiện tượng
7
Loại bảng số liệu này thường thể hiện sự so sánh của từng bộ phận so với
tổng thể về mặt số lượng để thấy rõ cơ cấu của hiện tượng. Loại này thường
có 4 dạng cơ bản sau:
Dạng 1: Bảng số liệu thể hiện cấu trúc của 1 hiện tượng trong một thời điểm
Ví dụ : Bảng số liệu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 2005
(%)
Nhóm tuổi %
Dưới tuổi lao động 27.0
Trong tuổi lao động 64.0
Ngoài tuổi lao động 9.0
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác số liệu theo hướng:
- So sánh các số liệu ( Nếu là số liệu tuyệt đối, thì cần chuyển sang số liệu
tương đối) để thấy được đại lượng nào có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, gấp mấy
lần?
- Qua đó có nhận xét cần thiết. Bảng số liệu phán ánh vấn đề gì ? Tại sao?
Dạng 2: Bảng số liệu thể hiện cấu trúc của 1 hiện tượng trong nhiều thời điểm
khác nhau
Ví dụ : Bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế (%)
1990 1995 1998 2002 2005
Nông – lâm – ngư
nghiệp
38.7 27.2 25.8 23.0 21.0
Công nghiệp – xây
dựng
22.7 28.8 32.5 38.5 41.0
Dịch vụ 38.6 44.0 41.7 38.5 38.0
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu theo hướng
8
- Nếu số liệu biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối, thì cần chuyển sang giá trị
tương đối
- So sánh số liệu theo hàng ngang để thấy được sự biến đổi cơ cấu theo
thời gian. Chú ý các số liệu đột biến
- Nhận xét cấu trúc ở từng thời điểm( So sánh số liệu theo cột dọc) để
thấy rõ vai trò của từng thành phần trong tổng thể
- Từ đó tìm ra các qui luật thay đổi và có những nhận xét khái quát, gải
thích sự thay đổi đó
Dạng 3: Bảng số liệu biểu hiện cấu trúc của nhiều hiện tượng trong cùng thời
điểm
Ví dụ: Bảng số liệu về tỉ trọng của GDP và dân số của EU và một số nước
trên thế giới năm 2004
Khu vực GDP (%) Dân số (%)
EU
Hoa Kỳ
Nhật bản
Trung Quốc
Ấn độ
Các nước còn lại
31.0
28.5
11.3
4.0
1.7
23.5
7.1
4.6
2.0
20.3
17.0
49.0
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu theo hướng:
- Phân tích cấu trúc của từng hiện tượng(Nếu số liệu biểu hiện bằng giá trị
tuyệt đối, thì cần chuyển sang giá trị tương đối)
9
- So sánh cấu trúc của các hiện tượng với nhau( So sánh các số liệu hàng
ngang, hàng dọc để thấy được sự giống nhau, sự khác biệt về cấu trúc giữa
các hiện tượng)
- Từ đó có những nhận xét khái quát và giải thích
Dạng 4: Bảng số liệu biểu hiện cấu trúc của nhiều hiện tượng theo không
gian và thời gian. ( Đây là dạng phức tạp nhất .Nếu số liệu biểu hiện bằng giá
trị tuyệt đối, thì cần chuyển sang giá trị tương đối)
Ví dụ: Bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu
vực kinh tế của cả nước và vùng Đông Nam Bộ (%)
Công nghiệp quốc
doanh
CN ngoài quốc
doanh
KV có vốn đầu tư
nước ngoài
1995 2005 1995 2005 1995 2005
ĐN bộ 38.8 24.1 19.7 23.4 41.5 52.5
Cả nước 50.3 33.9 24.6 28.8 25.1 37.3
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu theo hướng:
- Phân tích cấu trúc của từng hiện tượng theo thứ tự về từng vùng lãnh thổ
( Không gian)
- Trong mỗi vùng lãnh thổ so sánh số liệu của từng thành phần theo thời gian
để thấy được sự thay đổi của cơ cấu theo hướng nào? Thành phần nào tăng?
Thành phần nào giảm ( Tăng giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu %)
- So sánh các thành phần trong một lãnh thổ ở cùng thời điểm để thấy được
vai trò của chúng trong cấu trúc của hiện tượng
10
- So sánh cấu trúc của hiện tượng giữa các vùng lãnh thổ với nhau để tìm ra
sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
II. CƠ SỞ THỰC NGHIỆM
Phần thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phương pháp
khai thác sử dụng bảng số liệu trong giảng dạy địa lí kinh tế xã hội ở trương
THPT
1. Mục đích thực nghiệm
- Hướng dẫn học sinh biết cách khai thác, sử dụng bảng số liệu
- Nắm được chức năng biểu hiện của bảng số liệu
- Nâng cao khả năng tự nhận thức và đi đến những kết luận cơ bản của học
sinh
- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
2. Phạm vi thực nghiệm ở cả ba khối, nhưng chủ yếu ở khối 11, 12
Bài thực nghiệm 1: Tự nhiên, dân cư Nhật bản( SGK lớp 11 cơ bản trang 76)
Để hình thành kiến thức về đặc điểm dân cư Nhật bản và ảnh hưởng của đặc
điểm đó đối với dân cư xã hội, giáo viên sử dụng bảng số liệu 9.1 và các số
liệu đơn lẻ trong SGK trang 76 để đặt câu hỏi và gợi ý cho học sinh hình
thành kiến thức cơ bản
Bảng số liệu sự biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi
1950 1970 1997 2005
Dưới 15 tuổi (%) 35.4 23.9 15.3 13.9
Từ 15-64 tuổi (%) 59.6 69.0 69.0 66.9
65 tuổi trở lên (%) 5.0 7.1 15.7 19.2
Số dân ( Triệu 83.0 104.0 126.0 127.7
11
người)
* Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu và kiến thức SGK, hãy:
- Chứng minh Nhật bản là một quốc gia có dân số đông?
- Nhận xét xu hướng biến động dân số của Nhật Bản qua các năm? Gia
tăng dân số?
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản biến động theo xu hướng
nào?
- Phân bố dân cư Nhật Bản?
* GV hướng dẫn HS cách khai thác các số liệu đơn lẻ, số liệu trong bảng để
trả lời các câu hỏi
Ví dụ:
- Để chứng minh Nhật có dân số đông, hoặc nhận xét về gia tăng dân số của
Nhật thấp thì HS chỉ cần sử dụng các số liệu đơn lẻ như dân số là bao nhiêu,
gia tăng dân số bao nhiêu %
- Nhận xét về sự biến động số dân hoặc cơ cấu dân số theo nhóm tuổi,HS phải
căn cứ vào bảng số liệu, so sánh các số liệu năm đầu, năm cuối xem các chỉ
tiêu tăng, gảm như thế nào? Tăng bao nhiêu? Chú ý các số liệu đột biến
- Tìm mối liên hệ giữa các số liệu : Sự biến động số dân theo thời gian và gia
tăng dân số của Nhật Bản
* Học sinh trả lời các câu hỏi. Sau đó GV yêu cầu học sinh rút ra kiến thức cơ
bản của phần đặc điểm dân cư Nhật Bản như sau:
12
- Nhật bản là quốc gia có dân số đông 127.7 triệu người (2005)
- Dân số có xu hướng tăng chậm ( Đặc biệt giai đoạn 1997 -2005 tăng
1.7 triệu người) do gia tăng dân số thấp chỉ còn 0.1%
- Cơ cấu dân số Nhật thay đổi theo xu hướng giảm tỉ lệ dân số ở tuổi
dưới 15, tăng tỉ lệ dân số ở độ tuổi 15-64 và trên 65
Kết luận: Nhật bản là quốc gia có dân số già
- Dân cư phân bố không đều tập trung đông đúc trên đảo Hon Su và ở ven
biển , thưa thớt ở đảo Hôcaiđô
* Sau khi học sinh nêu ra đặc điểm cơ bản của dân cư Nhật bản, GV tiếp tục
đặt câu hỏi
Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội ?
- HS trả lời
- GV kết luận
Dân số già gây khó khăn:
+ Thiếu lực lượng lao động thay thế
+ Chí phí phúc lợi xã hội lớn
Bài thực nghiệm 2: Bài Đô thị hóa ( Trang 77 SGK lớp 12 ban cơ bản)
Để hình thành kiến thức đặc điểm đô thị hóa
-) Tỉ lệ dân thành thị tăng
-) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
GV sử dụng các bảng số liệu sau
13
Bảng 1 Bảng 18.1: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả
nước giai đoạn 1990-2005
Năm Số dân thành thị
( Triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị trong
dân số cả nước (%)
1990
1995
2000
2005
12.9
14.9
18.8
22.3
19.5
20.8
24.2
26.9
* Với bảng số liệu này GV yêu cầu HS : Nhận xét sự thay đổi dân số thành thị
và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990-2005. Giải thích sự
thay đổi đó?
* GV hướng dẫn:
- So sánh số liệu năm đầu, năm cuối để xem số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng
hay giảm( Tính toán xem tăng, giảm bao nhiêu người, %)
- Chú ý các số liệu đột biến để chia giai đoạn ( số liệu tăng, giảm đột biến)
- So sánh tỉ lệ dân thành thị với các nước trong khu vực và ngoài khu vực
( GV cung cấp số liệu tỷ lệ dân thành thị của một số nước trong khu vực và
trên thế giới)
* HS trả lời, GV kết luận về nội dung bảng số liệu
- Giai đoạn 1990-2005 số dân và tỷ lệ dân thành thị đều tăng
+ Số dân tăng 9.4 triệu người
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng 12.4%
14
Giai đoạn 1990-1995 tăng chậm , giai đoạn 1995-2005 tăng nhanh
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên
thế giới ( Năm 2005 mới chỉ chiếm 26.9% dân số cả nước )
* GV tiếp tục đặt câu hỏi : Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng?
HS trả lời, GV kết luận: Do đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
Bảng 2 Bảng 18.2 : Phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng năm 2006
Các vùng Số lượng
đô thị
Trong đó Số dân
thành thị
( 1000 ng)
Thành
phố
Thị xã Thị trấn
Cả nước
TDMN phía Bắc
ĐB sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu
Long
689
167
118
98
69
54
50
133
38
9
7
4
7
3
3
5
54
13
8
7
4
4
5
13
579
145
103
87
58
47
42
115
22824
2151
4547
1463
2769
1386
6928
3598
* Để rút ra đặc điểm : Phân bố đô thị không đều giữa các vùng, GV yêu cầu
HS trả lời câu hỏi sau
15
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa
các vùng trong nước ?
Với câu hỏi trên, trong thực tế chúng tôi gặp HS sẽ liệt kê các số liệu :
TDMN phía Bắc : 167
ĐB sông Hồng : 118
Bắc Trung Bộ : 98
Nam Trung Bộ :69
Tây Nguyên : 54
Đông Nam Bộ : 50
ĐB sông Cửu Long : 133
Học sinh trả lời như vậy là chưa đúng với yêu cầu của câu hỏi đề ra.Do
vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh tính toán ra số liệu % cho dễ nhận
xét sự phân bố đô thị giữa các vùng
GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, sau đó hướng dẫn các em mỗi nhóm lớn
lại chia thành nhóm nhỏ để nhanh chóng tính toán số liệu và hoàn thành các
bảng sau
Bảng a: Cơ cấu đô thị và dân số đô thị phân theo các vùng nước ta ( %)
Vùng Sô đô thị Dân số thành thị
Cả nước
TDMN phía Bắc
ĐB sông Hồng
Bắc Trung Bộ
100,0
….
….
….
100,0
….
….
….
16
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
….
….
….
….
….
….
….
….
Bảng b: Cơ cấu số lượng đô thị của cả nước và các vùng (%)
Các vùng Số lượng
đô thị
Trong đó
Thành phố Thị xã Thị trấn
Cả nước
TDMN phía Bắc
ĐB sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
….
Kết quả tính toán
Bảng a: Cơ cấu đô thị và dân số đô thị phân theo các vùng nước ta ( %)
Vùng Sô đô thị Dân số thành thị
Cả nước
TDMN phía Bắc
ĐB sông Hồng
100,0
24.2
17.1
100,0
9.4
19.9
17
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
14.2
10.0
7.8
7.3
19.4
6.4
12.1
5.9
30.4
15.9
Bảng b: Cơ cấu số lượng đô thị của cả nước và các vùng (%)
Các vùng Số lượng đô
thị
Trong đó
Thành phố Thị xã Thị trấn
Cả nước
TDMN phía Bắc
ĐB sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
5.5
5.3
5.9
4.0
10.1
5.5
6.0
3.7
7.8
7.7
6.7
7.1
5.8
7.4
10.0
9.8
86.7
87.0
87.4
88.9
84.1
87.1
84.0
86.5
Sau khi có kết quả tính toán, giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh trả
lời
Đối với bảng a
- Vùng nào có số lượng đô thị nhiều nhất? ít nhất? tiếp đến là vùng nào?
18
- Vùng nào có dân số thành thị thị nhiều nhất? ít nhất? tiếp đến là vùng nào?
HS trả lời, GV kết luận
Đối với bảng b:
- Em có nhận xét gì về cơ cấu đô thị của cả nước và các vùng?
HS trả lời, GV kết luận
GV tiếp tục đặt câu hỏi
- Tại sao Đông Nam Bộ có số lượng đô thị ít nhất, nhưng tỉ lệ dân thành thị
lại cao nhất cả nước?
HS trả lời, GV kết luận
Giáo viên kết luận về đặc điểm của đô thị hóa ở mục này:
- Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng
+ Về số lượng đô thi : Nhiều nhất là TDMN Bắc Bộ 24.2%, tiếp đến là ĐB
sông Cửu Long, ĐB sông Hồng… Ít nhất là vùng Đông Nam Bộ 7.3%
+ Về số dân thành thị : Nhiều nhất là Đông Nam Bộ 30.4 %, tiếp đến là ĐB
sông Hồng, ĐB sông Cửu Long….Thấp nhất là Tây Nguyên 5.9%
Đông Nam Bộ có số lượng đô thị ít nhất, nhưng tỉ lệ dân thành thị lại cao
nhất cả nước là do qui mô dân số ở mỗi đô thị lớn ( TP Hồ Chí minh có số
dân nhiều nhất trong các đô thị cả nước gần gấp 2 lần Hà Nội)
- Cơ cấu các đô thị của cả nước và các vùng không đều : Chủ yếu là các thị
trấn và thị xã, các thành phố chưa nhiều
19
Bài thực nghiệm 3: Bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( Trang 82 SGK lớp 12
ban cơ bản)
Để hình thành kiến thức chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cho HS, GV
sử dụng bảng số liệu 20.2 cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế và yêu
cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Ở nước ta có những nhóm thành phần kinh tế nào?
- Từ năm 1995-2005 tỉ trọng GDP phân theo thành phần kinh tế có xu
hướng thay đổi như thế nào?
- Kết luận về xu hướng thay đổi tỉ trọng GDP theo thành phần kinh tế
HS trả lời, GV kết luận:
- Gồm 3 nhóm thành phần kinh tế : Nhà nước, ngoài nhà nước, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài
- Xu hướng thay đổi: Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và ngoài nhà nước,
tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( Dẫn chứng)
+ Khu nực nhà nước tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực then chốt vẫn do nhà nước quản lí
+ Trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước xu hướng giảm tỉ trọng ở khu vực
kinh tế tập thể và kinh tế các thể, tăng tỉ trọng của kinh tế tư nhân
Kết luận: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trên là tích cực, phù hợp
với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới
20
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện cách dạy trên ở cả 3 khối lớp chủ yếu ở khối 11 và 12
tôi tiến hành khảo sát kết quả khai thác số bảng số liệu trong từng bài của hai
loại lớp(Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm) bằng việc thu đánh giá các phiếu
học tập của học sinh và tổng hợp được bảng sau:
Bài thực
nghiệm
Kết quả thực nghiệm
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Sỹ
số
G
%
K
%
TB % Y
%
Lớp Sỹ
số
G
%
K
%
TB
%
Y
%
Bài 1:Tự
nhiên, dân cư
Nhật bản
11A 45 11.1 66.6 17.7 4.6 11B 47 0 53.1 31.9 15.0
Bài 2 Đô thị
hóa
12H 50 20.0 64.0 8.0 0 12N 43 0 46.5 41.8 11.7
Bài3:Chuyển
dịch cơ cấu
kinh tế
12H 50 14.0 68.0 18.0 0 12N 43 0 41.8 53.5 4.7
Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm:
a. Đối với giáo viên: Qua các bài thực nghiệm, đa số đều cho rằng
- Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường
THPT có tác dụng rất lớn đối với việc truyền đạt kiến thức cho học sinh
- Việc khai thác, sử dụng các bảng số liệu tạo nên sự phong phú về phương
pháp giảng dạy
- Phù hợp với xu thế mới lấy học sinh làm trung tâm
b. Đối với học sinh
21
Phương pháp này đã giúp học sinh:
- Làm quen với phương pháp khai thác, sử dụng bảng số liệu trong học tập
- Hứng thú trong học tập, kết quả nâng cao và nắm chắc kiến thức
PHẦN III KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN :
1. Đề tài đã tiếp cận được một trong số những vấn đề bức xúc trong giảng dạy
môn địa lí
2. Đề tài đã xác định kết quả và tính khả thi của phương pháp khai thác sử
dụng bảng số liệu trong dạy học môn địa lí THPT
3. Bước đầu xác lập các bước tiến hành của phương pháp có hiệu quả
II. KIẾN NGHỊ
- Đề tài chỉ là một ý tưởng nhỏ tôi đúc rút ra được từ việc sử dụng số liệu
thống kê trong giảng dạy bộ môn qua một số năm nên còn nhiều hạn chế .Rất
mong các bạn đồng nghiệp tiếp tục mở rộng nghiên cứu để tìm ra các giải
pháp tốt hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy bộ môn.
22
- Đây là một phương pháp có hiệu quả trong giảng dạy địa lí ở trường THPT,
nên cần có sự quan tâm hơn nữa về nội dung và chương trình. Đề nghị các
nhà giáo dục nghiên cứu nội dung và thời lượng chương trình để điều chỉnh
tăng thêm phần kênh hình ( Số liệu, biểu đồ…), phần thực hành, trong SGK.
Nga sơn, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Người viết
Mai Thị Tâm
23
24