Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo thực tập nghiệp vụ tại công ty cổ phần thương mại Việt Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.22 KB, 28 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU 3
1.1 Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 3
1.1.1 Khái niệm chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 3
1.1.2 Chức năng thương mại của người giao nhận 4
1.1.3 Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người giao nhận 7
1.2 Cơ sở pháp lý 8
1.2.1 Luật quốc gia 8
1.2.2 Công ước quốc tế 10
CHƯƠNG2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ViỆT NGA 11
2.1 Giới thiệu chung về công ty 11
2.2 Nghành nghề kinh doanh 11
2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 12
2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 15
2.5 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 16
2.6 Bộ phận thực tập 17
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG NHẬP KHẨU MÁY ÉP
THỦY LỰC TẠI CÔNG TY VIỆT NGA 18
3.1 Sơ đồ giao nhận nhập khẩu lô hàng container 18
3.2 Giải thích sơ đồ 19
3.3 Đánh giá quy trình 24
3.3.1 Uu điểm 24
3.3.2 Nhược điểm 25
3.4 Kiến nghị, giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận 26
KẾT LUẬN 28
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 1
MSV : 43843


Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở cửa nền kinh tế như hiện nay, ngoại thương nói chung và xuất nhập
khẩu nói riêng thể hiện rõ vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhắc đến
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta không thể không nói đến quá trình giao
nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế. Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc
tế gắn liền với sự phát triển của mỗi nước trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực.
Giao nhận cũng là một môn học quan trọng của những sinh viên khoa kinh tế ngoại
thương. Tương lai sẽ là những cán bộ nghiệp vụ ngoại thương và giao nhận, các sinh viên
cần phải trang bị cho mình những kiến thức thực tế bổ ích và cần thiết.
Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần thương mại Việt Nga, em đã có thêm
nhiều kiến thức thực tế cũng như vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công ty. Em xin trân
trọng cảm ơn ban lãnh đạo công ty và các anh chị cùng ban chức năng đã tạo điều kiện
giúp đỡ và đồng thời em xin cảm ơn cô giáo Phạm Thị Phương Mai đã tận tình hướng
dẫn để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này.
Tuy em đã cố gắng nhưng trong quá trình làm báo cáo thực tập nghiệp vụ này sẽ
không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô xem xét và góp ý để bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 2
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
a. Khái niệm

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận. Theo quy tắc thống
nhất về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội các nhà giao
nhận vận tải (FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩa như sau:
“Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có
liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải
quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm
cho hàng hóa và thu tiền ngay lập tức các chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
Ngày 29/10/2004 FIATA đã phối hợp với Hiệp hội Châu Âu về các dịch vụ giao
nhận, vận tải, logistics và hải quan đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ giao nhận
đó là:
“ Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở, gom hàng, lưu
kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có
liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải
quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm
cho hàng hóa và thu tiền ngay lập tức các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ
giao nhận bao gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan
chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ, hoặc lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung trên thực
tế. Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các
dịch vụ được cung cấp.”
Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được Luật thương mại năm 1997 đề
cập một cách rõ rang và cụ thể theo điều 163 với nội dung tương tự như khái niệm của
FIATA. Ngày nay giao nhận phát triển một bước tiến mới cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn
và có sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác phục vụ khách hàng được tốt hơn.
b.Vai trò của người giao nhận
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 3
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Nghiên cứu lập kế hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển, người chuyên chở, công

ty xếp dỡ để thương lượng ký kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả một cách hợp lý nhất để
đưa hàng hóa đến tay người nhận hàng một cách nhan h chóng nhất. Thông tin, chỉ dẫn
cho các bên liên quan trong quá trình vận chuyển và bảo quản về bản chất của các loại
hàng dễ hỏng, hàng nguy hiểm cũng như thời gian vận chuyển và vấn đề an toàn đối với
hàng hóa.
- Cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của bên thứ ba để tổ chức lưu kho, phân
loại, đóng gói hàng hóa, in kẻ ký mã hiệu phù hợp với luật pháp cũng như thông lệ quốc
gia nơi hàng hóa được giao cho người nhận, phù hợp với điều kiện và phương tiện vận
chuyển trong phạm vi và điều kiện tài chính cho phép.
- Tổ chức gom hàng, thu xếp dịch vụ liên quan đến hàng như giám định, mua bảo
hiểm, thủ tục thông xuất, nhập khẩu, và các thủ tục khác theo quy định của các cơ quan
quản lý Nhà nước, lập chứng từ hoặc tư vấn cho khách hàng lập các chứng từ phù hợp
với yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích thanh toán.
- Sử dụng công nghệ thông tin hoặc kết nối với hệ thống EDI để theo dõi hàng hóa,
phân tích, dự báo thị trường và các thông tin có liên quan đến khách hàng nhằm phối hợp
một cách hài hòa với các tổ chức nhằm thông tin và tư vấn kịp thời cho khách hàng đảm
bảo quá trình dịch chuyển hàng hóa là thông suốt với thời gian vận chuyển.
1.1.2. Chức năng thương mại của người giao nhận
a. Môi giới khai thuê hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mỗi nước đều có những
quy định và chính sách khác nhau qua mỗi thời kỳ, các nhà kinh doanh không phải bao
giờ cũng hiểu hết . Để giảm bớt những khó khăn này, người giao nhận sẽ thực hiện các
yêu cầu của chủ hàng, đây là chức năng truyền thống của người giao nhận là thực hiện
các dịch vụ khai báo hải quan ở phạm vị trong nước theo ủy quyền của khách hàng.
Những hoạt động của người giao nhận chủ yếu là khai báo hải quan đối với hàng nhập
khẩu như là người mô giới hải quan. Để thực hiện nghiệp vụ mô giới hải quan người giao
nhận phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Người giao nhận là đại lý
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 4
MSV : 43843

Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Người giao nhận thực hiện công việc với mục đích là cầu nối giữa chủ hàng và
người vận chuyển như là đại lý của chủ hàng hoặc đại lý của người vận chuyển. Trong
nhiều trường hợp, người giao nhận vừa là đại lý cho chủ hàng vừa là đại lý cho người
chuyên chở và như vậy họ có thể gây nên những phiền toái cho cả hai vì người giao nhận
nhận nhiệm vụ đối với cả hai. Người giao nhận hoặc đại lý của họ không phải chịu trách
nhiệm vận chuyển, mà người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm bên thứ ba để thực
hiện công việc này và miễn là người giao nhận đã thực sự cẩn thận một cách hợp lý trong
việc lựa chọn người thứ ba thực hiện để thực hiện hợp đồng.
c. Chuyển tiếp hàng hóa (Transhipment and on – carriage)
Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì người giao nhận sẽ hỗ
trợ và đảm nhận công việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương
tiện vận tải khác. Điều này không chỉ liên quan đến việc thu xếp phương tiện để tiếp tục
vận chuyển mà con liên quan đến việc thu xếp và ký kết hợp đồng với các công ty xếp
dỡ, lo liệu các thủ tục cần thiết khác để đưa hàng hóa đến nơi nhận cuối cùng. Người giao
nhận có thể lo liệu việc chuyển tiếp hàng hóa đi nước thứ ba cho khách hàng bằng chính
phương tiện của họ. Trong trường hợp này, người giao nhận chịu trách nhiệm như là
người chuyên chở, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi họ nhận cho
đến khi họ giao cho người nhận tại điểm đích, mối quan hệ của người giao nhận với
khách hàng trong trường hợp này được điều chỉnh bằng vận đơn của người giao nhận.
d. Lưu kho bảo quản hàng hóa
Trong tình huống này người giao nhận có thể khai thác các trang thiết bị kho bãi của
mình hoặc họ hành động như một đại lý thuê kho bãi từ hợp đồng khác. Trong trường
hợp này, người giao nhận đã tiếp quản toàn bộ chức năng lưu kho bãi của khách hàng và
thiết lập một mạng lưới phân phối lưu thông cho riêng mình.
e. Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải
Khi người giao nhận đang trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, kiểm
soát và quản lý dòng hàng hóa, tự nhiên họ được đặt ở vị thế để thực hiện một số dịch vụ
“ăn theo” vận tải như

- Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa với chi phí do khách hàng chịu.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 5
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết cho xuất khẩu như vận
đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa
phục vụ cho thanh toán.
- Thu xếp việc đòi tiền và/hoặc thanh toán các chi phí vào lúc giao hàng
- Tư vấn khách hàng các vấn đề về vận tải và phân phối, những vấn đề có liên quan
đến thị trường, chính sách pháp luật của nước sở tại.
f. Gom hàng và thông báo biểu cước
Ngày nay, một trong những chức năng quan trọng của người giao nhận là tổ chức
gom hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi hàng cũng như người chuyên chở.
Để thực hiện chức năng này, người giao nhận tiếp hành tập hợp các lô hàng nhỏ, lẻ nằm
rải rác tại nhiều nơi khác nhau tập trung vào một địa điểm thuận lợi nhất. Tại đây, người
giao nhận sẽ tổ chức, sắp xếp, phân loại và ghép các lô hàng có cùng điểm đích với nhau
tạo một lô hàng lớn hơn nhằm tận dụng tối đa năng lực vận chuyển của phương tiện vận
tải. người giao nhận sẽ ký hợp đồng với người vận chuyển đường bộ để đưa hàng tới
cảng biển và vận chuyển tới cảng đích theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp
này, người giao nhận sẽ đưa ra giá cước riêng cho mỗi dạng phương tiện vận chuyển
thông thường là biểu cước đã được thiết lập.
g. Là người chuyên chở (Carrier)
Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người chuyên chở tức
là người giao nhận sẽ ký hợp đồng vận chuyển với khách hàng và chịu trách nhiệm như
một người vận tải thực. Để thực hiện chức năng này, người giao nhận có thể là người vận
tải công cộng không sở hữu tàu (NVOCC) hoặc là người kinh doanh vận tải đa phương
thức (MTO). Trong trường hợp này, người giao nhận chịu trách nhiệm với hàng hóa như
người chuyên chở thực sự kể từ khi nhận hàng đến khi hàng được giao cho người nhận tại
điểm đích.

1.1.3. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người giao nhận
a. Nghĩa vụ của người giao nhận
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 6
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Người giao nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình với sự quan tâm một cách thích
đáng trong khoảng thời gian hợp lý, trừ khi có thỏa thuận riêng bằng văn bản, vì lợi ích
của khách hàng.
- Người giao nhận thực hiện tất cả các hướng dẫn của khách hàng, trường hợp
người giao nhận thấy có lý do hợp lý và lợi ích của khách hàng mà thực hiện khác với chỉ
dẫn của khách hàng thì người giao nhận không phải gánh chịu them bất kỳ trách nhiệm
cũng như chi phí nào khác do hậu quả của việc làm này gây nên.
b. Trách nghiệm của người giao nhận
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm nếu người giao nhận đã không chăm chỉ và
sử dụng mọi biện pháp hợp lý trong việc thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải, trong
trường hợp này, người giao nhận sẽ phải bồi thường cho khách hàng những mất mát, thiệt
hại xảy ra đối với hàng hóa cũng như cho các tổn thất tài chính trực tiếp do vi phạm
nghĩa vụ cung cấp dịch vụ và chăm sóc hàng hóa.
Người giao nhận không chịu trách nhiệm đối với hành vi và thiếu sót của bên thứ
ba, chẳng hạn như người chuyên chở, kho bãi, công ty xếp dỡ, chính quyền cảng và
người giao nhận hàng hóa khác, trừ khi anh ta không thực sự mẫn cán trong việc lựa
chọn, hướng dẫn, giám sát những bên thứ ba đó.
c. Quyền hạn của người giao nhận
- Người giao nhận được quyền đòi tiền công và các chi phí hợp lý phát sinh theo
hợp đồng vì quyền lợi của khách hàng theo giá cả và cách thức thanh toán mà hai bên đã
thỏa thuận.
- Người giao nhận có quyền cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa
để đảm bảo cho các khoản nợ của khách hàng cho đến khi được thanh toán.
- Người giao nhận có quyền giữ lại hoặc đòi lại các khoản hoa hồng môi giới được

chia và các khoản thu nhập thông thường được giữ lại bởi hoặc được chia cho người giao
nhận vận tải.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Luật quốc gia
Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật quy
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 7
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm điều
chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp
dỡ như:
- Luật thương mại 2005:
Điều 233: Dịch vụ logistics: định nghĩa về dịch vụ logstics
Điều 234: điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều 235: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Điều 236: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Điều 237: Các trường hợp miễn trách đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
Điều 238: giới hạn trách nhiệm
- Bộ luật Hàng Hải 2005: Điều 74 đến điều 97 có quy định về quyền và nghĩa vụ
của người vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển và các nôi dung liên quan đến
chứng từ trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thời gian khiếu nại…
- Và một số bộ luật chuyên ngành khác như: luật giao thông đường bộ 2004, luật
doanh nghiệp 2005, luật hải quan 2005.
- Các nghị định liên quan:
+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định về kho ngoại quan, các dịch vụ thực hiện
trong kho ngoại quan, thuế kho ngoại quan và quản lý, lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi
kho ngoại quan.
+ Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,

bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
+ Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007: quy định chi tiết luật Thương mại
về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân
kinh doanh dịch vụ. Trong nghị định quy định rõ về phạm vi và đối tượng điều chỉnh;
điều kiện kinh doanh; giới hạn trách nhiệm; quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ
logistics.
+ Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 8
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
+ Nghị định số 115/ 2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 07 năm 2007: về
điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
+ Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu,
chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan
+ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn về thủ
tục hải quan: kiểm tra, giám sát hải quan: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.2. Công ước quốc tế
Các công ước, các định ước, các hiệp ước, các hiệp định, các nghị định thư,
các quy chế về buôn bán, vận tải, bảo hiếm mà việc giao nhận bắt buộc phải phù
hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng.
- Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterm do phòng ICC ban hành quy định về
trách nhiệm của các bên mua bên bán bveef thanh toán tiền vận tải, chi phí hải quan, bảo
hiểm hàng hóa, tổn thất và rủi ro trong quá trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách
nhiệm về giao nhận hàng hóa.
- Công Ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Quy tắc Hague 1924 và các nghị định thư 1968 và 1979: trong quy tắc này có
quy định về thời hạn và trách nhiệm của người vận chuyển, cơ sở trách nhiệm, nghĩa vụ
và quyền hạn của người vận chuyển, thông báo tổn thất và thời hạn khiếu nại.

- Quy tắc Humburg 1978(Humburg Rules-1978): quy tắc có hiệu lực từ ngày
1/11/1992.
- Quy tắc Rotterdam 2010.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 9
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VIỆT NGA
2.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nga
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Viet Nga Freight Forwarders Joint Stocks
Company
- Tên công ty viết tắt: Viet Nga TRADICO ( VNT)
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 247, tổ 15, cụm 3, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền,
Hải Phòng, Việt Nam
- Điện thoại: (031) 313569074
- Fax: (031) 313569410
- Email:
- Giấy phép kinh doanh số 0202025028 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải
Phòng cấp ngày 1.6.2003
- Mã số thuế: 0200.743.570
- Vốn điều lệ : 4.680.000.000 VND
2.2 Ngành nghề kinh doanh
- Ngành nghề đăng kí kinh doanh:
+ Giao Nhận và Vận Chuyển Hàng Hóa
+ Logistics - Dịch Vụ Logistics
+ Vận Tải - Công Ty và Đại Lý
+ Vận Tải Biển
+ Vận Tải Đường Không

+ Xe Đầu Kéo Rơ Moóc
+ Vận Tải Đường Bộ
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 10
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Sản phẩm dịch vụ :
+ Dịch vụ khai hải quan
+ Dịch vụ khai thuê hải quan
+ Dịch vụ thu gom hàng lẻ
+ Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
+ Thủ tục hải quan
+ Xe đầu kéo
+ Xin giấy phép xuất nhập khẩu
2.3 Cơ cấu tổ chức công ty
Công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến. Giám đốc là người có quyền hành cao
nhất, chịu trách nhiệm điều hành công ty. Bên cạnh đó là Phó giám đốc quản lý và điều
hành hoạt động của các phòng ban, là người có trách nhiệm hỗ trợ cho Giám đốc. Các
trưởng phòng có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của cán bộ và nhân viên
trong công ty.
Với chức năng là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với quy mô vừa và
nhỏ, mạng lưới khách hàng còn hạn hẹp thì với cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực
tuyến nhỏ, gọn như hiện nay là hợp lý.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG KẾ TOÁN
BỘ PHẬN CHỨNG TỪ
BỘ PHẬN GIAO NHẬN

a. Giám đốc
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 11
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Quyết định các chính sách, phương thức kinh doanh, công tác kế hoạch và duyệt
giá cả, tổ chức hạch toán đối ngoại, tổ chức liên kết hợp tác kinh doanh.
Quyết định mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất quy trình đào tạo, sử dụng
cán bộ, lao động, phương thức sử dụng tiền lương, tiền thưởng phúc lợi.
Trực tiếp phụ trách các phòng ban trong công ty và các đơn vị cơ sở trực thuộc
công ty.
b. Phó giám đốc
Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành quản lý hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm ký các văn bản liên quan đến hoạt dộng kinh doanh của công ty do giám đốc ủy
quyền. Phó giám đốc thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi giám đốc
vắng mặt. Ngoài ra, còn trực tiếp quản lý các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng
marketing và quản lý chuyên môn về các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh như giá cả,
cung cấp dịch vụ,…
c. Phòng kinh doanh
Thực hiện việc nghiên cứu thị trường, công tác marketing và cả sale cho công ty.
Đề ra phương thức quản lý kinh doanh, chính sách giá cả, chính sách đối với
khách hàng mua xăng dầu trong và ngoài nước nhằm giữ vững thị trường, quay vòng vốn
nhanh và đạt lợi nhuận tối đa.
Nghiên cứu phân tích thị trường xuất nhập khẩu khu vực, nhằm nắm bắt kịp thời
các nhu cầu đầu tư của khách hàng cũng như chính saschd dầu tư khuyến mãi của các đối
thủ cạnh tranh để phối hợp tham mưu cho Giám đốc ban hành các chính sách, biện pháp
hoặc phương án về đầu tư phát triển hoạt động của công ty.
d. Phòng xuất nhập khẩu
Được xem là phòng ban có vai trò quan trọng của công ty. Đứng đầu có trưởng
phòng xuất nhập khẩu. Bao gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận chứng từ: chuyên về chứng từ xuất nhập khẩu, làm đại lý cho các hãng
tàu ở nước ngoài. Chuyên trách về việc cung cấp thông tin, báo giá cước vận chuyển và
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 12
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
giá làm thủ tục Hải quan đến khách hàng, làm chứng từ cho khách hàng và tư vấn cho
khách hàng về các lĩnh vực liên quan đến vận tải giao nhận.
- Bộ phận giao nhận: chuyên trách về việc làm các thủ tục hải quan và giao nhận
hàng hóa bằng đường hàng không và các cảng biển.
e. Phòng kế toán
Có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bộ
máy kế toán được tổ chức tập trung, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc
về mặt tài chính của công ty.
Lập kế hoạch thu chi tài chính, tổ chức thanh toán, quản lý tài sản, nguồn vốn của
công ty, kiểm tra tài chính cho công ty. Thống kê trực tiếp các số liệu hoạt động, sau đó
tổng kết các số liệu gửi cho giám đốc hoặc phó giám đốc.
Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi, cùng thủ quỹ
kiểm tra đối chiếu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chi tiết các khỏan ký quỹ.
Thanh toán lương, thưởng, phụ cấ cho các nhân viên; thanh toán BHXH, BHYT
cho người lao động theo quy định.
2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
a. Bảng biểu
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty các năm 2011 - 2013
Năm
Chỉ tiêu
2011 (VNĐ) 2012(VNĐ) 2013 (VNĐ)
Doanh thu 1.553.628.637 1.812.420.845 1.997.854.138
Chi phí 776.492.530 1.066.506.329 1.206.235.111
Lợi nhuận trước

thuế
777.136.107 745.914.516 791.619.027
Lợi nhuận sau
thuế
525.011.993 607.582.075 694.026.329
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 13
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
b. Đồ thị
Biểu đồ: Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy rõ hoạt động của công ty trong 3 năm gần
đây. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế liên tục tăng, năm 2011 doanh thu đạt
1.553.628.637 VNĐ, Lợi nhuận sau thuế là 525.011.993 VNĐ thì đến năm 2013
Doanh thu đã tăng lên thành 1.997.854.138 VNĐ và Lợi nhuận sau thuế là
694.026.329 VNĐ, chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà phát
triển và ngày càng được mở rộng.
2.5 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sự phát triển của hoạt
động thương mại quốc tế, hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hoá quốc tế tại Việt
Nam ngày càng mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu của thời đại và cạnh tranh thắng lợi công
ty cần xây dựng phương hướng phát triển thích hợp và đưa ra giải pháp cụ thể.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức quốc tế thông qua hệ
thống mạng lưới toàn cầu của tập đoàn.
- Đảm bảo giữ vững khách hàng truyền thống, giữ vững mối quan hệ đại lý, những
khách hàng và những hợp đồng đã kí, mở rộng mạng lưới dịch vụ và quan hệ tốt với các
đại lí thứ cấp, tìm hiểu thông tin, nắm chắc khả năng, yêu cầu của khách hàng.
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của công ty nhằm giữ vững thị trường hiện
có, khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy những lợi thế so sánh đối với
các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

- Đặt ra chiến lược về giá cả mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng, từng
dịch vụ, chiến lược xúc tiến thương mại, công tác thông tin quảng cáo giới thiệu công ty
đến các bạn hàng trong nước và quốc tế.
- Tăng cường đoàn kết nội bộ, tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 14
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Hoàn thiện trang web riêng của công ty giới thiệu về công việc, con người công ty.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 15
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
2.6 Bộ phận thực tập
- Trong quá trình thực tập ở công ty, em đã được tham gia thực tập ở phòng giao
nhận của công ty.
- Phòng gồm 2 bộ phận: Bộ phận bán hàng, tìm nguồn hàng và bộ phận kế toán
- Bộ phận bán hàng gồm có 4 nhân viên:
+ 2 nhân viên làm về chứng từ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và chuẩn bị các
giấy tờ, chứng từ để xuất hàng, nhập hàng, làm thủ tục hải quan
+ 2 nhân viên có nhiệm vụ chạy lệnh, tìm container, đưa hàng vào trong kho cảng,
bốc dỡ hàng nếu cần, liên hệ với các hãng tàu phát hành vận đơn chủ,…
- Bộ phận kế toán gồm 1 nhân viên có nhiệm vụ thanh toán tiền cước với khách
hàng, lập báo cáo doanh thu tổng hợp hàng tháng, hàng quỹ, hàng năm.
Sơ đồ nhân sự trong phòng
Phòng giao nhận
Bộ phận kế toán
Nhân viên kế toán
Nhân viên làm hàng
Bộ phận bán hàng, tìm nguồn hàng

Nhân viên chứng từ
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 16
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 17
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG NHẬP KHẨU
MÁY ÉP THỦY LỰC TẠI CÔNG TY VIỆT NGA
3.1 Sơ đồ giao nhận nhập khẩu lô hàng cont
Công ty Cổ Phần đầu tư thương mại và dịch vụ Việt Nga là một công ty giao nhận
hoạt động chủ yếu với hình thức đại lý và ủy thác. Với lô hàng hóa máy ép thủy lực nhập
khẩu của công ty thương mại Tân Việt là công ty ủy thác để tiến hành nhập khẩu lô hàng.
Công ty Tân Việt là khách hàng quen của công ty Việt Nga, do tác phong làm việc tốt
được thể hiện trong việc thực hiện giao nhận thành công nhiều lô hàng xuất nhập khẩu
của công ty Tân Việt. Chính vì vậy, công ty Tân Việt đã giao trách nhiệm nhập khẩu lô
hàng này cho công ty Việt Nga. Theo đó, công ty Tân Việt là công ty đi thuê dịch vụ,
công ty Việt Nga đảm nhận thực hiện dịch vụ này để được hưởng phí dịch vụ.
Sau đây là quy trình giao nhận lô hàng máy ép thủy lực nhập khẩu của Công ty
Thương mại Tân Việt tại Hà Nội được thực hiện bởi Công ty Cổ Phần Thương Mại Việt
Nga theo sự ủy thác của Công ty Thương mại Tân Việt
Trình tự thực hiện việc nhập khẩu lô hàng:
g
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 18
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
Làm thủ tục hải quan
Lấy lệnh tại hãng tàu

Nhận chứng từ của
bên nhập khẩu gửi
Trả vỏ container và
lấy lại tiêng cược ở
hãng tàu
Nhận hàng Xác nhận lệnh giao
hàng tại cảng
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
3.2 Giải thích sơ đồ
Bước 1: Nhận chứng từ của bên nhập khẩu
Để thực hiện được nhiệm vụ của mình thì công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nga
phải có thông tin cần thiết là bộ chứng từ do Công ty Tân Việt cung cấp. Sau đó người
giao nhận sẽ kiểm tra xem bộ chứng từ đó đã đầy đủ và hợp lý, chính xác hay chưa.
Các chứng từ cần thiết gồm:
+ Hợp đồng thương mại (Sales contract)
+ Hóa đơn thương mại( commercial invoice)
+ Phiếu đóng gói (Packing list)
+ Thư báo hàng đến(Arrival notice)
+ Vận đơn đường biển(Bill of Lading)
+ Giấy giới thiệu của chủ hàng.
Tiến hành kiểm tra bộ chứng từ gửi về một cách nhanh chóng nhưng cẩn thận
bằng cách xem thông tin trên vận đơn và các chứng từ khác có trùng khớp và đầy đủ các
thông tin: tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số cont và số seal, chi tiết
hàng hóa…
Bước 2: Lấy lệnh tại hãng tàu và cược vỏ container
- Khi nhận được giấy báo hàng đến (Arrival Notice) từ đại lý hãng tàu, công ty sẽ cử
nhân viên giao nhận lên hãng tàu lấy lệnh giao hàng (Delivery order – D/O). Giấy báo
nhận hàng cho biết ngày giờ hàng đến, tên tàu, số chuyến. Khi đến hãng tàu cần mang
theo những giấy tờ sau:
+ Giấy báo nhận hàng

+ Vận đơn bản gốc (Original Bill of lading)
+ Chứng minh nhân dân bản photo (nếu cần)
+ Giấy giới thiệu của công ty Tân Việt
- Lên hãng tàu: : do lô hàng tính theo hình thức Freight Prepaid (trả tại cảng bốc).
Vì vậy , Sau khi kiểm tra giấy tờ, hãng tàu lên hóa đơn giá trị gia tăng các loại phí phải
nộp đưa cho nhân viên giao nhận của công ty, nhân viên giao nhận nộp các phí:
 Phí xếp dỡ tại cảng (VNTHC): 1 cont 20’: 1.370.000 VNĐ
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 19
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
 Phí mất cân bằng cont (VNCIC): 1 cont 20’: 1.506.000 VNĐ
 Phí chứng từ hàng nhập (DOF): 554.000 VNĐ
 Phí vệ sinh cont (RECC): 1 cont 20’: 84.000 VNĐ
 Tổng số tiền : 3.514.000 VNĐ thanh toán bằng tiền mặt
- Lấy lệnh : đưa giấy giới thiệu , Bill of Lading hoặc giấy thông báo hàng đến kèm
theo hóa đơn có dấu đã thu tiền để lấy lệnh .
- Sau đó, hãng tàu sẽ cấp 2 bản D/O có đóng dấu xác nhận:
+ 1 bản làm thủ tục hải quan
+ 1 bản đưa ra cảng để lấy hàng về
- Sau khi đã ký tên vào các tờ hoá đơn và nộp tiền xong bắt đầu viết phiếu cược
cont (để kéo về kho riêng). Tiếp theo, nhân viên giao nhận viết phiếu đề nghị mượn cont
(để kéo về kho riêng) đưa cho nhân viên hãng tàu kiểm tra, lên hóa đơn thu tiền cược
cont với 3.000.000 VNĐ/ 1 cont 20’. Nhân viên giao nhận nộp 3.000.000 VNĐ tiền cược
cont, có 3 liên: 1 liên để mang đi đổi lệnh sau khi hồ sơ đã thông quan, 1 liên lưu lại
hãng tàu, 1 liên giữ lại sau khi kéo cont đi trả hàng và hạ vỏ về bãi để mang đi lấy lại tiền
đặt cược.
Bước 3: Thủ tục hải quan
- Làm tờ khai hải quan điện tử: Sau khi nhận được D/O, nhân viên giao nhận tiến
hành khai tờ khai hải quan điện tử. Dựa vào các chứng từ như hóa đơn thương mại, vận

đơn, lệnh hãng tàu (D/O), Packing list…để lấy thông tin khai báo tờ khai hải quan.
- Truyền tờ khai hải quan điện tử cho chi cục hải quan: Sau khi khai xong tờ khai
hải quan thì gửi tờ khai hải quan điện tử nhân viên giao nhận sẽ đến chi cục hải quan khu
vực và đợi kết quả trả về.
- Hệ thống phân luồng tờ khai hải quan: Công ty sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi từ
phía cơ quan hải quan: cơ quan hải quan sẽ kiểm tra lại tính chính xác của tất cả các chi
tiết được thể hiện trên tờ khai. Sau đó phân luồng (xanh, vàng, đỏ), cơ quan hải quan
cung cấp số tờ khai và gửi trả lại cho công ty qua đường điện tử.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 20
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
=> Lô hàng này khi đăng ký hải quan điện tử được phân vào luồng vàng (kiểm tra toàn
bộ hồ sơ giấy tờ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), nhân viên giao nhận của công ty sẽ in
tờ khai và mang theo bộ chứng từ gốc đến hải quan để kiểm tra. Sau khi nhân viên hải
quan kiểm tra kỹ lưỡng bộ hồ sơ không thấy sai sót gì sẽ phát phiếu “kết quả kiểm tra hồ
sơ giấy”.
Bước 4: Tới cảng vụ để đổi lệnh. Đóng dấu hải quan
- Do lô hàng là hàng cont vì vậy phải đóng phí nâng
+ Khi đóng phí nâng cont cần : 1 bản D/O( delivery order) và 1 bản giấy cược
cont đến phòng thương vụ tại cảng. Phí nâng từ bãi lên ô tô tại cảng Chùa Vẽ là 407.000
VNĐ ( 1 cont 20’)
+ Sau khi đóng phí nâng cont , cầm hóa đơn đóng phí nâng có dấu đã thu tiền
kèm để đổi lệnh, Phòng thương vụ cảng Chùa Vẽ sẽ phát phiếu giao nhận container gồm
4 liên : trắng , vàng , xanh , hồng
 Liên 1: Lưu (màu trắng) : lưu tại văn phòng cảng.
 Liên 2: Kiểm soát cảng (màu vàng) : dùng để giao cho người giữ hàng trong bãi để lấy
hàng.
 Liên 3: Khách hàng giữ (màu hồng) : dùng để lấy cược, hạch toán trong công ty để thống
kê hàng hóa , ngày giờ , vận chuyển , lưu kho , bãi , số cont , kẹp chì

 Liên 4: Hải quan giữ (màu xanh) : dùng để giao cho bảo vệ cổng cảng khi phương tiện
vận tải đưa cont ra khỏi cảng.
- Đóng dấu hải quan : đối với hàng cont khi đóng dấu hải quan cần hai dấu là dấu
của hải quan bãi và dấu của hải quan cổng .
+ Sau khi đổi lệnh xong sang hải quan bãi để đóng dấu hải quan trước. Khi đống
dấu hải quan bãi cần :
 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan )
 Ba liên vàng , xanh , hồng mà phòng thương vụ cảng đưa
+ Công chức hải quan bãi sẽ đối chiếu giữa tờ khai hàng hóa với những mục đã
khai trên hệ thống VNACCS/VCIS . Nếu trùng khớp công chức hải quan sẽ đóng dấu lên
tờ khai hàng hóa nhập khẩu và đóng dấu lên liên xanh => hàng hóa đã được thông quan .
+ Sau khi có dấu của công chức hải quan bãi , sẽ sang hải quan cổng để đóng
dấu thể hiện hàng đã qua khu vực giám sát của cảng .
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 21
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Bước 5: Giao lệnh cho người vận tải. Nhận hàng
Nhân viên giao nhận mang tờ khai, D/O và 04 liên phiếu giao nhận cont đến Hải
quan giám sát để nhân viên Hải quan đối chiếu, và ghi vào sổ theo dõi hàng hóa. Sau khi
xác nhận hàng hóa đã được hoàn thành thủ tục, nhân viên Hải quan sẽ kí tên, đóng dấu và
giữ lại D/O và trả lại phiếu giao nhận (liên khách hàng màu hồng và liên kiểm soát màu
xanh).
Trước khi nhận container chứa hàng cần kiểm tra tình trạng container, công việc
kiểm tra gồm: kiểm tra mặt trước và mặt sau cont, kiểm tra dây cont, kiểm tra vách phải,
vách trai cont,… Nếu phát hiện cont tình trạng không tốt như: bị cong, có vết lõm, vết
rạn, lỗ thủng,…thì phải báo ngay cho nhân viên điều động cảng, nói rõ tình trạng cont.
Lập biên bản với cảng là nhận cont trong tình trạng không bình thường (như đã nêu trên),
nghi ngờ ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong cont. biên bản này do đại diện điều độ cảng
kí nhận, đây là chứng từ quy trách nhiệm cho cảng trong trường hợp có tổn thất với hàng

hóa. Ngoài ra, biên bản này còn giúp cho người giao nhận tránh bị hãng tàu trừ vào tiền
cước cont.
Sau khi liên hệ đội xe đến cảng để kéo cont về, nhân viên giao nhận sẽ giao cho
người vận tải 2 liên giao nhận trên để làm thủ tục ra cổng và chở hàng về kho công ty.
Khi hàng ra khỏi cảng người vận tải sẽ báo lại cho công ty để công ty thông báo
lên nhà máy biết thời gian hàng đến , số xe của phương tiện vận tải chở hàng để nhân
viên giám sát trong nhà máy giám sát việc hạ hàng và lấy hàng từ trong cont vận chuyển
vào kho.
Bước 6: Trả vỏ cont tại bãi quy định và lấy lại tiền cược ở hãng tàu
Trả cont rỗng về nơi hạ vỏ : khi người vận tải chuyển cont rỗng về nơi hạ vỏ theo
hãng tàu chỉ định , người vận tải sẽ làm thủ tục đóng phí hạ vỏ là 308.000 VNĐ để thực
hiện việc hạ vỏ cont.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 22
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Sau khi người vận tải hạ vỏ cont rỗng xong , sẽ mang toàn bộ các chứng từ bao
gồm : liên hồng nâng hàng , liên hạ vỏ , hóa đơn phí hạ vỏ cont về công ty để thanh toán
với công ty .
- Lấy cược cont của lô hàng : sau khi có đầy đủ liên hồng nâng hàng , liên hạ vỏ
kèm theo giấy cược cont nhân viên giao nhận sẽ lên hãng tàu để lấy lại cược. Vì bãi nơi
hạ vỏ cont thông báo cho hãng tàu là cont không bị hỏng hóc , không pải sửa chữa , vệ
sinh công nghiệp thì hãng tàu sẽ trả lại số tiền cược cont của lô hàng là 3.000.000 VNĐ.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 23
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
3.3 Đánh giá quy trình
3.3.1 Ưu điểm
- Nhân viên của công ty cổ phần thương mại Việt Nga am hiểu và luôn cập nhật

các thông tin về hàng hóa, chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong việc thực hiện thủ tục hải
quan, giao nhận nên tạo được sự tin cậy lớn từ khách hàng.
- Cách quản lý của giám đốc và trưởng phòng giao nhận rất linh hoạt, thân thiện
nên tạo môi tường làm việc thoải mái cho nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao.
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, đặc biệt là nhân viên kinh doanh rất năng
động giúp công ty trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, duy trì mối quan hệ tốt đẹp
với tất cả các khách hàng. Đội ngũ nhân viên giao nhận với nghiệp vụ cao, làm việc nhiệt
tình, tích cực, mặc dù làm việc bên ngoài nhưng không lãng phí thời gian của công ty.
- Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước, luôn giữ uy tín trong
mua bán.
- Nhân viên của công ty đều đã tốt nghiệp Đại học, những nhân viên đã tốt nghiệp
Cao đẳng, Trung cấp thì đều đang tham gia hệ hoàn chỉnh kiến thức ở các trường Đại
học. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến
thức vào buổi tối để nâng cao kiến thức và cập nhật được xu thế phát triển của đất nước.
- Công ty thu hút được một lượng lớn sinh viên thực tập hàng năm, nhờ đó, công
ty có thể tận dụng và tuyển chọn những nhân viên tốt từ nguồn nhân lực dồi dào và đầy
tiềm năng này.
- Đội ngũ nhân viên giao nhận hầu hết là những nhân viên trẻ, năng động, nhiệt
tình trong công việc, thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt có nhiều
nhân viên có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
- Luôn luôn đặt chất lượng dịch vụ, uy tín lên hàng đầu, với phương châm kinh
doanh là “Uy tín, tận tâm, giá cả cạnh tranh”, công ty đã tạo được lòng tin rất lớn ở khách
hàng. Vì vậy, khách hàng của công ty đều là những khách hàng lớn, tiềm năng và lâu
năm.
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 24
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Việc kinh doanh uy tín cùng với những đối tác quen thuộc nên trong quá trình
giao nhận công ty đã giảm bớt được một số bước không cần thiết, nhằm không làm ứ

đọng vốn, rút ngắn thời gian giao hàng, làm tăng lợi nhuận.
3.3.2. Nhược điểm
- Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng được
đông đảo các công ty tham gia nên sức cạnh tranh ngày càng lớn.
- Do Công ty có quy mô còn nhỏ, số lượng nhân viên chưa nhiều khiến cho công
việc của mỗi nhân viên rất tất bật và một số nhân viên còn kiêm nhiệm nhiều
nhiệm vụ khác khiến họ khó lòng toàn tâm, toàn lực cho công việc và đặc biệt vào mùa
cao điểm họ phải làm việc cật lực, bị áp lực về thời gian, đặc biệt là bộ phận kế toán và
bộ phận giao nhận.
- Công ty có đội xe nhưng đội xe còn ít và phải thuê ở dịch vụ bên ngoài khiến cho
việc vận chuyển hàng hóa thiếu linh động.
- Nhân sự trong phòng còn ít, cho nên khi có nhiều khách hàng cùng lúc sẽ không
đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
- Khi đã có trong tay đầy đủ các loại chứng từ nhưng vì lượng công việc quá nhiều
làm không kịp lô hàng điều này gây thiệt hại cho công ty như: làm tăng chi phí lưu kho
bãi, đặc biệt là hàng hóa container. Đồng thời điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ kinh
doanh, bỏ lỡ một số thị trường hàng hóa khá quan trọng.
- Một số trường hợp do chứng từ bị sai lệch, thiếu chứng từ hay chứng từ không
hợp lệ, làm kéo dài thời gian giao nhận, phát sinh các chi phí không đáng có.
- Phương tiện vận tải tuy có và được đầu tư nhưng vẫn còn ít, chỉ mới đáp ứng
được một phần nhu cầu chuyên chở hàng hóa của công ty. Nên khi lượng hàng hóa
chuyên chở lớn công ty vẫn phải thuê phương tiện vận tải bên ngoài làm tăng chi phí
trong quá trình giao nhận.
3.4 Kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao nhận
Họ và tên : Vũ Hồng Nhung Trang 25
MSV : 43843
Lớp : KTN52-ĐH1

×