PHÒNG GD - ĐT GIÁ RAI
Trường THCS Thạnh Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phong, ngày 10 tháng 3 năm 2011
THAM LUẬN
“Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Toán 6”
I . ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Các thầy giáo, cô giáo, luôn luôn chấp hành đúng mọi quy chế chuyên môn,
giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
- Luôn luôn cố gắng để từng bước vận dụng được việc đổi mới phương pháp
giảng dạy vào từng tiết học để phù hợp với đặc trưng bộ môn và hiệu quả
giờ dạy được nâng lên.
- Tích cực trong việc bồi dưỡng HSG và phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu – kém
khi được lãnh đạo trường phân công.
- Tham gia đầy đủ mọi chuyên đề về nâng cao kiến thức và phương pháp
giảng dạy bộ môn Toán do PGD, SGD tổ chức.
- Tham gia đầy đủ các buổi họp tổ và họp cụm chuyên môn nhằm nâng cao
tay nghề và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giờ
dạy.
- Bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực về công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
- Nhà trường trang bị đầy đủ SGK, STK cho giáo viên giảng dạy.
- Phong trào học sinh giỏi ngày càng được trú trọng và phát triển mạnh mẽ.
- Đảng ủy, UBND các cấp rất quan tâm tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng
dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh.
- Môi trường nhà trường luôn luôn là một môi trường " Xanh - Sạch - Đẹp”,
an toàn .
- Một số học sinh có ý thức học tập tốt .
2. Khó khăn:
1
- Sự đầu tư cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho bài dạy chưa thường
xuyên, chưa thật kỹ lưỡng.
- Số tiết dạy bằng máy chiếu còn rất ít, quá trình tổ chức hoạt động nhóm
trong giờ học hiệu quả mang lại chưa cao.
- Chưa tổ chức được cho giáo viên đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các
trường bạn ở ngoài huyện, ngoài tỉnh.
- Sự quan tâm đến việc học hành đối với con cái của những gia đình có hoàn
cảnh khó khăn còn rất hạn chế .
- Mặt bằng kiến thức của học sinh chênh lệch nhiều giữa lớp chọn và các lớp
cuối trong cùng một khối lớp.
- Còn nhiều học sinh lười học, ham chơi, ý thức tự học chưa cao .
II . THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TOÁN 6 Ở TRƯỜNG
THCS THẠNH BÌNH :
1. Chất lượng cả năm học lớp 5 ( năm học 2009 -2010)
Khối
lớp
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
6 150 48 32 39 26 56 37,33 7 4,67 0 0
2. Chất lượng khảo sát đầu năm học lớp 6 ( năm học 2010 -2011)
Khối
lớp
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
6 150 6 4 13 8,67 30 20 56 37,3 45 30
3. Chất lượng học kỳ I năm học lớp 6 ( năm học 2010 -2011)
Khối
lớp
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
6 151 15 9,93 20 13,25 43 28,4
8
36 23,84 37 24,50
Qua 3 bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ lệ học sinh khá - giỏi ở kì kiểm tra KSĐN là
rất thấp ( chỉ chiếm 12,67%), tỉ lệ này ở cuối học kì I năm lớp 6 là 23,18 % ,trong
2
khi đó chất lượng cuối năm học lớp 5 chiếm 58 % khá -giỏi ; tỉ lệ học sinh yếu –
kém cuối năm lớp 5 chỉ là 4,67 % trong khi tỉ lệ này ở kì kiểm tra KSĐN là 67,3 %
,đến cuối học kì I năm học lớp 6 là 48,34 %.
III. NGUYÊN NHÂN:
1. Về phía Giáo viên:
* Mặt tích cực :
+ Giáo viên hướng dẫn kỹ phương pháp học bộ môn Toán cho HS (Vì các
em học sinh lớp 6 mới làm quen với cách học mới ở cấp THCS).
+ Dạy bám sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
+ Trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng làm bài từ cách làm bài trắc
nghiệm đến làm bài tự luận. Rèn cho học sinh tính cẩn thận ngay từ lớp 6.
+ Phần đông giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy và
giáo dục học sinh.
* Hạn chế :
+ Một số ít giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy, chủ yếu đầu tư vào
các tiết hội giảng, thao giảng là chính.
+ Chưa tìm được các biện pháp hữu hiệu để thu hút học sinh đến với môn
học, chưa tạo không khí thoải mái và sự thân thiện giữa thầy và trò trong tiết học,
chưa có sự khích lệ tinh thần học sinh kịp thời.
+ Một số ít giáo viên chưa nhiệt tình trong việc phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Việc hướng dẫn các em học bài và làm bài ở nhà, thói quen tự giác học
chưa đem lại kết quả như mong đợi.
+ Chưa có điều kiện tổ chức cho HS học 2 buổi/ ngày như ở tiểu học.
2. Về phía học sinh:
* Mặt tích cực :
+ Phần đông được sự quan tâm của gia đình.
+ Đa số các em ngoan và nghe theo lời chỉ dạy của giáo viên.
+ Phần đông các em có ý thức tự giác học tập và chuẩn bị bài, đọc bài
trước ở nhà.
* Hạn chế :
+ Các em chưa ôn tập tốt kiến thức đã học ở lớp 5 trong hè.
+ Về mặt tâm lý học đây là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm lý và hết
sức phức tạp.
+ Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của học
sinh, chưa tiếp tay với giáo viên về việc kiểm tra giờ giấc học bài và làm bài ở nhà.
+ Một số học sinh ham chơi, ỷ lại không chú ý nghe thầy cô giảng trong
giờ học.
+ Một số ít học sinh không ghi bài vở cẩn thận, đi học không có dụng cụ
học tập.
+ Mặt khác, còn nguyên nhân do một số em học yếu, mặc cảm, chán học
nên bỏ liều hay còn một số em lo phụ giúp gia đình không có thời gian để học, một
số em nhà xa phương tiện đi lại khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến việc học…
3
3. Về Ban giám hiệu:
+ Có kế hoạch cho tổ chuẩn bị chương trình và nội dung ôn tập.
+ Có kế hoạch dạy tự chọn và phụ đạo học sinh yếu kém hợp lý.
+ Phân công giáo viên có năng lực giảng dạy ở các lớp đầu cấp và bồi
dưỡng HSG.
+ Có dự giờ thăm lớp,góp ý chân thành để giáo viên có tiến bộ trong giảng
dạy.
4. Về Cơ sở vật chất:
Đáp ứng tương đối đủ cho việc dạy và học.
5. Về tổ chức công đoàn:
Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ngay từ đầu năm học và có
chính sách hỗ trợ cho giáo viên kịp thời ( khi GV có khó khăn)
6. Tổ chức Đoàn - Đội:
+ Phát động phong trào thi đua: Tuần học tốt, tháng học tốt và thi điểm 10
dâng tặng thầy cô, có tổng kết và khen thưởng kịp thời.
+ Ngoài ra, còn tổ chức các phong trào giải trí như hái hoa dân chủ, văn
nghệ, các trò chơi dân gian…
7.Tổ chuyên môn:
+ Cùng với BGH lên kế hoạch tổ cụ thể cho từng tuần.
+ Thống nhất các nội dung ôn tập ở từng chương,học kì và cuối năm.
+ Dự giờ và góp ý trao đổi về chuyên môn nhiệt tình.
+ Duy trì họp tổ và họp cụm chuyên môn thường xuyên và có chất lượng.
8. Giáo viên chủ nhiệm:
+ Kết hợp với GVBM thông tin kịp thời về tình hình học tập của học sinh
về gia đình.
+ Liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh yếu – kém , học sinh có
nguy cơ bỏ học để động viên kịp thời.
9.Về Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+Có thành lập từng ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp kết hợp với
GVCN và GV bộ môn để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.
+ Kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG,NHIỆM VỤ,CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TOÁN TRONG HỌC KÌ II VÀ CÁC NĂM
HỌC TIẾP THEO:
- Không ngừng cải tiến và hoàn thiện các phương pháp dạy học.
- Cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để
nâng cao chất lượng bộ môn.
- Luôn có sự đổi mới và sáng tạo trong dạy học nhằm gây sự hứng thú học
bộ môn Toán ở các em học sinh.
- Đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng HSG và phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu
kém.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán.
- Tổ trưởng lên kế hoạch cụ thể, theo kế hoạch chung của SGD,PGD và của
trường và tiến hành thực hiện kế hoạch một cách phù hợp.
4
- GV bộ môn Toán cần trao đổi với học sinh về phương pháp học tập, các
yêu cầu để học tốt môn Toán.
- Dạy học sinh các kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận, kỹ năng trình bày
lời giải cho một bài toán…
- GV bộ môn Toán cần kết hợp với GVCN lớp để trao đổi việc học của
học sinh.
- Cần có sự động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời khi các em có sự tiến
bộ dù là nhỏ để các em có tự tin và hứng thú học tập bộ môn. Tạo không khí lớp
học thoải mái, thân thiện, không nên quá áp đặt và đòi hỏi quá cao đối với học
sinh.
- Tìm mọi biện pháp để thu hút các em đến với môn học.
- Ra đề kiểm tra đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với đối
tượng học sinh. Chấm bài và sửa bài kĩ, trả bài kiểm tra đúng thời gian qui định.
- Cố gắng tìm ra kiến thức học sinh bị hỏng để có hướng dạy phụ đạo yếu
kém cho tốt.
- Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng cần tổ chức cho giáo
viên thảo luận kỹ nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi dạy,
phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu
của mỗi phương pháp.
- Khuyến khích giáo viên tự làm thêm ĐDDH, nghiên cứu sử dụng có hiệu
quả các ĐDDH hiện có của nhà trường.
- Tổ chức hội giảng, thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy
học. Trao đổi góp ý tích cực, chân thành.
- Mở các chuyên đề về phương pháp, kinh nghiệm dạy tốt để đồng nghiệp
học hỏi.
- Tổ chức triển khai về ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn Toán ở
các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
V.KIẾN NGHỊ:
Xác nhận của đơn vị Người viết
PHẠM VĂN LỢI
5