Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hướng dẫn chấm thi thử tốt nghiệp môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.87 KB, 2 trang )

SỞ GD – ĐT SƠN LA


HƯỚNG DẪN CHÂM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN
(Bản hướng dẫn gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng
Học sinh biết cách trình bày kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn chuẩn xác,
ngắn gọn.
b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản như sau:
NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM
* Cuộc đời:
- Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân quê ở Chiết Giang,
Trung Quốc.
- Gia đình quan lại sa sút, Mồ côi cha từ nhỏ, Học nhiều nghề với mục đích cao
đẹp là phục vụ cho đất nước, nhân dân.
- Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học,
nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh
thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
- Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, ông được phong tặng " Danh nhân văn hoá
nhân loại".
1
0,25
0,25
0,25
0,25
* Sự nghiệp sáng tác:
- Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung quốc thế kỉ XX


- Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán bệnh tinh
thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ đó kêu gọi đồng
bào tìm kiếm phương thuốc để cứu dân tộc.
- Đặc điểm sáng tác: Ngòi bút lạnh lùng, tỉnh táo, bám sát hiện thực để phản
ánh và phanh phui với thái độ phê phán nghiêm khắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: các tập truyện "Gào thét" (1923), " Bàng hoàng" (1926),
" Chuyện cũ viết lại" ( 1936), và " Nhật kí người điên" (1918), "Thuốc" (1919), " AQ
chính truyện" ( 1921- 1922),
1
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng
- Biết cách trình bày bài văn nghị luận xã hội về vấn xã hội bức thiết hiện nay; áp dụng những
thao tác lập luận phân tích, so sánh, chứng minh
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ; diễn đạt lưu loát, có thống kê con số
(nếu cần); đảm bảo yêu cầu về sử dụng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp
lí, đảm bảo một số ý sau đây:
NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM
- Nêu và giải thích rõ vấn đề cần nghị luận. 0,75
- Hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong giờ kiểm tra của học sinh trung học phổ thông
hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, đó là hiện tượng cần phải thay đổi, phê phán.
0,75
- Hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong giờ kiểm tra của học sinh sẽ tạo ra những
kết quả ảo, không phản ánh đúng thực chất năng lực của học sinh dẫn tới ngộ nhận.

0,75
- Suy nghĩ hành động của bản thân, tu dưỡng đạo đức, có ý thức thái độ học tập tốt, có
thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực trong thi cử và kiểm tra.
0,75
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
Câu 3 (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, học sinh phân tích được diễn biến
tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ với các ý cơ bản sau:
NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật. 0,5
- Bối cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa nạn đói thê thảm, mọi người đang đối mặt với cái
chết thì Tràng(con trai bà cụ Tứ ) lại lấy vợ.
0,5
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ:
+ Ngạc nhiên và lo lắng.
+ Hờn tủi và thương xót.
+ Mừng lòng và mong mỏi.
3,0
1
1
1
- Đánh giá: Với tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã miêu
tả diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thực, tinh tế, cảm động; từ đó làm toát lên tấm
lòng nhân hậu, bao dung của nhân vật và trái tim nhân đạo của tác giả.

1,0
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
-HẾT-

×