Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thành Phố HCM có cảng container hiện đại tại Khu Công Nghiệp Hiệp Phướcx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.33 KB, 6 trang )

Thành Phố HCM có cảng container hiện đại tại Khu Công Nghiệp Hiệp Phước - Huyện Nhà Bè
Cảng Hiệp Phước đón chuyến tàu quốc tế đầu tiên
Tàu ASTA RICKMERS ( quốc tịch Pháp, thuộc hãng CMA - CGM ), tải trọng 30.000 tấn, trở
thành con tàu quốc tế đầu tiên cập cảng container Trung tâm Sài Gòn, thuộc cảng Hiệp Phước vào
ngày 16-10-2009.
Cảng container Trung tâm Sài Gòn là cảng nước sâu đầu tiên được xây dựng ở Hiệp Phước
( huyện Nhà Bè, TP.HCM ), do liên doanh Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Tập
đoàn DP World làm chủ đầu tư. Toàn bộ khu cảng rộng khoảng 40 ha với công suất khai thác 1,5
triệu tấn/năm.
Tham dự buổi lễ, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định : “Cảng Hiệp Phước
cùng với khu đô thị, Khu Công Nghiệp Hiệp Phước đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy nền
kinh tế trong khu vực. Cụm cảng này sẽ trở thành một trong những đô thị vệ tinh kết nối trung tâm
thành phố, thu hút nhà đầu tư vào quá trình phát triển đô thị phía nam Sài Gòn trong tương lai”.
Ông Patrick Bol, Tổng Giám đốc SPCT cho biết với cơ sở hạ tầng và quy trình quản lý cảng theo
tiêu chuẩn quốc tế, vị trí cảng gần nguồn hàng sẽ giúp cho hàng hóa tại Đồng bằng sông Cửu Long
qua cảng này tới các ICD phía Bắc dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian, tiền bạc cho các doanh nghiệp.
Thái Phương
Cảng Hiệp Phước Thành Phố Hồ Chí Minh : Vươn ra biển lớn
Cảng container trung tâm quốc tế Sài Gòn (SPCT), cảng container lớn nhất Thành Phố HCM, sẽ
tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên ngày 16-10-2009 . Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với hoạt
động hàng hải ở Thành Phố HCM.
Cách nay gần 10 năm, thực hiện chủ trương di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi
nội thành của Chính phủ, đồng thời với quyết tâm phải xây dựng cho được một hệ thống cảng biển
mới hiện đại hơn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, Thành Phố HCM đã quyết định phát triển
cảng biển ở Hiệp Phước.
Hiệp Phước là mảnh đất ở phía Nam của Thành Phố HCM. Tại đây có con sông Soài Rạp rất rộng
chảy qua. Cách nay hơn 100 năm, do có vài điểm cạn nên sông Soài Rạp đã không được chọn làm
luồng cho tàu biển vào sông Sài Gòn. Tuy nhiên, với công nghệ mới, Thành Phố HCM đã nạo vét
thành công những điểm cạn này và dùng sông Soài Rạp làm luồng cho tàu biển vào hệ thống cảng
biển ở Hiệp Phước.
Luồng Soài Rạp bây giờ đã được nạo vét sâu 8,5 m và dự kiến công tác nạo vét đến độ sâu 9,5m sẽ


hoàn tất vào giữa năm 2010. Đến lúc đó, các tàu chở tới 5.000 TEUS sẽ có thể cập bến hệ thống
cảng biển ở Hiệp Phước.
Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là đích cuối cùng của Thành Phố. Theo ông Phan Hồng Quân, Tổng
Giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận, chủ đầu tư dự án nạo vét luồng tàu biển Soài
Rạp, luồng tàu này sẽ còn được nạo vét sâu đến 12m để có thể đón tàu trọng tải 80.000 tấn ra vào.
Cùng với luồng cho tàu vào Hiệp Phước, các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối đến đây
cũng đang được Thành Phố khẩn trương xây dựng. Hiện tại, đường Nguyễn Văn Tạo, trục đường
giao thông duy nhất nối đến khu cảng biển Hiệp Phước đã được nâng cấp và trải nhựa.
Đặc biệt cầu Đông Điền vừa được xây dựng xong đã làm tốt “nhiệm vụ” kết nối các khu A, B, C
của Khu Công Nghiệp Hiệp Phước với hệ thống cảng biển ở Hiệp Phước, tạo ra một trục giao
thông hàng hóa thuận tiện không chỉ cho cảng mà cho cả các doanh nghiệp trong Khu Công
Nghiệp Hiệp Phước. Bên cạnh đó, một trục đường rộng tới 6 làn xe trong Khu Công Nghiệp Hiệp
Phước kết nối đến các Khu Công Nghiệp lân cận cũng đang được xây dựng.
Dự kiến đến cuối năm 2009, trục đường này sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và đến năm 2010 hoàn
thành toàn bộ. Với tất cả hệ thống giao thông nêu trên, toàn bộ khu vực Hiệp Phước gồm các Khu
Công Nghiệp và khu cảng đã được kết nối liên hoàn.
Hiện nay, đi từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đến khu cảng Hiệp Phước chỉ còn mất khoảng 30 phút,
thay vì hàng giờ như trước đây. Điều này cũng sẽ là một điều kiện rất tốt cho các xe container, xe
tải từ miền Tây Nam bộ lên lấy hàng ở hệ thống cảng biển Hiệp Phước.
Cảng container nước sâu đầu tiên bắt đầu hoạt động
Cảng SPCT là cảng nước sâu đầu tiên được xây dựng ở Hiệp Phước. Đây là một liên doanh giữa
Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Tập đoàn DP World. Toàn bộ khu cảng rộng
khoảng 40 ha với công suất khai thác 1,5 triệu TEUS/năm.
Cảng SPCT được đầu tư theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng trong phạm vi 23 ha, giai đoạn 2
xây dựng trong 20 ha còn lại. Hiện nay SPCT đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng của giai
đoạn 1 với 500 m cầu cảng. SPCT cũng đã lắp đặt hoàn chỉnh 5 cẩu bờ, 13 cẩu bánh hơi hiện đại
có tầm với 39 m, tương đương 14 hàng container.
Ông Patrick Bol, Tổng giám đốc SPCT, cho biết, toàn bộ hệ thống tiếp và giao nhận container ở
đây được điều hành bằng vi tính, vừa đảm bảo tiếp nhận và giao hàng nhanh chóng vừa hạn chế
được đến mức tối đa các hành vi tiêu cực trong hoạt động giao nhận hàng.

Ngày 16-10-2009, Cảng SPCT sẽ đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng. Con tàu này có sức chở 1.200
TEUS của Pháp, chở hàng đi Singapore. Trong tương lai, Cảng SPCT cùng với Cảng Sài Gòn -
Hiệp Phước ( dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2010 ) sẽ đóng vai trò nòng cốt, quan trọng
trong việc phát triển hệ thống cảng ở Thành Phố HCM, từng bước vươn ra biển lớn, giúp Thành
Phố HCM giữ vững và phát huy thương hiệu “Cảng Sài Gòn” vang danh một thời .
Nguyễn Khoa
Phát triển cảng nước sâu ở Hiệp Phước
Ngày 17-09-2009 , thêm 3 chiếc cẩu bờ đã về Cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT), nâng
tổng số lên 5 chiếc, sẵn sàng cho việc tiếp nhận tàu biển cập cảng vào tháng 10 tới.
Những chiếc cẩu bờ này được SPCT đặt hàng từ nhà sản xuất ZPMC có trụ sở tại Thượng Hải.
Theo đại diện của SPCT, đây là loại cẩu bờ hiện đại nhất hiện nay và SPCT là cảng đầu tiên tại
TP.HCM có. Các cần cẩu này có thể gắp một lần 2 container 20 feet và bốc xếp các loại hàng
nặng. Ngoài 5 chiếc cẩu bờ, cảng SPCT còn có 13 cẩu khung RTG. Theo ông Patrick Bol, Tổng
giám đốc SPCT, loại cẩu khung RTG thân thiện với môi trường nhờ tiết kiệm 25% nhiên liệu và
hạn chế thải ra khí CO2.
Hiện cảng SPCT ( nằm trên bờ sông Soài Rạp, trong Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà
Bè ) đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành giai đoạn 1. Khoảng 1.000 công nhân đang làm việc
cật lực để hoàn thành phần lát mặt bãi container. Giai đoạn 1, cảng SPCT sẽ khai thác 500m cầu
cảng, có khả năng tiếp nhận đồng thời 2 tàu có trọng tải bình thường, khoảng từ 3.500 - 5.000 teu (
1 teu tương đương với container 20 feet ) cùng lúc. Một lãnh đạo SPCT cho biết, cảng sẽ áp dụng
hệ thống quản lý tiên tiến, từ lúc xe vào cổng để nhận hàng đến khi ra khỏi cảng chỉ mất trung
bình 17 phút. Về thủ tục hải quan, sẽ áp dụng mô hình kiểm hóa tập trung, rút ngắn thời gian kiểm
tra hàng hóa.
Trước mắt, cảng SPCT chỉ có thể đón nhận những chiếc tàu có trọng tải tối đa đến 30.000 tấn
(DWT). Để tàu có trọng tải lớn hơn ra vào cảng, TP.HCM đang tiến hành đấu thầu nạo vét luồng
Soài Rạp giai đoạn 2 để đạt độ sâu cho tàu 50.000 tấn (DWT), không chỉ ở SPCT mà cho các cảng
ở Khu Công Nghiệp Hiệp Phước. Nếu việc nạo vét được triển khai đúng kế hoạch, khoảng tháng
10-2010, các hãng tàu có thể đưa tàu lớn vào cảng SPCT. Đây là một tín hiệu phấn khởi cho các
nhà xuất nhập khẩu và các hãng tàu, vì luồng Soài Rạp rút ngắn được phân nửa quãng đường và
giảm phân nửa thời gian chạy tàu từ cửa biển vào Thành Phố HCM so với luồng Lòng Tàu hiện

hữu.
Song song đó, cầu Đông Điền vào Khu Công Nghiệp Hiệp Phước cũng sẽ hoàn thành vào đầu
tháng 10 tới. Con đường Nguyễn Văn Tạo "nắng bụi mưa lầy" nối từ Khu Công Nghiệp Hiệp
Phước ( nơi có cảng SPCT ) với đường Nguyễn Hữu Thọ cũng đang được cải tạo, nâng cấp. Ông
Nguyễn Xuân Hán, TGĐ Công ty cổ phần Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, cho biết : Theo chỉ đạo
của UBND Thành Phố HCM, trước mắt sẽ tạm ngưng việc lắp đặt hệ thống cống thoát nước trên
tuyến đường này, tập trung thi công mặt đường, để đầu tháng 10-2009 phải thảm nhựa xong. Đồng
thời, UBND Huyện Nhà Bè cam kết trong tháng 10 tới sẽ hoàn tất việc đền bù giải tỏa mặt bằng
của dự án xây dựng trục đường mới dài 2,2 km rộng 60m, với 8 làn xe nối từ Khu Công Nghiệp
Hiệp Phước với đường Nguyễn Hữu Thọ để xe ra vào cảng SPCT và Khu Công Nghiệp thuận lợi
hơn. Tổng công ty xây dựng số 1 đang chuẩn bị thi công tuyến đường này, dự kiến đến quý I/2010
sẽ hoàn thành giai đoạn 1, đưa 4 làn xe vào hoạt động và đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành giai
đoạn II với 8 làn xe. Trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ có 3 chiếc cầu lớn ( Phước Kiển, Rạch
Đỉa, Bà Chiêm ) cũng đang được thi công giai đoạn 2, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành.
Mai Vọng
Khánh thành cảng container hiện đại nhất TP.HCM
Ngày 30-1-2010, cảng SPCT ( thuộc cụm cảng Hiệp Phước ) khánh thành giai đoạn 1 với 500m
cầu cảng, 23 hécta bãi hàng sức chứa 15.000 TEUs, 650 ổ cắm điện cho container lạnh, 5 cẩu bờ
và 13 cẩu khung RTG với công suất bốc xếp hơn 1,5 triệu TEUs/năm.
Cảng SPCT bắt đầu vận hành từ tháng 10/2009 sau khi được khởi công xây dựng từ tháng 7/2007.
Cụm cảng Hiệp Phước là cụm cảng lớn nhất TP.HCM được hình thành để phục vụ việc di dời các
cảng biển cũ tồn tại gần trăm năm nay trong khu vực nội thành.
Trước đó, theo chiến lược phát triển cảng biển của thành phố đến năm 2025 hướng ra biển Đông,
TP.HCM đã quy hoạch một hệ thống cụm cảng, các khu đô thị, Khu Công Nghiệp ( trong đó có
cụm cảng Hiệp Phước ) rộng gần 4.000 ha trên địa bàn huyện Nhà Bè.
Việc phát triển hệ thống cụm cảng cùng với các KCN, khu đô thị…trong chiến lược phát triển
cảng biến của TP.HCM - theo tính toán - sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế vùng, đặc biệt là các tỉnh
Tiền Giang, Long An, TP.HCM phát triển nhanh chóng.
Nằm trong quy hoạch của cụm cảng Hiệp Phước, Khu đô thị cảng Hiệp Phước cũng đã được khởi
động. Khi hoàn thành, cùng với Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, cảng SPCT, Khu đô thị này sẽ góp

phần hoàn chỉnh khu kinh tế biển năng động nhất TP.HCM.
Tại lễ khánh thành cảng SPCT, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng nhấn mạnh : TP.HCM cần
tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực cụm cảng, khu đô thị công nghiệp Hiệp
Phước để trong tương lai, biến khu vực cảng biển này thành cửa ngõ giao thương quốc tế quan
trọng của TP.HCM và cả nước.
Để tạo điều kiện cho việc phát triển cụm cảng Hiệp Phước, TP.HCM đã đầu tư gần 2.500 tỷ đồng
xây dựng hạ tầng kỹ thuật kết nối đến khu vực này. Trong đó, tuyến đường huyết mạch trục Bắc -
Nam với chiều dài 7,2km, rộng 60m với 6 làn xe lưu thông vừa thông xe ngày 30/1/2010.
Những ngày cuối năm Âm lịch Kỷ Sửu, cầu Đồng Điền kết nối các khu A,B của Khu Công
Nghiệp Hiệp Phước và các công đoạn cuối cùng trên tuyến 2,2km đường kết nối vào Khu Công
Nghiệp Hiệp Phước trong cụm cảng lớn nhất Thành Phố này cũng đang được gấp rút hoàn tất …
Thái Phương
Cảng biển TP Hồ Chí Minh : Động lực của sự phát triển
Hôm nay 30-1-2010, cảng SPCT - cảng container lớn nhất, hiện đại nhất TPHCM được khánh
thành. Đây là sự kiện rất quan trọng đối với việc phát triển cảng biển ở TPHCM và tiến trình phát
triển kinh tế TPHCM. Nhân sự kiện này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín đã dành
cho PV Báo SGGP buổi trao đổi xung quanh chiến lược phát triển kinh tế biển và việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế ở ngoại thành TPHCM.
Cảng biển TPHCM : hấp dẫn các nhà xuất, nhập khẩu
Thưa ông, hoạt động của cảng biển đã từng ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn giao thông
(TTATGT) và môi trường trong nội thành TPHCM. Đây là một trong những lý do để Chính phủ có
quyết định di dời hệ thống này đi. Bây giờ TPHCM lại tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển
cảng biển, liệu có rơi vào tình trạng như trước đây ?
TPHCM đang tập trung xây dựng hệ thống cảng biển mới ở xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè, nằm
bên sông Soài Rạp. Đây là vùng đất trũng, nhiễm mặn ở ngoại thành TPHCM. Việc hình thành hệ
thống cảng biển ở Hiệp Phước không những không ảnh hưởng tiêu cực đến TTATGT và môi
trường của TP mà còn tạo điều kiện cho người dân ngoại thành chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp kém hiệu quả sang công nghiệp hiện đại, dịch vụ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đó
cũng mới chỉ là một mặt của vấn đề.
Phát triển cảng biển và tiến ra biển Đông là một trong những lựa chọn tối ưu cho tương lai, bởi

tiếp cận với biển thì TP sẽ có điều kiện giao lưu mạnh mẽ về nhiều mặt với thế giới.
Hơn nữa, khu vực Hiệp Phước chỉ cách biển khoảng 30km, nơi có con sông Soài Rạp đổ ra biển,
chảy qua, rất thuận tiện cho việc phát triển cảng biển. Thương hiệu “cảng Sài Gòn” đã có uy tín
trên thị trường hàng hải thế giới từ hàng trăm năm nay. Và đóng góp từ hoạt động cảng biển đã và
đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh tế của TP.
Hiện nay tại khu vực Đông Nam bộ đã hình thành hệ thống cảng biển ở Cái Mép - Thị Vải (tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu) và hệ thống cảng biển ở khu vực Tây Nam bộ cũng đã bắt đầu được xây dựng
bằng việc triển khai dự án làm luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu. Trong bối cảnh ấy, đâu là cơ
hội, là nguồn hàng cho hệ thống cảng biển ở TPHCM phát triển ?
Việc phát triển thêm hệ thống cảng biển ở Cái Mép - Thị Vải hay ở sông Hậu là một quyết định
đúng đắn của Chính phủ nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh lên hệ thống cảng
biển của TPHCM và làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hệ thống cảng biển TPHCM vẫn có nhiều ưu thế hấp dẫn các nhà xuất nhập khẩu ở cả
hai khu vực Đông và Tây Nam bộ. Thứ nhất, cho đến thời điểm hiện nay và trong nhiều năm tới
nữa, TPHCM vẫn là một đô thị trung tâm kinh tế của vùng TPHCM và đang từng bước trở thành
một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Với vị thế ấy,
TPHCM đã, đang và vẫn là môi trường hoạt động kinh tế lớn nhất mà các nhà xuất, nhập khẩu
hướng tới.
Thứ hai, khoảng cách từ Đồng Nai, Bình Dương (hai địa phương có hoạt động sản xuất kinh
doanh lớn nhất Đông Nam bộ) đến hệ thống cảng biển ở TPHCM chỉ vào khoảng 30 - 40km, vẫn
gần hơn khoảng 20km nếu đi từ Đồng Nai, Bình Dương đến hệ thống cảng biển nước sâu ở Cái
Mép - Thị Vải. Việc làm luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu tuy đã được khởi công xây dựng,
nhưng do sông Hậu có chế độ thủy văn phức tạp nên khi hình thành luồng tàu biển này cũng chỉ
đón được tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn giảm tải.
Mặt khác, hệ thống cảng biển ở sông Hậu chỉ tiện lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa ở các tỉnh
gần sông Hậu. Hàng hóa từ các tỉnh phía Bắc sông Tiền như Tiền Giang, Long An đi lên TPHCM
vẫn gần hơn xuống sông Hậu. Thực tế này cho thấy, hệ thống cảng biển TPHCM vẫn còn nguồn
hàng và nhiều cơ hội để phát triển.
Làm luồng sâu để đón tàu lớn
Hệ thống cảng biển ở Cái Mép - Thị Vải với lợi thế luồng sâu đã đón tàu đến 80.000 tấn ra vào và

sắp tới, nếu được nạo vét xuống 14m, có thể đón tàu đến 100.000 tấn. Hệ thống cảng biển TPHCM
đã mất lợi thế cạnh tranh ?
Đón được tàu lớn là một lợi thế của hệ thống biển ở Cái Mép - Thị Vải. Tuy nhiên, tàu lớn thường
chỉ được sử dụng cho những chuyến đi xa, vượt đại dương. Nhưng hiện nay, phần lớn hàng hóa
xuất nhập khẩu ở khu vực phía Nam đều có điểm đến là các nước Đông Bắc Á. Do vậy, trước mắt
tàu cỡ trung bình vẫn là lựa chọn của các chủ hàng và hệ thống cảng biển ở TPHCM vẫn là địa chỉ
quen thuộc của các hãng tàu biển.
Đầu tư cảng biển là đầu tư “dài hơi” cho hàng chục, hàng trăm năm sau. Trước mắt phần lớn hàng
hóa ở khu vực phía Nam có thể chỉ đến các nước ở Đông Bắc Á. Thế nhưng sau này, có thể phần
lớn hàng hóa của khu vực phía Nam sẽ đi xa hơn nữa, sẽ cần những tàu to để đưa hàng vượt đại
dương…
Để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng tàu lớn trong tương lai, hiện tại TPHCM đang
đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, nạo vét luồng tàu biển Soài Rạp - luồng tàu phục vụ cho hệ thống
cảng biển ở Hiệp Phước. Luồng Soài Rạp rất rộng nhưng lại có vài điểm cạn nên trước kia không
được chọn làm luồng cho tàu biển vào TPHCM.
Nay được sự cho phép của Chính phủ, với sự giúp đỡ của Bộ Giao thông Vận tải và nhiều bộ
ngành khác, TPHCM đã nghiên cứu và nạo vét thành công luồng Soài Rạp đến độ sâu 8m. Việc
nạo vét tiếp đến độ sâu 9,5m vừa được mở thầu.
Theo kế hoạch, luồng Soài Rạp sẽ còn được nghiên cứu để nạo vét đến 12m để có thể đón tàu lớn
hơn. Như vậy, trong tương lai hệ thống cảng biển TPHCM hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu
tiếp nhận các tàu có trọng tải khác nhau của các chủ hàng.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2025, hệ thống cảng biển nước sâu ở
Cái Mép - Thị Vải sẽ là hệ thống cảng cửa ngõ quốc tế. Còn hệ thống cảng biển ở TPHCM chỉ là
hệ thống cảng cửa ngõ của khu vực. TPHCM mở luồng cho tàu biển lớn ra, vào có “lấn sân”
nhiệm vụ đã được giao của hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải ?
Tôi không nghĩ có sự “lấn sân” ở đây mà vấn đề là từ lợi thế của TPHCM trong hoạt động cảng
biển. Ngoài sự hấp dẫn của một hệ thống cảng biển nằm ở khu vực trung tâm kinh tế, hệ thống
cảng biển TPHCM còn được quy hoạch phù hợp với sự phát triển chung của TP.
Ở Hiệp Phước sẽ có đô thị cảng Hiệp Phước với một trung tâm logistic phục vụ cho toàn bộ hoạt
động cảng biển ở TPHCM. Đường trục Bắc-Nam sẽ kết nối Hiệp Phước với trung tâm TPHCM và

các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ. Trong tương lai còn có một tuyến metro nối liền đô thị
cảng Hiệp Phước với các đô thị khác. Tất cả những điều này sẽ giúp cho hệ thống cảng biển
TPHCM đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của khách hàng. Thế nhưng, đó vẫn chưa là vấn đề
quan trọng nhất.

×